1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn môn sinh

21 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương LỜI CẢM ƠN. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động thu hút được sự tham gia của nhiều giáo viên hàng năm. Một trong những hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên là làm sáng kiến kinh nghiệm. Hưởng ứng phong trào này tôi đã tham gia viết sáng kiên kinh nghiệm với hy vọng góp một phần nhỏ trong phong trào nghiên cứu khoa học của trường nói riêng và của sở nói chung. Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ,tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, công đoàn trường, cùng quý thầy cô trong tổ bộ môn đã hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài này Năm học 2010 1 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh sản hữu tính của thực vật là một nội dung tương đối thực tế, thú vị nhưng cũng có phân trừu tượng. Với nội dung trong sách giáo khoa tương đối ngắn và có nhiều nội dung sâu về chuyên môn chưa được đề cập và có những cơ chế cần được minh hoạ cụ thể. Nhận thấy điều này nên tôi đã thực hiện đề tài “SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT”. Đề tài này gồm hai phần, phần thứ nhất cung cấp những kiến thức về sinh sản hữu tính, phần thứ hai là phần ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài 42 – sinh học 11 “sinh sản hữu tính ở thực vật”, với hy vọng làm rõ cơ chế thụ phấn cũng như thụ tinh ở thực vật. Năm học 2010 2 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN Ở THỰC VẬT Sinh sản của thực vật là quá trình sinh lí tái sản xuất những cơ thể mới giống bố mẹ, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và phân bố cấc cá thể của nó trong không gian xung quanh. 1. Khái niệm. Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó thế hệ mới (hợp tử) xuất hiện do sự hợp nhất của tinh trùng và trứng 2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính. + Trong sinh sản hữu tính luôn có sự tham gia của hai cá thể, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen. + Sinh sản hữu tính luôn gắn với giảm phân. 3. Ưu điểm của sinh sản hữu tính - Hình thành một tổ hợp vô cùng lớn các nhiễm sắc thể có trong giao tử. - Có hiện tượng trao đổi chéo giảm phân tạo ra sự đa dạng cho các tổ hợp - Tạo ra sự đa dạng trong loài và tăng khả năng thích nghi. II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA 1. Kh ái niệm chung về cấu tạo hoa. Sự chuyển trạng thái trưởng thành ra hoa liên quan với những biến đổi lớn trong hình mẫu phát sinh hình thái và phân hóa tế bào trong mô phân sinh đỉnh cành. Cuối cùng quá trình đó dẫn tới sự sinh sản ra các cơ quan hoa: lá đài, cánh hoa, nhị, nhụy.Những tế bào đặc biệt trong bao phấn chịu sự phân bào giảm nhiễm để tạo ra bốn tiểu bào tử đơn bội, sau đó phát triển thành hạt phấn. cũng tương tự tế bào trong noãn , trong bầu nhụy phân chia giảm nhiễm để hình thành nên bốn đại bào tử đơn bội, một trong số đó tiếp tục nguyên phân để tạo ra các tế bào túi phôi. 2. Sự chuyển đổi pha . Năm học 2010 3 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương a. Sự khởi xuất hoa. Trong mô phân sinh ở đỉnh cành dưới tác động của các tác nhân nội tại và tác nhân bên ngoài thích hợp, các chồi lá bắt đầu có sự chuyển hóa sâu sắc trong mô phân sinh để trở thành cấu trúc tiền hoa. Sự chuyển hóa đó được gọi là khởi xuất hoa. Chuyển hóa khởi xuất hoa dẫn tới sự xuất hiện mầm của các bao hoa và u giới tính. Các biểu hiện ban đầu của sự khởi xuất hoa không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có thể phát hiện nhờ phân tích mô học hay hóa sinh học. Nét đặc trưng nổi bật là hoạt tính trao đổi chất mạnh, đặc biệt trong miền trục của đỉnh cành. Mô phân sinh tủy bị không