MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B. NỘI DUNG I. Khái niệm kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản 5 II. Một số dịch bệnh nổi bật hiện nay. 5 1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) 5 2. Bệnh đốm trắng 7 3. Một số dịch bệnh khác 7 III. Phương pháp phòng dịch bệnh 8 3.1) Phương pháp phòng bệnh tổng hợp 8 3.2) Phương pháp dịch tễ........ 12 IV. Phương pháp xử lý khi dịch bệnh xảy ra 14 C. KẾT LUẬN 15 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
KHOA THỦY SẢN BÀI TIỂU LUẬN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: DỊCH TỄ HỌC THỦY SẢN MÔN: DỊCH TỄ HỌC THỦY SẢN ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI: Kiểm soát dịch bệnh Kiểm soát dịch bệnh động vật thủy sản động vật thủy sản Giáo viên hướng dẫn: Phạm Hải Yến Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp : Ngư Y 46 Huế, 01/2015 1 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B. NỘI DUNG I. Khái niệm kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản 5 II. Một số dịch bệnh nổi bật hiện nay 5 1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) 5 2. Bệnh đốm trắng 7 3. Một số dịch bệnh khác 7 III. Phương pháp phòng dịch bệnh 8 3.1) Phương pháp phòng bệnh tổng hợp 8 3.2) Phương pháp dịch tễ 12 IV. Phương pháp xử lý khi dịch bệnh xảy ra 14 C. KẾT LUẬN 15 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 2 TRANG LỚP : NGƯ Y K 46 DANH SÁCH NHÓM 1 1. NGÔ THỊ PHƯƠNG DUNG. 2. HUỲNH VĂN LÂM. 3. NGUYỄN PHƯƠNG NAM. 4. MAI VĂN THƯƠNG. 3 A. (*) ĐẶT VẤN ĐỀ - Dịch bệnh thủy sản ngày càng gây thiệt hại to lớn cho nghề NTTS ở nước ta ,theo cục Thú y cho biết trong 6 tháng đầu năm 2014 dịch bệnh thủy sản bùng phát đã gây thiệt hại hơn 20 nghìn ha nuôi tôm, 14 nghìn lồng nuôi tôm hùm, gần 1.000 ha nuôi cá tra Trước đó, năm 2013, cả nước cũng đã có khoảng 30 nghìn ha tôm nuôi, hơn 700 ha nuôi cá tra, hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm bị thiệt hại do dịch bệnh. Gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của người dân và ngân sách nhà nước. - Theo hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau 11 tháng đầu năm 2014, cả nước có 48.671,35 ha nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại (chiếm 7,2% tổng số 675.830 ha nuôi tôm cả nước 10 tháng đầu năm). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị thiệt hại diện tích lớn nhất. 1.Sóc Trăng: Là tỉnh có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhiều nhất, với 19.959,26 trong tổng diện tích 52.487,1 ha thả nuôi. Trong đó, bệnh đốm trắng với 10.933,82 ha bị bệnh; bệnh hoại tử gan tụy cấp với 874,64 ha. Nguyên nhân do thời tiết, tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng quá nhanh, chất lượng tôm giống không thể kiểm soát. 2.Cà Mau:Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, với hơn 267.000 ha; tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại 17.680,81 ha. Trong đó, bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 570 ha, bệnh đốm trắng hơn 8.602 ha… Gần 100% các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, không có ao lắng, không xử lý ao đầm; nguồn nước trước khi thả giống hoặc xả thải nước từ ao bệnh ra môi trường không qua xử lý; không báo cáo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương khi dịch bệnh xảy ra. 4 Ảnh: Phan Thanh Cường 3.Bạc Liêu: Bạc Liêu giữ vị trí thứ hai khu vực ĐBSCL về sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ. Diện tích tôm bị thiệt hại hơn 5.000 trong tổng số hơn 124.00 ha thả nuôi; trong đó diện tích tôm bị hoại tử gan tụy cấp hơn 1.700 ha, tôm bị đốm trắng hơn 319 ha Tại Bạc Liêu, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số nên nhiều người nuôi chưa có ý thức phòng chống dịch bệnh, chưa chú trọng việc xử lý nguồn nước đầu vào và xả thải… 4.Trà Vinh: 11 tháng đầu năm, hơn 3.000 trong tổng số hơn 31.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại. Diện tích tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 1.000 ha, bệnh đốm trắng hơn 1.000 ha… Dịch bệnh vẫn tiếp diễn do nhiều nơi người dân tự ý chuyển đổi diện tích chưa phù hợp sang nuôi thủy sản, nhưng do đầu tư chưa thỏa đáng về hạ tầng (hệ thống điện, cấp thoát nước, ao lắng, khu vực xử lý chất thải…) nên môi trường bị ô nhiễm, không phù hợp, khiến dịch bệnh thường xuyên xảy ra, người nuôi khó phục hồi sản xuất. 5.Bến Tre: Với hơn 3.000 ha tôm bị bệnh, trong tổng số hơn 31.000 ha nuôi tôm, dịch bệnh tại tỉnh Bến Tre vẫn diễn biến phức tạp; trong đó bệnh đốm trắng hơn 420 ha, bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 446 ha. Nguyên nhân do chưa chú trọng thông tin tuyên truyền; người nuôi chưa biết rõ quy định, quy hoạch về nuôi trồng, không ghi chép, theo dõi các chỉ số quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh, thức ăn, hóa chất, thuốc sử dụng trong quá trình nuôi. Hơn nữa, phần đông 5 hộ nuôi nhỏ lẻ không có ao chứa nước và khi có ao tôm bị bệnh đã xả thải nước không qua xử lý ra môi trường, khiến hàng loạt cơ sở nuôi xung quanh cùng phải chịu hậu quả. - Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thú y, nguyên nhân của thực trạng nêu trên là do biến đổi thời tiết, do môi trường ô nhiễm không được xử lý triệt để. Điều đáng nói, một nguyên nhân trực tiếp là công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh tại địa phương còn nhiều bất cập, khiến dịch bệnh dai dẳng, kéo dài năm này qua năm khác, "đe dọa" sự ổn định của các vùng nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. => Vì vậy đề tài “kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản” thực hiện với mục đích cung cấp nhưng thông tin về dịch bệnh,phương pháp phòng bệnh cũng như những biện pháp xử lý khi dịch bệnh bùng nổ để từ đó giải quyết được phần nào vấn đề trên B.NỘI DUNG I. khái niệm kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản. - kiểm soát:là hoạt động để xem xét để phát hiện,ngăn chặn những gì trái với quy định - dịch bệnh: Những bệnh có khả năng lây lan và gây thành dịch trên phạm vi lớn. - kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản: Những phương pháp để phòng bệnh và xử lý những bệnh có khả năng lây lan ở động vật thủy sản. II. Một số dịch bệnh nổi bật hiện nay. 1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) - Trong 10 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng diện tích nuôi tôm có bệnh là 5.705 ha, bao gồm 2.423 ha nuôi tôm thẻ chân trắng và 3.282 ha nuôi tôm sú. So với cùng kỳ năm 2012, số địa phương mắc dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính năm 2013 tăng lên nhưng tổng diện tích bị bệnh lại giảm đáng kể, chỉ bằng 20% so với năm 2012. 6 - Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính diễn ra vào hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8. Nguyên nhân là do đây là khoảng thời gian nuôi tôm chính vụ. Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính năm 2013 có xu hướng xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tháng so với năm ngoái do năm nay, người nuôi thả tôm sớm hơn (ngay sau tết âm lịch). - Dịch bệnh diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó, các tỉnh nuôi tôm chủ yếu ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng nề nhất. Năm nay, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau khi thả nuôi dưới 35 ngày. Diện tích nuôi tôm thẻ bị bệnh trong năm nay chiếm 42,47% và diện tích tôm sú bị bệnh là 55,53%. So với năm 2012, tỷ lệ diện tích tôm sú bị bệnh đã giảm đáng kể (92,36% năm 2012) song tỷ lệ diện tích tôm thẻ chân trắng lại có chiều hướng tăng cao (7,46% năm 2012 so với 42,47% năm 2013). Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm nay, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng của bà con tăng cao, do đó tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị bệnh cũng tăng theo. Từ các kết quả nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp, một số biện pháp phòng bệnh đã được đề ra là: - Tác nhân gây bệnh: Ngoài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn Vibrio vulnificus có vai trò nhất định trong việc gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. - Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao (>27oC), pH>8, độ mặn cao (từ 25 – 35o /00,hàm lượng H2S cao đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi - Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy tỷ lệ tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio khá cao, đối tượng nhiễm khuẩn đa dạng, trong đó đã kiểm soát được hàm lượng vi khuẩn Vibrio trong nguồn nước cấp cho trại giống, nguyên nhân nhiễm Vibrio ở tôm giống chủ yếu do quá trình sản xuất Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thời gian bùng phát bệnh mạnh nhất là từ cuối tháng 3 đến tháng 7. - Hầu hết tôm mắc bệnh đều có hiện tượng kháng kháng sinh. 7 2. Bệnh đốm trắng - Trong 10 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã xuất hiện tại 278 xã của 93 huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản mắc bệnh là 12.242 ha, bao gồm 6.917 ha nuôi tôm thẻ và 10.929 ha nuôi tôm sú. So với 10 tháng đầu năm 2012, dịch bệnh đốm trắng tăng 4.085 ha. Số lượng xã, huyện, tỉnh có dịch cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012.Tại Cà Mau, diện tích tôm thẻ chân trắng bị mắc bệnh đốm trắng là 134,082 ha, chiếm 14,7% tổng diện tích tôm bệnh, bằng 4,97% diện tích thả nuôi tôm của toàn tỉnh, song có giảm 106,118 ha so với cùng kỳ năm 2012. - Dịch đốm trắng xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung vào các tháng 4 – 7. Nguyên nhân là do khoảng thời gian này là mùa nuôi tôm chính vụ. So với số liệu năm 2012, số lượng xã và tổng diện tích nuôi tôm bị dịch trong năm nay cao hơn nhiều so với năm 2012 (số lượng xã gấp 2,4 lần, tổng diện tích gấp 1,5 lần). Năm nay, dịch xuất hiện ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó khu vực ĐBSCL bị thiệt hại nặng nhất. Mức độ thiệt hại của các địa phương này cũng cao hơn nhiều so với năm 2012. - Dịch xuất hiện trên cả hai đối tượng tôm nuôi nước lợ chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, diện tích tôm sú mắc bệnh trong năm nay chiếm 37,01% tổng số diện tích mắc bệnh. Con số này của tôm thẻ chân trắng là 58,76%. Tỷ lệ tôm sú mắc bệnh trong năm nay có giảm (87,61% năm 2012) song diện tích tôm thẻ chân trắng lại tăng lên (15,39%). Nguyên nhân cũng tương tự với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính, do năm nay, ngư dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích tăng cao nên tỷ lệ tôm nuôi bị bệnh cũng tăng cao hơn so với năm ngoái. 3. Một số dịch bệnh khác. - Đối với tôm hùm, trong năm 2013, các bệnh chủ yếu xảy ra trên tôm hùm là bệnh sữa, bệnh đen mang, đỏ thân và trong những tháng cuối năm đã xuất hiện bệnh mới khiến tôm hùm rụng chân. Một số địa phương có tôm hùm bị bệnh là Phú Yên (15% lồng tôm bị bệnh),Bình Định (3,5%), Khánh Hòa (11%). Riêng tại 8 Khánh Hòa, từ tháng 7/2012 đến nay, tôm hùm bị bệnh với các dấu hiệu lạ như thối chân, rụng chân (chân tôm ban đầu sưng to, tổn thương, hoại tử và có mùi thối). Khi quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy nhiều sinh vật nhỏ ký sinh trên tôm. Số lượng tôm bệnh tăng cao vào các tháng 5, 6 với số lượng từ 5 – 15 con tôm bị bệnh trên mỗi lồng nuôi (mật độ nuôi trung bình khoảng 70 – 80 con/lồng). Hiện nay, dịch bệnh trên tôm hùm đã giảm nhiều. Tỷ lệ lồng có tôm bị bệnh chỉ còn dưới 10%, với số lượng từ 1 – 2 tôm bệnh/lồng. Kết quả phân tích xét nghiệm ban đầu cho thấy sự xuất hiện nhiều tác nhân như nấm Fusarium sp, nhiễm Vibrio trong các cơ quan nội tạng (gan, tụy) với 2 loài chủ yếu là Vibrio alginolyticus và V.Vulnificus, ký sinh trùng thuộc ngành trùng lông bơi Ciliphora. Tuy nhiên, để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, Cục Thú y đã chỉ đạo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Cơ quan Thú y vùng VI lấy mẫu xét nghiệm trong nước, đồng thời gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích tìm nguyên nhân gây bệnh. - Ngoài ra, trong năm 2013 còn ghi nhận báo cáo bệnh đầu vàng (YHD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh phân trắng và một số bệnh khác trên tôm nuôi. Tuy nhiên, diện tích tôm bị các bệnh này không nhiều, dao động từ 15 – 786 ha (nặng nhất là bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu). III. Phương pháp phòng dịch bệnh: 3.1) Phòng bệnh tổng hợp - Động vật thủy sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống như gia súc, gia cầm trên cạn. Mỗi khi động vật thủy sản trong ao bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải chữa theo quần đàn. Thuốc dùng phải tính cho tổng số lượng tôm, cá trong ao nên tốn kém nhiều. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho động vật thủy sản thường phun trực tiếp xuống nước, nên chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thủy vực có diện tích mặt nước lớn không sử dụng được phương pháp này. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thủy sản thường phải trộn vào thức ăn, tuy nhiên chỉ có tác dụng đối với những con còn khỏe 9 mạnh, còn những con đã bị bệnh thì ít tác dụng vì chúng không bắt mồi. Một số thuốc chữa bệnh lại kèm theo một số phản ứng phụ đối với động vật nuôi và môi trường. Vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”.Động vật thuỷ sản chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố đồng thời xảy ra: 3.1.1. Làm sạch môi trường nước và ao nuôi : a) Ao nuôi phải phù hợp với điều kiện phòng bệnh cho động vật thủy sản Chọn đối tượng nuôi phù hợp, chất lượng nước phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn thải của nước sinh hoạt, các nhà máy công nghiệp. Ao nuôi đủ độ sâu để ổn định môi trường, tránh sự biến đổi đột ngột các yếu tố môi trường dẫn đến gây sốc cho động vật nuôi. Tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi bao gồm tháo cạn, nạo vét bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ mương máng, dọn sạch cỏ rác, phơi khô đáy ao trong 1-2 tuần để tiêu diệt tác nhân tồn tại trong lớp bùn. Dùng vôi CaO hay Ca(OH)2 để sát trùng diệt tạp, khử trùng ao và nâng cao pH. Nếu nuôi bằng lồng bè, công tác rửa sạch và sát trùng lồng bè trước mỗi vụ nuôi cũng cần thiết. b) Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi Trong ao nuôi nếu lượng chất thải hữu cơ tồn đọng trong ao quá cao sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm hữu cơ. Khi ao nuôi tồn tại một lượng lớn chất hữu cơ có thể dẫn 10 [...]... pháp xử lý dịch bệnh xảy ra - Trong kiểm soát dịch bệnh không chỉ cần đưa ra những phương pháp phòng dịch bệnh hiệu quả và kịp thời, mà cần phải đưa ra những phương pháp xử lý vùng dịch bệnh xảy ra một cách tốt nhất để làm hạn chế và dập tắt dịch bệnh, tránh được những hậu quả nặng nề của dịch bệnh gây ra như: + Không xả nước thải và thủy sản bị bệnh chưa qua xử lý ra môi trường, tránh dịch bệnh phát... phòng dịch bệnh cũng như phương pháp xử lý khi dịch bệnh bùng phát,từ những thông tin này có thể giúp chúng ta có được những cách làm hiệu quả làm giảm được phần nào những tác hại mà dịch bệnh gây ra cho đối tượng nuôi thủy sản.Nhưng việc kiểm soát dịch bệnh vẫn còn chưa đạt hiệu quả như : - Ngân sách chi cho phòng chống dịch bệnh trong ngành thủy sản quá ít là một trong những nguyên nhân nổi trội,để kiểm. .. vôi thường xuyên - Kiểm tra ao thường xuyên nhất là các đợt mưa lớn hoặc thay đổi thời tiết Phát hiện và xử lý bệnh kịp thời, không để phát triển lây lan thành dịch 3.2 Phương pháp dịch tễ: Với những mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu của dịch tễ chúng ta có thể biết được những thông tin cần tiết như (nguồn gốc,phân bố,nguyên nhân ) của dịch bệnh để có những biện pháp phòng bệnh kịp thời và hiệu... nhà nước trong việc kiểm soát dịch bệnh 3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học • Dịch tễ học mô tả (descriptive epi Study) - phương pháp này sử dụng mô tả sự phân bố tần suất của bệnh với 3 góc độ: cơ thể động vật – không gian – thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể đó với các yếu tố nội,ngoại sinh để làm bộc lộ những yếu tố mang tính căn nguyên của bệnh trong quần thể... thuyết giữa yếu tố nguy cơ và bệnh (*) chú ý trong phương pháp này: + Đặc điểm cở thể bị bệnh: giống,loài,tuổi,( giai đoạn),giới tính + Đặc điểm thời gian : tháng,năm, mùa vụ,thời gian nung bệnh, bệnh trình,diễn biến bệnh qua thời gian … + Đặc điểm về không gian: vùng (rộng,hẹp,các thủy vực nước ngọt,nước lợ,nước mặn…) tính chất của vùng,tính chất của bệnh trong vùng • Dịch tễ học phân tích (analytic... vẫn còn chưa đạt hiệu quả như : - Ngân sách chi cho phòng chống dịch bệnh trong ngành thủy sản quá ít là một trong những nguyên nhân nổi trội,để kiểm soát dịch bệnh trên cạn, hằng năm các tỉnh được phân bổ hàng chục tỉ đồng, trong khi để kiểm soát dịch bệnh thủy sản có tỉnh ngân sách hoạt động cả năm chỉ có 10 triệu đồng - Sự không trung thực của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và cả... ra dịch bệnh, người nuôi không có khả năng phục hồi sản xuất Từ đây chúng ta cần có những biện pháp và cách làm để tăng khả năng của việc kiểm soát dịch bệnh góp phần làm thủy sản Việt Nam phát triển bền vững 16 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.http://contom.com.vn/index.php/vi/news/Thuy-san-Viet-Nam/Can-mot-chienluoc-cho-tom-nuoi-876/ 2 http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=31444 3 bài giảng "Dịch. .. một cơ thể đang khỏe mạnh mà mắc bệnh( vật lý,hóa học,sinh học,di truyền…), từ việc hiểu được những yếu tố nguy cơ đó giúp cho người nuôi có thể có nhưng biện pháp và điều chỉnh các yếu tố đó kịp thời để tránh được những tác hại mà các yếu tố đó gây ra làm bùng phát bệnh 3 Nghiên cứu về lịch sử bệnh và những tiên lượng bệnh: - lịch sử bệnh là quá trình phát triển của bệnh đã được ghi chép lại,còn tiên... Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan từ ao bị bệnh sang ao không bị bệnh Vì vậy dụng cụ nuôi nên dùng riêng biệt từng ao 12 d) Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh Các loại bệnh tôm cá phát triển mạnh vào mùa xuân đầu hè - Với những ao có nuôi cá trắm cỏ, cần cho cá trắm cỏ ăn thuốc KN-04-12 do Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I sản xuất hoặc thuốc Tiên đắc để phòng bệnh đốm đỏ,... quả cụ thể như: 3.2.1 mục tiêu của dịch tễ 1 Xác định phân bố bệnh trong quần thể: - Mục tiêu này của dịch tễ nhằm đưa ra những nơi phân bố bệnh, từ đó có thể giúp cho người nuôi biết được rằng vùng nuôi của mình có nằm trong vùng bị bệnh hay không hoặc là có lên xây dựng ao nuôi của mình ở vùng này hay không 2 Xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan đến khả năng có bệnh: - Các yếu tố nguy cơ là các . SẢN BÀI TIỂU LUẬN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: DỊCH TỄ HỌC THỦY SẢN MÔN: DỊCH TỄ HỌC THỦY SẢN ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI: Kiểm soát dịch bệnh Kiểm soát dịch bệnh động vật thủy sản động vật thủy sản . DUNG I. Khái niệm kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản 5 II. Một số dịch bệnh nổi bật hiện nay 5 1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) 5 2. Bệnh đốm trắng 7 3. Một số dịch bệnh khác 7 III niệm kiểm soát dịch bệnh ở động vật thủy sản. - kiểm soát: là hoạt động để xem xét để phát hiện,ngăn chặn những gì trái với quy định - dịch bệnh: Những bệnh có khả năng lây lan và gây thành dịch