Đề thi HSG cấp tỉnh hay

1 124 0
Đề thi HSG cấp tỉnh hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAĐK PƠ (ĐỀ THAM KHẢO) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Môn: Hóa học 9 Năm học 2012-2013 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể phát đề) ĐỀ BÀI ( gồm 01 trang) Câu 1 ( 5,0 điểm) 1- Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: * TN1: Sục từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch Ba(OH) 2 , đến khi kết thúc phản ứng thì tiếp tục nhỏ thêm một lượng dư dung dịch Ca(OH) 2 . * TN2: Trộn khí CH 4 và H 2 vào một ống nghiệm rồi úp ống nghiệm vào chậu thủy tinh chứa dung dịch muối ăn bão hòa ( có đặt sẵn một mẫu giấy quỳ tím); sau đó đưa ra ánh sáng. * TN3: Sục khí H 2 S đến dư vào dung dịch FeCl 3 . * TN4: Cho một mẫu kim loại Na vào trong dung dịch chứa AgNO 3 . 2- Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng mỗi khí khỏi hỗn hợp gồm các khí sau: metan, etilen, axetilen, cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2 (2,5 điểm): Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt thu được rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dd Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí (đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dd H 2 SO 4 đặc nóng, sau pứ thu được dung dịch E chỉ chứa một loại muối sắt sunfat và thoát ra 2,688 lít khí SO 2 (đktc). Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tìm công thức phân tử của oxit sắt. Câu 3 (2,5 điểm): Trộn 0,2 lít dung dịch H 2 SO 4 a M với 0,3 lít dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung dịch A. Để phản ứng với A cần tối đa 0,5 lít dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 0,4 M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của a và m. Câu 4 (3,0 điểm): Hai hợp chất A và B đều là hidrocabon ở trạng thái lỏng ( ở điều kiện thường), tỷ khối hơi của mỗi chất so với He đều bé hơn 30. Đốt cháy mỗi chất A,B đều thu được số mol CO 2 gấp 2 lần số mol H 2 O. a) Tìm các công thức phân tử có thể có của A và B. b) Xác định công thức phân tử đúng của mỗi chất A và B và viết CTCT. Biết A B M M  và: + 1mol A tác dụng tối đa với 4 mol H 2 ( Ni, t 0 C); hoặc 1mol Br 2 trong dung dịch. + B mạch hở, không phân nhánh; 1 mol B tác dụng được với 2 mol AgNO 3 / dd NH 3 . c) Viết phương trình phản ứng của B với AgNO 3 / dd NH 3 và phản ứng trùng hợp A thành polime. Câu 5 (2,0 điểm): Cho x (lít) CO 2 ( đo ở đktc) hấp thụ vào trong 200ml dung dịch KOH 0,05M và Ca(OH) 2 0,02M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,3 gam kết tủa. Tính x. Câu 6 (3,0 điểm): 1- Đốt cháy hoàn toàn 3,74 gam hỗn hợp A gồm CH 3 COOH, CH 3 COOC x H y, C x H y OH thu được 3,584 lít CO 2 (đktc) và 3,42 gam H 2 O. Mặt khác, nếu cho 3,74 gam A phản ứng hết với 40 ml dung dịch NaOH 1 M thu được dd B và 0,05 mol C x H y OH. Cô cạn dd Y, thu được 2,86 gam chất rắn khan. a) Xác định công thức phân tử của ancol C x H y OH. b) Tính % theo khối lượng các chất trong A. 2- Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm gồm CuO, Fe 3 O 4 , FeO, Zn thì phải dùng đúng 275 ml dung dịch HCl 4M, sau phản ứng thấy sinh ra 2,24 lít H 2 ( đktc). Mặt khác, để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp trên thì dùng đúng V (lít) CO ( đktc). Tính V. Giả sử toàn bộ lượng Zn phản ứng với HCl. Câu 7 (2,0 điểm): Cho 13,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (tỷ lệ mol 1:2 ) vào 200 ml dung dịch Y chứa Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 37,2 gam chất rắn Z gồm ba kim loại. Cho toàn bộ chất rắn Z vào dung dịch HCl (dư) kết thúc phản ứng thấy có 1,12 lít khí sinh ra (đktc). a) Rắn Z gồm những kim loại nào ? b) Xác định nồng độ mol của AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 trong dung dịch Y. Hết Ghi chú: Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính bỏ túi. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: Phòng thi: . DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAĐK PƠ (ĐỀ THAM KHẢO) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Môn: Hóa học 9 Năm học 2012-2013 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể phát đề) ĐỀ BÀI ( gồm 01 trang) Câu. (3,0 điểm): Hai hợp chất A và B đều là hidrocabon ở trạng thái lỏng ( ở điều kiện thường), tỷ khối hơi của mỗi chất so với He đều bé hơn 30. Đốt cháy mỗi chất A,B đều thu được số mol CO 2 gấp. tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính bỏ túi. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: Phòng thi:

Ngày đăng: 24/01/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan