1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Môn Sinh

26 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

    • B. PHẦN NỘI DUNG

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng A. PHẦN MỞ ĐẦU I./ Lí do chọn đề tài. - Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, bằng những kinh nghiệm, kết quả của nghiên cứu được kiểm nghiệm qua thực tế, từ đó rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức của bộ môn. - Mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục cũng đã từng khẳng định vai trò của công tác thực hành “ học đi đôi với hành ”, thông qua công tác thực hành giúp học sinh vận dụng đựơc kiến thức đã học vào trong thực tế đời sống sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện, - Với việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phần thực hành được tăng cường về thời lượng lẫn kỹ năng, kiến thức, yêu cầu các bài thực hành ngày càng cao. Sử dụng phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, thì việc giảng dạy theo phương pháp thực hành là cân thiết. Phương pháp thực hành được đặc biệt chú trọng, vì rằng thông qua những kết quả mà học sinh quan sát, thí nghiệm, thực hành, các em lĩnh hội được kiến thức một cách chắc chắn, có sáng tạo, đồng thời kiến thức các em tiếp thu được qua các tiết học lí thuyết sẽ được củng cố nhờ các tiết thực hành, nhờ đó việc vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống của học sinh sẽ được tốt hơn. - Việc đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học phục vụ chương trình sách giáo khoa mới được cấp đầy đủ (trường nào cũng được cấp). Tuy nhiên phòng học bộ môn hầu như chưa trường nào có hoặc cũng chỉ mới là phòng thực hành chung với các bộ môn khác. - Đa số giáo viên quen dạy với phương pháp cũ, còn có tư tưởng ngại khó, ít tìm tòi sáng tạo, ít vận dụng phương pháp mới để giảng dạy Vì vậy việc sử dụng phương pháp giảng dạy đối với phần thực hành còn nhiều lúng túng, thậm chí còn bị chuyển thành giờ dạy lý thuyết với phương pháp thuyết trình ( thường được biện hộ là chưa có phòng thực hành, khó khăn về mẫu vật ). Vì vậy hiệu quả giảng dạy phần thực hành chưa cao. II./ Giới hạn đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chỉ đề cập đến việc giảng dạy đối với phần thực hành trong các bài truyền thụ kiến thức mới có sử dụng thí nghiệm thực hành và các tiết thực Trang 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng hành theo quy định trong chương trình. Tôi mong muốn được trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đạt được. III./ Phân loại các bài thực hành. Tuỳ theo mục đích của bài thực hành, của thí nghiệm phần thí nghiệm thực hành được chia làm các dạng: * Dạng bài thực hành: Rèn luyện kỹ năng thực hành. Dạng bài này chủ yếu giúp học sinh chuẩn bị tiêu bản, chuẩn bị mẫu vật cho một tiết thực hành, biết sử dụng thành thạo dụng cụ thực hành, rèn luyện các thao tác thực hành chính xác, biết cách quan sát mẫu vật Ví dụ: Các bài quan sát tế bào thực vật, quan sát một số động vật nguyên sinh, quan sát tế bào và mô * Dạng bài thực hành: Tìm hiểu kiến thức mới. Dạng bài này chủ yếu giúp cho học sinh biết tự thiết kế một thí nghiệm, thực hành, biết quan sát, nhận xét kết quả, giáo dục tính cẩn thận, tìm tòi, suy luận, từ đó rút ra được những khái niệm, kiến thức mới Ví dụ: + Các bài: Sự hút nước và muối khoáng ở rễ, thân dài ra do đâu, phần lớn nước vào cây đi đâu, những điều kiện cần cho hạt nảy mầm, ( sinh học 6) + Các bài: Mổ cá, quan sát cấu tạo trong của ếch đồng, quan sát xương mẫu mổ chim bồ câu, cấu tạo trong của chim bồ câu, (sinh học 7) + Các bài: Quan sát tế bào và mô, tìm hiểu chức năng của tuỷ sống, ( Sinh học 8) * Dạng bài thí nghiệm chứng minh: Dạng bài này giúp học sinh qua kết quả của thí nghiệm thực hành chứng minh được những khái niệm, nhận định, đã rút ra được bằng cách suy luận, lý thuyết. Ví dụ: + Các bài: Vận chuyển các chất trong thân, thí nghiệm chứng minh sự quang hợp. (Sinh học 6) + Các bài: Hoạt động của Enzim trong nước bọt (Sinh học 8) * Dạng bài thực hành củng cố kiến thức đã học: Trang 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng Dạng bài này được thực hành sau khi học lý thuyết thường tiến hành vào cuối chương, giúp học sinh củng cố được kiến thức đã học trong lý thuyết, tạo cho các em hiểu rõ, ghi nhớ các khái niệm một cách chắc chắn. Ví dụ: Các bài thực hành xem băng về tập tính của sâu bọ, xem băng về tập tính của chim, xem băng về tập tính của thú, * Dạng bài thực hành vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế; dạng bài này giúp học sinhvận dụng một cách linh hoạt vào trong đời sống thực tế sản xuất, tạo cho các em có óc tư duy, sáng tạo, dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh khác nhau, biết vận dụng kiến thức đã học để nhận định phân loại sinh vật, định hướng tìm hiểu sinh học và các vấn đề liên quan đến sinh học. Ví dụ: + Tập giâm cành, chiết cành, ghép cành. (sinh học 6) + Các bài: Tham quan thiên nhiên (Sinh học 6, sinh học 7) + Các bài: Sơ cứu và bang bó cho người bị gãy xương, sơ cứu chảy máu, thực hành hô hấp nhân tạo, phân tích khẩu phần cho trước (sinh học 8) Tuỳ theo cách thể hiện thì các thí nghiệm thức hành được chia làm các loại bài như sau: * Thí nghiệm thực hành do giáo viên biểu diễn: thường được sử dụng trong các giờ dạy lý thuyết, được sử dụng để minh hoạ kiến thức trong bài học. * Thí nghiệm thực hành do học sinh tiến hành: dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trực tiếp sử dụng các phương tiện và thiết bị để thực hiện thí nghiệm. * Thí nghiệm tư duy trên giấy bút: giáo viên mô tả thí nghiệm bằng lời hoặc hình vẽ trên bảng, học sinh phân tích nghiên cứu thí nghiệm, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG I./ Vai trò của phần thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới. Như tôi đã trình bày ở trên, đặc trưng của bộ môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, một bộ môn có phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực hành thí Trang 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng nghiệm. Việc quan sát, nghiên cứu, nhận xét trên các sinh vật, mẫu vật học sinh sẽ phát hiện ra những thông tin. Việc phát hiện ra các thông tin còn có thể được thực hiện khi quan sát một hiện tượng sinh học trên băng hình, hình vẽ, kết hợp với quan sát trên mẫu thực hành. Ngoài ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sử dụng các phương tiện và thiết bị để thực hiện thí nghiệm. Học sinh được đóng vai trò là người nghiên cứu, chủ động phát hiện tìm hiểu các hiện tượng, thay đổi điều kiện thí nghiệm. Điều này tạo cho học sinh có khả năng đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất, tính quy luật của hiện tượng sinh học trong thí nghiệm. Mặt khác đối với học sinh, trong quá trình học tập các bài tập quan