1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 130 - luyện tập thao tác lập luận bình luận - tiết 1

4 4,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Kiến thức: Giúp cho hs: - Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.. - K

Trang 1

Gi¸o ¸n thi Gi¸o viªn giái cÊp tØnh

Ngày soạn: 21.3.2013 Thời gian giảng: Tiết 4 - 22.3.2013 Lớp: 11A - Trung tâm GDTX Tỉnh I

Tiết 130

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức:

Giúp cho hs:

- Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

2 Kĩ năng:

Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

3 Thái độ:

- Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội

B Phương pháp:

- GV hướng dẫn, định hướng kết quả chung.

- Hs trao đổi, thảo luận.

C Chuẩn bị của GV, HS:

- GV: SGK, sách chuẩn kiến thức Ngữ Văn 10, giáo án, máy chiếu.

- HS: Chủ động tìm hiểu, soạn bài học qua các câu hỏi sgk

D Tiến trình lên lớp:

1 Ổn định - kiểm tra sĩ số:

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Vào bài: Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện Việc bình

luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết

về kĩ năng bình luận.

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

Trang 2

Gi¸o ¸n thi Gi¸o viªn giái cÊp tØnh

Hoạt động 1: Gv cho HS nhắc lại kiến thức cũ

về Thao tác lập luận bình luận:

? Thế nào là thao tác lập luận bình luận?

- K/n thao tác lập luận bình luận:

Là thao tác lập luận

của văn nghị luận đưa ra ý kiến, đánh giá của mình về

một tình hình, một vấn đề nào đó

? Nêu các bước bình luận?

- Các bước bình luận:

+ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (nêu rõ được thái

độ, đánh giá của người viết Trình bày rõ ràng, trung

thực)

+ Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận ( theo 3

hướng: đứng hẳn về một phía mình tin đúng; hoặc kết

hợp phần đúng và phần sai của mỗi phía để đi tới một

sự đánh giá hợp lý; hoặc đưa ra đánh giá riêng)

+ Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận (theo 3 khía

cạnh: bàn về thái độ, cách giải quyết; hoặc bàn về

những điều rút ra khi liên hệ với bản thân, xã hội, thời

đại ; hoặc bàn về ý nghĩa sâu xa của vấn đề)

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1

( sgk - 81)

Giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích đề

? Vì sao bài văn này nên là một bài văn nghị

luận?

? Chọn vấn đề cụ thể nào cho bài bình luận

của mình?

- Toàn bộ các vấn đề của đề tài

hoặc - Một khía cạnh của đề tài (chống nói tục;

“lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; biết nói

lời “cảm ơn” và xin lỗi)

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs cách xác định

luận điểm chính để lập dàn ý

* Bài tập 1: Anh chị viết 1 bài văn bình luận

để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ

chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

1 Phân tích đề:

a Kiểu bài:

Bình luận (tham gia diễn đàn - phát biểu ý kiến của riêng mình vào trong diễn đàn)

b Lựa chọn nội dung bình luận:

Vd: Biết nói lời “Cảm ơn” và “xin lỗi” của

học sinh văn minh, thanh lịch

2 Lập dàn ý:

* Bước 1: xác định luận điểm chính

Trang 3

Gi¸o ¸n thi Gi¸o viªn giái cÊp tØnh

- Giới thiệu vấn đề bình luận nhu thế nào?

- Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của

vấn đề Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân

- Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra

=> xác định luận điểm cho bài bình luận về khía cạnh

biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi ” của học sinh văn minh,

thanh lịch

GV đưa ra một dàn ý để học sinh tham khảo,

luyện viết đoạn văn bình luận

* MB: nêu vấn đề cần bình luận

* TB:

- Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn

minh, thanh lịch:

+ Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

+ Không nói tục, chửi thề

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa,

lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong

cuộc sống

- Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của

học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép

+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

+Nói nhưng không tôn trọng người nghe

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu

văn minh, lịch sự

- Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và

“xin lỗi” trong giao tiếp.

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người

nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn

minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách

nhiệm

GV: sau khi đã lập dàn ý cho bài viết, chúng ta

tiến hành lập luận cho từng luận điểm theo 3

bước của cách lập luận

- Giới thiệu vấn đề bình luận nhu thế nào

- Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân

- Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra

=> Luận điểm chính:

- Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch

- Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay

- Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp

* Lập dàn ý:

2 Viết đoạn văn bình luận.

Trang 4

Gi¸o ¸n thi Gi¸o viªn giái cÊp tØnh

GV chia lớp thành 02 nhóm, mỗi nhóm viết

đoạn văn bình luận về 1 luận điểm

GV chữa

GV dặn HS về làm bài tập số 2 - ý b trong sgk

- 83

* Nhóm 1: Luận điểm 1

* Nhóm 2: Luận điểm 2

Bài tập 2:

Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm

4 Củng cô: hệ thống hóa bài học bằng cách nhắc lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận

5 Dặn dò: Làm bài tập

Ngày đăng: 26/01/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w