KẾ HOẠCH BÀI DẠY Mộn: Đạo đức 3 Tiết 28 Tuần: 28 Ngày soạn: Ngày 08 tháng 03 năm 2013 Ngày dạy: Ngày 13 tháng 03 năm 2013 Tên bài: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( Tiết 1) Người dạy: ĐOÀN THỊ KIM QUYÊN I. MỤC TIÊU - HS biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nghiễm. - Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường và địa phương. II. CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu bài về việc sử dụng nước, tranh ảnh, thẻ xanh - đỏ. - HS: Xem bài và tìm hiểu bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt đọng 1: Khời động - Ổn định: - Kiểm tra kiến thức cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( t2). + Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? + Tại sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - Giới thiệu bài: Nước được dùng trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Vậy tại sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (t1) - Bài mới: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (t1) * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới - Giáo viên yêu cầu HS cho biết những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT 1 . 1/ Quan sát tranh và thảo luận nhóm: - Chia lớp thành 7 nhóm thảo luận 7 bức tranh SGK/42 theo gợi ý sau: + Nội dung tranh là gì? + Tranh vẽ ở đâu? ( miền núi, miền biển hay đồng bằng…) - Cả lớp hát. - Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác. - Phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác vì thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. -HS lắng nghe - HS trả lời: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, xe, tivi - 1 HS đoc, cả lớp đọc thầm theo. - Các nhóm quan sát tranh, thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhom khác nhận xét, bổ sung. + Tranh 1: Nước dùng để tắm giặt ( miền núi). + Tranh 2: Nước dùng để tưới cây (đồng bằng). + Tranh 3: Lợi dụng sức nước để giã gạo ( miền núi). + Tranh 4: Trồng rau muống trên mặt hồ (đồng bằng). + Trong mỗi bức tranh, em thấy con người dùng nước để làm gì? - Nhận xét – tuyên dương. - Theo em nước dùng để làm gì? - Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người? Kết luận: - Nước được sử dụng ở mọi nơi ( miền núi, đồng bằng hay miền biển). - Nước dùng để ăn, uống và sản xuất. - Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người ( nhất là trẻ em). 2/ Đánh giá hành vi - Gọi HS đọc yêu cầu BT 2. - Treo từng tranh đã phóng to, HS nêu ý kiến bằng thẻ xanh ( S), thẻ đỏ (Đ) và cho biết tại sao? Tranh 1: Tắm rửa cho trâu bò bên cạnh giếng nước ăn + Vì sao em chọn thẻ màu xanh? Tranh 2: Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. + Vì sao em không đồng ý với hành vi này? Tranh 3: Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. - Vì sao em chọn thẻ màu đỏ? Tranh 4: Để vòi nước chảy tràng bể mà không khoá lại. + Vì sao em chọn thẻ màu xanh? Tranh 5: Rửa tay trong thùng nước uống. + Vì sao em không đồng ý với hành vi này? Kết luận: Hành vi đúng là tranh 3. Hành vi sai là tranh 1, tranh 2, tranh 4, tranh 5 Chốt lại: Nước không phải là vô tận mà dễ bị cạn kiệt và dễ bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Để có nước sạch và sử dụng lâu dài, chúng ta phải biết tiết kiệm, dùng nước đúng mục đích và phải biết bảo vệ giữ sạch nguồn nước. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm + Tranh 5: Nhờ các máy quay nước để quay nước về bản làng ( miền núi). + Tranh 6: Nước dùng để ăn, uống. + Tranh 7: Nước dùng trong xây dựng. - HS lắng nghe. - Nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, sản xuất. - Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người. - Cả lớp lắng nghe. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS trả lời bằng thẻ xanh - đỏ, giải thích, nhận xét. - Tranh 1: Thẻ xanh. + Không nên tắm rửa cho trâu bò bên cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. - Tranh 2: Thẻ xanh + Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước. - Tranh 3: Thẻ đỏ. + Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc. - Tranh 4: Thẻ xanh. + Để nước chảy tràng bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. - Tranh 5: Thẻ xanh. + Rửa tay trong thùng nước uống là việc làm sai vì đã làm bẩn nước dùng để uống ( mất vệ sinh). - HS lắng nghe. - HS đọc. - Gọi HS đọc yêu cầu BT 3. - Yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau theo câu hỏi: a/ Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? b/ Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? c/ Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? ( Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?). - GV nhận xét, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình ở. - Các em có biết trời hạn hán, nắng nóng quá lâu thì ruộng đồng sẽ như thế nào không? - Các em sẽ làm gì để thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - Nếu thấy hành vi của người xung quanh làm lãng phí và ô nhiễm nguồn nước em sẽ làm gì? Chốt lại: Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm. ( viết bảng phụ). * Hoạt động 4:Củng cố - Dặn dò - Trò chơi: Tiếp sức - Nối các hảnh vi phù hợp từ cột A sang cột B. - Nhận xét, tuyên dương. - Tổng kết, đánh giá. - Nhận xét tiết học . - Dăn dò: Thực hiện tốt những điều đã học. - Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (t2). - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - Vài HS nhắc lại - HS chia 2 đội, cử thành viên đội chơi và thực hiên chơi, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Cột A Cột B 1/ Tắm rửa cho lợn, chó,trâu, Bảo vệ nguồn nước. bò ở cạnh giếng nước ăn. 2/ Nước thải ở nhà máy và Tiết kiệm nước. bệnh viện cần phải được xử lý. 3/ Để vòi nước chảy tràn bể. Ô nhiễm nguồn nước. 4/ Dùng nước xong khoá ngay vòi lại. Lãng phí nước. -Lắng nghe. Ghi nhớ. Thực hiện . Mỹ Tho, Ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Người soạn Đoàn Thị Kim Quyên . dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nghiễm. - Thực. khác? - Giới thiệu bài: Nước được dùng trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất. Vậy tại sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. đức 3 Tiết 28 Tuần: 28 Ngày soạn: Ngày 08 tháng 03 năm 2013 Ngày dạy: Ngày 13 tháng 03 năm 2013 Tên bài: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( Tiết 1) Người dạy: ĐOÀN THỊ KIM QUYÊN I. MỤC TIÊU - HS