bào hóa và sự phân miền của đỉnh sinh dưỡng trở nên mờ nhạt. Quá trình khởi xuất hoa đòi hỏi hai hay ba ngày, sau đó là sự phát sinh cơ quan, có nghĩa là hoa bắt đầu hình thành: các tế bào bề mặt phân hóa thành các mầm lá noãn và mầm nhị, trong khi đó các tế bào ở sâu bên trong phân hóa thành cánh hoa còn các lá đài xuất hiện từ vòng khởi đầu. Khi chuyển vào trạng thái ra hoa kèm theo những biến đổi trong bộ máy sinh dưỡng, nét đặc trưng nhất là phồng lên làm sai lệch các đốt. b. Sinh trưởng của mầm hoa. Sau khi hình thành mầm các u hoa, sự phát triển tiếp tục các cấu trúc ban đầu đó của hoa, trước tiên các mầm ấy sinh trưởng và tạo nên chồi hay nụ hoa, tiếp theo là nở nụ hoa và nở hoa. Nở hoa kèm theo sự mở bao phấn ở hoa đưc hay hoa lưỡng tính. Hai quá trình đó gắn chặt với nhau tạo nên sự nở hoa hoàn chỉnh. Sinh trưởng của mầm hoa phụ thuộc chặt chẽ vào các tác nhân ngoại cảnh, đòi hỏi về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và các nhân tố khác. Cũng như quá trình sinh dưỡng, sinh trưởng của mầm hoa phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các loài cây. c. Nở hoa. Sự nở hoa chỉ xảy ra khi chồi hoa đã chín. Lúc này sự sinh trưởng của các nụ hoa sẽ dừng lại do sự giảm mạnh hàm lượng các hoocmon, đặc biệt là auxin và GA.Sự nở hoa được thực hiện nhờ vận động cảm ứng. 3. Sự phát triển của hạt phấn, noãn, thụ phấn, thụ tinh. Năm học 2010 4 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương Chu trình sống của thực vật có hoa gồm hai thế hệ xen kẽ: thể bào tử lưỡng bội và thể giao tử đơn bội. a. Sự hình thành giao tử. Sự hình thành giao tử thông qua quá trình giảm phân. - Hình thành giao tử đực Trong bao phấn của nhị hoa có nhiều túi chứa các tế bào hình thành hạt phấn. Các tế bào đó giảm phân, mỗi tế bào mẹ nhị bội tạo ra bốn tế bào con đơn bội gọi là tiểu bào tử. Mỗi một tiểu bào tử đơn bội naỳ qua một làn nguyên phân cho ra hai tế bào không cân đối nhau có vách dày chung bao bọc. Tế bào có kích thước bé gọi là tế bào sinh sản. Tế bào này có đặc trưng là hạt nhan chặt hơn, hàm lượng ARN – protein không đáng kể. Tế bào thứ hai có kích thước lớn hơn gọi là tế bào ống phấn. Tế bào ống hấn có nhân lớn hơn, độ chặt thấp hơn, trong tế bào chứa nhiều ARN – protein. Cấu tạo hai tế bào có cùng vách dày chung bao quanh đó là hạt phấn (thể giao tử đực). Với cấu tạo như vậy, hạt phấn đã sẵn sàng rơi vào bao phấn, phát tán vào không gian nhờ gió,nước hay động vật để đạt đến núm nhụy. Khi đến được bề mặt núm nhụy, nếu có sự tương hợp di truyền và điều kiện ngoại cảnh thích hợp, hạt phấn nảy mầm (tế bào ống phấn dài ra theo vòi nhụy) và tế bào sinh sản thực hiện một lần nguyên phân tạo nên hai nhân đơn bội (hai tinh trùng trong ống phấn). Hai tinh trùng đó là hai giao tử đực. - Hình thành giao tử cái (tế bào trứng trong túi phôi) Bộ phận sinh sản thứ hai của hoa là bộ nhụy (tổng thể các lá noãn), hoa có thể có một hay nhiều lá noãn. Nếu số lá noãn là hai hay nhiều hơn thì chúng có thể tự do (bộ nhụy rời) hoặc hợp thành một thể thống nhất (bộ nhụy hợp). Lá noãn của bộ nhụy rời hoặc toàn bộ bộ nhụy hợp gọi là nhụy. Nhụy thường phân hóa thành miền hữu thụ phía dưới gọi là bầu nhụy và miền bất thụ gọi là vòi nhụy kết thúc bằng núm nhụy. Vách của bầu nhụy gồm từ các tế bào nhỏ có vách mỏng và nhân lớn. Đó là các tế bào phôi thai, vì vậy chúng có khả năng sinh trưởng và tiếp theo là chuyển hóa thành quả. Bên trong bầu nhụy, tại các miền xác định trên vách của nó, trên giá noãn, các noãn được hình thành. + Noãn: Noãn là cấu trúc mới, xuất hiện trong quá trình tiến hóa có tác dụng củng cố chức năng cơ bản là hình thành đại bào tử ( bào tử cái) rồi từ đó sinh ra thể giao tử cái là cấu trúc tạo ra giao tử cái. Tại đây xảy ra