Tiết 119 Ngày soạn: 1/4/2013 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt. Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học. B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản. 2. Kĩ năng - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. C. CHUẨN BỊ: - Thầy : + Phương pháp: Nêu vấn đề + Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ - Trò: đọc trước bài mới để trả lời các câu hỏi sgk D. LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là phép liệt kê, cho ví dụ? Liệt kê được chia thành những loại nào? Cho ví dụ? 3. Bài mới. Hoạt động 1:Giới thiệu bài HĐ2. Công dụng của dấu chấm lửng * HS quan sát ngữ liệu trên bảng phụ. ? Câu a, dấu chấm lửng dùng để làm gì? - Sau Quang Trung còn nhiều vị anh hùng khác ? Câu b dấu chấm lửng dùng để biểu thị tâm trạng gì của người báo tin đê vỡ? ? Dấu chấm lửng trong ví dụ c có I. Dấu chấm lửng: 1. Ví dụ: a. Chúng ta có quyền tự hào thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung => còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê b. - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! => biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và sợ hãi. c. Cuốn tiểu thuyết được viết…trên bưu thiếp… => làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự tác dụng gì? ? Dấu chấm lửng(ba chấm) có tác dụng gì? ? Công dụng của dấu chấm lửng? * học sinh đọc ghi nhớ sgk. HĐ3. Công dụng của dấu chấm phẩy ? Dấu chấm phẩy ở câu a dùng để làm gì? ? Dấu chấm phẩy trong câu b dùng để làm gì? ? Qua ví dụ, em thấy dấu chấm phẩy có tác dụng gì? * HS đọc ghi nhớ. xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp. 2. Nhận xét: - Dấu chấm lửng: + Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê. + Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị sự bất ngờ, hài hước, châm biếm * Ghi nhớ: SGK/T122 II. Dấu chấm phẩy: 1. Ví dụ. a. Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. => đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp. b yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động của mình;có tinh thần giúp nhau => ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp. 2. Nhận xét: - Dấu chấm phẩy đánh dấu: + ranh giới giữa các vế của một câu ghép. + ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. * Ghi nhớ: SGK/T122 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập III. Luyện tập: Bài tập 1: a → Biểu thị lời nói ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng b → Biểu thị câu nói bị bỏ dở c → Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ Bài tập 2: Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp 4. Củng cố: - Một học sinh đọc 2 mục ghi nhớ sgk - Giáo viên hệ thống lại 5. Dặn dò: - Học thuộc các công dụng của dấu - Làm bài tập 3 - Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang