BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ - CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI BÁC HỒ KÍNH YÊU” Họ và Tên : XYZ Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm Đơn vị công tác: Trường tiểu học ABC Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số "đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t4, tr217-218). Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân và là tấm gương tiêu biểu nhất của khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Người đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện nhất quán trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà nhiều lần Người nhấn mạnh là ``Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t10, tr608). Suốt mấy mươi năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cho nên đã phát huy lòng yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào. Có thể nói, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng công tác dân vận đồng bào, từ việc tuyên truyền đến giáo dục, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số để đồng bào có được ý thức đoàn kết và bình đẳng dân tộc, làm cho đồng bào hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến dân tộc, khắc phục những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuất để từng bước đưa đời sống đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói, nghèo. Khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, tháng 10-1961, nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp ở miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ba vấn đề đối với đồng bào các dân tộc thiểu số: 1-Phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng hơn. Các dân tộc miền núi đoàn kết chặt chẽ, các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa số 2-Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương chứ không phải là bao biện làm thay. 3-Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho đời sống đồng bào địa phương ngày càng khá hơn, cả về vật chất và tinh thần. (Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, tr181-182). Có thể nhận thấy rằng, Bác Hồ đã xác định rõ những chủ trương và các nhiệm vụ cho công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, mà mục đích cao nhất là chăm lo cho đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số "ngày càng khá hơn". Quan điểm và tình cảm của Người với đồng bào các dân tộc, cũng như đối với nhân dân lao động thật vô cùng sâu nặng. Đó là sự kết tinh và thấm đượm tình thương yêu, kính trọng, biết ơn của Bác đối với nhân dân mà cuộc đời Bác từng trải nghiệm và sự nghiệp Người gây dựng. Chính vì thế, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người viết: Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. “Bác Hồ với dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số đối với Bác Hồ kính yêu”, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn và phát huy truyền thống và lời dặn dò của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số sự trân trọng và tình cảm yêu thương, gắn bó. Chính vì thế, 54 dân tộc anh em trên đất nước có hình cong chữ S dấu yêu luôn đoàn kết, phấn đấu vươn lên, thực hiện lời Di chúc thiêng liêng của Bác. Tình cảm ruột thịt ấy sẽ luôn được tiếp nối từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong công cuộc đổi mới vì Chủ nghĩa xã hội hôm nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đồng bộ để hướng tới, giúp đỡ đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc vùng cao nói riêng. Những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đang thể hiện và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, đang đưa những điều Bác mong muốn đối với đồng bào các dân tộc từng bước trở thành hiện thực trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta hôm nay. . BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “BÁC HỒ VỚI CÁC DÂN TỘC THI U SỐ - CÁC DÂN TỘC THI U SỐ VỚI BÁC HỒ KÍNH YÊU” Họ và Tên : XYZ Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm Đơn. phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Bác Hồ với dân tộc thi u số, các dân tộc thi u số đối với Bác Hồ kính yêu”, trong công cuộc xây dựng và phát triển. tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ba vấn đề đối với đồng bào các dân tộc thi u số: 1-Phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng hơn. Các dân tộc