quá Năm học 2010 5 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương trình thụ tinh và giai đoạn đầu của chu trình cá thể bào tử mới (phát sinh phôi). + Túi phôi: Noãn chứa tế bào trung tâm được các tế bào bé hơn bao quanh bảo vệ. Tế bào trung tâm lớn lên và trải qua giảm phân, sản sinh ra bốn tế bào đơn bội xếp thẳng hàng. Ba trong chúng tiêu biến, nhưng chúng sống sót (bào tử cái) lớn lên và chuẩn bị nguyên phân lần đầu. Bào tử cái này tạo ra sự khởi đầu của túi phôi (thể giao tử cái). Sau lần nguyên phân đầu tiên của bào tử cái, hai nhân mới được hình thành. Chúng đi về các cực của một tế bào bị kéo dài ra, giữa tế bào kéo dài đó xuất hiện một không bào lớn. Tiếp theo, mỗi một trong hai nhân đó thực hiện hai lần nguyên phân dẫn đến sự xuất hiện bốn nhân ở mỗi cực, có nghĩa là xuất hiện giai đoạn phát triển tám nhân của túi phôi. Sau đó mỗi cực của nhân đi vào tâm của túi phôi hợp thành tế bào lớn chứa hai nhân đơn bội. Một trong những tế bào khác ở lỗ noãn của túi phôi là trứng đơn bội (giao tử cái) sẵn sàng cho thụ tinh, hai tế bào ở hai phía của tế bào trứng là các tế bào kèm. Túi phôi lúc này có cấu tạo bảy tế bào tám nhân. b. Thụ phấn Quá trình phát tán hạt phấn đến núm nhụy gọi là thụ phấn. Phần lớn thực vật hạt kín phụ thuộc vào động vật để vận chuyển hạt phấn. Nhưng hạt phấn của một số thực vật như cây thân cỏ thụ phấn nhờ gió. c. Thụ tinh Sau khi thụ phấn, nếu có sự tương hợp di truyền và điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì hạt phấn sẽ nảy mầm trên núm nhụy. Tế bào ống phấn dài ra thành ống phấn. Ống phấn sinh trưởng dài xuống phía dưới hướng vào bầu nhụy. Trong khi đó, tế bào sinh sản phân chia nguyên nhiễm tạo nên hai tinh tử (giao tử đực). Khi đến được đáy của noãn, ống phấn luồn vào túi phôi qua lỗ và giải phóng cả hai tinh tử của nó. Một tinh tử thụ tinh với tế bào trứng tạo nên hợp tử. Tinh tử khác phân bố nhân đơn bội của nó đến tế bào lớn trung tâm của túi phôi tạo thành tế bào nhân tam bội khởi đầu của mô nuôi dưỡng phôi. 4. Hình thành hạt Sau khi thụ tinh, noãn chứa tế bào tam bội trung tâm và hợp tử nhị bội bắt đầu phát triển thành hạt. Tế bào tam bội phân chia và phát triển thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ nuôi dưỡng phôi cho đến khi nó trở thành cây non tự dưỡng. a. Sự phát triển phôi. Năm học 2010 6 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương Sự phát triển phôi bắt đầu khi hợp tử phân chia thành hai tế bào, hai tế bào đó lại tiếp tục phân chia thành phôi 4 tế bào với cuống noãn là các tế bào lớn sáng màu phân chia tạo nên móc neo mảnh (cuống noãn) nối phôi vào cây mẹ. Sự phân chia liên tiếp dồn dập của tế bào bé nhuộm màu sinh ra các tế bào hình cầu. Các tế bào này trở thành phôi. Sự phồng lên mà chúng ta thấy trên phôi là các mầm bắt đầu được hình thành. b. Sự chín của hạt Kết quả của sự phát triển phôi trong noãn là hạt chín, vỏ noãn sẽ mất nước và tạo nên vỏ hạt bền chắc bao quanh phôi và nội nhũ. Vào lúc đó phôi ngừng phát triển và hạt ở vào trạng thái ngủ. Hạt sẽ không phát triển tiếp cho đến khi nảy mầm. Phôi đang ngủ bao gồm mầm rễ và mầm thân chứa mô phân sinh đỉnh. Các mô phân sinh sẽ tạo ra các tế bào làm cho phôi dài ra khi hạt nảy mầm. Trong phôi có ba mô hình trụ tạo ra mô biẻu bì, vỏ và mô dẫn sơ cấp. 5. Hình thành quả. a. Bầu nhụy phát triển thành quả Quả là bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán. Quả cũng rất đa dạng. Trong thực tế chúng ta thường gọi là quả vì chúng được phát triển từ nhiều noãn. Màu sắc quả có thể thay đổi màu sắc từ màu lục thành màu đỏ, da cam hay vàng và trở nên ngọt vì các phân tử axit hữu cơ và tinh bột được chuyển hóa thành đường. b. Các kiểu quả. - Quả đơn: là loại quả được phát triển từ hoa hoa chỉ có noãn đơn hay bầu nhụy. (quả táo, quả đậu) - Quả kép: là loại quả được phát triển từ hoa có nhiều noãn, mỗi một trong các phần nhỏ của quả kép được sinh ra từ bầu nhụy đơn. (quả mâm xôi) - Quả phức: là loại quả được phát triển từ một nhóm các hoa tách biệt, kết chặt lại với nhau. Khi các vách của nhiều bầu nhụy bắt đầu dày lên, chúng dính liền nhau hợp nhất thành một quả. Mỗi một trong nhiều phần của nó phát triển từ một hoa riêng biệt. (quả mít, quả dứa). c. Quả đơn tính Năm học 2010 7 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương Quả đơn tính được định nghĩa như như là sự phát triển của một quả không có thụ tinh noãn. Hình thành quả đơn tính có thể là nguyên nhân di truyền hoăc do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh, hoăc có thể xử lí bằng hoocmon cho các hoa không thụ tinh. Năm học 2010 8 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương GIÁO ÁN: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT A.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải : - Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính, thụ phấn. - Phân biệt được sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. - Sự tiến hoá của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính. - Trình bày được sự hình thành hạt phấn và túi phôi. - Phân biệt được hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo. - Nêu được đặc điểm, ý nghĩa của thụ tinh kép. - Phân tích được ý nghĩa sinh học về sự biến đổi sinh lí khi quả chín. - Vận dụng được các kiến thức về sinh sản hữu tính ở thực vật vào trồng trọt. 2. Kỹ năng. Học sinh rèn luyện các kĩ năng : quan sát, tổng hợp và phân tích,… 3. Thái độ. Giáo dục học sinh ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. B. PHƯƠNG PHÁP Hỏi đáp tìm tòi. - Hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Thầy : Giáo án. H42.1- 2 2. Trò : Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. I. ỔN ĐỊNH LỚP (1’) II. KIỂM TRA BÀI Cũ (5’) Sinh sản vô tính là gì ? Cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống ? III. NỘI DUNG BÀI MỚI. 1.Đặt vấn đề (2’). Sinh sản vô tính là gì ? Các phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của nó đối với đời sống thực vật và con người.? 2.Triển khai bài (30’) a.Hoạt động 1 (5’) Năm học 2010 9 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi sau : - Sinh sản hữu tính là gì ? - Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ? HS. Đọc SGK và trả lời. GV. Chỉnh lí và kết luận. I. KHÁI NIỆM. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái ( trứng) thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử, phát triển thành cơ thể mới. b.Hoạt động 2 (25’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV. Sử dụng H42.1 để giới thiệu chu trình phát triển của thực vật có hoa. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi sau : Trình bày sự hình thành hạt phấn và túi phôi ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA. 1.Sự hình thành hạt phấn và túi phôi. a. Hình thành hạt phấn : (thể giao tử đực) - Tế bào mẹ hạt phấn(2n) giảm phấn tạo thành 4 tế bào (n). - Mỗi tế bào(n) nguyên phân tạo thành hạt phấn gồm 2 tế bào(n) : 1 tế bào sinh dưỡng (tế bào ống phấn), 1 tế bào sinh sản. b. Hình thành túi phôi : (thể giao tử cái) - 1 tế bào(2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n). trong đó 3 tế bào tiêu biến, 1 tế bào sống sót nguyên phân liên tiếp tạo túi phôi. - Túi phôi gồm : noãn cầu (n) và nhân Năm học 2010 10 ♥ [...]... mặt sinh học ? HS Đọc SGK và trả lời câu hỏi GV Chỉnh lí và kết luận - Qúa trình chín của quả bao gồm những biến đổi sinh lí, sinh hoá trong tế bào GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Các điều kiện ảnh hưởng đến sự chín của quả như thế nào ? HS Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên GV Chỉnh lí và kết luận - Quá trình chín của quả chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh, hoocmon GV Yêu cầu học sinh. .. giá nhận xét của tổ trưởng tổ Hóa – Sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Đánh giá nhận xét của BGH trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Năm học 2010 20 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương - Đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học Sở GD – ĐT Bình Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 SINH HỌC PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, NGUYỄN NHƯ THANH, NXB GIÁO DỤC 2 SINH HỌC 11, NXB GIÁO DỤC 3 SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG, PHAN CỰ NHÂN, NXB... Sự nảy mầm của hạt phấn : hạt phấn và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Trình bày sự nảy mầm của hạt phấn ? HS Quan sát đoạn phim và trả lời câu hỏi của giáo viên GV Chỉnh lí và kết luận Hạt phấn rơi trên đầu nhụy gặp điều kiện thuận lợi sẻ nảy mầm, khi đó: - Tế bào sinh dưỡng phát triển thành ống phấn Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy - Tế bào sinh sản nguyên phân tạo thành hai tinh trùng b Thụ... chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh, hoocmon GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : Nêu các ứng dụng của sinh sản hữu III ỨNG DỤNG TRONG NÔNG tính trong sản xuất trồng trọt ? NGHIỆP HS Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên GV Chỉnh lí và kết luận - Dùng đất đèn sản sinh khí êtilen làm quả chín nhanh Năm học 2010 12 ♥ S áng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương - Auxin kết hợp với nhiệt... nghiệm GV: Nguyễn Thị Lương - Auxin kết hợp với nhiệt độ thấp : bảo quản quả được lâu - Tạo quả không hạt : dùng auxin và gibêrelin với cà chua, bầu bí, cam, chanh, IV CỦNG CỐ (5’) 1 Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính, h ình thức nào tiến hoá hơn ? Vì sao ? 2 Ý nghĩa của sự thụ tinh kép ? V DẶN DÒ (2’) - Đọc trước bài 43 và nắm vững các bước chiết cành - Mỗi nhóm chuẩn bị : 4 cành cây ăn... hình thành quả, hạt GV Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : Sau khi thụ tinh đã có sự biến đổi như thế nào? HS Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên Sau thụ tinh : GV Chỉnh lí và kết luận - Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển đầy đủ thành cây mầm - Noãn phát triển thành hạt chứa phôi - Bầu nhụy phát triển thành quả 4 Sự chín của quả, hạt GV Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : -... đó: - Tế bào sinh dưỡng phát triển thành ống phấn Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy - Tế bào sinh sản nguyên phân tạo thành hai tinh trùng b Thụ tinh kép: GV Chiếu phim về thụ tinh và yêu cầu học sinh quan sát, trả lời câu hỏi : Thụ tinh kép là gì ? HS Quan sát phim và trả lời câu hỏi của giáo viên GV Chỉnh lí và kết luận Thụ tinh kép là hình thức thụ tinh mà cả hai tinh trùng cùng tham gia thụ . Lương GIÁO ÁN: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT A.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải : - Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính, thụ phấn. - Phân biệt được sinh sản vô tính với sinh sản. học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi sau : - Sinh sản hữu tính là gì ? - Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ? HS. Đọc SGK và trả lời. GV. Chỉnh lí và kết luận. I. KHÁI NIỆM. Sinh. kép. - Phân tích được ý nghĩa sinh học về sự biến đổi sinh lí khi quả chín. - Vận dụng được các kiến thức về sinh sản hữu tính ở thực vật vào trồng trọt. 2. Kỹ năng. Học sinh rèn luyện các kĩ năng

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w