1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de van 12 (4)

27 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 297 KB

Nội dung

ĐỀ 19 Câu 1 (2đ): Anh (Chị) hãy trình bày những nét chính về tình hình phát triển của hai bộ phận văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học không công khai trong giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 2 (3đ) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày lí do vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 3 (5đ): Anh (chị) hãy chọn một trong hai bài thơ “Chiều tối” (Mộ) hoặc “Mới ra tù tập leo núi” (Tân xuất ngục học đăng sơn” của Hồ Chí Minh cả phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ và phân tích bài thơ đó. GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1 (2đ): Anh (Chị) hãy trình bày những nét chính về tình hình phát triển của hai bộ phận văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học không công khai trong giai đoạn văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1- Yêu cầu đề bài: Trình bày ngắn gọn rõ ràng đặc điểm tình hình phát triển của hai bộ phận văn học: bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học không công khai… 2- Định hướng làm bài Hai bộ phận văn học công khai (hợp pháp) và bộ phận văn học không công khai (bất hợp pháp) là kết quả của sự phân hoá về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ trong một bối cảnh lịch sử- xã hội cụ thể của nền văn học dân tộc, giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. * Bộ phận văn học công khai (hợp pháp) - Khái niệm: Là bộ phận văn học tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực sân Pháp, không bị cấm đoán, đàn áp. - Phân hoá thành hai xu hướng: văn học lãng mạn và văn học hiện thực. - Nêu đặc điểm tình hình phát triển của văn học lãng mạn và văn học hiện thực: Nội dung tư tưởng, thành tựu nổi bật, tác phẩm, tác giả tiêu biểu, những hạn chế…. * Bộ phận văn học không công khai (bất hợp pháp): * Khái niệm: là bộ phận văn học cách mạng mà tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù của các chiến sĩ cách mạng, cũng có lúc được lưu hành công khai như văn thơ Đông kinh nghĩa thục, thơ văn thời kì Mặt trận dân chủ… - Nêu cơ sở và ý nghĩa xa hội của văn học cách mạng, giá trị tư tưởng và nghệ thuật, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. => Ý nghĩa, vai trò của sự phân hoá thành niều xu hướng văn học đối với quá trình hiện đại hoá và sự phát triển của văn học dân tộc đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 2 (3đ) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày lí do vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI 1- Yêu cầu của đề bài: Trình bày ý kiến của cá nhân về khái niệm tiếng Việt và lí do phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2- Định hướng: a- Giải thích khái niệm: - Tiếng Việt được hiểu theo cấp độ chung nhất là sự kết tinh cao nhất của văn hoá tinh thần và vật chất của con người Việt Nam qua các thế hệ. - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là như thế nào? Tiếng Việt rất giàu và đẹp, phông phú về âm lượng, âm sắc, đa thanh, đa cảm và giàu chất biểu cảm, đa dạng về lối nói, lối diễn đạt, do đó nói và sử dụng đúng tiếng Việt chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. b- Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? - Tiếng Việt là tài sản vô giá của toàn dân tộc. - Tiếng Việt là tiếng của mẹ để, là tiếng của dân tộc, là phương tiện quan trọng để thực hiện giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đống. - Tiếng Việt là đặc điểm riêng để phân biệt văn hoá Việt với văn háo của các dân tộc khác. => người Việt phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cho tiếng Việt. c- Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: - Học, trau dồi kiến thức, hiểu biết về tiếng Việt và khả năng giao tiếp (H/S lấy VD minh hoạ). - Thực hiện đúng, đầy đủ các qui tắc, qui phạm, chuẩn mực của tiếng Việt, không tuỳ tiện trong việc viết câu, sử dụng từ, không nên sử dụng xen kẽ tiếng Việt những ngoại ngữ kách, tránh lạm dụng nhiều quá có thể làm mết đi vẻ đẹp của văn phong người Việt. - Có ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt phổ thông, thường xuyên sử dụng các lối nói, cách nói để tạo ra lời hay, ý đẹp, tránh nói cộc cằn, thô lỗ. - Chọn đúng tình huống giao tiếp để sử dụng các cấp độ biểu đạt của tiếng Việt một cách hợp lí. - Tránh viết tắt, sử dụng kí tự làm mất vẻ phong phú của tiếng Việt. KẾT LUẬN Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 3 (5đ): Anh (chị) hãy chọn một trong hai bài thơ “Chiều tối” (Mộ) hoặc “Mới ra tù tập leo núi” (Tân xuất ngục học đăng sơn” của Hồ Chí Minh cả phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ và phân tích bài thơ đó. 1- Yêu cầu của đề bài: - Cần thuộc lòng cả hai bài thơ trên. - Chọn một trong hai bài thơ để phân tích. 2- Định hướng:bài “Chiều tối” MỞ BÀI - Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Chiều tối” nằm trog hệ thống thơ “chuyển lao” của Hồ Chí. Bài thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong một lần Người bị giải đi lúc chiều tối ở vùng núi vắng. Ẩn giấu sau bức tranh là tấm lòng yêu đời, niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh đầy thử thách. THÂN BÀI a- Hai cầu đầu: - Một bức tranh thiện nhiên mang tâm trạng: + Thiên nhiên buồn: thiên nhiên của buổi chiều tối với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, chòm mây lững lờ trôi. + Thiên nhiên nói hộ tâm trạng Hồ Chí Minh. Cảnh thiên nhiên phù hợp với tâm trạng của Người lúc bấy giờ: cũng lẻ loi, mệt mỏi sau một ngày chuyển lao. + Bức tranh thiên nhiên thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh tù đày, Người vẫn theo dõi cánh chim, chòm mây trên bầu trời, vẫn hướng về thiên nhiên, về sự sống hằng ngày, vẫn có sự giao cảm cùng cảnh vật. - Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với bút pháp hiện đại: + Cổ điển: sử dụng hình ảnh ước lệ (cánh chìm về tổ), dùng nét chấm phá (cánh chim, chòm mây… để chỉ những cảnh thiên nhiên) cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trang trọng mang phong vị Đường thi. + Hiện đại: Cũng hình ảnh ước lệ nhưng có sự sáng tạo: “cánh chim” trong thơ cổ thường bay về chốn vô định gợi cảm giác ngậm ngùi, chia li. “Cánh chim’ trong chiều tối hướng về sự yên ấm hằng ngày (“về rừng tìm chốn ngủ”). b- Hai câu cuối: - Một bức tranh cuộc sống đầy tươi vui, khoẻ khoắn. + Bức tranh cuộc sống của người lao động mà hình ảnh trung tâm là người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối” + Bức tranh của công việc là xay ngô. + Bức tranh của cuộc sống rực rỡ, ấm áp bởi màu hồng của bếp lửa, bởi niềm vui của lao động (hình ảnh “lò than đã rực hồng”) + Bức tranh cuộc sống thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ (từ buồn sang vui, từ tối thành sáng, từ hiện tại tới tương lai); thể hiện sự cao đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh (lạc quan, yêu đời, yêu người, trong hoàn cảnh tù đày vẫn cảm thông với nỗi vất vả, với niềm vui của người lao động). - Bức tranh cuộc sống thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại. + Hàm súc: từ “hồng” thể hiện một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và trái tim mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa. Từ “hồng” cho ta thấy không còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn. + Cổ điển: lấy sáng để nói tối (so sánh với nguyên tác để thấy giá trị từ ‘hồng” trong “lô dĩ hồng” (bản dịch thừa chữ “tối”), điệp ngữ liên hoàn “mà bao túc”). + Hiện đại: hình ảnh nhân vật trung tâm là người lao động. “Chất thép” toát ra từ câu thơ tạo nên tính hiện đại. KẾT LUẬN - Bài thơ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi xóm núi. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về sự sống và tương lai. - bài thơ có sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp cổ diển truyền thống với tinh thần hiện, hoà quyện giữa ‘thép” và tình. ĐỀ 20 Câu 1 (2đ) Hãy tóm tắt những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 2 (3đ): Học tập là công việc quan trong không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Trên cơ sở và tầm quan trọng đó, UNSCO đã xác định “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên. Câu 3 (5đ): Hình tượng người lái đò sông Đà trong bút kí “Người lái đò sông Đà” là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyến Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1 (2đ) Hãy tóm tắt những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. 1- Yêu cầu Trình bày ngắn gọn về đặc điểm của nền văn học VN từ TK XX đến C/M tháng Tám 1945, tập trung chủ yếu ở các đặc điểm sau: nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá, tốc độ phát triển mau lẹ, phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng. 2- Định hướng: Giai đoạn văn học từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị trí quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà, nó đánh dấu sự trưởng thành và phát triển vượt bậc trên tất cả các mặt của nền văn học với 3 đặc điểm dưới đây: a- Đặc điểm thứ nhất: Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. - Cơ sở xã hộ và nhu cầu, ý thức nghệ thuật. Khái niệm hiện đại hoá văn học. - Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá văn học. b- Đặc điểm thứ 2: Tốc độ phát triển hết sức mau lẹ. - Tốc độ phát triển trên các lĩnh vực của nền văn học. - Các nguyên nhân phát triển. c- Đặc điểm thứ 3: Nền văn học phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng. + Bộ phận văn học công khai (hợp pháp): Nêu khái niệm, hai xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực (đặc điểm và tình hình phát triển: nội dung tư tưởng, thành tựu nổi bật, tác giả- tác phẩm tiêu biểu, những hạn chế….). + Bộ phận văn học không công khai: Khái niệm; Cơ sở và ý nghĩa xã hội của văn học cách mạng bất hợp pháp; Giá trị tư tưởng và nghệ thuật; Tác giả- tác phẩm tiêu biểu. Câu 2 (3đ): Học tập là công việc quan trong không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Trên cơ sở và tầm quan trọng đó, UNSCO đã xác định “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên. 1- Yêu cầu đề bài Đây là dạng bài nghị luận trình bày ý kiến về tầm quan trọng của vấn đề học tập. Do vậy cần lập luận hợp lí để làm nổi bật ý kiến của mình về vấn đề ấy, dù là ý kiến ủng hộ hay phản đối luận điểm trên. 2- Định hướng làm bài: - Nêu vai trò quan trọng của học tập trong xã hội. - Giới thiệu và đưa vào phần mở bài phần nhận định của UNESCO. MỞ BÀI a- Giải thích khái niệm: - Học để biết: Tức là học để có kiến thức xã hội, về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, để rút ra những điều hay lẽ phải… - Học để làm: Tức là học để vận dụng kiến thức của mình trong thực hành, tạo nên thành qur kiến thức. - Học để cùng chung sống: Tức là học để làm quen với sự khác biệt giữa các nền văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… để hoà nhập với xã hội. - Học để khẳng định mình: Thông qua học vấn, con người có thể chứng tỏ được khả năng của mình, để mọi người nhớ và biết đến mình, góp ích cho xã hội. => Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình nói lên tầm quan trọng của việc học tập. Hiểu biết đều có được thông qua quá trình học tập, tu dưỡng trong ghế nhà trường cũng như trong xã hội. b- Hậu quả của việc thất học và thiếu hiểu biết trong cuộc sống: - Thất học dẫn đến thiếu hiểu biết sẽ gây ra những hành động xấu xa mà lí trí không kiểm soát được (DC) - Thất học dẫn đến cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, đôi khi không bảo vệ được mình vì thiếu kiến thức và hiểu biết xã hội. - Thất học khiến cho xã hội ngày càng nghèo nàn, lạc hậu và tối tăm. c- Học như thế nào để biết, để làm, để cùng chung sống, để tự khẳng định mình? Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc học, người học cần xác định: - Động cơ đúng đắn trong việc học tập, học cái mình cần đảm đương công việc được giao và học cái xã hội cần để đáp ứng yêu cầu thực tế. - Việc học cần phải phù hợp với khả năng của cá nhân, không chạy theo những cái nằm ngoài khả năng tiếp thu của cá nhân. - Phải biết hiểu rộng và sâu về khái niệm học, học ở đây không chỉ nắm bắt kiến thức trong sách vở mà phải thực hành vận dụng, phải học tập thực tế cuộc sống, ở cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày… KẾT BÀI Khẳng định sự cần thiết phải học taap và qua đó đề xuất những cách học tập hợp lí và cần thiết. Câu 3 (5đ): Hình tượng người lái đò sông Đà trong bút kí “Người lái đò sông Đà” là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyến Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định trên. 1- Yêu cầu của đề bài: Cần phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm để chứng minh hình tượng người lái đò trong các tác phẩm góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 2- Định hướng làm bài: MỞ BÀI Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuấn, quan niệm về tài hoa của người nghệ sĩ và bút kí “Người lái đò sông Đà” THÂN BÀI Học sinh cần phân tích những khía cạnh sau: a- Quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân: Có vốn hiểu biết uyên bác về nhiều mặt để tạo ra góc nhìn sự vật hiện tượng theo bình diện văn hoá- lịch sử, văn hoá- nghệ thuật; người nghệ sĩ tài hoa cần phải cảm nhận được cái khác thường của những cá tính mãnh liệt, những ấn tượng mạnh tác động vào giác quan người nghệ sĩ. Từ quan niệm này, Nguyến Tuân thường chọn con người “Vang bóng một thời” để khắc hoạ. Quan niệm này gắn với thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. b- Quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân thay đổi khi ông đi gần với nhân dân, với các sáng tác sau Cách mạng. Qua tác phẩm này, Nguyễn Tuân nhận ra chất nghệ sĩ tài hoa ở những con người lao động bình thường. Điều đó thể hiện ở bút kí “Người lái đò sông Đà”, qua hình tượng ông lái đò. c- Hình tượng người lái đò sông Đà được nhìn từ các góc độ: - Tư thế của người ra trận, chấp nhận thử sức với dòng sông hung dữ, điều này được miêu tả bằng thạch trận mà dòng sông Đà dàn sẵn, đã bày thành thế trận để nghênh tiếp đối thủ. Sông Đà dường như có ý thức chủ động tấn công, chủ động phòng thủ với các thác ghềnh cuộn xoáy và các dải đá ngầm đủ mọi tư thế mà chỉ cần sơ suất là con thuyền vỡ tan. Người lái đò cũng chủ động không kém khi bước vào trận chiến vượt ghềnh thác ấy. Nhân vật không nói một lời nào, cũng không kêu la khi bị dòng nước sắc mạnh tấn công. Người lái đò luôn chủ động né tránh những đòn tấn công hay phản công của dòng sông và thác ghềnh hung dữ. Hàng loạt những ngôn từ mang tính tạo hình, tạo cảnh nhiều lĩnh vực được huy động để miêu tả cuộc vượt thác ấy. => Người lái đò được miêu tả ở đây với vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, bất chấp hiểm nguy. - Người lái đò không chỉ có lòng dũng cảm mà còn có phẩm chất trí tuệ cao. Ngoài việc nắm vững và hiểu rõ đối thủ “ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”, “ông thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi nước ải”. Người lái đò còn chủ động lợi dụng sức mạnh cảu dòng nước và cũng là đối thủ của ông để lái con thuyền vượt qua hiểm nguy. Trên “trùng vi thạch trận” ấy, người lái đò còn thể hiện như một nghệ sĩ tài hoa không chỉ để đưa thuyền vượt thác, không chỉ để đảm bảo an toàn cho con thuyền mà còn trực tiếp biểu diễn nghệ thuật vượt thác và người thưởng thức ở đây không ai khác chính là Nguyễn Tuân. => Lòng dũng cảm và sự hiểu biết tường tận thấu đáo đối thủ đã tạo ra bản lĩnh cho người lái đò, biến người bình thường thành người nghệ sĩ tài hoa vượt thác, băng ghềnh. Phẩm chất kiên định, bản lĩnh tự tin cùng với cách sinh hoạt bình thường không khoe mẽ là phẩm chất quan trọng của người lái đò này. KẾT LUẬN Hình tượng người lái đò là sự gặp gỡ những tâm hồn đồng điệu, biết yêu quý tài năng và cũng là phát hiện mới về vẻ đẹp của những con người lao động bình thường, chất phác, Điều đó đã giúp cho nhà văn nhìn đúng hơn về tài năng mang tính nghệ sĩ. ĐỀ 21 Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975? Câu 2 (3đ): Martin Luther King từng nói “Trong thế giới nayT, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im lặng đáng sợ của người tốt” Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Câu 3 (5đ): Có người nói “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục. Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI 1- Yêu cầu của đề bài: Trình bày tóm tắt về 3 chặng đường phát triển của văn học VN giai đoạn 1945- 1975, cần tập trung vào nêu chủ đề, tác giả, tác phẩm. 2- Định hướng Cần tập trung nêu chủ đề chính, tác giả, tác phẩm của 3 chặng đường phát triển. - Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 là giai đoạn đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: tiếp sau Cách mạng tháng Tám là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài 30 năm, nhân dân ta vừa tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Nền văn học trải qua 3 chặng đường phát triển: a- Chặng đường 1945- 1954: Văn học ngay sau Cách mạng tháng Tám và văn học kháng chiến (chủ đề, tác phẩm, tác giả tiêu biểu) * Từ những ngày đầu đất nước độc lập: + Chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến và những tấm gương vì nước quên mình. + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Huế tháng tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Tình sông núi- Trần Mai Ninh…. * Từ kháng chiến bùng nổ cuối 1946: + Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến cứu nước với chủ đề cách mạng và kháng chiến, + tác phẩm tiêu biểu: “Một lần tới thủ đô”- Trần Đăng, “Đôi mắt”, “Ở rừng” của Nam Cao. “Làng”- Kim Lân, “Bên kia sông Đuống”- Hoàng Cầm, “Tây Tiến” – Quang Dũng… b- Chặng đường 1955- 1964: + Chủ đề: Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, văn học tập trung ca ngợi hình ảnh con người lao động mới, sự đổi thay số phận và tinh thần con người trong thời kì mới với tinh thần lãng mạn tràn đầy lạc quan. Văn học còn thể hiện tình cảm với miền Nam ruột thịt. + Tác giả- tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc- Nguyễn Khải, Sống mãi với thủ đô- Nguyến Huy tưởng, Vợ nhặt- Kim Lân, Cửa biển- Nguyên Hống… c- chặng đường 1965- 1975: + Chủ đề: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ca ngợi cuộc ra trận vĩ đại của toàn dân tộc, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động của con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất và khám phá sức mạnh kì diệu của con người VN trong chiến tranh khốc liệt. + Tác giả- tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng- Nguyễn thi. Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính- Nguyễn Minh Châu, Ra trận, Máu và hoa – Tố Hữu… = > Văn học cách mạng theo sát các chặng đường lịch sử dân tộc, có nhiều thành tựu xuất sắc, đưa nền văn học dân tộc phát triển lên một tầm cao mới. Câu 2 (3đ): Martin Luther King từng nói “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im lặng đáng sợ của người tốt” Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? 1- Yêu cầu: - Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến của Lther King - Cần xác định ý nghĩa của ý kiến bằng việc cắt nghĩa những từ “người xấu- người tốt”, tác hại từ “hành động và lới nói của người xấu”, “sự im lặng đáng sợ của người tốt”, “Xót xa”… - Lí giải được vì soa xót xa trước hành động và lời nói của người xấu, vì sao xót xa trước sự im lặng của người tốt? Trong đó trọng tâm làm rõ là vì sao xót xa trước sự im lặng đáng sợ của người tốt. - Để làm rõ được điều này, cần trả lời câu hỏi: Khi nào và vì sao người tốt im lặng? Sự im lặng người tốt phản ánh điều gì? Tác hại của việc người tốt im lặng? Nên đánh giá về sự im lặng ấy? Làm thế nào để chấm dứt sự im lặng của người tốt, để họ tiếp tục cất lên tiếng nói? 2- Định hướng làm bài . mạnh tác động vào giác quan người nghệ sĩ. Từ quan niệm này, Nguyến Tuân thường chọn con người “Vang bóng một thời” để khắc hoạ. Quan niệm này gắn với thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám. về số lượng và chất lượng. => Văn học giai đoạn 1945- 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, có nhiều thành tựu xuất sắc, đưa cả nền văn học dân tộc phát triển lên một tầm

Ngày đăng: 23/01/2015, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w