1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÁO CÁO CÔNG TÁC BHYT-NSVSMT

4 2,5K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 71 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT ĐỒNG XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH XUÂN QUANG2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : ……./BCBHYT-THXQ2 Xuân Quang2, ngày tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC

Trang 1

PHÒNG GD-ĐT ĐỒNG XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH XUÂN QUANG2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : ……./BCBHYT-THXQ2 Xuân Quang2, ngày tháng 4 năm 2013

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH CÔNG TÁC NƯỚC SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC

- Thực hiện theo công văn số 301/SGDĐT-VP ngày 01/4/2013 của Sở GD&ĐT Phú Yên V/v báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học, trường TH Xuân Quang2 báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo hiểm y tế trường học và nước sạch,

vệ sinh môi trường từ năm học 2010-2011 đến nay cụ thể như sau:

I Bảo hiểm y tế (BHYT)

1 Tình hình triển khai thực hiện Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn về BHYT

- Bảo hiểm y tế nói chung và Bảo hiểm y tế học sinh nói riêng là chính sách an sinh xã hội chính vì thế luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng , Chính quyền và các ban ngành đoàn thể của huyện và của xã Qua 3 năm thực hiện công tác BHYT bắt buộc, Huyện ủy, UBND huyện và Phòng GD-ĐT Đồng Xuân đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhà trường thực hiện công tác BHYT học sinh và hàng năm đều tổ chức tổng kết việc thực hiện BHYT học sinh trên địa bàn huyện Tuy có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhưng công tác chỉ đạo, triển khai và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện chỉ dừng lại ở cấp huyện và Ngành giáo dục còn ở cấp xã thì thật sự chưa có sự phổ biến tuyên truyền rộng rãi, vai trò của các ban ngành đoàn thể ở xã trong công tác BHYT học sinh còn mờ nhạt

- Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Luật BHYT trong nhà trường + Hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh vào đầu năm học để phổ biến Luật BHYT học sinh và sinh viên và các văn bản hướng dẫn đóng BHYT của các cấp lãnh đạo về việc đóng BHYT đối với học sinh Cụ thể như Thông báo số 564/TB-UBND ngày 18/8/2011 về ý kiến kết luận của Đ/c Trần Quang Nhất – Phó chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp triển khai công tác BHYT HSSV năm học

2011-2012, công văn liên tịch số 33/9/HDLT/SGDĐT-BHXH ngày 05/8/2011 của Sở

GD&ĐT-Bào hiểm xã hội tỉnh Phú Yên về việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2011-2012…

+ Triển khai đến toàn thể cán cộ công chức nhà trường về công tác thu BHYT học sinh

và xem công tác thu BHYT học sinh là một chỉ tiêu lớn trong Nghị quyết cán bộ công chức hàng năm

2 Thống kê số liệu học sinh tham gia BHYT trong trường học năm học 2011-2012 và 2012-2013

STT Thông tin về đối tượng Năm học

2011-2012

Năm học 2012-2013

Ghi chú

2 Số HS tham gia BHYT tại

trường

3 Số HS không tham gia BHYT

4 Số học sinh thuộc diện chính

sách tham gia BHYT tại địa

phương (thuộc hộ nghèo, được

bảo trợ xã hội…)

Trang 2

bảo hiểm khác

6 Số HS không tham gia các loại

2 Đánh giá chung:

a Những tác động tích cực của Luật BHYT:

- Tác động của chính sách BHYT trong thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn của trường:

Qua việc vận động cha mẹ học sinh đóng BHYT và thực hiện chính sách miễn, giảm đóng BHYT đối với đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách…) đã tác động tích cực đến mối quan hệ giữa nhà trường đối với cha mẹ học sinh nói chung và mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh nói riêng Giáo viên nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của học sinh đồng thời quan tâm hơn đến việc vận động học sinh trong việc khám chữa bệnh Việc thực hiện miễn giảm mức phí BHYT đối với các đối tượng HS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách đã giúp học sinh đủ điều kiện tham gia học tập nên những năm qua không có tình trạng học sinh bỏ học, chất lượng học tập của học sinh cũng có sự chuyển biến tích cực

