Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
599,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh * BÀI DỰ THI BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH Họ và tên : Nguyễn Thanh Thanh Tuổi : 19 tuổi Chức vụ : Sinh viên Đơn vị : Trường Đại học Hải Phòng Nơi cư trú : Minh Tân – Kiến Thụy – Hải Phòng Số điện thoại : 01648.456.251 Hải Phòng, tháng 01 năm 2013 Lời nói đầu Trong suốt thời gian trường kỳ giải phóng dân tộc, quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, những thủ đoạn nham hiểm mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ âm mưu nhằm xâm chiếm nước ta. Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, ngày 19/04/1958, Bộ đội hóa học đã được thành lập với sự kỳ vọng về một lực lượng nòng cốt trong chống vũ khí hủy diệt của cuộc kháng chiến. Suốt 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội hóa học đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Binh chủng hóa học (19/4/1958 – 19/4/2013), Tiểu đoàn Phòng hóa 20 đã tổ chức cuộc thi “Bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành” nhằm ca ngợi những chiến công của Bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia; đồng thời tôn vinh những thành tựu to lớn của Binh chủng hóa học trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng tiềm lực phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và góp phần xử lý chất độc tồn lưu hậu chiến, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Là một sinh viên đang được đào tạo trên ghế nhà trường, tôi rất vinh dự và đầy phấn khởi khi được tham dự cuộc thi này để bày tỏ được phần nào hiểu biết của bản thân về Binh chủng hóa học, Bộ đội hóa học, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới những thế hệ cha anh đã không ngại hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. BÀI DỰ THI BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH 2 Câu 1: Nêu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội hóa học trong 55 năm? Trả lời: Từ khi xuất hiện chiến tranh, cùng với nhiều loại vũ khí khác, con người đã biết sử dụng chất độc và chất cháy trong lĩnh vực quân sự và được sử dụng lần đầu với một khối lượng lớn từ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng tài khí (khí clo) để phục vụ cho việc tham chiến của mình trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sau năm 1918, cùng với Đức, Mỹ mở rộng hoạt động nghiên cứu, sản xuất và tàng trữ các chất độc hóa học, giết hại vô số người dân vô tội bằng những quả bom chứa các chất độc, đặc biệt là bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân do Mỹ sản xuất ra. Mặc cho sự nghiêm cấm của luật pháp quốc tế, những chất hóa học độc hại vẫn được các nước đế quốc ngầm bí mật nghiên cứu phát triển từ mức độ nhỏ đến mức độ lớn với kỹ thuật ngà càng tinh vi, tinh xảo và những phương tiện sử dụng ngày càng hiện đại hơn. Chủ nghĩa đế quốc đồng thời phát triển cả việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân hòng giành ưu thế quân sự. Tháng 8/1945, Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hyrosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hàng chục vạn người chết và bị thương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đến tận ngày nay. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng bom cháy napan, phốt pho đốt trụi đi không biết bao nhiêu làng quê của dân tộc ta. Sau khi Mỹ thay Pháp nhảy vào Việt Nam, chúng không từ bỏ một âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân để thực hiện mục tiêu chiến lược của chúng, ngay cả khi loại vũ khí chúng sử dụng đã bị luật pháp quốc tế cấm. Nhất là sau khi Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam được ký kết, chủ nghĩa đế quốc mà đi đầu là đế quốc Mỹ đã không ngừng đẩy mạnh chạy đua vũ trang hóa học, hạt nhân, thành lập các khối liên minh quân sự, áp dụng chiến lược “phản ứng linh hoạt” nhằm chĩa mũi nhọn vào các nước xã hội chủ nghĩa, các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. 3 Những lính Mỹ đầu tiên đổ bộ xuống chiến trường Việt Nam Về phía ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá được đúng bản chất của chủ nghĩa đế quốc và nhìn thấy được tận mắt hậu quả mà chất độc hóa học gây ra trên đất nước Việt Nam, trong nhận định tại Hội nghị Trung ương 6 khóa I ngày 15/7/1954: “Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”, Bác đã vạch rõ nguy cơ đất nước phải đối mặt với cuộc chiến vũ khí hủy diệt lớn khi đấu tranh với bọn đế quốc Mỹ. Từ nhận định, đánh giá nhạy bén, chính xác đó của Người, Tổng Quân ủy đã tích cực làm công tác tổ chức, chấn chỉnh các đơn vị quân chủng cũ và chuẩn bị cho sự ra đời của một số binh chủng mới, trong đó có binh chủng hóa học. Từ năm 1955, Tổng Quân ủy bắt đầu hoạt động tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về hóa học, nguyên tử cho các giáo viên tại trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, trong đó có các đồng chí Nguyễn Xuân Tấn, Phùng Hữu Đĩnh, Nguyễn Văn Toàn,… Đến tháng 1/1956, trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam lại cử các đồng chí giáo viên này đi đào tạo chủ nhiệm hóa học trung đoàn, sư đoàn và cán bộ chỉ huy phân đội ở Trường Hóa học Bắc Kinh (Thạch Gia Trang – Trung Quốc). Cuối năm 1956 Bộ đã cho thành lập Khoa hóa học – Trường Sĩ 4 quan Lục quân và Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học ở Cục Quân huấn – Tổ chức tiền thân của cơ quan chỉ đạo phòng hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Dù trong khi chiêu sinh Bộ đã chú trọng lựa chọn các đồng chí có trình độ văn hóa nhất định nhưng mặt bằng chung thì nhiều đồng chí văn hóa còn rất thấp. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác học tập, huấn luyện của học viên cũng như giảng viên. Vì vậy, ngày 6/4/1956, trường đã tổ chức dạy thêm văn hóa cho anh em. Các học viên đều rất cố gắng vươn lên trong học tập, đáp ứng được nhu cầu huấn luyện, học tập chuyên môn sau này. Chương trình học văn hóa này kết thúc vào tháng 11 năm 1956. Cũng trong năm 1956, Bộ đã cử các đồng chí Lê Hùng Việt, Hà Văn Dục, Lưu Ngọc Định, Trần Tiến Lâm, Nguyễn Văn Ngũ, Nguyễn Văn Bang đi đào tạo dài hạn tại trường đào tạo sĩ quan hóa học Thạch Gia Trang (Trung Quốc) trong 3 năm và các đồng chí Hoàng Quốc Sử, Nguyễn Mạnh Trí, Lê Thanh Thu đi đào tạo tại Học viện Phòng hóa quân đội Liên Xô với thời gian 7 năm. Tháng 7/1957, trường Trung cao quân sự, Khoa hóa học cũng được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng công tác phòng hóa học, nguyên tử cho các cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân. Đồng chí Cù Xuân Sắc làm trưởng khoa. Như vậy, tuy bộ đội hóa học chưa ra đời nhưng các yếu tố ban đầu đã được hình thành, đội ngũ cán bộ đã được đặc biệt quan tâm chú ý. Với phương châm tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lấy tự đào tạo, bồi dưỡng trong nước là chính kết hợp gửi đi học ở nước ngoài, từ tháng 4/1956 đến tháng 7/1957, Trường Sĩ quan Lục quân đã đào tạo được 3 đại đội sĩ quan hóa học với hơn 250 học viên. Đây là lực lượng đáng kể và rất quan trọng cho việc tổ chức xây dựng Bộ đội Hóa học. Mặt khác, Bộ cũng đã chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật – yếu tố không thể thiếu cho việc thành lập một tổ chức mới trong quân đội bằng việc trang bị khí tài hóa học thông qua việc nhận viện trợ từ các nước anh em. Việc xúc tiến cho sự ra đời của Bộ đội hóa học được đẩy nhanh, nhất là từ tháng 3/1957 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 đã ra 5 Nghị quyết về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Nghị quyết xác định nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai ”. Bác Hồ thăm bộ đội hóa học diễn tập năm 1957 Sau hơn 3 năm chuẩn bị tích cực