BC Kết quả đánh giá "Trường học thân thiện, HS tích cưc''''

7 368 0
BC Kết quả đánh giá "Trường học thân thiện, HS tích cưc''''

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN LƯƠNG 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-VL1 Vạn Lương, ngày tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO Kết quả thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2012 - 2013 I. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường Trường có tường xây bao quanh, cổng biển trường; có nội quy và triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thu hút học sinh đến trường. Năm học 2012-2013, nhà trường đã xây dựng “Thư viện xanh”; trang trí hình ảnh “Học sinh chăm ngoan, học giỏi; vâng lời thầy, cô giáo, trò chơi an toàn; giữ gìn vệ sinh, ” ở các cầu thang và nhà vệ sinh. Giáo viên chủ nhiệm luôn phân công học sinh trực nhật vệ sinh lớp học hằng ngày sạch sẽ. Khuôn viên nhà trường bảo đảm sạch sẽ, có cây xanh, đủ bóng mát cho các em sinh hoạt, vui chơi ngoài giờ học. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức trồng cây bóng mát, cây cảnh. Hiện tại, còn sống có 22 cây bóng mát (chủ yếu là cây xanh) và các bồn hoa, cây cảnh. Có 12 phòng học, mỗi phòng 20 bộ bàn, ghế hai chỗ ngồi đúng quy cách, phù hợp với lứa tuổi học sinh; có khu nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ, được xây dựng kiên cố vào năm 2000, số lượng hố tiểu đủ và đúng tiêu chuẩn quy định; có hình ảnh, khẩu hiệu, pa nô tuyên truyền vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường; có người phụ trách vệ sinh hằng ngày; học sinh luôn có ý thức giữ gìn và biết cách sử dụng nhà vệ sinh. Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, phòng học kiên cố, thoáng mát, sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, hệ thống đèn đủ ánh sáng; có hệ thống điện, nước tốt; thiết bị dạy học đầy đủ cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt, học tập và rèn luyện. Ngoài công việc vệ sinh trường, lớp hằng ngày; các em học sinh còn được nhà trường tổ chức lao động vệ sinh đường làng và Di tích lịch sử, văn hóa Đình Hiền Lương ở địa phương. Song song với việc trồng và chăm sóc cây, các em còn tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp. Nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh tham gia học tập và rèn luyện. Đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và các đoàn thể xã hội để tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, nên đã thực hiện tốt “3 đủ” cho tất cả học sinh và không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở và dụng cụ học tập. Các giải pháp thực hiện “3 đủ”: - Ngay từ đầu năm học, giáo viện chủ nhiệm lớp có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo với nhà trường số hoc sinh chưa đảm bảo “3 đủ”. Từ đó, nhà trường đề ra các giải pháp thực hiện; - Thông qua giáo viên chủ nhiệm, vận động học sinh đã lên lớp tặng lại cho các em lớp dưới quần áo, sách giáo khoa và dụng cụ học tập còn giá trị sứ dụng hoặc cho học sinh mượn sách giáo khoa từ tủ sách bạn nghèo, sử dụng kinh phí hỗ trợ của cha mẹ học sinh để mua vở và dụng cụ học tập trang bị cho các em học sinh có hoàn cảnh dặc biệt khó khăn; * Nhận xét Nội dung 1: Nhà trường đã thực hiện tốt các nội dung xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường. Học sinh ăn mặc đồng phục, chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông; biết phòng tránh tai nạn, thương tích, giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân. 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 100% giáo viên (22/22 người) đã tham gia các chuyên đề về bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh, dạy học kỷ luật tích cực; nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng tin học, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học theo các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn cụm. 100% giáo viên đều đạt chuẩn trình độ chuyên môn, trong đó, có trên 95% giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn; có 8 giáo viên và phó hiệu trưởng đang tham gia lớp học đại học; mỗi cán bộ, giáo viên đều có 1 đề tài đổi mới phương pháp dạy học. Trong các giờ học, giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, giải bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; có ý thức sưu tầm tư liệu, hình ảnh phục vụ việc học tập và tự làm được một số đồ dùng học tập cho lớp học theo hướng dẫn của giáo viên. Năm học 2012-2013, nhà trường huy động 483 học sinh/481học sinh, đạt 100,4% kế hoạch giao về tổng số học sinh; tuyển mới 90 học sinh/80 học sinh, đạt 105,9% kế hoạch; có 6 lớp (1A, 1B, 1C, 2A, 2B và 2C) với 175 học sinh được học 2 buổi/ngày. Hiện nay, sĩ số học sinh đảm bảo duy trì, không có học sinh bỏ học; giáo viên và học sinh của trường đã tích cực tham gia các phong trào và hội thi do ngành, các cấp tổ chức. Kết quả: - 01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. - Học sinh tham gia các hội thi cấp huyện: Kể chuyện Bác Hồ, có 01 học sinh đạt giải nhất, 01 học sinh đạt giải nhì, đơn vị đạt giải nhì; Hội thi Nghi thức Đội, đơn vị đạt giải khuyến khích về múa hát tập thể, đạt giải nhì toàn đoàn; Hội thi Viết chữ đẹp, có 01 học sinh đạt giải nhất, 01 học sinh đạt giải ba, 03 học sinh đạt giải khuyến khích, đơn vị đạt giải nhì; Hội thi Phụ trách Sao giỏi, có 01 học sinh đạt giải ba, 01 học sinh đạt giải khuyến khích, đơn vị đạt giải ba; Giao lưu học sinh giỏi, có 01 học sinh đạt giải khuyến khích. - 01 học sinh đạt giải khuyến khích về vẽ tranh thiếu nhi “Em vẽ mơ ước của em” do Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam phát đông. 2 * Nhận xét Nội dung 2: Nhà trường có 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có trên 95% trên chuẩn. Học sinh ngoan, hiền, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 10 Điều văn minh trong giao tiếp; luôn có ý thức học tập, rèn luyện; giáo viên và học sinh tích cực tham gia, đạt hiệu quả cao trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” do ngành và các cấp phát động. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Việc xây dựng Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và các biện pháp giám sát, kiểm tra và kết quả thực hiện quy tắc ứng xử hàng ngày trong nhà trường: Trên cơ sở thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhà trường đã triển khai và tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong đó đặc biệt lưu ý đến “Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm” và “Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm”. Nhà trường phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thường xuyên nhắc nhở, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên và nhân viên đảm bảo nề nếp, văn minh trong ứng xử, giao tiếp và làm tấm gương để giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ và 10 Điều văn minh trong giao tiếp của học sinh. Kết quả thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, có 22 giáo viên đạt loại tốt , 02 giáo viên và 08 nhân viên đat loại khá. - Việc tổ chức các câu lạc bộ học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh: Nhà trường đã tổ chức và duy trì hoạt động câu lạc bộ đá cầu; bóng bàn; văn nghệ và mỹ thuật. Thông qua các tiết giảng hoạt động ngoài giờ lên lớp; các tiết sinh hoạt Đội, Sao; các buổi tham gia chăm sóc, giữ gìn Di tích lịch sử văn hóa Đình Hiền Lương, nhà trường đã giáo dục và rèn luyện học sinh các kỹ năng sống và có nhận thức đúng về truyền thống đấu tranh cách mạng và giá trị lịch sử văn hóa ở địa phương; về tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật; phòng tránh một số bệnh thường gặp; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và biết phòng tránh tai nạn, thương tích khi tham gia sinh hoạt ở trường cũng như ở nhà. * Nhận xét Nội dung 3: Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thực hiện tốt quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường. Các em học sinh đảm bảo kỹ năng ứng xử văn hóa; biết phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, phòng tránh tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác. Câu lạc bộ thể dục thể thao, văn nghệ, mỹ thuật hoạt động có hiệu quả. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ hoạt động Đội, Sao Nhi đồng và phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; đảm bảo thường xuyên nề nếp hát đầu, giữa, cuối buổi học; trong giờ ra chơi luân phiên tổ chức cho học sinh múa, hát tập thể và tham gia trò chơi dân gian. Qua đó, rèn luyện cho các em tinh thần tập thể vui tươi, lành mạnh trước và sau 3 các tiết học. Thông qua giảng dạy các bộ môn giáo dục nghệ thuật và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh các trò chơi dân gian: nhảy lò cò, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, … Hầu hết, các em đã biết luật chơi và tham gia trò chơi tích cực, sôi nổi vào các giờ ra chơi hàng ngày. Trường có đủ diện tích đất theo quy định của trường chuẩn quốc gia. Tổng diện tích đất 5.094m 2 , diện tích bình quân trên 10m 2 /HS (5094m 2 /483 học sinh). Trường không có nhà đa năng, không có bể bơi. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức cho các em học sinh tham gia các hội thi: Nghi thức Đội, múa hát tập thể; An toàn giao thông, trò chơi dân gian, đố vui để học, kể chuyện Bác Hồ, làm tập san nhân ngày 20/11… Qua các hội thi, đã giáo dục học sinh tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật; chủ động, tự giác và tích cực trong mọi hoạt động. * Nhận xét Nội dung 4: Nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, do sân chơi bằng bê tông nên có một số trò chơi dân gian không thực hiện được. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương Nhà trường được UBND xã Vạn Lương cho phép nhận chăm sóc Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Hiền Lương; cung cấp tư liệu về “ý nghĩa lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Di tích Đình Hiền Lương; truyền thống đấu tranh cách mạng của xã anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Tư để cán bộ, giáo viên và công nhân viên tham gia tuyên truyền, giáo dục học sinh và trong cộng đồng dân cư. Hàng tuần, nhà trường đều phân công học sinh lao động vệ sinh, chăm sóc các bồn hoa, cây xanh làm cho Di tích thường xuyên sạch, đẹp. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), nhà trường tổ chức học sinh đến thắp hương và tặng quà gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Tư. Thông qua giảng dạy các bộ môn văn hóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường tổ chức giới thiệu, giáo dục các em học sinh về ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương; phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, qua đó giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Thị tư và xã anh hùng. * Nhận xét Nội dung 5: Nhà trường phối hợp tốt với chính quyền địa phương phát huy được giá trị của Di tích lịch sử văn hóa Đình Hiền Lương. Các em học sinh có nhận thức đúng về giá trị lịch sử, văn hóa Đình Hiền Lương và truyền thống đấu tranh cách mạng ở địa phương. Từ đó, các em đã tích cực tuyên truyền trong bạn bè, gia đình tham gia giữ gìn, chăm sóc Di tích; học sinh có ý thức tự hào, phát huy truyền thống của xã anh hùng, ra sức học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt. II. Kết quả của phong trào 4 1. Năm học 2012 - 2013, nhà trường tự kiểm tra, đánh giá Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt loại xuất sắc (Đính kèm Bảng đánh giá kết quả đạt được theo 6 nội dung). 2. Những tập thể tiêu biểu có nhiều đề tài đổi mới công tác dạy học - Tổ chuyên môn khối - Nội dung các đề tài tập trung vào Phụ đạo học sinh yếu hàng tuần, Rèn chữ viết, Rèn học sinh yếu môn toán, Rèn môn chính tả, Rèn đọc cho học sinh lớp 1, Tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng - Kết quả thực hiện: + Các đề tài …… + Giáo viên đã vận dụng vào dạy học … + Hằng năm, có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ; trên 99% học sinh lên lớp thẳng, trong đó có100% học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học. Hiệu quả đào tạo đạt mục tiêu (98%). 3. Những cá nhân tiêu biểu về sự tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến nhằm thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua Qua 5 năm thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hầu hết mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có ý thức và tích cực tham gia, trong đó tiêu biểu là các tổ khối trưởng, các trưởng ban và trưởng các đoàn thể trong nhà trường. Đây là thành phần chủ chốt thay mặt nhà trường vừa tổ chức vừa triển khai thực hiện phong trào này. 4. Chưa có bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được nêu trên Trang Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vạn Ninh. III. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào 1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại địa phương Nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, ban ngành địa phương, đặc biệt là Ban Đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, huy động học sinh ra lớp vượt kế hoạch giao, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh tham gia học tập và rèn luyện. Đồng thời, đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các bâc phụ huynh và các đoàn thể xã hội nên đã tăng cường được mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong các năm học qua, nhà trường luôn thực hiện tốt “3 đủ” cho tất cả học sinh đến trường; đảm bảo duy trì tốt sĩ số học sinh. 2. Kết quả nổi bật - Hầu hết cán bộ, giáo viên và nhân viên chấp hành tốt nội quy nhà trường; đảm bảo nề nếp, kỷ cương; có ý thức tự học, tự rèn; hoàn thành nhiệm vụ công tác và tham gia giảng dạy đạt hiệu quả cao; xác định được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, giáo dục các em học sinh học tập và rèn luyện để nâng cao đức - trí, lao - thể - mỹ. - Các em học sinh đến trường bảo đảm được an toàn; tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống; biết giữ gìn vệ sinh và môi trường 5 xanh - sạch - đẹp trong nhà trường cũng như nơi công cộng. Về cơ bản, các em hiểu được giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích Đình Hiền Lương và truyền thống đấu tranh cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Tư và xã anh hùng. - Với nguồn Hội phí hàng năm, ngoài việc tổ chức khen thưởng và hỗ trợ các hoạt động trong nhà trường, cha mẹ học sinh còn hỗ trợ kinh phí tu sửa cơ sở vật chất và mua sắm các trang, thiết bị phục vụ dạy học. Cụ thể: + Năm học 2008 - 2009, hỗ trợ xây dựng một nhà thường trực, trị giá hơn 12 triệu đồng. + Năm học 2009 - 2010, hỗ trợ mua một máy tính xách tay và một bộ trống Đội (bằng inox), trị giá gần 17 triệu đồng. + Năm học 2010 – 2011, hỗ trợ làm mới 01 nhà để xe học sinh, 01 nhà để xe giáo viên và sửa lại cửa cổng trường với số tiền 13 triệu đồng. + Năm học 2011 - 2012, đã hỗ trợ nhà trường 16 triệu đồng để sửa chữa hố tiểu học sinh. + Năm học 2012-2013, đã hỗ trợ nhà trường triệu đồng để làm lại cổng và biển tên trường. 3. Đề xuất, kiến nghị: Hàng năm, cần có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện đối với UBND xã về việc hỗ trợ thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. IV. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện phong trào thi đua Chất lượng giáo dục hàng năm ổn định ở mức độ cao, có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm thực hiện đầy đủ và có trên 99% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên, trong đó có trên 80% học sinh xếp loại khá, giỏi; hiệu quả đào tạo đạt mục tiêu (98%). 2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực a) Mức độ biểu hiện trong các mối quan hệ: Giữa học sinh - học sinh: Hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau, không nói tục, chưởi thề, không gây gỗ, đánh nhau. Giữa học sinh - giáo viên: Học sinh lễ phép, kính trọng các thầy cô giáo; giáo viên luôn tôn trọng và khuyến khích các em học sinh tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện. Chất lượng giáo dục ổn định, học sinh tham gia đạt hiệu quả cao các phong trào do ngành tổ chức. Giữa nhà trường - gia đình: Đã có sự phối hợp chặt chẽ trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy, hàng năm nhà trường đều được phụ huynh hỗ trợ kinh phí tăng cường cơ sở vật chât, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục. Giữa nhà trường - địa phương: Nhà trường thực hiện tốt vai trò tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương, cấp ủy và chính quyền địa phương luôn quan tâm, chỉ 6 đạo các ban, ngành đoàn thể phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo sự nghiệp giáo dục của địa phương. b) Sự gia tăng tích cực của học sinh: Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện ở điểm là các em học sinh đã tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, tham gia đạt hiệu quả cao các phong trào do trường, ngành tổ chức. c) Những tác động lớn trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, kinh tế, xã hội: - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã làm cho phụ huynh có nhận thức đúng, đầy đủ hơn về nhà trường. Từ đó, đã tác động tích cực đến toàn xã hội quan tâm, có trách nhiệm, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương: Đưa trẻ đi học đúng độ tuổi, giáo dục con em mình có ý thức học tập tốt, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội để trở thành con ngoan, trò giỏi, phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh… - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đã có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương (tiêu chí bắt buộc về xây dựng nông thôn mới). - Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được ổn định ở mức độ cao là điều kiện cơ bản góp phần cho địa phương duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; - Lưu: VT, Hồ sơ Trường học thân thiện. 7 . trường học thân thiện, học sinh tích cực”. IV. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương 1. Kết quả. II. Kết quả của phong trào 4 1. Năm học 2012 - 2013, nhà trường tự kiểm tra, đánh giá Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt loại xuất sắc (Đính kèm Bảng đánh. trường học thân thiện, học sinh tích cực” được nêu trên Trang Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vạn Ninh. III. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào 1. Kết

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan