1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 36 sinh 12 cơ bản

8 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 134 KB

Nội dung

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN: SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Tuần CT: 29 – Tiết CT: 39 Ngày soạn: 20/ 03/ 2013 Ngày dạy: 27/03/2013 I. Mục tiêu: - Kiến thức: sau khi học xong bài này, học viên phải: + Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể. + Nêu được quá trình hình thành quần thể. + Phân biệt được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. - Kỹ năng: qua bài học, rèn luyện cho học viên khả năng: + Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức. + Khái quát, so sánh, tổng hợp. - Thái độ: qua bài học củng cố cho học viên: + Ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. + Thái độ yêu thích bộ môn. + Tính chủ động, tích cực trong học tập. II. Phương pháp và phương tiện dạy học: - Phương pháp: + Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. + Liên hệ thực tế. + Hỏi đáp. + Thảo luận và diễn giảng. - Phương tiện: + Tranh hình sách giáo khoa. + Projector. III. Hoạt động dạy và học: - Kiểm tra bài cũ: + Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? + Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ minh họa? - Vào bài mới: Giới thiệu một số ví dụ về quần thể để học viên tái hiện kiến thức cũ. Quần thể sinh vật là gì? Các cá thể trong quần thể có các mối quan hệ với nhau như thế nào?  bài 36 sẽ giải quyết vấn đề này. - Nghiên cứu tài liệu mới: Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học viên Nội dung bài học - Trình chiếu hình ảnh của hai ví dụ về quần thể. - Hướng dẫn học viên phân tích tranh hình. - Quần thể sinh vật là gì? - Nhận xét câu trả lời của học viên và tổng kết nội dung bài. - Gọi một vài học viên nhắc lại khái niệm quần - Quan sát hình kết hợp sách giáo khoa. - Lắng nghe và thảo luận cùng giáo viên. - Tái hiện kiến thức cũ, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời và bổ sung (nếu có). - Lắng nghe và ghi bài. - Vài học viên lặp lại nhiều lần khái niệm quần I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể. 1. Khái niệm quần thể: - Quần thể sinh vật là: + Tập hợp các cá thể cùng loài. + Cùng sống trong một thể. - Trình chiếu hình ảnh mô phỏng quá trình hình thành quần thể và giải thích trên hình. - Từ hình ảnh trên, hãy thảo luận và trình bày : quần thể mới được hình thành như thế nào? - Nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của học viên. - Quá trình hình thành quần thể này gần giống với quá trình nào đã được học? - Nhận xét câu trả lời của học viên. - Quá trình hình thành quần thể trãi qua những giai đoạn nào? - Tổng kết nội dung bài và gọi vài học viên lặp lại. thể, các học viên còn lại lắng nghe và ghi bài. - Quan sát hình, lắng nghe giáo viên giải thích. - Quan sát và phân tích tranh hình. Thảo luận kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa. - Đại diện trả lời câu hỏi và bổ sung (nếu có). - Lắng nghe. - Tái hiện kiến thức cũ và trả lời: giống quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí. - Lắng nghe. - Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời. - Lắng nghe. - Một vài học viên lặp lại nội dung, các học viên còn lại ghi bài. khoảng không gian xác định. + Vào một thời điểm nhất định. + Có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. 2. Quá trình hình thành quần thể: - Quần thể sinh vật được hình thành qua các giai đoạn: + Một số cá thể cùng loài - Để hình thành quần thể mới, các cá thể phải gắn bó chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ sinh thái, vậy các mối quan hệ đó là gì? Có ý nghĩa sinh thái như thế nào? - Trình chiếu hình ảnh và bài tập 1 về quan hệ hỗ trợ ở thực vật . - Hướng dẫn học viên quan sát và giải thích yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn học viên thảo luận (kết hợp hình ảnh trình chiếu và sách giáo khoa) - Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của học viên. Nội dung nào chính xác giáo viên trình chiếu đáp án lên máy cho học sinh tiện theo dõi. - Lắng nghe. - Quan sát. - Lắng nghe. - Lắng nghe và thảo luận. - Trả lời câu hỏi và bổ sung (nếu có). - Lắng nghe và quan sát (có thể ghi chép nếu cần). phát tán đến môi trường sống mới. + Các cá thể không thích nghi bị đào thải. + Các cá thể thích nghi gắn bó chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ sinh thái  dần dần hình thành quần thể mới. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 1. Quan hệ hỗ trợ. - Trình chiếu hình ảnh và bài tập 2 về quan hệ hỗ trợ ở động vật. - Hướng dẫn học viên quan sát hình và giải thích yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn học viên thảo luận (kết hợp hình ảnh trình chiếu với sách giáo khoa) - Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của học viên. Trình chiếu nội dung đáp án của bài tập cho học viên theo dõi. - Tổng kết nội dung. - Quan hệ hỗ trợ là gì? Có ý nghĩa gì đối với sinh vật? - Nhận xét và tổng kết nội dung. - Gọi một vài học viên lặp lại nội dung bài. - Quan sát. - Lắng nghe. - Lắng nghe kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa. - Thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày và bổ sung (nếu có). - Quan sát nội dung trình chiếu. - Lắng nghe. - Thảo luận, kết hợp sách giáo khoa để trả lời và bổ sung (nếu có). - Lắng nghe. - Một vài học viên lặp lại nội dung bài, các học viên còn lại ghi bài. - Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như kiếm ăn, chống lại kẻ - Trình chiếu hình ảnh về quan hệ cạnh tranh ở thực vật và động vật. - Giải thích các hình ảnh trên. - Trình chiếu bài tập và hướng dẫn học viên thảo luận. - Nhận xét và tổng kết nội dung. Đồng thời trình chiếu đáp án. - Từ bài tập trên yêu cầu học viên rút ra các kết luận: + Quan hệ cạnh tranh là gì? - Nhận xét. - Quan sát. - Lắng nghe. - Quan sát và lắng nghe. - Thảo luận kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa và tái hiện kiến thức thực tiễn vào bài tập. - Đại diện trả lời và bổ sung. - Lắng nghe và quan sát đáp án. - Thảo luận kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. thù, sinh sản … - Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. 2. Quan hệ cạnh tranh: - Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá + Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nào? - Nhận xét. + Quan hệ cạnh tranh có ý nghĩa như thế nào đối với quần thể và sinh vật? - Nhận xét. - Mở rộng: cho học viên quan sát tranh hình ví dụ về hai loài động vật đặc hữu của Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đặt vấn đề tại sao chúng dù được bảo tồn trong các khu bảo tồn vẫn khó có khả năng sống sót và khôi phục quần thể? - Từ câu trả lời của học viên giáo viên giáo dục ý thức bảo tồn động thực vật - Thảo luận kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Thảo luận kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Quan sát hình. - Lắng nghe giáo viên giải thích và cùng thảo luận với giáo viên. - Trả lời câu hỏi: vì số lượng chúng còn quá ít, không có mối quan hệ hỗ trợ tốt trong quần thể nên khó chống chọi với điều kiện môi trường. thể cùng loài cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng, bạn tình … - Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. - Quan hệ cạnh tranh giúp số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. quý hiếm và bảo vệ đa dạng sinh học. - Lắng nghe và cùng thảo luận với giáo viên. - Củng cố bài: trình chiếu hình ảnh về các mối quan hệ trong quần thể. Yêu cầu học viên trình bày đó là quan hệ gì? Có ý nghĩa như thế nào? - Dặn dò: + Dặn dò học viên học bài và chuẩn bị bài mới. - Nhận xét buổi học. . GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN: SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Tuần CT: 29 – Tiết CT:. thức cũ. Quần thể sinh vật là gì? Các cá thể trong quần thể có các mối quan hệ với nhau như thế nào?  bài 36 sẽ giải quyết vấn đề này. - Nghiên cứu tài liệu mới: Bài 36: Quần thể sinh vật và các. động dạy và học: - Kiểm tra bài cũ: + Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? + Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ minh họa? - Vào bài mới: Giới thiệu một số ví

Ngày đăng: 24/01/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w