mọi mặt, ngày 17/03/1958, Bộ Tham mưu đã ban hành Công văn số 173/BTM, tổ chức các cơ quan trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong đó có Phòng hóa học – nguyên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu. Phòng Hóa học nguyên tử được phát triển từ Tổ nghiên cứu tác chiến dưới điều kiện vũ khí nguyên tử, hóa học là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu cho Bộ, chỉ đạo huấn luyện Phòng Hóa học – Nguyên tử trong toàn quân, tổ chức, xây dựng một số cơ quan, đơn vị hóa học theo đề án đã được xác định. Sự ra đời của Phòng Hóa học – nguyên tử là bước phát triển quan trọng của Bộ đội Hóa học về mặt tổ chức chỉ đạo chuyên môn với sự chỉ huy ban đầu của bốn 6 đồng chí: đồng chí Đặng Quân Thụy làm trưởng phòng và ba đồng chí Trần Khuê, Lê Liêm, Nguyễn Phúc Thức ở ba bộ phận biên chế chỉ đạo huấn luyện, trang bị khí tài và nghiên cứu biên soạn tài liệu. Đến ngày 19/04/1958, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 214/BMG, thành lập tiểu đoàn hóa học với phân hiệu Tiểu đoàn 6, trực thuộc trường Sĩ quan Lục quân. Đây là tiểu đoàn hóa học đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan hóa học cho toàn quân, đảm nhiệm phòng hóa học hạt nhân và chiến đấu bằng vũ khí lửa. Cùng ngày, Bộ cũng quyết định thành lập hai đại đội hóa học trực thuộc hai sư đoàn bộ binh 308 và 320. Như vậy đến ngày 19/8/1958, Bộ đội hóa học cơ bản đã hoàn thiện. Về tổ chức, Bộ đội Hóa học đã có cơ quan chuyên trách chỉ đạo chuyên môn là phòng Hóa học – Nguên tử nằm trong Cục Huấn luyện chiến đấu; Khoa Hóa học – Trường Sĩ quan Lục quân có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hóa học; Khoa Hóa học trường Trung cao quân sự được giao nhiệm vụ bồi dưỡng những kiến thức về hóa học – Nguyên tử căn bản cho cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân và đã có quyết định tổ chức Tiểu đoàn 6 trực thuộc Trường Sĩ quan Lục quân, hai đại đội hóa học trực thuộc sư đòan bộ binh 308 và 320. Ngày 19/04/1958 được lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội hóa học, đánh dấu sự phát triển đầy đủ những yếu tố cần thiết cho sự ra đời của Bộ đội hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ đội Hóa học là một thành phần mới, một lực lượng mới của quân đội ta được thành lập, là một bước phát triển mới trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại của quân đội, thiết thực trong cuộc chiến tranh hóa học chống đế quốc Mỹ. Là một lực lượng non trẻ ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn đang chịu sự thống trị của đế quốc Mỹ, trong giai đoạn từ khi đuợc thành lập cho đến năm 1964, Bộ đội hóa học đã nhanh chóng phát triển lớn mạnh, từng bước huấn luyện theo phương hường chính quy hiện đại, triển khai rộng rãi, toàn diện phong trào phòng hóa quần 7 chúng ở cả miền Bắc và miền Nam, chi viện tích cực cho miền Nam, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Trong hoạt động, Bộ đội hóa học đã từng bước tạo ra một số tiền đề cho việc xây dựng, phát triển của một binh chủng kỹ thuật đủ khả năng đối phó với âm mưu thủ đoạn sử dụng vũ khí hóa học của đế quốc Mỹ. Bộ đội hóa học trở thành nòng cốt trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chống lại chiến tranh hóa học của Mỹ, làm lực lượng đáng tin cậy, là thành viên không thể thiếu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Năm 1958, Tiểu đoàn 6 quân số đã lên tới 950 người, gồm 9 đại đội trong đó 4 đại đội đào tạo hạ sĩ quan được gọi là Tiểu đoàn 6A, 5 đại đội thường trực chiến đấu được gọi là Tiểu đoàn 6B. Đến năm 1959, lớp đào tạo hạ sĩ quan hoàn thành, tiểu đoàn lại trở về với phân hiệu Tiểu đoàn 6. Sư đoàn bộ binh 308 và 320 được tổ chức biên chế 4 trung đội: trinh sát bức xạ hóa học, tiêu độc binh khí kỹ thuật, tiêu độc mặt đất và vệ sinh trang dụng. Binh chủng hóa học đã có thêm đại đội 52 và 53; các sư đoàn 