Trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ:

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách tại huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)

Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển khá tích cực; giá trị ngành thương mại-dịch vụ giai đoạn 2006-2011 đạt 22% cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng bình quân hàng năm 20,8%; kim ngạch hàng xuất khẩu 3 năm (2009-2011) đạt 6,5 triệu USD. Tốc độ phát triển ngành thương mại và dịch vụ nhanh với nhiều loại hình thương mại đa dạng tạo được sự thu hút của nhiều chủ thể kinh doanh tham gia đầu tư phát triển.

28

Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng và dịch vụ phát triển nhanh và chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách và nhân dân địa phương. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Đến năm 2011 toàn huyện có 6 chợ (có 3 chợ tạm), 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và trên 5.000 hộ kinh doanh thương mại-dịch vụ và một số dự án đầu tư vào thương mại-dịch vụ đi vào hoạt động và phát huy khá hiệu quả. Hệ thống đại lý cung ứng vật tư và thu mua nông sản phát triển mạnh và rộng khắp trên địa bàn huyện, phục vụ thiết thực nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản của nhân dân.

Khối lượng luân chuyển hàng hóa bình quân tăng 36,1% năm; khối lượng luân chuyển hành khách bình quân tăng 43,9% năm; 16 điểm bưu điện văn hóa xã và 3 bưu cục trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, trong những năm qua huyện Di Linh đã có những bước phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tương đối cao và ổn định 13,73%. GDP bình quân đầu người tăng bình quân 12,59%/năm. Giá trị sản xuất (GTSX) Công nghiệp -Tiểu thủ Công nghiệp và xây dựng (CN - TTCN - XDCB) tăng 41,78%/năm. GTSX nông nghiệp tăng 3,62%/năm. GTSX ngành dịch vụ tăng 17,92%/năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2009 là 223.352 triệu đồng, đến năm 2011 là 304.727 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm khoảng 10,13%. Tỷ lệ hộ đói nghèo tăng bình quân hàng năm là 17,44%, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 57,70% dân số ( tính năm 2011 91.774/159.041 người) , tăng 4,15% /năm.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2011, CN- TTCN, XDCB chiếm 30,81%, nông -lâm- thủy sản chiếm 52,09% ( riêng nông nghiệp chiếm 51,44%/GDP), dịch vụ chiếm 17,10% GDP trên địa bàn Huyện.

29

Biểu 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Di Linh trong 3 năm (2009- 2011) Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng b/quân 1. Dân số có đến cuối năm Người 155,26 156,37 159,04 101,01 2. Tổng SP trong nước GDP - Giá cố định Tr.đồng 1,121,298 1,285,063 1,459,057 113,73 - GDP bình quân đầu người Tr.đồng 7,22 8,22 9,17 112,59 3. Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 2,132,495 2,427,389 2,751,336 113,68 4. GTSX CN-TTCN - XD Tr.đồng 419,17 661,67 847,63 141,78 5. Nông – Lâm - Thủy Tr.đồng 1,380,673 1,381,381 1,433,057 103,62 - GTSX nông nghiệp Tr.đồng 1,361,783 1,365,702 1,415,157 103,62 - Tổng diện tích gieo

trồng Ha 57,561 61,884 61,815 102.43 6. Dịch vụ

Tổng giá trị Tr.đồng 332,66 384,34 470,65 117,92 7. Thu – Chi ngân sách

- Tổng thu NSNN Tr.đồng 223,65 216,06 304,73 110.13 -Thu ngân sách địa

phương Tr.đồng 271,03 333,99 439,17 124.84 - Chi ngân sách huyện Tr.đồng 258,62 285,33 389,71 123.15 8. Tổng vốn Đầu Tư XDCB Tr.đồng 68,699 96,22 115,12 136.07 9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa Tr.đồng 610,09 760 1,025,000 124.61 10. Tổng giá trị thương mại Tr.đồng 268,78 341,59 456 128.58 11. Tổng doanh thu Tr.đồng 29,692 38,599 50,179 128.31

30

khách sạn – Nhà hàng 12. Mẫu giáo

- Giáo viên Người 231 304 333 116,24 - Học sinh Người 5,193 5,443 5,995 105,3 13. Phổ thông

- Giáo viên Người 1,691 1,7 1,721 104,18 - Học sinh Người 36,667 34,441 33,701 95,8 14. Hộ đói nghèo Hộ 3,274 5,148 4,901 117,44 15. nguồn lao động Người 82,25 88,572 91,774 104,15

Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Di Linh

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển một cách toàn diện của Huyện Di Linh hiện nay thì chưa đáp ứng, nhất là cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và nguồn vốn đầu tư phát triển. Công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn hiệu quả còn hạn chế, khả năng tích lũy từ nội bộ huyện còn hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp, trợ cấp của Tỉnh, trình độ dân trí vẫn còn thấp. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, yếu về năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

2.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Di Linh

2.2.1.Thuận lợi

Huyện Di Linh có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, lao động…. để phát triển sản xuất nông nghiệp đa cây, đa con tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, phong phú, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Thế mạnh là chuyên cây cà phê, cây chè và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.

Trong những năm qua, cơ sở vật chất kết cầu hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã hòan thành đi vào họat động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo ra bước phát triển mới.

