1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nấm linh chi

27 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Chủ đề: Quy trình nuôi trồng nấm linh chi Sinh viên: Lê Thị Hằng Lớp: K42-CNSH MSV: DTN1053150012 Trong số 2000 loài nấm đã được biết đền trên thế giới có khoảng 300 loài có giá trị dược liệu quý giá như nấm Linh chi. Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Có nhiều loài có màu sắc khác nhau. Dựa vào màu sắc của nấm Linh chi mà người ta gọi các tên Thanh chi (màu xanh), Bạch chi (màu trắng), Hắc chi (màu đen), Từ chi (màu tím). Linh chi tên tiếng anh là Ling Chih. Linh chi thuộc họ Ganodermataceae, bộ Ganodermatales, lớp Hymenomycetes, ngành Nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Mycota. I. GiỚI THIỆU VỀ NẤM LINH CHI Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng linh chi có bước phát triển nhảy vọt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam nghề trồng nấm có rất nhiều triển vọng do nước ta là một nước nông nghiệp với nguồn phế phụ phẩm giàu chất sơ và chất gỗ hết sức phong phú. Nông dân chiếm gần 80% trong cộng đồng dân cư. Là nước có nhiều vùng khí hậu khác nhau vì vậy có thể trồng nấm quanh năm. Sản phẩm nấm là những mặt hàng có thị trường xuất khẩu rộng lớn, ít bị cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ ở tất cả các nước ngày càng tăng trong khi các phụ phẩm nông lâm nghiệp ngày càng khan hiếm ở các nước công nghiệp hóa và nước có mùa đông giá lạnh kéo dài. II. ĐiỀU KiỆN SỐNG 1. Đặc điểm hình thái: - Nấm Linh chi là nấm dược liệu. Ở phương Đông được dùng từ hàng ngàn năm để chữa nhiều loại bệnh như: huyết áp, tiêu hoá, gan, thận, - Nấm Linh chi có mũ nấm hình thận và cuống nấm. + Cuống nấm: Dài từ 5-7cm, đường kính: 0,5-3cm. Vỏ cuống có màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông. + Mũ nấm : Khi non có hình trứng, lớn có hình quạt. Đường kinh : 5-15cm, dày: 0,8-1,2cm.Mặt mũ có vân gạch đồng tâm, màu đổ hồng. 2. Độ thông thoáng: - Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể đều cần có độ thông thoáng tốt. 3. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp: - Giai đoạn nuôi sợi nhiệt độ thích hợp: 20- 30 0 C. - Giai đoạn quả thể phát triển nhiệt độ thích hợp từ 22- 28 0 C. - Độ ẩm cơ chất: 60- 62%. - Độ ẩm không khí: 80- 95% 4. Ánh sáng - Giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng. - Giai đoạn phát triển quả thể cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách), cường độ chiếu sáng chiếu đều từ mọi phía. 5. Độ PH -Nấm linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (PH từ 5,5 – 7). 6. Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulo và một số dinh dưỡng như: chất khoáng, đường, vitamin và protein. III. VAI TRÒ • Trong nấm linh chi có các thành phần: - Germanium: 42,5% giúp khí huyết lưu thông và các tế bào hấp thụ oxi tốt hơn. - Poli saccarit: 30,51% giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. - Protein: 15,2%. - Axit Ganodenic: 37,2% chống dị ứng, chống viêm. - Axit amin không thay thế 10,7%. • Theo người phương Đông,Linh chi có tác dụng: - Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn). - Bảo can ( bảo vệ gan). - Cường tâm (thêm sức cho tim). - Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp). - Giải độc (giải tỏa trạng thái nhiễm độc). - Trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ). • Vai trò khác: - Dùng cho các bệnh suy giảm miễn dịch, suy giảm trí nhớ, giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hoá. - Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường, béo phì hay các bệnh đường tiêu hoá như loét dạ dầy - tá tràng, viêm gan, ăn không ngon, táo bón, tiêu hóa kém - Trong thể dục thể thao, Nấm Linh Chi dùng để chống mệt mỏi khi tập, sức bền cũng như vận động với khối lượng lớn, tăng sức dẻo dai của cơ thể. - Dùng để trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng. - Dùng làm đẹp da, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá IV. Phân loại • Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp cho sáng mắt, giúp cho an thần , bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. • Xích chi (đỏ), có vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ. • Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc sản khoái. • Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm trí nhớ dai. • Hoàng chi (vàng) ích tì khí, trung hòa, an thần. • Tử chi (tím đỏ) bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, da tươi đẹp. V. QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG 1. Thời vụ nuôi trồng nấm Linh Chi Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch là thích hợp nhất. 2. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu a) Nguyên liệu: Chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo. b) Phương pháp xử lý nguyên liệu: * Chuẩn bị: - Mùn cưa, túi nilon chịu nhiệt, bông nút, cổ nút…các phụ gia (bột nhẹ, bột ngô, cám gạo…), nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). * Tạo ẩm nguyên liệu: bằng nước vôi có độ pH từ 12-13. - Cứ 1kg nguyên liệu bổ sung từ 2,1 -2,2 lít nước vôi. Tưới nước vôi và đảo đều. Mục đích tạo ẩm và tăng độ PH cho nguyên liệu - Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm 1 nắm mùn cưa thả ra thì mùn cưa vỡ ra từ 2 đến 3 đường là đạt độ ẩm (60-65%). * Ủ đống: có 2 phương pháp: - Ủ chậm: Được áp dụng cho tất cả mùn cưa thuộc gỗ mềm. Đống ủ có bề rộng của đáy dưới là 1,8m, bề rộng đáy trên là 1,5m, chiều cao khoảng 1,2m, chiều dài tùy thuộc vào đống , dùng nilong bao xung qanh. Sau khi ủ được 3 ngày thì ta tiến hành đảo lại đống ủ và tiếp tục ủ thêm 3 ngày nữa. [...]... đoạn 1 Sau 25-30 ngày nấm sẽ cho thu hái đợt 2 →→Mỗi đợt trồng nấm như vậy cho ta thu hái từ 3-4 đợt - Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1% b Bảo quản: - Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40- 45oC Nấm có thể cắt nát nhỏ hoăc để cả tai nấm - Sấy nấm cho đến khi độ ẩm của nấm chỉ còn 12-14% so... thể bị dị dạng, phân thùy ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm 7 Thu hái và bảo quản a Thu hái - Dùng tay cố định cổ sau đó dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi - Sau khi cắt xong cần vệ sinh bề mặt vết cắt bằng cách dùng nước vôi đặc từ 3-5% tẩm với bông và bôi vào vết cắt để chống nấm mốc ở bề mặt cắt, để chuẩn bị nấm ra đợt 2 Chú ý: Trong 5-7 ngày đầu sau khi cắt không được tưới... sinh nhiệt Hình 2: Các giàn nấm linh chi - Trong thời gian ươm không tưới nước và hạn chế việc vận chuyển - Khi hệ sợi đã lan ½ hoặc 1/3 túi giống thì tiến hành lấy nút bông ra và lấy một ít bông ở giữa nút trở lại bịch giống sao cho nút bông vừa chạm với phần nguyên liệu ở phía dưới để cho thể sợi bám lên nút bông,nút bông chính là giá đỡ cho hệ sợi hình thành quả thể Hình 3 : Nấm giai đoạn ươm - Sau... của nấm chỉ còn 12-14% so với ban đầu là được sau đó cho nấm vào túi nilong dồn hết không khí ra ngoài và buộc chặt rồi cho vào túi nilong thứ2 - Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô - Năng suất đạt bình quân từ 40-50kg nấm khô/ 1 tấn nguyên liệu Tài liệu tham khảo • 1.Nguyễn Lân Dũng (2009), Công nghệ nuôi trồng nấm tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội ... le nhau để tránh che mất ánh sáng của nhau - Khi quả thể nấm bắt đầu mọc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết) Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được Hình 5: Quả thể nấm đã được thu hoạch Lưu ý: Về nhiệt độ: nhiệt độ thấp hoặc... trùng chưa đạt yêu cầu 6 Hình thành quả thể a, Chuẩn bị các điều kiện: - Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau: + Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22-28oC + Độ ẩm không khí đạt 80-90% + Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chi u đều từ mọi phía + Kín gió - Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích... giai đoạn ươm - Sau 16-25 ngày hệ sợi bắt đầu liên kết lại và hình thành quả thể Khi quả thể chui lên khỏi cổ nút, hệ sợi thì bám xuống đáy thì giai đoạn ươm kết thúc Hình 4: Nấm xuất hiện quả thể Chú ý: - Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục: + Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy... xung quanh phòng cấy có thể quây bàng bạt hoặc nilong và phải được thanh trùng định kì bằng bột lưu huỳnh hoặc foocmalin 0,5% - Dụng cụ cấy: que cấy, pank kẹp, đèn cồn, cồn sát trùng, bàn cấy - Giống nấm: + Giống không non quá, già quá ( giống già quá là xung quanh túi giống xuất hiện một lớp màng rất dày,giống non quá là lớp màng chua bao phủ hết túi giống) + Giống không bị nhiễm bệnh ( giống bị nhiễm . trắng), Hắc chi (màu đen), Từ chi (màu tím). Linh chi tên tiếng anh là Ling Chih. Linh chi thuộc họ Ganodermataceae, bộ Ganodermatales, lớp Hymenomycetes, ngành Nấm thật – Eumycota, giới Nấm –. thái: - Nấm Linh chi là nấm dược liệu. Ở phương Đông được dùng từ hàng ngàn năm để chữa nhiều loại bệnh như: huyết áp, tiêu hoá, gan, thận, - Nấm Linh chi có mũ nấm hình thận và cuống nấm. . Linh chi. Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Có nhiều loài có màu sắc khác nhau. Dựa vào màu sắc của nấm Linh chi mà người ta gọi các tên Thanh chi (màu xanh), Bạch chi (màu

Ngày đăng: 26/01/2015, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w