1 TIẾT 75 : ĐỌC VĂN: TRAO DUYÊN ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) Ngày soạn: 20/3/2013. Ngày dạy: 23/3/2013. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp học sinh - Hiểu đc tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu luôn thống nhất chặt chẽ. - Nắm vững nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật qua đoạn trích. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. - GV: SGK, SGV, TLTK, Giáo án, Thiết kế bài giảng, Tranh minh họa… - HS: SGK, TLTK, vở soạn, C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH. Kết hợp đọc hiểu sáng tạo, trao đổi, thảo luận vấn đề, phân tích, bình giảng… D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy nêu một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du? 3.Bài mới. Giáo viên giới thiệu vào bài: Cuộc đời Kiều là một chuỗi dài bi kịch, trong đó nổi bật hai bi kịch lớn: Bi kịch tình yêu dang dở và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp.( thể hiện ở 2 đoạn trích: Trao duyên & Nỗi thương mình, trong chương trình Ngữ văn 10. ) Bọn sai nha gây nên vụ án oan với gia đình Kiều, để cứu cha và em Kiều đã đồng ý bán mình cho Tú Bà. Đêm trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều vẫn canh cánh trong lòng món nợ tình với Kim Trọng ( đây là mối tình đẹp lí tưởng mà ND xây dựng để thể hiện khát vọng tự do của con người ). Thúy Vân tỉnh dậy, Kiều quyết định trao duyên và nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho K.Trọng. Đoạn trích sau đây chúng ta tìm hiểu thể hiện tâm trạng Kiều trong đêm ấy. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt HĐ 1: HDHS tìm hiểu mục Tiểu dẫn. - Gọi hs đọc mục Tiểu dẫn. - Yêu cầu hs cho biết vị trí đoạn trích? - GV nhận xét chốt ý. HĐ 2: HDHS đọc hiểu văn bản. - Yêu cầu hs đọc giọng tha thiết, nhịp chậm. - Nhận xét, đọc lại cho hs nghe. - Đoạn thơ là diễn biến tâm trạng Kiều lúc trao - Hs đọc. - Vị trí đoạn trích: phần 2: Gia biến và lưu lạc. Từ câu 723- 756. Thể hiện tâm trạng Kiều lúc trao duyên. - Hs đọc, lắng nghe. - Hs chia kết cấu đoạn trích. I. TIỂU DẪN. Xem SGK. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích. - Kết cấu của đoạn trích: 3 phần: + 12 câu thơ đầu: Hoàn cảnh trao duyên. + 14 câu tiếp: Kiều trao duyên và trao kỉ vật cho Thúy Vân. + 8 câu cuối: Kiều quay lại với hoàn cảnh thực tại của chính mình. 1 2 duyên, em có thể chia đoạn thơ theo kết cấu nào để tìm hiểu? - GV nhận xét, chốt ý. - Ở hai câu thơ đầu N.Du đã sử dụng một số từ ngữ: “Cậy, chịu, lạy, thưa”. Thông qua những từ ngữ này em thấy Kiều đang rơi vào hoàn cảnh nào? ( Dẫn dắt: tại sao Kiều là chị mà lại phải cậy, lạy, thưa với Vân? ) - Tại sao Tg ko sử dụng từ “ Nhờ, nhận” mà lại dùng từ “ Cậy, chịu”? ( phân tích ko ghi bảng) - Qua phân tích 12 câu thơ đầu em thấy Kiều là người như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà N.Du sử dụng? - Chuyển ý: Lúc này tâm trạng Kiều là biết ơn chân thành, yên tâm thanh thản vì vấn đề nặng như núi cơ hồ đã đc giải quyết nhưng đó mới chỉ là tạm thời. ( Đọc 14 câu thơ tiếp theo) - Thúy Kiều đã trao những kỉ vật gì cho Thúy Vân? Tại sao khi trao đi kỉ vật rồi Kiều vẫn muốn của đó là “của chung”? Của chung là của những ai? “ Của tin” là gì? -Chuyển ý:Tay run run trao kỉ vật lại cho em mà lòng Kiều thổn thức, tiếc nuối, xót xa. - hs lắng nghe, suy nghĩ, trả lời. Hs theo dõi sgk và trả lời câu hỏi. 2. Đọc – hiểu chi tiết. 2.1: Hoàn cảnh trao duyên. “ Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.” - “ Cậy, chịu, lạy, thưa”-> Kiều có những hành động và lời nói bất thường, nàng là kẻ dưới, kẻ chịu ơn, việc sắp nói ra rất khó nói, trang trọng, thiêng liêng, vừa nhờ cậy vừa ràng buộc Thúy Vân. - Kiều kể lại mối tình dang dở của mình và đưa ra những lí do để mong Vân thông cảm mà chấp nhận mối tình này: Kiều đã vì chữ hiếu mà hi sinh chữ tình; Vân vẫn còn trẻ; vì tình chị em ruột thịt. => Qua 12 câu thơ ta thấy Kiều là một cô gái có đức hi sinh cao cả, khôn ngoan, sắc sảo. Đồng thời thấy đc N.Du là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ: chính xác, gợi hình ảnh, kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ văn chương quý tộc với ngôn ngữ bình dân giản dị. 2.2: Thúy Kiều trao duyên, trao kỉ vật cho Thúy Vân. - Kiều trao lại kỉ vật tình yêu cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây. - “ Của chung”-> của Kim- Kiều- Vân. Trao đi nhưng vẫn nuối tiếc, muốn níu giữ lại cho mình kỉ niệm của tình yêu. Kiều trao duyên, trao kỉ vật nhưng ko trao đc tình. Vẫn còn đó chút “của tin”( phím đàn, mảnh hương nguyền). - Trao duyên, trao kỉ vật, Kiều như thấy trước mắt là tương lai mờ mịt, thê thảm, coi như mình đã chết. Tự cho mình là kẻ chết oan, là người mệnh bạc: thác oan, hồn, mệnh bạc Chết rồi mà hồn Kiều vẫn còn day dứt, mang nặng lời thề với Kim 2 3 Nỗi đau xót dâng lên vò xé, day dứt trong lòng nàng.Hồn nàng ko siêu thoát đc. Vẫn đag dặn dò, tâm sự cùng em nhưng hình như càng nói Kiều càng dần quên đi sự có mặt của Thúy Vân, nàng nói một mình, nói với mình, rồi lại nói với Kim Trọng những lời trăng trối…( đọc 8 câu thơ còn lại). - Sau khi tưởng tượng về tương lai mờ mịt Kiều đã quay về với thực tại như thế nào? Tâm trạng của Kiều ra sao? - Lúc này Kiều đang nói chuyện với ai? Cái “ lạy” của Kiều lúc này có gì khác so với cái “ lạy” Thúy Vân ở trên? ( Sử dụng bảng phụ vẽ sơ đồ mạch tâm trạng của Kiều từ đầu đến cuối đoạn trích). HĐ 3: HDHS tổng kết bài học. - Qua bài học em hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật của N.Du? - Thông qua hình thức nghệ thuật ấy em thấy toát lên nội dung, tư tưởng gì? Hs theo dõi và trả lời câu hỏi? Hs so sánh và trả lời. Hs tổng kết bài học theo nhóm sau đó cử đại diện trả lời. Trọng. 2.3: Kiều quay lại với hoàn cảnh thực tại của chính mình. - “ Bây giờ”: “ Trâm gãy gương tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi”-> thực tại phũ phàng, tan nát… - Kiều vái lạy người tình quân-> cái vái lạy để tạ lỗi, vái để vĩnh biệt. Kiều như đang đối diện với K.Trọng, đang đối thoại với K.Trọng. -> Gọi tên K.Trọng trong mê sảng, nỗi đau dâng lên đến tột đỉnh với một loạt câu cảm thán: “ Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” -> Đây là tiếng khóc thống thiết, tuyệt vọng của kẻ buộc mình phải phụ bạc. Kiều rơi vào bi kịch tinh thần ko lối thoát. III.TỔNG KẾT. 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài hoa tinh tế, linh hoạt. - Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc. - Ngôn ngữ thơ vừa trau chuốt, trong sáng,hào hoa, vừa dung dị dân gian trong sự phối hợp điển cố và thành ngữ. 2. Nội dung. - Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: học thuộc đoạn trích, soạn bài tiếp theo. F. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: “ Nỗi thương mình”. 3 . dẫn. - Gọi hs đọc mục Tiểu dẫn. - Yêu cầu hs cho biết vị trí đoạn trích? - GV nhận xét chốt ý. HĐ 2: HDHS đọc hiểu văn bản. - Yêu cầu hs đọc giọng tha thiết, nhịp chậm. - Nhận xét, đọc lại. nghe. - Đoạn thơ là diễn biến tâm trạng Kiều lúc trao - Hs đọc. - Vị trí đoạn trích: phần 2: Gia biến và lưu lạc. Từ câu 72 3- 756 . Thể hiện tâm trạng Kiều lúc trao duyên. - Hs đọc, lắng. 1 TIẾT 75 : ĐỌC VĂN: TRAO DUYÊN ( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) Ngày soạn: 20/3/2013. Ngày dạy: 23/3/2013. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp học sinh - Hiểu đc tình yêu sâu