sát và thí nghiệm do giáo viên tiến hành biểu diễn hoặc do chính bản thân học sinh thực hiện dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên, thường cũng là để tìm tòi “những vấn đề” đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết, tuy rằng đối với các em là mới, học sinh đã lặp lại, với sự gia công sư phạm trong khoảng thời gian ngắn của tiết học, con đường mà các nhà khoa học đã phải trải qua một thời gian dài trong quá trình nghiên cứu trước đây. Thông qua những thí nghiệm thực hành thì học sinh không những lĩnh hội, củng cố dược kiến thức sinh học mà còn rèn luyện cho học sinh một số kỷ năng, thao tác thực hành thí nghiệm như: khả năng quan sát, tổng hợp, so sánh, biết chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, biết lắp đặt, thiết kế một thí nghiệm, thực hành đơn giản, rèn luyện cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp các em phát triển tư duy khoa học, tác phong, thận trọng, chính xác, lòng say mê nghiên cứu khoa học Chính vì vậy thời lượng, nội dung thí nghiệm thực hành được thiết kế trong chương trình sách giáo khoa mới được tăng lên đáng kể. II./ Định hướng phương pháp giảng dạy thí nghiệm thực hành trong chương trình. Định hướng phương pháp giảng dạy trong chương trình sinh học được tiến hành dựa trên hai cơ sở: tính đặc thù của bộ môn và sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự lực tìm tòi phát hiện kiến thức thông qua kết quả thí nghiệm thực hành. Thông qua bài thực hành, tổ chức cho học sinh quan sát mẫu vật, mô tả đối tượng, tự thu thập số liệu, tư liệu theo yêu cầu của bài thực hành, giáo viên hướng dẫn học Trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng sinh xử lý tư liệu đã thu thập được bằng những thao tác tư duy như: phân tích so sánh, khái quát hoá để tìm ra các tính chất chung, riêng, bản chất của đối tượng. Đối với các thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, thông thường loại thí nghiệm này được sử dụng để minh hoạ cho kiến thức của bài học, tuy nhiên thí nghiệm biểu diễn có thể sử dụng theo hướng phát huy tích cực tư duy của học sinh bằng cách: giáo viên biểu diễn thí nghiệm theo hướng nghiên cứu, bằng một hệ thống câu hỏi và bài tập định hướng cho học sinh; khi trả lời câu hỏi và bài tập đó, học sinh sẽ tự thiết lập được các mối quan hệ nhân quả để tìm ra các kết luận về bản chất, quy luật của hiện tượng. Đối với các thí nghiệm do học sinh tiến hành: dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sử dụng các phương tiện và thiết bị để thực hiện thí nghiệm. Với phương pháp này học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức, có suy luận và sáng tạo. Ngoài ra đối với một số thí nghiệm thực hành đòi hỏi tính chính xác cao, phức tạp được vận dụng thực hành thí nghiệm tư duy trên giấy và bút. + Giáo viên mô tả thí nghiệm bằng lời hoặc trên bảng nhưng không phân tích và rút ra kết luận. Học sinh nghiên cứu thí nghiệm bằng cách trả lời những câu hỏi yêu cầu giải thích cách thiết kế thí nghiệm, so sánh kết quả giữa thí nghiệm và đối chứng, tìm các mối quan hệ nhân quả từ đó rút ra kết luận về thí nghiệm. + Học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên tham gia thiết kế và mô tả thí nghiệm trên giấy hoặc xem xét tính hợp lí của cách thiết kế cũng như diễn biến và kết quả thí nghiệm (số liệu, hiện tượng ) từ đó có thể rút ra kết luận. III./ Thực trạng việc giảng dạy phần thí nghiệm thực hành môn sinh học ở các trường THCS hiện nay. Qua khảo sát ở nhiều trường THCS bằng nhiều hình thức: trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy, trao đổi trực tiếp với học sinh, thông qua công tác thanh tra kiểm tra Việc thực hiện giảng dạy phần thí nghiệm thực hành đạt hiệu quả chưa cao, thậm chí một số còn bị chuyển sang dạng bài dạy lý thuyết hoặc dạng thí nghiệm tư duy trên giấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Do giáo viên chưa chủ động tìm mẫu vật hoặc không linh hoạt tìm các mẫu vật khác để thay thế, nguyên nhân này khá phổ biến nhất là đối với giáo viên giảng dạy chương trình sinh học 7 phần động vật không xương sống hoặc sinh học 6. Trang 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng - Do giáo viên chưa linh hoạt vận động kinh phí mua mẫu vật thay thế, nhất là các trường THCS ở các xã vùng II, vùng III, kinh phí sử dụng thường xuyên cho hoạt động chuyên môn hầu như không có. Vì vậy không có kinh phí mua mẫu vật, phổ biến nhất là đối với giáo viên giảng dạy chương trình sinh học 8 hoặc sinh học 7 phần các lớp động vật có xương sống. - Do giáo viên ngại khó, một số giáo viên ít tìm tòi học hỏi dẫn đến các thao tác thực hành thí nghiệm chưa nhuần nhuyễn, thành thạo vì vậy khi giảng dạy gặp nhiều khó khăn. - Phổ biến nhất là cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tiết thực hành, phòng học bộ môn chưa có hoặc có thì chỉ là phòng thực hành chung với các môn khác, không có phòng làm kho học liệu chứa các dụng cụ đồ dùng dạy học, vì vậy đồ dùng dạy học được được đựng kĩ trong các thùng, khi thí nghiệm thực hành phải tốn nhiều công sức để chuẩn bị, ngược lại khi thí nghiệm thực hành xong phải tốn nhiều thời gian xếp gọn các dụng cụ vì chưa có nhân viên quản lý chuyên trách (công tác này thường do một giáo viên kiêm nhiệm quản lý trang thiết bị), bên cạnh đó giáo viên giảng dạy quá nhiều tiết nên không kịp thời gian chuẩn bị. Vì vậy phần thí nghiệm thực hành thường bị bỏ qua, chuyển qua dạng học lý thuyết hoặc thí nghiệm trên giấy bút. IV./ Giải pháp và thực hiện. 1./ Giải pháp Trước thực trạng về việc giảng dạy phần thí nghiệm thực hành ở các trường THCS hiện nay hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ quan như do giáo viên chưa chủ động tìm tòi, sưu tầm mẫu vật, chưa sáng tạo trong quá trình thực hiện giảng dạy, kỷ năng thực hành còn nhiều hạn chế (mặc dù đã được sở GD - ĐT phối hợp với công ty sách và thiết bị trường học tập huấn hàng năm) thì một nguyên nhân khá phổ biến là do hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác thí nghiệm, thực hành, chưa có phòng học bộ môn. Đối với trường hợp do các nguyên nhân chủ quan thì tuỳ điều kiện cụ thể từng trường, cán bộ quản lí chuyên môn có hướng khắc phục, tôi xin phép không đề cập đến, chỉ xin được nêu một số giải pháp đối với các nguyên nhân khách quan như sau: Trang 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng - Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hành sau khi nhận về phải được kiểm tra kĩ về chủng loại, số lượng, chất lượng từ đó xác định được mức độ đáp ứng yêu cầu thí nghiệm thực hành. Tuỳ điều kiện từng trường, đồ dùng trang thiết bị khác nhau về số lượng có trường 4lớp/ bộ, nhưng cũng có trường ngoài việc được cấp từ phòng giáo dục về còn tự trang bị thêm nên đạt 2lớp/ bộ. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu dụng cụ thí nghiệm thực hành cũng khác nhau. - Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hành phải được kiểm tra bảo quản thường xuyên, tránh trường hợp để lâu bị gỉ sét hoặc do nhiều nguyên nhân khác làm cho dụng cụ thuỷ tinh bị vỡ hoặc để lâu ngày bị bẩn dẫn đến tốn nhiều công sức chuẩn bị, có thể dẫn đến kết quả thí nghiệm thực hành không chính xác. - Danh mục các trang thiết bị, đồ dùng dạy học kèm theo hướng dẫn sử dụng phải được niêm yết cho mọi giáo viên bộ môn đều biết, có như vậy giáo viên trực tiếp giảng dạy mới có kế hoạch chuẩn bị cho bài thực hành, thí nghiệm chu đáo, đầy đủ, phù hợp với trang thiết bị hiện có, tránh trường hợp trang thiết bị đầy đủ nhưng giáo viên giảng dạy không nắm bắt được, nên việc chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành thí nghiệm gặp nhiều lúng túng. - Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải được tập huấn sử dụng trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hành và được tập huấn thực hiện thí nghiệm thực hành. Trong thực tế một bộ phận giáo viên giảng dạy nhất là giáo viên giảng dạy trước đây đã lâu, trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm công tác thí nghiệm thực hành do còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thời gian đào tạo (chưa chính quy) nên kỷ năng thực hiện các thí nghiệm thực hành chưa được thành thạo. Vì vậy cần phải được bồi dưỡng, tập huấn đầy đủ mới tiến hành giảng dạy đạt hiệu quả. - Giáo viên giảng dạy nhất thiết phải có kế hoạch bộ môn, kế hoạch chương trình kèm theo định hướng thời gian, dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, thực hành, mẫu vật cần sử dụng và đặc biệt là phải có lịch báo giảng hàng tuần lập ngay từ tuần trước, nhờ đó mà giáo viên có đầy đủ thời gian sắp xếp chuẩn bị bài thực hành được chu đáo kịp thời không bị động. - Giáo viên giảng dạy phải chủ động, sáng tạo, nhiệt tình tìm tòi mọi biện pháp khắc phục khó khăn vật chất, mẫu vật để tiến hành thí nghiệm thực hành, phương án tổ chức bài thí nghiệm, thực hành cho phù hợp với điều kiện thực tế. Có thể tiến hành Trang 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng theo nhóm ở nhà, theo nhóm ở lớp học, trong vườn trường, hoặc tiến hành từng cá nhân ở nhà rồi báo cáo kết quả - Các tổ chuyên môn cần tổ chức thường xuyên dự giờ rút ra kinh nghiệm các tiết có thí nghiệm, thực hành để từ đó rút kinh nghiệm tìm ra phương án tổ chức bài thí nghiệm thực hành có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế. - Cán bộ quản lý chuyên môn (BGH, Tổ trưởng tổ chuyên môn ) cần chỉ đạo sâu sát, thường xuyên thanh kiểm tra để kịp thời uốn nắn những thiếu sót còn gặp phải,đồng thời cho phép giáo viên bộ môn linh hoạt vận dụng các điều kiện cơ sở vật chất, mọi hình thức khác nhau để thành giảng dạy phần thực hành thí nghiệm và phải kiểm tra việc tiến hành của giáo viên và học sinh. 2./ Quá trình thực hiện và kết quả đạt được Qua thực tế giảng dạy, công tác ở các trường có điều kiện cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành gặp nhiều khó khăn ở mức độ khác nhau, trường THCS Chu Văn An chưa có phòng thí nghiệm thực hành, trường THCS Cao Bá Quát đã có phòng thí nghiệm, thực hành chung với các môn khác. Bản thân tôi đã cố gắng áp dụng các giải pháp nêu trên, khắc phục mọi khó khăn tiến hành thí nghiệm cho bài thực hành một cách linh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được một số kết quả khả quan. a) Quá trình thực hiện: Đối với một số thí nghiệm thực hành được trình bày trong sách giáo khoa, theo sự hướng dẫn của sách giáo viên rất chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên khi áp dụng vào điều kiện thực tế rất khó thực hiện vì các lý do nêu trên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, sáng tạo hướng dẫn tổ chức cho học sinh bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhưng vẫn đạt được yêu cầu nội dung sách giáo khoa cần truyền tải đến học sinh, chứ không nhất thiết phải thực hiện theo sách giáo viên hướng dẫn tiến hành thí nghiệm thực hành ngay tại lớp hoặc phòng thí nghiệm thực hành với số lượng đông học sinh. Ví dụ: Dạy bài: Các loại rễ; các miền của rễ (Sinh học 6) khi dạy bài này, theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hành ngay tại lớp hoặc tại phòng học bộ môn, dụng cụ thiết bị dạy học đơn giản gồm: khay nhựa, chậu trồng cây, kính lúp cầm tay. Trang 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng Tuy nhiên qua thực tế, nếu để học sinh mang mẫu vật từ nhà đến trường (vì trường không có nơi để ươm, chuẩn bị mẫu vật) thì mẫu vật không được đảm bảo, nhất là thời điểm tiến hành vào học ở các tiết cuối buổi, do vậy tính chính xác khi dạy phần các miền của rễ cây không có hiệu quả vì rễ cây bị héo. Tôi đã tiến hành như sau: Về phần chuẩn bị mẫu vật, tôi đã tiến hành cho học sinh chuẩn bị như hướng dẫn trong sách giáo khoa, nhưng chuẩn bị ở nhà. Khi dạy phần I: cho học sinh mang mẫu vật đến thực hành tại lớp học như hướng dẫn của giáo viên. Nhưng ở phần II tôi đã tiến hành như sau: sau khi cho học sinh gieo một số cây như hướng dẫn (trên cát ẩm), cho học sinh trước ngày học bài này, tiến hành quan sát theo nhóm ngay tại nhà của học sinh, mỗi nhóm cũng cử ra một nhóm trưởng, một thư ký và có ghi lại kết quả quan sát được. Về phần dụng cụ, tôi cho các nhóm mượn đầy đủ kính lúp, (nếu nhóm nào ở nhà các em đã có thì khỏi mượn). Hướng dẫn cho các em quan sát các miền khác nhau của rễ non, kết hợp với hình vẽ của sách giáo khoa, từ đó các em rút ra nhận xét về các miền khác nhau của rễ, khi quan sát phần lông hút, vì điều kiện không có kính hiển vi, tôi chỉ hướng dẫn học sinh quan sát lượng lông hút trên một rễ non. Các em cũng nhận xét được số lượng lông hút trên miền hút rất nhiều nhưng ở các phần khác không có. Lên lớp, khi học đến phần II tôi cho các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình, các nhóm trao đổi thảo luận từ đó rút ra kết luận bài học. Qua cách tổ chức như vậy, thay vì phần thực hành trên lớp với rất đông học sinh (vì lớp học trên 45 học sinh), việc quan sát rất khó chính xác thì ở nhà các em có điều kiện tham gia trức tiếp quan sát kỹ lưỡng và có ý kiến nhận xét dẫn đến các em có hứng thú, tích cực chủ động học tập hơn. Ví dụ 2: Dạy bài: Biến dạng của rễ. Khi dạy bài này thay vì thực hiện theo trình tự như hướng dẫn trong sách giáo viên, nhưng tuỳ tình hình cụ thể ở từng lớp khác nhau tôi cho học sinh tiến hành một cách linh hoạt, nhưng tôi định hướng bài này như một bài tập về nhà. Tôi tiến hành như sau: Trang 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thái Duy Hằng Chia lớp thành nhiều nhóm khác nhau, tuỳ vào điều kiện của từng lớp. Cho các em đọc kỹ trong sách giáo khoa, sưu tầm đầy đủ các mẫu vật khác nhau về rễ. Các em quan sát theo nhóm, phân loại rễ, thảo luận và rút ra nhận xét của nhóm mình khi lên lớp các em cũng phải mang theo mẫu vật đã phân loại được, trong tiết học các nhóm nêu ra nhận xét của nhóm mình, trao đổi thảo luận, từ đó rút ra kết luận của bài học. Qua cách tổ chức như trên: tôi đã chuyển tải một phần trình tự giảng dạy trên lớp thành dạng bài tập chuẩn bị bài ở nhà (Quan sát, nhận xét, phân lọai trước ở nhà) vì vậy tiết học rất nhẹ nhàng, thoải mái, các em chỉ phải trao đổi với nhau, thống nhất nhận xét với nhau, rút ra kết luận. Đặc biệt với cách tổ chức như vậy đã giúp cho tất cả học sinh ở các đối tượng mạnh dạn trao đổi với nhau, còn ở trên lớp vì lớp quá đông, thời gian hạn chế, những em yếu ít khi được nêu ra ý kiến của mình khi nhận xét, vì thời gian quá ít mà các nhóm chủ yếu tìm ra nhận xét chung, nên các em khá thường chủ động nêu ra ý kiến của mình trước. Ví dụ 3: Dạy bài: Phần lớn nước vào cây đi đâu. Giống như ở ví dụ 2, khi dạy phần một bài này, tôi cũng đã chuyển thành dạng bài tập thực hành chuẩn bị bài ở nhà (tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét theo nhóm ở nhà). Thay vì theo hướng dẫn trong sách giáo viên, muốn tiến hành thí nghiệm này phải dùng cân đĩa hoặc cân đơn giản tự lắp, mặt khác nếu tiến hành tại lớp trong một thời gian một tiết học khó thực hiện thành công thí nghiệm, do vậy chỉ dừng lại thí nghiệm trên giấy và bút. Tôi đã tiến hành như sau: trước khi dạy bài này, tôi hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị dụng cụ: các nhóm được mượn ống nghiệm (hoặc có thể thay bằng vỏ chai nước khoáng bằng nhựa loại 500 ml), nến (hoặc sáp ong), 2 cây con có đầy đủ rễ, một cây còn nguyên lá và một cây mất hết lá. Cách tiến hành: cho cả hai thân cây vào ống nghiệm (hoặc hai vỏ chai nước) đổ nước vào ngập rễ, đặt lên cân đồng hồ sao cho hai ống nghiệm (hai vỏ chai nước) đựng cây có trọng lượng bằng nhau, dùng nến gắn chặt kín miệng ống nghiệm (miệng chai). để ngoài sáng một thời gian, càng lâu thì kết quả thí nghiệm càng rõ. đem cân lại hai ống nghiệm đựng cây (chai nước có đựng cây), thấy trọng lượng hai ống nghiệm thay đổi và chênh lệch nhau. Trang 10 [...]... NGHIM Thỏi Duy Hng TI LIU THAM KHO - Sỏch giỏo khoa: sinh hc 6, sinh hc 7, sinh hc 8 - NXB GD - Sỏch giỏo viờn: sinh hc 6, sinh hc 7, sinh hc 8 - NXB GD - Ti liu hng dn thớ nghim thc hnh sinh hc 6 - 2003 D ỏn phỏt trin giỏo dc THCS - B GDT - Ti liu hng dn thớ nghim thc hnh sinh hc 7 - 2003 Ti liu lu hnh ni b - B GDT - Ti liu hng dn thớ nghim thc hnh sinh hc 8 - 2004 Ti liu lu hnh ni b - B GDT - Thc hnh... em c tin hnh thớ nghim ngay ti lp hc, nhng do iu kin lp hc bn gh di (5 ch ngi) s lng hc sinh trong lp ụng (47 hc sinh) vỡ vy khõu t chc tin hnh thớ nghim tn nhiu thi gian, do c im hc sinh hiu ng dn n lp mt trt t, kt qu thớ nghim ca nhiu nhúm khụng chớnh xỏc thớ nghim 2 hon ton ch thc hin trờn giy v bỳt vỡ vy hc sinh th ng trong vic tip thu kin thc Tuy nhiờn mt s nhúm, nh s t chc ca nhúm cht ch nờn... nhn xột kt qu - Giỏo viờn tin hnh m cỏ cho hc sinh quan sỏt, cha li cỏc ch sai ca cỏc nhúm - C lp tho lun, rỳt ra ni dung bi hc bng cỏch hon chnh ni dung ca bng: Cỏc ni quan ca cỏ Chộp * lp 7A3 tụi tin hnh nh sau: - Kim tra s chun b ca hc sinh: mu vt, dng c - Chia lp thnh nhiu nhúm - Hng dn hc sinh cỏch tin hnh m cỏ, kt hp vi giỏo viờn m lm mu cho hc sinh thy c cỏc thao tỏc khi m cỏ, cỏch trỡnh by... ? Vỡ sao mộp v phớa di khụng phỡnh ra ? - Giỏo viờn hng dn hc sinh rỳt ra tiu kt: Cht hu c vn chuyn theo mch rõy - M rng: Hc sinh gii thớch mt s trng hp xy ra thc t trong thiờn nhiờn: thõn cõy b dõy thộp buc ngang, ch vt thng b búc mt phn v + Bc 5: Hc sinh tng kt rỳt ra ni dung bi hc lp i chng 6A7 * Khi dy xong bi 16, tụi hng dn hc sinh v nh chun b theo nhúm + Mu vt: Cnh hoa mu trng nh Hu trng,... sinh, sp xp cỏc nhúm chun b thc hnh theo nhúm + Bc 2: ễn tp kin thc c v cu to v chc nng ca mch g v mch rõy lm c s khoa hc gii thớch thớ nghim bng hỡnh thc hi ỏp + Bc 3: Chng minh nc v mui khoỏng c vn chuyn t r lờn thõn nh mch g + Cho hc sinh quan sỏt thớ nghim, nhn xột kt qu s thay i mu sc hoa cnh mang hoa trong l cha nc mu, so sỏnh vi kt qu cnh mang hoa l cha nc trong (Cú s thay i mu sc) - Hc sinh. .. v mui khoỏng c vn chuyn t r lờn thõn nh mch g - Cho hc sinh c cỏch thc hnh thớ nghim trong SGK Trang 16 SNG KIN KINH NGHIM Thỏi Duy Hng - Giỏo viờn cho hc sinh quan sỏt thớ nghim 2 cnh hoa 2 l khỏc nhau Nhn xột v s bin i mu sc ca cỏnh hoa lỏ mang hoa - Giỏo viờn dựng dao sc ct ngang thõn cõy mang hoa, mang lỏ thnh nhng lỏt ct mng, phỏt cho hc sinh quan sỏt di kớnh lỳp - Cỏc nhúm quan sỏt, tho lun,... m cỏ ta cng cú th tin hnh nh vớ d 4 i vi mt s bi thc hnh nh bi tp s cu v bng bú cho ngi b góy xng, bi s cu cm mỏu (sinh hc 8) mt s bi thc hnh quan sỏt trờn mụ hỡnh nh bi: Quan sỏt b xng, mu m chim b cõu, quan sỏt cu to chim b cõu (sinh hc 7), mt s bi quan sỏt mu vt, phõn loi mu thc vt (sinh hc 6) ta cú th tin hnh ngay ti lp hc Cỏc bi ny cỏch t chc tin hnh tng i n gin, mu vt gn nh, mt mu vt cú th c... trin Nm hc 2002 - 2003 tụi tham gia ging dy mụn sinh hc cỏc lp 6A 5, 6A6, 6A7, 6A8 ca trng THCS Chu Vn An Khi dy bi 17: Vn chuyn cỏc cht trong thõn (Sinh hc 6) tụi ó tin hnh thc nghim lp 6A 5, 6A6 v lp 6A7, 6A8 l lp i chng Tụi ó tin hnh nh sau: lp thc nghim (6A5 v 6A6) * chun b dy phn 1: Vn chuyn nc v mui khoỏng ho tan: khi dy xong bi 16, tụi hng dn hc sinh v nh tin hnh thc hnh + Chia cỏc nhúm gm cỏc... ca hc sinh t kt qu cao, cỏc k nng thao tỏc thc hnh cng c rốn luyn tt Sau khi hc xong tit hc, c 3 lp u tin hnh kim tra ỏnh giỏ theo phiu hc tp nh sau: Ghi vo bng nhn xột, v trớ vai trũ ca cỏc ni quan ca cỏ Chộp Tờn c quan Mang Tim Thc qun, d dy, rut, gan Búng hi Nhn xột v trớ v nờu vai trũ ca cỏc ni quan ca cỏ Chộp (1) (2) (3) (4) Trang 21 SNG KIN KINH NGHIM Thỏi Duy Hng Thõn (5) Tuyn sinh dc, ng sinh. .. thc hnh hc sinh lnh hi c u rt kh quan, t l khỏ gii cao, t l yu kộm thp C./ KT LUN CHUNG I./ Hn ch ca ti Vi phng phỏp t chc thớ nghim thc hnh cho hc sinh bng hỡnh thc t chc di dng bi tp thớ nghim thc hnh nh, c cp trong bi vit ny, ỏp dng cú hiu qu i vi nhng thớ nghim thc hnh cú ni dung, cỏc thao tỏc thc hnh thớ nghim, dng c n gin v phự hp trong iu kin nh trng cha cú phũng hc b mụn i tng hc sinh phi . loại sinh vật, định hướng tìm hiểu sinh học và các vấn đề liên quan đến sinh học. Ví dụ: + Tập giâm cành, chiết cành, ghép cành. (sinh học 6) + Các bài: Tham quan thiên nhiên (Sinh học 6, sinh. trình sách giáo khoa mới. Như tôi đã trình bày ở trên, đặc trưng của bộ môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, một bộ môn có phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực hành thí Trang. trình sinh học được tiến hành dựa trên hai cơ sở: tính đặc thù của bộ môn và sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh

Ngày đăng: 22/01/2015, 18:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w