1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế

40 2,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 155,28 KB

Nội dung

Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU

1.1 VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu

Liên minh Châu Âu (European Union – EU) hiện có 15 nước thành viên, gồm:Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúc Xăm Bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, TâyBan Nha, BồĐào Nha, Áo, ThuỵĐiển, Phần Lan Tổng diện tích các nước EU là 3,3triệu km, tổng số dân khoảng 400 triệu người, tổng GDP khoảng 8.000 tỷ USD Trụ sởcủa EU được đặt tại Bruxelles (thủđô Bỉ) EU được quản lý bởi một loạt các thể chếchung ( Nghị Viện, Hội đồng, Uỷ Ban, v.v…)

Bước khởi đầu của quá trình thành lập Liên minh Châu Âu là ngày 18/04/1951,

Bỉ, Pháp, Italy, Hà Lan, Lúc Xăm Bua và CHLB Đức (tức Tây Đức) kí Hiệp ước Paristhành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (CESC), nhằm tạo ra một thị trường chungcho than, thép, quặng, sắt Tiếp đó, ngày 25/07/1957, các nước CESC kí Hiệp ướcRoma thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), nhằm thiết lập một thị trườngchung về công – nông nghiệp, rồi thành lập Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu

Âu (CEEA) nhằm kiểm soát và phối hợp việc sử dụng năng lượng và nghiên cứunguyên tử Từ ngày 1/7/1967, các cơ quan điều hành của CESC, EEC, CEEA đã hợpnhất vàđược gọi chung là Cộng đồng Châu Âu ( EC )

Tháng 12/1991, tại Maastrict (Hà Lan), nguyên thủ quốc gia các nước EC đãquyết định và ngày 7/2/1992 đã kí Hiệp ước Liên minh Châu Âu , thường được gọi làHiệp ước Maastricht, đổi tên EC thành Liên minh Châu Âu ( EU ) Ngày 10/11/1993,Liên minh Châu Âu chính thức được thành lập

Về Liên minh kinh tế, các nước EU đã tiến hành xoá bỏ kiểm soát giao lưu vốntrong các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ Châu Âu năm 1945, thành lập Ngân

Trang 2

trở thành đồng tiền chung cho 11 nước trong 15 nước thuộc EU Khoảng đầu năm

2002, đồng tiền chung Châu Âu EURO mới chính thức được đưa vào lưu hành, thaythế cho các đồng tiền quốc gia các nước thành viên, với ýđồ xoá bỏ vị tríđộc tôn củađồng USD trên thị trường thế giới Khi Hiệp ước mở rộng EU có hiệu lực (1/5/2004),

EU sẽ trở thành khu vực kinh tế lớn trên thế giới với 25 nước thành viên (10 ứng cửviên mới: Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Manta, Ba Lan,Slovalia, Slovennia), có tổng số dân lên tới gần 500 triệu người

1.1.2 Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế

Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hoá và những bước tiến tới mộtLiên minh Chính trịđã vàđang đem lại cho Liên minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế

và chính trị to lớn trên thế giới

Với khoảng 380 triệu người tiêu dùng và tổng giá trị GDP đạt 8.458 tỷ USDnăm 1999, đạt 7.837 tỷ USD vào năm 2000, EU đã tạo ra một thị trường quan trọngcủa thế giới, đẩy mạnh thương mại giữa 15 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vàothương mại quốc tế Tuy chỉ chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU đã chiếm tới 1/5 trịgiá thương mại toàn cầu Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và làthành viên chủ chốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chiếm khoảng 40% tổngkim ngạch thương mại toàn cầu (gồm cả kim ngạch xuất nhập khẩu)

Bảng: Tỷ lệ thị phần của EU trong mậu dịch thế giới.