- Tác động của Luật BHYT với động tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh: + Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu (SKBĐ) cho học sinh được thực hiện một cách đồng bộ hơn, công tác y tế học đường trong nhà trường ngày càng được chú trọng hơn Hiện nay nhà trường đã có nhân viên phụ trách công tác y tế học đường nên việc chăm sóc SKBĐ cho HS được thực hiện một cách thường xuyên Nhà trường đã dùng số kinh phí 12% hàng năm theo Thông tư 14/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính dành cho công tác chăm sóc SKBĐ để mua sắm đầy đủ tủ đựng thuốc và thuốc, dụng cụ y tế dùng trong việc sơ cứu, chăm sóc SKBĐ cho HS

b Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc chính cần khắc phục:

- Đối với việc cấp thẻ BHYT cho học sinh đã qua 6 tuổi (học sinh lớp 1) thuộc diện hộ nghèo còn chậm trễ gây khó khăn trong việc khám chữa bệnh cho học sinh và việc thống kê báo cáo của nhà trường cho cơ quan BHXH huyện

- Chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh chưa thật sự đáp ứng theo nhu cầu của nhân dân nên (chậm trễ, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ…) chưa tạo được niềm tin trong cha mẹ học sinh, gây ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của học sinh

- Công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho con

em chủ yếu là từ phía nhà trường nhưng công tác khám chữa bệnh cho học sinh là cơ quan y tế nên chưa thuyết phục được nhân dân tham gia đóng bảo hiểm y tế một cách triệt để

c Nguyên nhân tồn tại, khó khăn, vướng mắc:

- Học sinh vào lớp Một ở đầu năm học (tháng 8 đến tháng 12) đa số đã qua 6 tuổi

do tháng sinh không rơi vào tháng 01 nhưng các cơ quan chức năng đều cấp thẻ vào ngày 01/01 nên học sinh không có thẻ khám chữa bệnh Việc báo cáo số liệu học sinh tham gia BHYT hàng năm thì cơ quan BHXH huyện không thống kê số HS này có tham gia đóng BHYT Để khắc phục tình trạng này, nhà trường đề nghị các cơ quan chức năng cần cấp thẻ theo ngày tháng năm sinh của học sinh thuộc diện hộ nghèo, chính sách để các em khám chữa bệnh được liên tục khi đã qua 6 tuổi

- Các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến xã còn rất hạn chế về việc chữa bệnh chủ yếu tập trung ở tuyến huyện nên việc khám chữa bệnh ở tuyến này trở nên quá tải và chậm trễ Một số y bác sĩ có thái độ phục vụ chưa đúng mực, chưa thân thiện nên dẫn đến cha mẹ học sinh rất ngại khám chữa bệnh tại bệnh viện họ thường đưa con em đến các

Trang 3

cơ sở tư nhân để khám chữa bệnh Khắc phục tình trạng này và để chuẩn bị cho việc tham gia BHYT toàn dân đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư thêm cơ sở vật chât, đội ngũ y, bác sĩ cũng như công tác quản lý đội ngũ thầy thuốc của các cơ sở KCB cần chặt chẽ hơn Nếu xây dựng được trạm xá, bệnh viện thân thiện, thầy thuốc tích cực thì việc tham gia BHYT của nhân dân sẽ trở thành nhu cầu cần thiết

- Để tuyên truyền công tác đóng BHYT cho học sinh một cách có hiệu quả cần phải có cơ quan y tế nói chung và cơ sở khám chữa bệnh nói riêng vì chính cơ quan này là nơi trực tiếp khám chữa bệnh cho học sinh nên việc vận động, tuyên truyền rất thuận lợi và thiết thực

II Công tác nước sạch và vệ sinh môi trường (NS-VSMT) trong trường học.

