Lựa chọn vấn đề nghiên cứu Căn cứ theo đơn đặt hàng Căn cứ theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu tự đề xuất Dựa vào các trường hợp ngẫu nhiên Các hiện tượng, ý tưởng khoa học,…
Trang 1Các bước cơ bản thực hiện một đề tài
NCKH
Hướng dẫn của PGS TS Bùi Ngọc Sơn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Các bạn có thể tải về xem tại đây
Các bước cơ bản để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học:
1 Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2 Xác định đề tài NCKH
3 Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ
4 Thu thập tài liệu nghiên cứu
5 Lập đề cương nghiên cứu chi tiết
6 Triển khai đề tài nghiên cứu
7 Tổng hợp kết quả nghiên cứu
8 Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
9 Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH
10 Công bố kết quả nghiên cứu
Từng bước cụ thể:
I Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Căn cứ theo đơn đặt hàng
Căn cứ theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu (tự đề xuất)
Dựa vào các trường hợp ngẫu nhiên (Các hiện tượng, ý tưởng khoa học,…)
Xác định đề tài NCKH: chuẩn hóa các vấn đề nghiên cứu, đặt tên đề tài
Lập đề cương nghiên cứu sợ bộ: Xác định các vấn đề cần phải nghiên cứu (giả thuyết khoa học, nhiệm vụ…)
Thu thập tài liệu nghiên cứu: trước khi thu thập tài liệu phải
Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định nội dung nghiên cứu
Xác định phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
o Phân tích – tổng hợp
o Đối chiếu – so sánh
o Chuyên gia
o Khảo sát thực tế
o So sánh luật học
o Phương pháp định tính
o Phương pháp định lượng
Trang 2II Lập đề cương nghiên cứu chi tiết
Chi tiết hóa các vấn đề cần nghiên cứu
Chú ý: Có thể điều chỉnh một vài nội dung trong quá trình nghiên cứu
Xác định cây mục tiêu (chính, phụ của từng phần…)
Xác định mẫu khảo sát: số lượng mẫu khảo sát, xây dựng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát
III Triển khai đề tài nghiên cứu
Tổng hợp tài liệu
Phân loại tài liệu: theo đề cương chi tiết đã định
Xử lí số liệu, tài liệu, gia công tài liệu…
Nghiên cứu theo từng phần mục trong đề cương chi tiết: làm thí nghiệm khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, so sánh,…
Ghi chép các kết quả nghiên cứu của từng phần mục
IV Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Tập hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Sắp xếp các kết quả theo trật tự logic
o Logic toàn bộ đề tài: theo cây mục tiêu
o Logic theo từng vấn đề cụ thể:
Cấu trúc logic thông thường của một vấn đề khoa học : Định nghĩa (Khái niệm), đặc
điểm, cấu tạo (các thành phần, thành tố,…) cách tìm, cơ cấu,…
V Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
Làm lại các thí nghiệm khoa học để so sánh kết quả nghiên cứu với thực tế
Đối chiếu với các tài liệu, dữ liệu khoa học đã có để kiểm tra xem kết quả nghiên cứu có chính xác hay không
VI Viết báo các tổng hợp đề tài Nghiên cứu khoa học
Kết cấu của một báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu:
A Lời mở đầu/ Phần mở đầu (Phần tổng quan về đề tài)
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 36 Cái mới của đề tài (Đóng góp của đề tài)
7 Kết cấu của đề tài
B Phần nội dung chính của báo cáo: gồm từ 3-5 chương
Chương 1: Viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài cần giải quyết như: khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu… (Chương này thường được gọi tắt là phần tổng luận)
Chương 2: Viết về thực trạng, kiểm chứng, đánh giá phân tích tình hình thực tiễn vấn đề
mà đề tài nghiên cứu
Thực chất, chương 2 là phần dùng lý luận ở chương 1 để soi sang, đánh giá thực tiễn; dùng thực tiến để kiểm chứng lý luận nhắm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ tình hình thực tế, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thực tiễn cũng như nguyên nhân cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế (thường gọi là phần thực trạng)
Chương 3: Viết về giải pháp, kiến nghị, đề xuất để khắc phục những hạn chế hoặc cải thiện thực tiễn mà nội dung ở chương 2 đã chỉ ra, đồng thời đề tài cũng có thể đưa ra những xu hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu, những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện lý luận liên quan đến đề tài Các giải pháp và đề xuất phải rõ rang, có cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn), làm rõ tác dụng và tính khả thi của từng giải pháp (thường gọi là phần giải pháp)
C Phần kết luận:
Những vấn đề gì đã được giải quyết
Chỉ ra hướng nghiên cứu tiếp theo
VII Quy định về hình thức trình bày (Hình thức của đề tài khoa học, THTTTN và
Khóa luận tốt nghiệp)
Công trình phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo bố cục sau:
1 Bìa chính (Cứng, mềm, màu sắc)
2 Bìa phụ (Giấy thường, nội dung như bìa chính)
3 Mục lục: lấy đền mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang)
4 Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu (Nếu có)
5 Danh mục các bảng, biểu hình vẽ (Nếu có)
6 Lời mở đầu
7 Phần nội dung
8 Kết luận
9 Danh mục tài liệu tham khảo
10 Phụ lục (Nếu có)
Trang 4 Công trình khoa học được trình bày trên khổ giấy A4 (210x297mm, in một mặt bằng mục đen) Số trang tùy loại (THTTTT: 30 – 40; KLTN: 70 – 100; dự thi: tối
đa 50 trang (để từ lời mở đầu đến phần kết luận))
Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía dưới (hoặc trên), bắt đầu đánh từ lời mở đầu đến hết phần tài liệu tham khảo Phần phụ lục có thể đánh số riêng hoặc liên tục
Font chữ “.Vntime”, cỡ chữ 13 hoặc 14, cách dòng 1,5
Lề trên: 3-3,5,;lề dưới 3-3,5; lề phải: 2,0; lề trái: 3,5
Các chương, mục, tiểu mục được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập THTTTN, báo cáo TTTN, KLTN của ĐHNT:
o Mục lớn đánh theo số la mã: I, II, III,…
o Mục nhỏ đánh theo chữ số ả rập: 1,2,3,…
VIII Công bố kết quả nghiên cứu
Đối với công trình dự thi: Hội đồng các nhà KH đánh giá đề tài
Đối với các đề tài NCKH các cấp: Nghiệm thu đề tài
Cấp trường: một lần nghiệm thu
Cấp bộ và tương đương trở lên: 2 lần (2 cấp)
Sau khi được công nhận: công bố đề tài
- In thành sách
HƯỚNG DẪN BỐ CỤC CỦA MỘT ĐỀ TÀI
( SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, CHUYÊN ĐỀ)
TRANG BÌA:
Đ ơn vị
Tên đề tài ( SKKN)
Họ và tên tác giả:
Chức vụ:
Tổ chuyên môn:
Trường:
Yên Bái, tháng năm
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Trong phần này bao gồm:
Lý do chọn đề tài.
Trang 5Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn, phạm vi, nội dung nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Thường dựa vào các cơ sở sau đây:
Các định nghĩa về các thuật ngữ, các khái niệm chính yếu mà đề tài phải sử dụng trong quá trình phân tích đề tài (ví dụ: các khái niệm về đội ngũ, về xã hội hoá, về chất lượng,
về năng lực, khái niệm về chỉ đạo)
Những vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu (ví dụ: lý luận về quản lí, các yếu
tố tạo thành chất lượng đội ngũ, các vấn đề về phương pháp dạy học, những vấn đề về thanh tra)
Các luận điểm, các quan điểm khoa học
Các cơ sở chính trị và pháp lý: các chủ trương đường lối, nghị quyết, các chỉ thị về phát triển và quản lý giáo dục, về lĩnh vực nghiên cứu
Kết thúc chương I có thể làm kết luận chương I để nêu lên nhiệm vụ cần nghiên cứu, cần thực hiện của đề tài.
Chương II: thực trạng của đề tài.
Sơ lược lịch sử của đề tài.
Các luận điểm, các kết quả trước đó (nếu có)
Tình hình đè tài hiện nay (tình trạng của đề tàit, thực trạng của vấn đề nghiên cứu) Có thể có những số liệu thống kê, những tư liệu, nhữngđiều tra để minh chứng ch thực trạng của vấn đề.
Nêu rõ quan điểm của bản thân và những tồn tại (những vấn đền) cần giải quyết.
Nêu chi tiết các nhiệm vụ cần giải quyết và sẽ được thực hiện ở chương III
Chương III: Giải quyết vấn đề
Trình bày các giai đoạn nghiên cứu, cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu Các dẫn liệu, số liệu, các kết quả điều tra, thí nghiêm đã thu thập được.
Dựa vào các giả thuyết, giả định khoa học đã nêu để phân tích, nhận xét, từ đó rút ra kết luận cho từng vấn đề đã được nghiên cứu.
Nêu bật những phát hiện, những kết luận độc đáo, mới mẻ đã thu thập được qua thực tế nghiên cứu, ứng dụng.
Đối với các đè tài thuộc các giải pháp, các biện pháp, những kinh nghiệm thì chương này nêu lên các giải pháp hoặc các biện pháp, hay các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề Đây là chương cần tập trung để có những phát hiện, những kết luận mới.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
tóm tắt một cách cô đọng nhất, thể hiện tập trung tất cả các kết quả nghiên cứu đã đạt được Nêu lên những kết luận chính, cơ bản nhất, tổng hợp các kết quả nghiên cứu (Tóm tắt các giải phápT, các biện pháp, các kinh nghiệm ở chương III) Kết luận phải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn vững vàng, tính triển vọng của vấn đề Kết luận cần trình bày sáng sủa, sâu sắc.
Đưa ra những đề xuất, khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (chỉ ghi những tài liệu chính)
Trang 6PHỤ LỤC
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ( TRUNG BÌNH, KHÁ, XUẤT SẮC) CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ( PHÒNG GD& ĐT)
Ghi chú: Phần đánh giá của HĐKH cấp trường, cấp cơ sở phải có nhận xét ngắn gọn nêu được giá trị thực tiễn của đề tài ( SKKN, CĐ), khả năng có thể triển khai ở mức độ nào.