31

Huyện đã có những giải pháp lớn để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, tăng hàm lượng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân; đẩy mạnh thu hút đầu tư, tập trung phát triển CN- TTCN, TM – DV và ngành nghề nông thôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh thu ngân sách, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xã hội, vốn từ Ngân sách Nhà nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy SXKD; Tiếp tục phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và văn hóa xã hội theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; Huy động các nguồn lực thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình trọng tâm và dự án trọng điểm; Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, tư pháp, giải quyết khiếu nại tố cáo.

 Về lực lượng quản lý thu ngân sách: nhiệm vụ thu ngân sách được huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngành chuyên mộn quản lý có đội ngũ cán bộ thuế trình độ, thâm niên - kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Chi Cục Thuế đã tập trung chuyển đổi phương pháp nộp thuế từ trực tiếp trên GTGT sang phương pháp khấu trừ đối với lĩnh vực họat động kinh doanh cà phê và thường xuyên tăng cường quản lý chống thất thu thuế đây cũng là lĩnh vực thu chủ yếu chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng thu ngân sách của huyện quản lý; trong giai đọan này Chi cục thuế đã tham mưu xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch quản lý và chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực như: quản lý và chống thất thu thuế XDCB tư nhân, quản lý và chống thất thu thuế lĩnh vực kinh doanh phân bón - thuốc bảo vệ thực vật; đề án chống thất thu đối với họat động khai thác tài nguyên – khóang sản – phí bảo vệ môi trường.

32 2.2.2.Khó khăn

- Yêu cầu về mức động viên thu vào ngân sách ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhưng nguồn thu không ổn định do thu nhập của nhân dân từ sản xuất cây cà phê là chủ yếu; trong giai đọan này ảnh hưởng nhiều về thiên tai và dịch bệnh, giá cả cà phê biến động tăng, giảm thất thường đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nên liên tục trong 2 năm 2009, 2010 thu ngân sách không đạt dự toán; Một số cấp ủy, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thu ngân sách, còn xem đây là nhiệm vụ của ngành thuế, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ và thường xuyên;

- Một bộ phận người nộp thuế còn né tránh thực hiện nghĩa vụ cho ngân sách, chây ì, dây dưa nộp thuế dẫn đến tồn đọng thuế và các khỏan thu ngân sách thường xuyên phát sinh; năng lực kinh doanh và khả năng tài chính của các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý còn hạn chế; lực lượng cán bộ công chức của Chi cục thuế còn thiếu so với yêu cầu quản lý theo Luật quản lý thuế và các Luật thuế mới.

- Là địa phương đơn vị hành chính nhiều ( 01 thị trấn và 18 xã); có địa bàn rộng : chiều dài quốc lộ 20 giáp huyện Bảo lâm và huyện Đức trọng khỏang 80 km, chiều dài quốc lộ 28 giáp tỉnh Đắc Nông và Tỉnh Bình Thuận khỏang 60 km; biên chế của ngành thuế 42 người, so với địa bàn quản lý lực lượng mỏng.

- Nguồn thu chủ yếu là thu thuế giá trị gia tăng từ họat động kinh doanh cà phê nhưng năng lực kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, mức độ đầu tư và phát triển còn chậm, phụ thuộc vào các doanh nghiệp ngòai tỉnh và nước ngòai là chính; sản phẩm thu hoạch và giá cả không ổn định. Từ đó kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không ổn định và thiếu bền vững.

33

2.2.3.Một số đặc điểm quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng

Nguồn thu chủ yếu của địa phương là thu từ họat động kinh doanh cà phê. Việc quản lý thu ngân sách được tập trung cao điểm của vụ mùa cà phê vào đầu quý IV đến cuối quý I hàng năm. Tiến độ thu ngân sách chủ yếu tập trung vào quý I và quý IV.

2.3. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của Huyện Di Linh

2.3.1.Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, trong những năm qua Huyện Di Linh đã đạt nhiều kết quả khả quan trọng công tác quản lý thu ngân sách. Số thu năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đảm bảo nguồn lực tài chính để Huyện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH do Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIII đề ra.

Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế

Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách Huyện nên những năm qua Huyện ủy,HĐND và UBND Huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả vượt bậc. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của Huyện không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc kết quả thu ngân sách hàng năm. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.

Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của Huyện và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện. Trong đó trọng tâm là thuế giá trị

34

gia tăng từ kinh doanh cà phê chiếm trên 90% thuế CTN-NQD. Nhận thức rõ điều này,Chi cục thuế Huyện đã kịp thời tham mưu cho UBND Huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế,trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế Di Linh đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện tham mưu cho UBND Huyện giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, thị trấn và các đơn vị sự nghiệp. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phương án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý.

Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế Huyện cùng với các xã, thị trấn Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh cà phê.

Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục thuế tham mưu UBND Huyện triển khai thực hiện từ năm 2005. Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, thị trấn tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn.

35

Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.

Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách Huyện nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Nội dung thu phí,lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, các trường thuộc phòng Giáo dục, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Trung tâm quản lý, khai thác công trình công cộng, UBND các xã, thị trấn. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế Huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Công tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được để lại quản lý chi qua ngân sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.

Biểu 3.1. Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng lĩnh vực ĐVT: triệu đồng CÁC CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009- 2011 TỐC ĐỘ TĂNG BQ TỔNG THU TRÊN ĐB 344.595 379.739 440.920 1.165.254 116,74 (A+B+C)

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách tại huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)