những lổi thường gặp của học sinh khi làm bài trắc nghiệm

11 567 1
những lổi thường gặp của học sinh khi làm bài trắc nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC Giáo viên : Mai Văn Phương Trường THPT Long Mỹ 1. Để trống một câu trả lời • Thông thường gặp những câu khó, học sinh thường để “xử lý” sau. Sau đó quên làm luôn. • Cách chữa: Nên lấy bút chì đánh dấu vào trước câu đó để nhắc nhở mình. 2. Tô tận hai ô trả lời • Trong một phút bất cẩn, học sinh tô nhầm câu trả lời của câu dưới lên trên. Hoặc trường hợp khác là có câu trả lời mới nhưng quên xoá câu cũ. • Cách chữa: Đọc lại thật kỹ tờ giấy làm bài để kiểm tra xem có câu nào được tô 2 ô. 3. Chép sai câu trả lời từ giấy nháp • Có nhiều học sinh rất cẩn thận và viết câu trả lời ra giấy nháp trước rồi mới viết/tô vào bài làm. Nhưng trong lúc gấp gáp khi gần hết giờ, học sinh thường mất bình tĩnh nên tô sai. • Cách chữa: Dành đủ thời gian để dò bài và đối chiếu thật kỹ từ bản nháp cho đến giấy trả lời. 4. Đánh "nhầm" ô trả lời • Do bất cẩn, học sinh đánh nhầm vào câu trả lời sai. • Cách chữa: Đánh dấu đúng bằng bút chì vào đáp án trong đề thi rồi đối chiếu qua tờ trả lời cho chính xác. nên kiểm tra lại vài lần trước khi nộp bài. 5. Không để ý thời gian • Học sinh đầu tư cho câu khó quá nhiều thời gian, khi sắp hết giờ học sinh bối rối và dễ sai luôn những câu bình thường. • Cách chữa: Mang theo đồng hồ vào phòng thi để canh giờ. Nhớ là ước tính thời gian trả lời cho phép của mỗi câu hỏi để bù trừ qua lại! 6. Không đọc kỹ câu hỏi • Cần ổn định tâm lý • Cần cẩn trọng đọc đề ít nhất 2 lần. Lần đầu tiên đọc lướt để đánh dấu những phần câu hỏi có thể làm nhanh để triển khai trước. Kế tiếp đọc lại câu hỏi gạch chân những phần trọng điểm, những yêu cầu của đề… • Đừng để “râu ông này cắm cằm bà kia” 7. Suy nghĩ quá xa • Vì tính cẩn thận vốn có nên nhiều bạn hay “phóng đại” vấn đề lên, kết quả là sắp hết thời gian làm bài rồi mà vẫn “dậm chân” tại một câu hỏi. • Cách chữa: Đừng suy nghĩ quá xa, hãy đọc kĩ dữ liệu và câu hỏi của bài rồi áp dụng công thức đã học vào là xong. 8. Lỗi "kĩ thuật" • Ví dụ như quên mang theo… bút chì, máy tính hay đồ chuốt, ngòi bút, bút bi bị hư… Trong phòng thi ai cũng lo làm bài, không bạn nào mang “dư” thì biết làm thế nào đây? • Cách chữa: Nhớ kiểm tra kĩ hộp bút, dụng cụ học sinh trước khi đi thi. 9. Tô sai • Tô số báo danh sai, ghi mã đề sai, làm cả hai phần tự chọn. • Cần bình tỉnh, cần tập cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho đủ độ đậm, vừa kín vòng tròn thật nhanh. • Cẩn thận khi xóa tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sạch mà không làm rách giấy. • Không nên làm trên giấy nháp trước rồi mới tô sau. [...]...10 Phạm quy chế thi • Mang tài liệu vào phòng thi • Mang vật dụng bị cấm mang vào phòng thi • Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); • Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác; • Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để làm bài thi . NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC Giáo viên : Mai Văn Phương Trường THPT Long Mỹ 1. Để trống một câu trả lời • Thông thường gặp những câu khó, học. lại vài lần trước khi nộp bài. 5. Không để ý thời gian • Học sinh đầu tư cho câu khó quá nhiều thời gian, khi sắp hết giờ học sinh bối rối và dễ sai luôn những câu bình thường. • Cách chữa:. từ giấy nháp • Có nhiều học sinh rất cẩn thận và viết câu trả lời ra giấy nháp trước rồi mới viết/tô vào bài làm. Nhưng trong lúc gấp gáp khi gần hết giờ, học sinh thường mất bình tĩnh nên

Ngày đăng: 27/01/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Để trống một câu trả lời

  • 2. Tô tận hai ô trả lời

  • 3. Chép sai câu trả lời từ giấy nháp

  • 4. Đánh "nhầm" ô trả lời

  • 5. Không để ý thời gian

  • 6. Không đọc kỹ câu hỏi

  • 7. Suy nghĩ quá xa

  • 8. Lỗi "kĩ thuật"

  • 9. Tô sai

  • 10. Phạm quy chế thi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan