Tìm hiểu hệ thống Marketing ngành hàng Bưởi da xanh tại tỉnh Bến Tre Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing. Tuy nhiên khái niệm marketing thường dựa trên những khái niệm cốt lõi như: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing…
I.MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam với những điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Hàng năm ngàng trồng trọt cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước những mặt hàng nông sản rất đa dạng và phong phú. Ngoài sản phẩm lúa gạo truyền thống thì cũng phải kể đến ngành rau quả đã và đang ngày càng phát triển và góp phần chung vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển cũng ko tránh khỏi những rào cản lớn, nhất là khi Việt Nam đã ra nhập sân chơi WTO. Thực tế cho thấy hiện nay những rào cản lớn mà ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng gặp phải chính là những vấn đề về trong khâu sản xuất, chất lượng nông sản, thị trường đầu ra, xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối, tiêu chuẩn hóa chất lượng… Những vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết triệt để. Chính vì vậy nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu: “Tìm hiểu hệ thống Marketing ngành hàng Bưởi da xanh tại tỉnh Bến Tre” để có được cái nhìn chung nhất tình hình sản xuất, tiêu thụ , phân phối và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, và tìm ra được những tồn tại, vướng mắc cần giải quyết của những vấn đề trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về hệ thống marketing nông nghiệp trong ngành hàng bưởi da xanh 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing nông nghiệp & ngành hàng bưởi da xanh - Tìm hiểu về hệ thống marketing trong ngành hàng bưởi da xanh - Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia hệ thống marketing ngành hàng bưởi da xanh - Chi phí, hiệu quả của hệ thống marketing bưởi da xanh - Đưa ra những khó khăn hạn chế ngành gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hệ thống marketing ngành hàng bưởi da xanh - Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu năm 2011 - Phạm vi không gian: Thị trường bưởi da xanh tại Bến Tre. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Hệ thống marketing ngành hàng bưởi da xanh - Chủ thể: nông dân, thương lái, tác nhân trung gian tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh, người tiêu dùng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài: - Phương pháp phân tích thông tin (phân tích, đánh giá, nhận xét,…). - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu hiệu quả marketing của các tác nhân trong hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu ngành hàng II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG MARKETING NGÀNH HÀNG BƯỞI DA XANH TẠI BẾN TRE. 2.1. Hệ thống cơ sở lý luận. 2.1.1 Các khái niệm cơ bản • Khái niệm Marketing Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing. Theo quan điểm cổ điển: Marketing là một quá trình mà ở đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ được dự đoán và được thỏa mãn thông qua một quá trình bao gồm nhận thức thúc đẩy và phân phối. Theo Philip Kotler thà marketing được hiểu là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Hiệp hội marketing của Mỹ thì nói: Marketing là sự dự đoán, sự quản lý, sự điều chỉnh và sự thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi. Theo chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên hợp quốc “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói cách khác đi là lấy thị trường làm định hướng”. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về marketing. Tuy nhiên khái niệm marketing thường dựa trên những khái niệm cốt lõi như: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing… Vậy khái quát nhất có thể nói: Marketing là chức năng quản lý của doanh nghiệp về tổ chức toàn bộ các hoạt động nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một hàng hóa cụ thể đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm làm cho khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. • Marketing nông nghiệp: Marketing nông nghiệp là toàn bộ các hoạt động marketing liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. • Hệ thống marketing là: • Hệ thống Marketing ngành hàng Bưởi Da Xanh: Là hoạt động của toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào chu trình dịch chuyển các sản phẩm Bưởi Da Xanh từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. • Chi phí marketing: Chi phí marketing là tất cả các chi phí cho sản phẩm nông nghiệp sau khi rời khỏi nông trại cho đến khi được người tiêu dùng mua. Các loại chi phí marketing chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm : Chuẩn bị cho sản phẩm (làm sạch và phân loại), đóng gói, bóc dỡ, vận chuyển, hao hụt sản phẩm, lưu kho, chế biến… ● Biên Marketing là 2.1.2 Mối quan hệ giữa các tác nhân Trong ngành hàng bưởi da xanh, các tác nhân trung gian tham gia theo hai mối quan hệ chính đó là sự liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang. • Liên kết dọc Liên kết dọc là mối quan hệ phân phối lợi ích giữa các tác nhân và việc truyền thông tin, truyền kiến thức và chia sẽ rủi ro giữa các tác nhân ở các cấp khác nhau tham gia vào hệ thống marketing. Hệ thống marketing dọc gồm các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, hoạt động như một thể thống nhất. Hoặc thành viên này là chủ của thành viên khác hoặc cho họ độc quyền kinh tiêu hoặc có quyền lực mạnh đến nỗi các thành viên kia phải hợp tác. Một hệ thống marketing dọc có thể do một nhà sản xuất, một nhà bán lẻ hay một nhà bán buôn thống trị, xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và điều giải xung đột do mỗi thành viên chỉ chạy theo lợi ích riêng của mình. • Liên kết ngang Liên kết ngang là mối liên kết giữa những nhà sản xuất với nhau, các nhà bán buôn với nhau… (hay nói cách khác là những tác nhân cùng cấp với nhau) trong hệ thống marketing. Mối quan hệ giữa họ vừa là mối quan hệ vừa hợp tác và vừa cạnh tranh với nhau. 2.2 .Thông tin chung về tỉnh Bến Tre và tình hình sản xuất và tiêu thụ Bưởi Da Xanh của tỉnh Bến Tre. 2.2.1 Thông tin chung về tỉnh Bế Tre a. Điều kiện tự nhiên. Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh là Thị Xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây. Bốn sông lớn là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và Cổ Chiên chia địa hình Bến Tre thành ba dải cù lao lớn là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre giống như hình rẻ quạt có đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra về phía Biển Đông. Về vị trí địa lý thì Bến Tre có điểm cực Nam ở vĩ độ 9 o 48’ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10 o 20’ Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106 o 48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105 o 57’ Đông. Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.356,8 km 2 , dân số năm 2005 là 1.351.472 người với mật độ trung bình 573 người/km 2 . Bến Tre có các đơn vị hành chính gồm Thị Xã Bến Tre và 7 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày, Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú. Bến tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26 - 27 o C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6000 km tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ, tạo ra nguồn thuỷ sản phong phú, nước tưới cho cây trồng tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thuỷ triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch. Do vị trí địa lý và quá trình hình thành, đất đai ở Bến Tre đưọc chia thành 4 loại nằm trong 4 vùng khác nhau: đất phù sa, đất phèn, đất cát và đất mặn. Đất phù sa: Chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh (khoảng 66.471 ha), nằm trong các huyện vùng ngọt phía Tây như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày. Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50-60%), thường chua ở tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Đất phèn: chiếm 6,74% diện tích toàn tỉnh (khoảng 15.127 ha), phân bố rải rác trên toàn tỉnh từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát. Đất cát: chiếm 6,4% diện tích toàn tỉnh (khoảng14.248 ha ). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỷ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác, ở những nơi không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát rất ít chất hữu cơ và nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên Bến Tre có những lợi thế về nông nghiệp đặc biệt là phát triển các loại cây ăn trái như dừa, bưởi…, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản kết hợp với phát triển du lịch. b. Phát triển kinh tế Trong giai đoạn 2001-2005 kinh tế Bến Tre tăng trưởng mạnh, GDP năm 2005 đạt 9.974,95 tỷ đồng so với năm 2001 là 5.860,5 tỷ đồng, bình quân tăng 9,23% mỗi năm. Đóng góp cho GDP cao nhất vẫn là khu vực sản xuất nông lâm và thủy sản chiếm khoảng 60%, kế đến là khu vực dịch vụ chiếm 20-25% và tăng liên tục từ 2001 đến 2005, thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng Tổng diện tích đất tự nhiên của Bến Tre năm 2005 là 235.684 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 136.795 ha (chiếm 58,04% diện tích đất tự nhiên). Trên diện tích đất nông nghiệp có 51,405 ha trồng cây hàng năm và 85.390 ha trồng cây lâu năm, còn lại là đất lâm nghiệp (6.421 ha), đất nuôi trồng thủy sản (36.294 ha), đất là muối… Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,02%, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng một cách đáng kể từ năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2005, nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân trên 5,02%/năm, trong đó, chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt (bình quân 7,1%/năm, so với 4,1%/năm). Tỉ trọng chăn nuôi từ 20,46% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 đã tăng lên 29,45% vào năm 2005. Ngược lại, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 75,98% xuống còn 62,54%. Sỡ dĩ tỷ trọng ngành trồng trọt giảm là vì trong những năm qua, do tác động của khoa học kỹ thuật nên ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đồng thời kéo theo các dịch vụ phục vụ cho các ngành này như chế biến thức ăn, thú y… cũng tăng theo. Bảng 1. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Bến Tre từ năm 2001 đến 2005 Cơ cấu GTSXNN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng GTSXNN (tỷ đồng) 3.990,3 4212,6 4.493,4 5.002,5 5.521,4 Trồng trọt (%) 75,98 69,25 68,46 66,64 62,54 Chăn nuôi (%) 20,46 25,68 25,05 25,71 29,45 Dịch vụ (%) 3,56 5,07 6,49 7,65 8,01 (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005) Trong cơ cấu cây trồng, tỉ trọng cây ăn trái chiếm cao nhất 51,3%, đứng thứ hai là cây lương thực giảm còn 24,2%, cây công nghiệp chiếm 16,4%. Diện tích cây ăn trái tăng nhanh và đạt 39.739 ha vào năm 2005, chiếm 29,1% diện tích đất nông nghiệp, với sản lượng 379.901 tấn, phân bố chủ yếu ở Chợ Lách, Tây Châu Thành và một phần ở các huyện khác. Cơ cấu cây ăn trái được phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, trong đó chú ý tăng tỉ trọng các cây thuộc nhóm có múi (bưởi, cam, quýt, chanh ), các cây có khả năng chế biến (xoài, đu đủ, chuối ), ổn định tỉ trọng các cây đặc sản (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon ). Bến Tre có khoảng 5.000 cơ sở làm cây giống, sản xuất từ 16 triệu - 18 triệu cây giống mỗi năm trong đó huyện Chợ Lách là địa phương sản xuất cây giống nổi tiếng của khu vực ĐBSCL. Mỗi năm, Chợ Lách cung ứng trên thị trường khoảng 15 triệu cây giống các loại. Cây giống làm ra ngoài tiêu thụ tại tỉnh, khắp các tỉnh ĐBSCL mà còn đến tận các tỉnh miền Đông, miền Trung và cả ở miền Bắc. Từ bình tuyển, du nhập, đến lai tạo, nhà vườn Chợ Lách cho ra đời nhiều giống cây ăn trái quí hiếm như: Sầu riêng sữa cơm vàng hạt lép (sầu riêng Chín Hóa), sầu riêng Mong Thoong, sầu riêng Ri-6, măng cụt Cái Mơn, chôm chôm Rong-riêng, dâu Hạ châu, xoài cát Hòa Lộc, xoài Tứ quí, bưởi Năm roi, bưởi Da Xanh, quýt đường, cam soàn, bòn bon, mít nghệ, ổi không hạt. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bưởi Da Xanh của tỉnh. *) Tình hình sản xuất Tỉnh Bến Tre có hơn 36.000 hécta trồng cây ăn quả các loại( năm 2010) tập trung chủ yếu ở các huyện vùng ngọt (Chợ Lách, Châu Thành) và một phần các huyện vùng lợ (thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc) với nhiều chủng loại trái cây nổi tiếng chất lượng cao. Trong các loại trái cây được xem là đặc sản, chất lượng cao của Bến Tre thì bưởi da xanh thuộc vào nhóm có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus maxima (Burm)Merr.). thuộc chi Citrus, nhóm cam quýt, họ Rutaceae.Trong phạm vi toàn tỉnh bưởi da xanh được trồng khá phổ biến với diện tích 3.284 ha (2010), được phân bố ở khắp các vùng ngọt, lợ, trong đó 32,26% diện tích bưởi cho trái với năng suất 9-14 tấn/ha/năm góp phần mang lại thu nhập khá cao cho người trồng bưởi. Bưởi da xanh là loại cây ăn trái rất khó tính, đòi hỏi người trồng phải biết cách trồng và chăm sóc, phải kỹ lưỡng, chịu khó chăm chút từng ly từng tí thì sản lượng thu hoạch mới cao và cây mới sống được lâu. Bưởi da xanh được trồng ở nhiều huyện, trong đó có phổ biến nhất là ở Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc & Nam, và thành phố Bến Tre. Trên cơ sở diện tích canh tác bưởi da xanh hiện có là 1.504,54 ha (Chợ Lách: 150 ha, Mỏ Cày Bắc & Nam: 573,4 ha, thành phố Bến Tre: 300 ha, Châu Thành: 267,14 ha và Giồng Trôm: 214 ha), thì có 485,3 ha (chiếm 32,26%) diện tích bưởi cho trái với năng suất 9-14 tấn/ha (Chợ Lách: 150 ha, Mỏ Cày Bắc & Nam: 245,3 ha, Giồng Trôm: 30 ha, Châu Thành: 15 ha, thành phố Bến Tre: 45 ha). Phần diện tích còn lại bưởi có tuổi từ 1 đến 3 năm. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 -2.5 kg/trái. Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng (14-18mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; nước quả khá, vị ngọt, không chua; mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt; tỷ lệ thịt đạt trên 55%.(Trần Thanh Tâm và Ctv, 2006). Bưởi da xanh có giá trị cao về dinh dưỡng và y học. Trong 100 g bưởi ăn được chứa 59 Kalo năng lượng và có nhiều chất khoáng như Ca (30 mg), P (21 mg), Fe (0,7 mg). Ngoài ra, trong bưởi còn có nhiều loại vitamin như C, A, B1, B2. Ăn bưởi góp phần hỗ trợ sức khoẻ con người như thanh lọc phổi, dễ tiêu hóa và lưu thông máu. Giống bưởi da xanh có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Câu hỏi này hiện chưa có lời giải thoả đáng. Có người nói bưởi da xanh xuất xứ từ xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, nhưng cũng có người cãi lại, cho rằng giống bưởi “quý tộc” này chính gốc ở huyện Mỏ Cày Bắc, đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Cho dù xuất xứ từ đâu thì đối với người Bến Tre bưởi da xanh vẫn là loại trái cây quý, thường dùng làm quà biếu vào các dịp lễ, tết. Giá trị của trái bưởi da xanh nằm ở chỗ nó không chỉ là món ăn ngon và bổ dưỡng, mà còn có thể được xem là bài thuốc phòng và trị bệnh do thành phần dinh dưỡng có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất vi lượng và đa lượng, kể cả một số hoạt chất đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh (như bệnh phổi, tim, gan,…) rất hiệu quả. Biết được giá trị dinh dưỡng và phòng trị bệnh của bười da [...]... tác bưởi da xanh theo các tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP và Chương trình phát triển trồng mới 4.000 hécta bưởi da xanh tỉnh đang triển khai Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh phục vụ dự án phát triển 4.000 hécta Bên cạnh đó, Sở cũng đang xây dựng dự án xác lập quyền và quản lý nhãn hiệu tập thể Bến Tre cho trái bưởi da xanh. .. và ngoài nước Ở trong nước, bưởi Da Xanh được bày bán trong các siêu thị, các điểm bán sĩ và lẻ trái cây, ở sân bay tại các thành phố lớn như: Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh lỵ khác Tại Bến Tre, bưởi Da xanh Thị xã Bến Tre được cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh ngoài thông qua trung gian là các bạn hàng, hợp tác xã bưởi Da xanh cũng có nhiều khách hàng đến đặt mua nhưng chưa... phẩm bưởi da xanh tại Bến Tre Qua sơ đồ trên ta thấy kênh phân phối bưởi xa xanh tại Bến Tre gồm 3 kênh chính: Kênh 1: Nông dân Thương lái Người bán sỉ Người bán lẻ Người tiêu dùng Đây là kênh chính, chiếm phần lớn lượng tiêu thụ bưởi tại Bến tre Kênh 2: Nông dân Doanh nghiệp Đại lí, siêu thị hoặc xuất khẩu Kênh 3: Nông dân Người tiêu dùng 2.4 Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào hệ thống. .. ngành hàng bưởi để bưởi da xanh có dấu ấn trên thị trường trong và ngoài nước - Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin toàn ngành, cung cấp thông tin chính xác, thường xuyên, liên tục V KẾT LUẬN Bưởi Da Xanh ở Bến Tre có chất lượng vượt trội so với nhiều giống bưởi khác trong vùng, hiện đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng bưởi, cây bưởi đang có tiềm năng phát triển ở tỉnh Bến Tre Nhu... mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh - Mở rộng thị trường xuất khẩu bưởi da xanh, xúc tiến việc tiêu thụ bưởi da xanh trong nước Thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân trung gian để đưa sản phẩm từ người sản xuất tới người tiêu dùng hiệu quả, tiết kiệm - Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành hàng bưởi da xanh Bến Tre - Hướng dẫn, tập huấn.. .xanh nên người Bến Tre dùng trái bưởi da xanh hầu như không bỏ thứ gì, từ phần ruột cho đến phần vỏ đều có thể ăn tươi (múi bưởi) hoặc chế biến (vỏ bưởi) Bưởi da xanh Bến Tre đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia và được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ưa chuộng vì phẩm chất ngon đặc trưng Tuy nhiên, việc đăng ký thương hiệu Bưởi da xanh còn rất... tạo thế mạnh mới cho trái bưởi da xanh trên đường chinh phục thị trường Nhưng bấy nhiêu chưa đủ, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khó của thị trường trong nước, thì nhất thiết trái bưởi da xanh Bến Tre phải được trồng và tiêu thụ theo quy trình khép kín của Viet GAP và Global GAP *) Tình hình tiêu thụ bưởi da xanh Ở Bến Tre, Bưởi Da Xanh là một trong những... quả sản xuất càng cao Ta thấy biên marketing của các tác nhân là khá cao Đặc biệt là biên marketing của người nông dân đạt 7000/kg, điều này lý giải tại sao trong những năm trở lại đây diện tích trồng bưởi da xanh ngày càng được mở rộng Nông dân mở rộng sản xuất kéo theo sự phát triển của các tác nhân trong hệ thống marketing ngành hàng bưởi da xanh Bảng 6: Chi phí marketing ( đồng/kg) Chỉ tiêu Nông... thì nhu cầu rất lớn Hiện tại loại bưởi này chưa đủ lượng cung cấp cho nhu cầu ở thị trường trong nước Chính vì lý do đó mà giá bán của bưởi Da Xanh cao hơn bưởi Năm Roi gấp 2 lần Thông thường bưởi Năm Roi có giá bán tại vườn từ 4.000-6.000 đ/kg trong khi đó giá bưởi Da Xanh từ 10.000 đến 15.000 đ/kg Ưu điểm lớn của bười da xanh so với các loại bưởi khác là trên 10 năm qua, loại bưởi này luôn ổn định với... Đặng Văn Rô (Ba Rô) ở Mỏ Cày Bắc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu bưởi da xanh BR99, còn lại 3 tổ chức, cá nhân đang làm thủ tục xin đăng ký thương hiệu là ông Hai Hoa (huyện Chợ Lách), Nông Phú Điền (phường 8, thành phố Bến Tre) và Hợp tác xã Bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (thành phố Bến Tre) Trong tương lai, bưởi da xanh Bến Tre sẽ còn phát triển mạnh mẽ cả về diện tích lẫn chất lượng trái và từ . được mục tiêu đề ra. • Marketing nông nghiệp: Marketing nông nghiệp là toàn bộ các hoạt động marketing liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. • Hệ thống marketing là: • Hệ thống Marketing ngành hàng. hội marketing của Mỹ thì nói: Marketing là sự dự đoán, sự quản lý, sự điều chỉnh và sự thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi. Theo chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên hợp quốc Marketing. thống marketing nông nghiệp trong ngành hàng bưởi da xanh 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing nông nghiệp & ngành hàng bưởi da xanh - Tìm hiểu về hệ thống marketing