330, 305, 338, 312, 324, 325 lần lượt được thành lập. Đến cuối năm 1959, Bộ đội hóa học đã được tổ chức thành một hệ thống từ Bộ đến các đơn vị trong toàn quân; có cơ quan tham mưu hóa học chỉ đạo công tác phòng hóa cao nhất là Phòng Hóa học – nguyên tử trực thuộc Cục Quân huấn; Tiểu đoàn 6, Khoa Hóa học của trường Sĩ quan Lục quân, Khoa hóa học trường Trung cao quân sự và có tương đối đầy đủ chủ nhiệm, trợ lý và phân đội hóa học ở các quân khu, quân binh chủng, các sư đoàn và trung đoàn của một số sư đoàn bộ binh. Năm 1960, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, trong đó tiến hành phun rải chất độc hóa học trên chiến trường miền Nam. 8 Hình ảnh máy bay Mỹ rải chất độc hóa học trên ở miền Nam Việt Nam Xe tăng Bộ đội Hóa học sử dụng trong ‘Chiến tranh đặc biệt” Trước tình hình nghiêm trọng ấy, Bộ Tổng Tham mưu đã giao nhiệm vụ cho Binh chủng hóa học: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng binh chủng trong toàn quân, tích cực chỉ đạo huấn luyện phòng chống vũ khí hủy diệt lớn trong ba thứ quân, triển khai công tác phòng hóa quần chúng, phòng hóa nhân dân miền Bắc đồng thời chuẩn bị điều kiện để xây dựng lực lượng phòng hóa ở miền Nam. Ngày 20/08/1960, Bộ Tổng Tham mưu đã ra quyết định số 169/BMG-BTTM tách Phòng Hóa học – Nguyên tử trực thuộc Cục Quân huấn thành Phòng Hóa 9 học – Nguyên tử trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và quy định: Phòng Hóa học – nguyên tử có nhiệm vụ làm tham mưu cho Bộ trong việc chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng hóa trong toàn quân, huấn luyện, phổ cập phòng chống vũ khí hóa học hạt nhân trong ba thứ quân và quản lý xây dựng các đơn vị hóa học trực thuộc. Ngày 10/10/1961, trong Công văn số 312/H2, Bộ Tổng Tham mưu đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng hóa học – Nguyên tử là cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng hóa học của Bộ và chỉ đạo về chuyên môn cho cơ quan và phân đội hóa học trong toàn quân, hướng dẫn và nghiên cứu huấn luyện phòng nguyên tử hóa học cho các quân binh chủng và lực lượng hậu bị. Đến ngày 25/06/1962, theo quyết định số 271/TMG Bộ Tổng Tham mưu biên chế của Phòng hóa học – Nguyên tử rút gọn còn 31 người, các ban chuyên môn vẫn giữ nguyên, giảm tổ sửa chữa và sản xuất ống trinh độc. Về tổ chức xây dựng, phát triển các phân đội hóa học của Bộ, ngày 30/01/1962, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 179/TMG, thành lập tiểu đoàn hóa học thứ hai với phiên hiệu 902, Tiểu đoàn 6 đổi tên thành Tiểu đoàn 901. Đây là hai tiểu đoàn họat động độc lập, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của lực lượng hóa học trực thuộc Bộ. Năm 1963, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều chỉnh biên chế thời bình cho tiểu đoàn 902: 1 đại đội chinh sát hóa học, 1 đại đội tiêu trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội huấn luyện hạ sĩ quan. Còn Tiểu đoàn 901 có 6 đại đội: 1 đại đội trinh sát bức xạ hóa học, 2 đại đội tẩy trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội súng phun lửa và 1 đại đội tiêu độc trang dụng. Ngày 24/04/1963, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 124/TMG điều chỉnh biên chế của các Quân khu tả ngạn, Hữu ngạn, Tây Bắc theo biểu biên chế chung. 10 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh * BÀI DỰ THI BỘ ĐỘI HÓA HỌC 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH Họ và tên : Nguyễn. tàng trữ các chất độc hóa học, giết hại vô số người dân vô tội bằng những quả bom chứa các chất độc, đặc biệt là bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân do Mỹ sản xuất ra. Mặc cho sự nghiêm cấm của luật. quân sự, Khoa hóa học cũng được thành lập với nhiệm vụ bồi dưỡng công tác phòng hóa học, nguyên tử cho các cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân. Đồng chí Cù Xuân Sắc làm trưởng khoa. Như vậy,