2.1 Tình hình triển khai thực hiện công tác NS-VSMT trong trường học

- Cấp ủy Đảng, Chính quyền và của các ban, ngành, đoàn thể của địa phương rất quan tâm đối với công tác NS-VSMT trong trường học

- Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như ban lãnh đạo nhà trương và sự

hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh nên việc thực hiện vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường cũng được diễn ra một cách thuần lợi và có quy trình

- Nhà trường thường xuyên thông tin, giáo dục và truyền thông về NS-VSMT đến toàn thể học sinh và các bậc phụ huynh có con, em học ở trường Thường xuyên lồng ghép các nội dung giáo dục có liên quan đến NS – VSMT trong các giờ dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa

2011-2012 2012-2013 Năm học Ghi chú

1 Kinh phí hàng năm dành cho

công tác NS-VSMT

11.000.000 500.000 Ngân sách

NN cấp chi công việc

2 Số công trình nước sạch và

công trình vệ sinh

3 Số công trình nước sạch xây

4 Số công trình nước sạch nâng

cấp

5 Số công trình vệ sinh xây

6 Số công trình vệ sinh nâng

7 Số đợt truyền thông về

NS-VSMT

3 Đánh giá chung

a Thuận lợi trong công tác nước sạch và vệ sinh môi trường

- Về chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương đã lắp đặt hệ thống nước sạch tại 3/5 điểm trường 2 điểm trường còn lại đều có hệ thống nước sạch gần với khu vực trường

- Về phía nhà trường

Nhà trường đã lắp đặt 01 hệ thống nước sạch và đào 02 giếng nước để học sinh

sử dụng trong sinh hoạt Chỉ đạo giáo viên triển khai học sinh dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài lớp học một cách thướng xuyên Rác thải luôn được xử lý một cách hợp lý Môi trường tại các điểm trường luôn sạch đẹp

Trang 4

b Những tồn tại, khó khăn vướng mắc chính cần khắc phục

Nguồn nước sạch của xã cung cấp bị nhiễm phèn nặng và thừa Florua nên nhà trường chưa lắp đặt đầy đủ cho các điểm trường Đối với điểm trường đã lắp đặt, nhà trường chỉ để học sinh dùng trong sinh hoạt (không sử dụng để uống)

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học còn hạn hẹp Hiện nay nhà trường có 4/5 điểm trường chưa có nhà vệ sinh dành cho GV và HS

c Nguyên nhân tồn tại, khó khăn vướng mắc

Do nguồn nước ở địa bàn trường học bị nhiễm phèn quá nặng, nên việc lọc và loại bỉ phèn còn gặp nhiều khó khăn và khó cho việc học sinh sử dụng trong sinh hoạt

và vệ sinh

Do kinh phí nhà nước cấp không đủ xây dựng nhà vệ sinh cho các điểm trường nên 4/5 điểm trường chưa có nhà vệ sinh

* Biện pháp khắc phục:

- Về nguồn nước: Trong thời gian đến nhà trường sử dụng nước giếng để lọc bằng hệ thống lọc năng lượng mặt trời cho học sinh tại điểm trường chính Đối với 4 điểm trường còn lại nhà trường sẽ lắp đặt hệ thống nước sạch sau khi địa phương thay thế nguồn nước khác Hiện nay nhà trường đã triển khai học sinh tự đem nước đun sôi

để nguội để uống

- Về công trình vệ sinh: Nhà nước cần có thiết kế mẫu mô hình nhà vệ sinh phù hợp với quy mô, số lượng học sinh ở các điểm trường lẻ (dưới 4 lớp học) để nhà trường có thể sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp để xây dựng

III Giới thiệu mô hình thực hiện tốt về công tác y tế trường học (nếu có)

IV Kiến nghị, đề xuất giải pháp, về công tác y tế trường học (trong đó có bảo hiểm y tế, NS-VSMT) năm học 2014, phương hướng giai đoạn 2013-2015.

- Trong công tác tuyên truyền, vận động học sinh tham gia BHYT cần có sự tích cực tham gia của cơ quan y tế nói chung và các cơ sở khám chữa bệnh nói riêng

- Cần tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trong việc khám chữa bệnh Ban lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh cần quan tâm đến chất lượng khám chữa bệnh

và thái độ phục vụ của cán bộ y tế đối với đối tượng tham gia BHYT

- Quan tâm đến việc xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch trong nhà trường nhất

là vấn đề nguồn nước sạch để học sinh sử dụng trong sinh hoạt

HIỆU TRƯỞNG (đã ký và đóng dấu)

Phan Thanh Hiền

Ngày đăng: 26/01/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w