(% xuất nhập khẩu)

1980 1985 1990 2000 Xuất khẩu

EU

Mỹ

Châu á - TBD

36,5 11,6 14,5

35,9 11,8 21,2

41,0 11,8 22,2

44,9 9,8 31,9

35,1 19,1 11,6

41,0 15,0 13,7

49,2 10,3 35,1

Nguồn: WB, World Development Repot, 2000

Trang 3

Qua các việc làm thiết thực, EU đã có những đóng góp không nhỏđối với việcphát triển thương mại thế giới Khối lượng thương mại ngày càng tăng lên đáng kểnhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế

Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU tăng lên hàng năm (năm 1998: 1.463,13 tỷUSD; năm 1999: 1,532,37 tỷ USD; năm 2000: 1.572,51 tỷ USD)

Kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2000 là 757,852 tỷ USD trong đó 59,1% làbuôn bán trong nội bộ EU và 40,9% là từ các nước ngoài EU Giá trị nhập khẩu vào

EU tăng trung bình 4%/năm, trong đó nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc chiếm khoảng50%

Kim ngạch xuất khẩu của EU năm 2000 đạt 814,658 tỷ USD gồm xuất khẩugiữa các nước thành viên với nhau chiếm 61,8%, phần còn lại là xuất khẩu ra bênngoài

Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta nhận thấy EU chiếm một tỷ trọng lớntrong thương mại toàn cầu và có vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại thế giới,bất kì một sự suy giảm nào của nền kinh tế EU đều ảnh hưởng xấu đến hoạt độngthương mại toàn cầu

1.2 ĐẶCĐIỂMCỦATHỊTRƯỜNG EU

1.2.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối

Tập quán và thị hiếu tiêu dùng

EU gồm 15 thị trường quốc gia, nhưng 15 nước thành viên đều là những quốcgia nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên cũng có những điểm tương đồng về kinh tế

và văn hoá Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên kháđồng đều,cho nên người dân thuộc khối EU có sở thích và thói quen tiêu dùng khá thống nhấtnhư: ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh Mức sống của người dân EUrất cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả Ngườidân EU chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý của họ

Trang 4

nay sang hàng sử dụng ngắn ngày, không thích sử dụng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ,thích ăn thuỷ hải sản hơn ăn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá là nhữngsản phẩm có chu kì sống ngắn hơn, giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn Tuynhiên, người tiêu dùng EU yêu cầu rất khắt khe về chất lượng vàđộ an toàn của sảnphẩm nói chung, còn riêng đối với thực phẩm thì chất lượng và vệ sinh là hàng đầu.

Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trường quốc gia, do vậy có 3nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếmgần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhấthoặc những mặt hàng hiếm vàđộc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trungbình, chiếm 68% dân số của EU, sử dụng hàng có chất lượng kém hơn một chút so vớinhóm 1 và giá cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn10% dân số của EU, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cảđều thấphơn so với hàng của nhóm 2 Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3.Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của cácnước ASEAN khác ( Thái Lan, Indonesia, Malaysia,v.v…)

Để xuất khẩu được hàng hoá vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Namkhông những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng vàđảm bảo sảnphẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo kênhphân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu

Kênh phân phối

Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của mộtquốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệ thống phânphối này là các Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công tybán lẻđộc lập, v.v…

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU làtheo tập đoàn và không theo tập đoàn Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là cácnhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống

Trang 5

các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán

lẻ của tập đoàn khác Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhàsản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thốngbán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoànkhác và các công ty bán lẻđộc lập

Rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻđộc lập mua hàng trựctiếp từ nhà xuất khẩu nước ngoài Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn vàbán lẻ trên thị trường EU không phải là ngẫu nhiên mà phần lớn là do có quan hệ tíndụng và mua cổ phần của nhau Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắtxích trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế Các cam kết trong hợp đồng đượcgiám sát nghiêm ngặt bởi các chế tài của luật kinh tế

Hệ thống phân phối của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và cónguồn gốc lâu đời Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải là việc dễđốivới các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, có thể tiếp cận với nhà nhậpkhẩu EU bằng hai cách: thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp( tìm các nhà nhập khẩu này qua các Thương vụ của Việt Nam tại EU, phái đoàn ECtại Hà Nội, các Đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam ); thứ hai, những doanhnghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các Công ty xuyênquốc gia EU để trở thành công ty con

1.2.2 Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng EU

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU làquyền lợi của người tiêu dùng rấtđược bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển Đểđảm bảo quyềnlợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và

có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sảnphẩm ở biên giới Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽđưa racác quy chếđịnh chuẩn Quốc gia hoặc Châu Âu Hiện nay ở EU có 3 tổ chức địnhchuẩn: Uỷ ban Châu Âu vềĐịnh chuẩn, Uỷ ban Châu Âu vềĐịnh chuẩn điện tử, Viện

Trang 6

Định chuẩn Viễn thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thịtrường này với điều kiện phải bảo đảm an toàn chung của EU, các luật vàđịnh chuẩnquốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ cácnước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩncủa EU.

1.2.3 Chính sách thương mại chung của EU

EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu Bởi vậy,chínhsách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốcgia Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương

 Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập chung vào việc xây dựng và vận hành thịtrường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biêngiới hải quan (xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông hànghoá, sức lao động, dịch vụ, và vốn; vàđiều hoà các chính sách kinh tế và xã hội củacác nước thành viên

 Chính sách ngoại thương

Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đóng một vai trò hết sức quantrọng Nóđãđem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm trong các ngành sảnxuất, nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác Tất cả các nước thànhviên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoàikhối Uỷ ban Châu Âu ( EC) là người đại diện duy nhất cho Liên Minh trong việc đàmphán, kí kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này

Chính sách thương mại của EU gồm: chính sách thương mại tự trị(Autonomous Commercial) và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định(Treaty based Commercial policy), được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: khôngphân biệt đối xử, minh bạch, cóđi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được

Trang 7

áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán phágiá và trợ cấp xuất khẩu Tự do thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế, xoá bỏ hạnngạch, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

1.2.4 Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây

Liên minh Châu Âu có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thịtrường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai Hàng năm, EU nhậpkhẩu một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới Kim ngạch nhậpkhẩu không ngừng gia tăng, từ 622,48 tỷ USD năm 1997, lên tới 757,85 tỷ USD vàonăm 2000, tăng trung bình 6,79%/năm ( xem bảng 2)

Bảng 2: KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨUCỦA EU

Đơn vị: Tỷ USD

1997 1998 1999 2000Kim ngạch xuất khẩu 680,93 794,87 793,87 814,66Kim ngạch nhập khẩu 622,48 713,25 738,5 757,85Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.303,41 1.436,12 1.532,37 1.572,51Trị giá xuất siêu 58,45 36,62 55,37 56,81

Tỷ trọng của xuất khẩu trong tổng

Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU là máy móc, thiết bị, chè, cà phê, gia vị,thuỷ sản, nhiên liệu, hàng dệt may,v.v…

Cơ cấu hàng nhập khẩu của EU: sản phẩm thô chiếm 29,74% tổng kim ngạch

Trang 8

3,07% Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU phải kểđến là hàng nông sản chiếm11,79%, khoáng sản chiếm khoảng 17,33%, máy móc chiếm 24,27%, thiết bị vận tảichiếm trên 8,19%, hoá chất chiếm gần 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác chiếm trên27,11% ( trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất: 8,32% ) ( xem phụ lục 1 )

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của EU: Mỹ chiếm 19,65% tổng kim ngạchnhập khẩu, Nhật Bản chiếm 9,75%, Trung Quốc chiếm 5,02%, khối NAFTA chiếm22,15%, khối ASEAN chiếm 6,5%, khối OPEC chiếm 7,75%, v.v… Các số liệu thống

kê cho thấy nhập khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển vào EU đang gia tăng và

có chiều hướng nhập nhiều hàng chế tạo EU nhập khẩu các mặt hàng nông sản,khoáng sản, thuỷ hải sản, giày dép và hàng dệt may chủ yếu từ các nước đang pháttriển; còn nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước phát triển ( xem phụ lục 2)

1.3 THUẬNLỢIVÀKHÓKHĂNCỦACÁCDOANHNGHIỆP VIỆT NAMKHIXUẤTKHẨUHÀNGHOÁSANGTHỊTRƯỜNG EU

1.3.1 Những thuận lợi

Liên minh Châu Âu là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giớihiện nay Đây cũng là một khu vực phát triển kinh tếổn định và cóđồng tiền riêng khávững chắc Việt Nam thâm nhập thị trường này sẽ không gặp sự chao đảo như vàoNhật Bản năm 1997-2000

Khung pháp lý về thị trường đãđược mở do đã kíđược các Hiệp định, Thoảthuận thương mại về hàng giầy dép, dệt may, thuỷ sản, v.v… là những hàng xuất khẩuchủ yếu có kim ngạch lớn, chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam

EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất đadạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặthàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và kháổn định như: giày dép, dệt may, thuỷhải sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ Do vậy, Đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vựcnày, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cóđược sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch,

Trang 9

nâng cao được trình độ và tay nghề của người lao động, mặt khác còn thay đổi cơ cấukinh tế Việt Nam.

Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện Dự thảoGSP mới được Hội đồng Châu Âu phê duyệt áp dụng từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 quyđịnh sẽ giảm 3,5% thuế theo giá trị hoặc giảm 30% thuếđặc thù Việc này sẽ làm giảmhoặc tăng thuế so với GSP cũ tuỳ loại hàng Nhưng nhìn chung thuế GSP mới giảm sovới GSP cũ Việc EU đưa ra các tiêu chí về chỉ số phát triển thực chất làđể loại nhữngnhóm hàng, những nước đãđạt trình độ phát triển khá ra khỏi GSP để tạo sự công bằnghơn trong thương mại.Với Việt Nam, chỉ có hai nhóm hàng tôm và cá trị giá khoảng

60 triệu USD, chiếm khoảng 4% giá trị kim ngạch xuất khẩu bị tăng thuế gấp đôi Cácnhóm hàng xuất khẩu quan trọng khác như giày dép, hàng may mặc, nông sản, thủcông mỹ nghệ trị giá khoảng 4 tỷ USD chiếm 90% trị giá xuất khẩu sẽ có thuế bằnghoặc thấp hơn GSP cũ Như vậy, nhìn tổng thể GSP mới có lợi

Khi xuất khẩu hàng hoá sang bất cứ nước thành viên nào trong khối chỉ cầntuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng đồng EU ( EU –11); khôngphức tạp như trước đây là phải tính giá hàng theo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuếnhập khẩu, quy chế nhập khẩu rất khác nhau

Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, cần thị trường xuất khẩu,trong khi đó EU có thể tiêu thụ khối lượng lớn háng của Việt Nam EU lại có côngnghệ cao, có thể hỗ trợ vốn đầu tư công nghệ Do đó, thị trường EU là môi trường lýtưởng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình

1.3.2 Những khó khăn

Cho dù cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam làrất lớn, nhưng để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này thì các nhà xuất khẩu ViệtNam cũng sẽ gặp phải những thách thức và khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường

EU

Trang 10

EU là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế ( rào cản kỹthuật ) rất nghiêm ngặt Do vậy, hàng xuất khẩu của ta muốn vào được thị trường nàythì phải vượt qua rào cản kỹ thuật của EU Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhậpkhẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thểhoáở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn vềlao động.

Việc tự do hoá về thương mại vàđầu tư trên thế giới cũng như những cải cách

về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU đang có xu hướng ngày càngđược lới lỏng Do đó, cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt nhất là khiTrung Quốc đã gia nhập tổ chức WTO Thị trường EU cóđặc tính cạnh tranh mạnh mẽnhư vậy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so vớicác đối thủ khác Có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải liên tục được cải thiện, mẫu

mã và kiểu dáng phải được đổi mới nhanh hơn trước đây Chu trình sống của một sảnphẩm sẽ ngắn hơn giá sản phẩm rẻ hơn, phương thức dịch vụ tốt hơn Các nhà xuấtkhẩu Việt Nam có thể dựa vào chi phí lao động thấp để cạnh tranh

Kênh phân phối EU rất phức tạp, muốn tiếp cận được kênh phân phối EU, cácdoanh nghiệp phải nắm được đặc điểm của kênh phân phối để từđó có những biệnpháp cụ thể xâm nhập vào Nhiều khi hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thịtrường EU chỉ theo một kênh phân phối, việc này đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuấtkhẩu, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá bán của các doanh nghiệp

Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chính sách thương mại của EU, nhưngchưa là thành viên của WTO nên không được đối sử như là thành viên của tổ chứcnày Việc mở cửa thị trường EU luôn gắn liền với việc mở cửa thị trường Việt Nam,

do đó thì khả năng mở thêm thị trường EU là rất khó

Tóm lại, tự do thương mại, toàn cầu hoá là cơ hội và thách thức đối với tất cảcác nước Với Việt Nam, vấn đề này còn rất mới cả về nhận thức và hành động

Trang 11

CHƯƠNG 2THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUHÀNGHOÁ VIỆT

hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp đại sứ Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, đánhdấu một bước chuyển mới trong quan hệ EU – Việt Nam

Trang 12

Cùng với hoạt động viện trợ nhân đạo, một số nước thành viên EC đã có quan

hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia và Anh.Cũng từđó sự hợp tác của EU với Việt Nam không ngừng được mở rộng trên cả quy

mô lẫn hình thức như quan hệ hợp tác, đầu tư, thương mại…

Từ năm 1995, năm Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác với EU mởđầu cho một thời

kì phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương, hai bên dành cho nhau quy chếđãingộ tối hệ quốc, mở cửa cho hàng của các bên vào thị trường, qui ước hàng xuất xứ từViệt Nam được hưởng qui chế thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), Việt Nam đã có xuấtsiêu và mức xuất siêu ngày càng lớn Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều khôngngừng tăng lên hàng năm, trung bình 37,6%/năm thời kì 1990-2000 Năm 1998, tổngkim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU đạt trên 4 tỷ USD; năm 1999 đạt 4,5

tỷ USD; năm 2000 đạt gần 5 tỷ USD; năm 2001 đã vượt hơn 5 tỷ USD

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng maymặc, cà phê, hải sản, gạo, cao su, than đá, hạt điều, rau quả Các mặt hàng này chiếm

từ 72% - 76% xuất khẩu của Việt Nam vào EU, trong đó lớm nhất là giày dép chiếm30% tổng kim ngạch xuất khẩu, may mặc (25%), cà phê, hải sản Ngoài ra còn cóhàng thủ công mỹ nghệ, nhất làđồ gỗ, hàng gốm sứ

NAMVÀOTHỊTRƯỜNGEU

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam,

là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau ASEAN Từ năm 1995, năm Việt Nam

kí Hiệp định Hợp tác với EU mởđầu cho một kì phát triển mới của quan hệ hợp tácsong phương, Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn Điều này cóthể thấy rõ qua các số liệu ở bảng 3

Bảng 3: KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨU VIỆT NAM – EU (1995 – 2001)

Đơn vị tính: triệu USD

Trang 13

Kim ngạch XK của

Việt Nam sang EU

Kim ngạch NK củaViệt Nam từ EU

Kim ngạch XNK Trị giá

Xuất siêuTrị giá Tốc độ

Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 - NXB Thống kê

Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng Tốc độ tăng trưởng thươngmại bình quân giữa Việt Nam và EU là 29,52%/năm, tăng trưởng xuất khẩu là41,32%/năm và tăng trưởng nhập khẩu là 29,52%/năm Thực tế cho thấy, thị trường

EU đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển mạnh cả về lượng và chất Cơ cấuhàng xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh

Bảng 4: KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU (1997 – 2001)

Đơn vị tính: triệu USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam (1)

9185 9360 11541,4 14482,7 15027,0

Kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam sang EU (2)

Trang 14

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang EU tăng với tốc độ bình quân khá cao khoảng 41,32% vào thời điểm saukhi kí Hiệp định Khung về hợp tác (1995-2001) Kết quảđạt được đã chứng tỏ EUlàđối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện tình trạngthâm hụt cán cân thương mại trong thời gian dài Năm 2001, xuất khẩu của Việt Namsang thị trường EU chiếm tỷ trọng 19,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam

Mặt khác, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU trong tổng kim ngạchnhập khẩu của EU đang tăng Cụ thể, năm 1997 là 0,26%; năm 1998 là 0,29%; năm

1999 tăng lên đến 0,34%; năm 2000 tăng lên 0,38%; năm 2001 tăng lên 0,39%

Qua bảng trên ta thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng nhưng tốc

độ tăng không ổn định và lên xuống thất thường, (năm 1998 tăng 28,81% so với năm1997; năm 1999 tăng 20,19% so với năm 1998; năm 2000 tăng 23,80% so với năm1999; năm 2001 chỉ tăng lên 19,63% so với năm 2000) Nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này là do giá của một số mặt hàng trên thế giới giảm nhiều (điển hình là cà phê)

và thị trường tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trởngại trên thị trường EU do quy chế quản lý nhập khẩu của EU gây ra

Mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU đối với các mặt hàng xuất khẩuchủ lực của ta là rất lớn và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nàytăng nhanh, thế nhưng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU làkhông đáng kể, chừng 0,34% Vấn đề có thể lý giải một phần ở chỗ chất lượng hàngxuất khẩu của Việt Nam chưa được ổn định vàđôi khi không đáp ứng được yêu cầucủa bạn hàng EU, như hàng vẫn còn lẫn tạp chất, điều kiện chế biến thuỷ sản chưa đápứng qui định của EU, các vết bẩn trên sản phẩm hàng dệt Ngoài ra, còn nhiều trườnghợp hàng xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo đúng các quy định trong hợp đồng

về quy cách kĩ thuật, số lượng và thời gian giao hàng Do vậy, làm giảm đáng kể mứclưu chuyển hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Trang 15

Kể từ năm 1995, EU gồm 15 nước và cả 15 thành viên EU đều có quan hệ buônbán với Việt Nam tuy mức độ có khác nhau Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩutrong khối EU và tỷ trọng của từng thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang EU cũng rất khác nhau.

Bảng 5: KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU

( Phân theo nước)

Đơn vị: triệu USDSố

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001- NXB Thống kê

Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Namsang các nước trong khối EU đều tăng hàng năm Thị trường xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam trong khối EU làĐức, chiếm 24,04% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam với EU năm 2001, Anh (17,04%), Pháp (15,57%), Hà Lan (12,13%), Bỉ(11,36%), Italia (7,9%), Tây Ban Nha (5,3%), Thụy Điển (1,8%), Đan Mạch (1,6%),

Áo (0,96%), Phần Lan (0,9%), Hy Lạp (0,47%), BồĐào Nha (0,4%), Ai Len (0,3%)

và Lúcxămbua (0,2%)

Trang 16

2.2.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dép, hàng dệtmay, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụthể thao, đồ gốm sứ, máy móc thiết bịđiện và thuỷ hải sản Chín mặt hàng này thườngchiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU Kim ngạch xuất khẩu cácmặt hàng này không ngừng tăng lên ( xem phụ lục3)

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây có một vài thayđổi: xuất hiện mặt hàng chế biến sâu ( hàng điện tử, điện máy ) Tỷ lệ hàng chế biếnsâu ngày càng tăng, đặc biệt các mặt hàng điện tử mới xuất hiện vài năm gần đâynhưng đến năm 1999 đãđạt kim ngạch khích lệ ( khoảng 60 triệu USD ) Tỷ trọnghàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu ViệtNam - EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống 30%, tuy nhiên cho tới nayViệt Nam vẫn chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh Đặc biệt từ năm

1996, nhóm hàng công nghệ phẩm tăng nhanh, nhất là giầy dép và quần áo; nhómhàng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng giảm sút do lượng tôm đông lạnh giảm vìở nhiềukhu vực trong nước tôm bị bệnh dịch và qui định nhập khẩu hàng thuỷ sản của EUngày càng chặt chẽ

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU: hàng chế tạo chiếm 65,5 %;thực phẩm 19,7%; nguyên liệu thô7,8%; nhiên liệu khoáng sản 2,9% Các mặt hàngxuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này phải kểđến giày dép và cácnguyên phụ liệu chiếm 38,6% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EU; hàng dệt maychiếm 21,3%; cà phê, chè và gia vị chiếm 10,7%; các sản phẩm bằng da thuộc, bộđồyên cương chiếm 6,3%; các sản phẩm gỗ chiếm 3,7%; đồ chơi, dụng cụ giải trí vàthểdục thể thao, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chiếm 2,1%; đồ gốm sứ chiếm2,0%; máy móc thiết bịđiện chiếm 1,1% và một số mặt hàng khác có giá trị nhỏ Hàngxuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệpnhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyênnhiên liệu và nông sản

Trang 17

2.2.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu

 Hàng giày dép - Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất

Giày dép Việt Nam cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn Thị trườngchính cho xuất khẩu giày dép vẫn là EU, chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu củamặt hàng này trong cả nước Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ hai trong các nướcxuất khẩu giày dép vào EU ( sau Trung Quốc ) Hàng giày dép của Việt Nam vào EUsau khi kí Hiệp định Hợp tác ( 1995 ), được nhập khẩu tự do vào EU Chính vì vậy,kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại, năm 1995Việt Nam xuất sang EU đạt 481,3 triệu USD; năm 1996 đạt 664,6 triệu USD; năm

1997 đạt 1.032,3 triệu USD; năm 1998 đạt 1.043,1 triệu USD, năm 1999 đạt 1.135triệu USD; năm 2000 Việt Nam đã xuất sang EU 200 triệu đôi giày dép các loại, đạt1.207 triệu đến năm 2001 lên tới 1.360,5 triệu USD; vượt xa mặt hàng dệt may đãtừng giữ vị trí thống soái trong thời kì 1992-1995

Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giày thể thao,chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này, giàyvải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%

Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh làĐức(25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Itali (8,1%), Hà Lan(7,9%), Tây Ban Nha (4,6%), ThuỵĐiển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%),

Áo (0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), BồĐào Nha (0,2%), và Lúc Xăm Bua(0,1%)

Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưngchúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công ( chiếm trên 70% kim ngạch ) nênhiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu )

 Hàng dệt may - Hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt

Trang 18

khi có Hiệp định buôn bán hàng dệt may (1993) Từ năm 1993 đến năm 1997, xuấtkhẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đã tăng lên đến 80%, từ 250 triệu USD lênđến 450 triệu USD; năm 1998 đạt 546 triệu USD, năm 1999 đạt 605 triệu USD; năm

2000 đạt 650 triệu USD và năm 2001 đạt 645 triệu USD chiếm 32,7 %tổng kim ngạchxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Trong cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc củaViệt Nam sang EU thìáo jacket chiếm tỷ trọng khoảng 51,7%, năm 2001 Việt Nam đãxuất khẩu sang EU 18 triệu chiếc, đạt trị giá khoảng 360 triệu USD tăng gấp 3 lầnmức xuất khẩu năm 1993; áo sơ mi (11%), quần âu (5%), áo len vàáo dệt kim (3,9%),quần dệt kim (22,7%)…

Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong Liên MinhlàĐức (46,9%), Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha(5,1%), Itali (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thụy Điển (1,9%), Áo (1,5%), Phần Lan(0,6%), Ai Len (0,4%), Lúc Xăm Bua (0,3%), Hy Lạp (0,2%), BồĐào Nha (0,1%)

Cũng giống như mặt hàng dày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vàothị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công ( chiếm tỷ trọng gần 80%) nên hiệuquả thực tế rất nhỏ Đểđẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nỗ lựccủa Chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt mayViệt Nam cần phải cải tiến chất lượng vàđa dạng hoá sản phẩm đểđáp ứng yêu cầu củathị trường và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nướcASEAN khác trên thị trường này khi EU huỷ bỏ chếđộ hạn ngạch

Trang 19

xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU kháổn định và có tốc độ tăng trưởng cao,đạt 393 triệu EURO (tương đương 400 triệu USD) vào năm 2002 Đặc biệt, cà phê làmặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào thị trường này, chiếm khoảng 44,9%trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào EU Rau quả Việt Nam mới thâmnhập vào thị trường EU vài năm gần đây, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng tương đốinhanh Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18%trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam Các thịtrường xuất khẩu nông sản chính của ta trong khối EU là Hà Lan, Thụy Điển, Pháp,Anh và Bỉ.

 Hàng thuỷ hải sản

Hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng đem lại nhiều hiệu quả kinh tếtrong thời gian vừa qua EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của thuỷ sản ViệtNam Mỗi năm Việt Nam xuất sang thị trường này hàng ngàn tấn thuỷ sản, chủ yếu làtôm đông lạnh, cáđông lạnh, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các sản phẩm thuỷ sảnkhác Nhờ sự nỗ lực của ngành trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sức cạnhtranh của sản phẩm được nâng lên và thâm nhập vào thị trường EU với số lượng ngàycàng tăng Kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản sang EU năm 1999 đạt 89,1 triệu USD

và năm 2001 đạt 90,7 triệu USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam Ngày 18/11/1999, EU đã chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chấtlượng và vệ sinh thuỷ sản Việt Nam là cơ quan cóđủđiều kiện để EU uỷ quyền kiếmsoát hàng thuỷ sản vào thị trường này Đồng thời, EU cũng đãđưa hàng thuỷ sản ViệtNam vào danh sách ưu tiên loại 1 với 40/200 doanh nghiệp cóđủđiều kiện xuất khẩuthuỷ sản thẳng vào EU mà không cần các thoả thuận song phương với từng nướcthành viên trong EU Việc công nhận này không những đảm bảo xuất khẩu ổn địnhhàng thuỷ sản Việt Nam vào EU mà còn nâng cao uy tín về chất lượng hàng thuỷ sảnViệt Nam trên các thị trường khác, làm tăng khả năng thâm nhập của nhóm hàng này

Trang 20

Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong khối EU phảikểđến Bỉ (29,9%), Itali (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (215,4%), Anh (9,9%), Pháp(5,1%), Tây Ban Nha (4.1%), Thụy Điển (0,8%), Đan Mạch (0,8%), Hy Lạp (0,6%),BồĐào Nha (0,2%), Áo(0,1%)

EU, mặc dù khả năng sản xuất của ta là rất lớn Theo số liệu của Vụ xuất nhập khẩu,

Bộ thương mại, năm 2000 nước ta xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang: CHLBĐức: 19,399 triệu USD; Bỉ: 7,898 triệu USD; Hà Lan:15,511 triệu USD; Anh: 17,634triệu USD…

Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tínhtiện dụng, thị trường EU còn yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu

mã Trong khi đó, do phần lớn được làm tại nông thôn nên sản phẩm hết sức đơn điệu.Ngoài tính đơn điệu, sản phẩm còn bị nhược điểm quan trọng nữa là chất lượng kém

và không đồng đều Nguyên liệu thực vật do chưa được sử lý tốt, thường biến dạngkhi có thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chí phát sinh mốc,mọt ngay trên đường vận chuyển Sản xuất phân tán cũng đã góp phần làm cho khâuhoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt lô xấu lẫn lộn Nếu có những giải phápthích hợp để phát triển sản xuất , đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và cảitiến mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại hàng xuất khẩu này

Hiện nay, người tiêu dùng EU rất thích sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Namtrong khối EU làĐức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan (11,6%), Anh

Ngày đăng: 30/03/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:    KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨUCỦA EU - Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế
Bảng 2 KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨUCỦA EU (Trang 7)
Bảng 3:  KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨU VIỆT NAM – EU (1995 – 2001) - Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế
Bảng 3 KIMNGẠCHXUẤTNHẬPKHẨU VIỆT NAM – EU (1995 – 2001) (Trang 13)
Bảng 5:  KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU - Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế
Bảng 5 KIMNGẠCHXUẤTKHẨUCỦA VIỆT NAMSANG EU (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w