MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Cấp độ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao TN TL TN TL TN T L T N TL Bài 12 Nhóm quyền tham gia Biết cách ứng xử tình huốn g Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 2đ 2 2,5đ=25 % Bài 13 Xác định được công dân của 1 nước Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 0,5đ=5% Bài 14 -Biết được những qui định về vượt nhau trên đường - Hình dạng, màu sắc của biển báo cấm Qui định của pháp luật đối với người đi xe đạp Số câu Số điểm TL % 2 1đ 1 2đ 3 3đ=30% Nghĩa vụ học tập của công dân Trách nhiệm của Nhà nước Bài 15 về quyền nghĩa vụ học tập Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 2đ 2 2,5đ=25 % Bài 16 Tính mạng con người được coi trọng Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 0,5đ=5% Bài 17 Hành vi vi phạm về chỗ ở của công dân Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 0,5đ=5% Bài 18 Hành vi vi phạm về an toàn thư tín, điện thoại, điện tín Số câu Số điểm TL % 1 0,5đ 1 0,5đ=5% TS câu TS điểm Tỉ lệ % 6 3đ 30% 1 2đ 20% 2 1đ 10% 1 2đ 20% 1 2đ 20% 11 10đ 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM 2011-2012 MÔN: GDCD6 (Thời gian làm bài 45 phút) I/ Trắc nghiệm: (4điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nhóm quyền trẻ em được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình là: A. Nhóm quyền sống còn B. Nhóm quyền bảo vệ C. Nhóm quyền phát triển D. Nhóm quyền tham gia Câu 2: Trường hợp không phải là công dân Việt Nam: A. Một người Pháp gốc Việt B. Sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài C. Người Việt Nam bị phạt tù D.Trẻ em lang thang được nhà nước nuôi dưỡng Câu 3: Hãy cho biết quy định về vượt nhau trên đường: A. Vượt tự do B. Đi sát vào mép đường C. Xin đường và vượt về bên trái D. Xin đường và vượt về bên phải Câu 4: Biển báo cấm là: A.Biển hình tròn, nền màu xanh lam hình vẽ màu trắng. B. Biển hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ hình vẽ màu đen. C. Biển hình vuông, nền màu xanh lam. D. Biển hình tam giác, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen Câu 5: Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục: A. Trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) B. Mầm non C. Tiểu học (từ lớp 1 - 5) D. Trung học phổ thông (từ lớp 10 - 12) Câu 6: Những qui định của pháp luật về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm cho ta thấy nhà nước ta thực sự coi trọng: A. Danh dự B. Của cải C. Nhân phẩm D. Con người Câu 7: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: A. Chỉ cần bảo vệ chỗ ở của mình, không cần tôn trọng chỗ ở của người khác B. Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở C. Cần phải tố cáo khi bị người khác xâm phạm chỗ ở. D. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác Câu 8: Trường hợp nào không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Bóc thư không phải của mình mà là của bạn thân ra đọc. B. Bóc thư để kiểm soát. C. Thu giữ thư tín theo qui định của pháp luật. D. Nghe trộm điện thoại. II. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: Để quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thực hiện tốt thì Nhà nước cần phải có trách nhiệm gì? Câu 2: Để đảm bảo an toàn khi đi đường pháp luật nước ta qui định người đi xe đạp phải đi như thế nào? Câu 3: Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp tình huống sau: a. Đến nhà bạn để mượn quyển truyện nhưng không có ai ở nhà. b. Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: GDCD6 NĂM HỌC 2011-2012 I/ Trắc nghiệm: (4đ) Trả lời đúng mỗi câu được 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 D A D B C D A C II/ Tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) HS nêu được: - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. (0.5đ) - Mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp. (0.5đ) - Miễn học phí cho học sinh tiểu học. (0.5đ) - Quan tâm giúp đỡ học sinh khó khăn (0.5đ) Câu 2: (2đ) Để đảm bảo an toàn khi đi đường, pháp luật nước ta qui định người đi xe đạp: - Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng. (0.5đ) - Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác. (0.5đ) - Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, không mang vác và chở những vật cồng kềnh. (0.5đ) Không buông thả hai tay hoặc đi bằng một bánh. (0.5đ) Câu 3: (2đ) a. Em đến nhà bạn mượn sách những không có ai ở nhà, em phải chờ bạn về hoặc ra về để dịp khác đến mượn. (1đ) b. Em phải cấp báo cho cơ quan chức năng và những người hàng xóm giúp đở để dập tắt đám cháy, bảo vệ tài sản cho gia đình hàng xóm. (1đ) KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: CÔNG DÂN LỚP: 6 THỜI GIAN: 45 phút A. TRẮC NGHIÊM: (3 đ ) I. Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước ý đúng trong các câu sau( 2đ) Câu 1. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước? A. Nơi sinh sống. B. Trang phục. C. Ngôn ngữ. D. Quốc tịch. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập? A. Trong giờ học, An hay nêu câu hỏi về những điều mà bản thân chưa biết. B. Khi gặp bài khó, Hòa thường mang sách giải ra chép cho đỡ mất thời gian suy nghĩ. C. Tuấn và Hùng ngồi cạnh nhau, thường xuyên hỏi bài nhau trong giờ kiểm tra. D. Lan xin nghỉ tiết thể dục để tập trung thời gian học các môn văn hóa khác. Câu 3: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm? A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh dương. Câu 4: Khi thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình bị người khác xâm phạm, em sẽ làm gì? A. Im lặng, không để mọi người biết. B. Chưởi bới người xâm phạm C. Báo cho cơ quan ban ngành, thầy cô giáo, cha mẹ biết. D. Rủ một số bạn thân đến đánh người xâm phạm. II. Hãy nối các quyền ở cột II với nhóm quyền ở cột I sao cho phù hợp.( 1đ) I Kết nối II 1. Nhóm quyền sống còn. 1+ A. Quyền được học tập. 2. Nhóm quyền bảo vệ. 2+ B. Quyền được chăm sóc sức khỏe. 3. Nhóm quyền phát triển. 3+ C. Quyền được bày tỏ ý kiến. 4. Nhóm quyền tham gia. 4+ D. Quyền được đối xử bình đẳng. B. TỰ LUẬN: (7Đ) Câu 1: Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? Tìm ba câu tục ngữ,ca dao, danh ngôn nói về học tập?( 3đ) Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Mỗi người cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?( 2đ) Câu 3: Tình huống: Nghi ngờ Nam giấu cặp mình, Hùng đã đón đường đánh An. Theo em, hành vi của Hùng đã vi phạm vào quyền gì của công dân? Trong tình huống này, Nam có thể có những cách ứng xử nào cho phù hợp? Cách nào là tốt nhất để Nam bảo vệ quyền của mình?(2đ) ĐÁP ÁN MÔN CÔNG DÂN 6 A. TRẮC NGHIỆM: (3đ) I. ( 2đ) HS khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,5đ CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN D A C C II.( 1đ) Mỗi ý kết nối đúng được 0,25đ 1- B 2-D 3-A 4-C B. TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: (3đ) a) Tầm quan trọng của việc học tập: Đối với mỗi người, việc học tập là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.(1,5đ) b) HS tìm được ba câu tục ngữ,ca dao, danh ngôn nói về học tập(1,5đ- Mỗi câu được 0,5đ) Câu 2. (2đ) a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.(1đ) b) Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, mỗi người phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.(1đ) Câu 3: (2đ) Học sinh tự trả lời nhưng phải đảm bảo nêu được: - Hành vi của Hùng đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.(0,5đ) - Nêu các cách giải quyết của Nam phù hợp với tình huống :(1đ- Nêu được một tình huống ứng xử phù hợp được 0,5đ- Dưới đây là các gợi ý) +Lí giải để Hùng hiểu mình không giấu cặp của bạn và nếu bạn đánh mình thì sẽ vi phạm pháp luật. + Bỏ chạy để tránh bị Hùng xâm phạm đến thân thể. + Báo với thầy cô hoặc người lớn biết để can thiệp. - Cách giải quyết tốt nhất: báo với thầy cô hoặc người lớn biết để can thiệp , bảo vệ quyền của bản thân.(0,5đ) KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2011-2012 Môn : GDCD – Lớp : 6 A.Trác nghiệm : (3đ) I. Khoanh tròn chữ chữ cái đứng trước nội dung mà em tán thành : 1.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào : A. Năm 1990 B. Năm 1989 C Năm 1991 D.Năm 1988 2.Trẻ em trong độ tuổi nào sau đây có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học : A Từ 5 đến 14 tuổi B. Từ 6 đến 14 tuổi C. Từ 7 đến 15 tuổi D.Từ 6 đến 15 tuổi 3.Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là : A.Người có quốc tịch Việt Nam . B. Người không quốc tịch. C.Người gốc Việt Nam. D. Người nước ngoài 4.Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em mình : A.Tạo mọi điều kiện cho con em mình được đi học đúng độ tuổi qui định. B.Tạo mọi điều kiện để con em mình hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. C. Không được bỏ mặt, phó thác con em mình cho nhà trường. D. Cả 3 ý A,B,C đều đúng. II. Ghi vào cột B nhóm quyền tương ứng với các quyền của trẻ em ở cột A : Quyền của trẻ em (Cột A) Nhóm quyền trẻ em (Cột B) 1. Tất cả mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. 2.Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến 3.Quyền của trẻ em được học hành 4.Không có trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp A B. C. D. II.Tự luận : (7đ ) 1.Việc học tập đối với mỗi người quan trọng như thế nào ? 2. Tại sao nói :”Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân”. 3.Nêu 2 hành vi thực hiện qui định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với người điều khiển xe đạp.Ghi lai 1 câu khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông ? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM - GDCD6 I.Trắc nghiệm : (3đ) Câu 1, 2, 3, 4 : Mỗi câu (0.5đ) -Câu 1 : B -Câu 2 : B -Câu 3 : A -Câu 4 : D Câu 5: (1đ) Theo thứ tự ( Cột B) :( Mỗi cột đúng 0,25đ) A.Nhóm quyền sống còn B.Nhóm quyền tham gia C.Nhóm quyền phát triển D.Nhóm quyền bảo vệ II.Tự luận : (7đ ) Câu 1: (2đ) (Mỗi ý đúng 0,5đ) Ý nghĩa của việc học tập : -Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng cần thiết. -Có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết, -Được phát triển toàn diện -Trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội Câu 2 : (3đ) Nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân vì : (Mỗi ý đúng 1đ) - Mọi công dân có thể học không hạn chế học suốt đời. - Trẻ em trong độ tuổi từ 6-14 tuổi trong hệ thống giáo dục nước ta -Gia điình bậc giáo dục tiểu học. Câu 3 : (2đ) Học sinh nêu đúng mỗi hành vi (0,5đ). Nêu đúng 1 câu khẩu hiệu : (1đ) KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. LỚP 6 . THỜI GIAN: 45 phút A. TRẮC NGHIÊM: (3 đ ) Khoanh tròn chữ cái ý đúng trong các câu sau: 1.Thành ngữ nào dưới đây không nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị. B. Góp gió thành bão. C. Vung tay quá trán. D. Của bền tại người. 2.Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc sống chan hòa với mọi người? A. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. B. Tham gia tích cực mọi hoạt động do lớp, Đội tổ chức. C. Thường xuyên quan tâm đến công việc của lớp. D. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng. 3.Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn? A. Lan thường xuyên cải lại mẹ khi có điều gì đó không vừa ý. B. Mỗi khi bị điểm kém, Trung thường tỏ vẻ bực tức, khó chịu. C. Hùng cố gắng học tốt để bố mẹ vui lòng. D. Khi thành đạt, An thường lảng tránh những người trước đây đã giúp đỡ mình. 4.Ý kiến nào dưới đây thể hiện đúng đắn mục đích học tập của học sinh? A. Học tập vì danh dự của bản thân và gia đình. B. Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước. C. Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ. D. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè. 5. Ghép các ý ở mục I ( Tục ngữ- thành ngữ) với các ý ở mục II (Phẩm chất đạo đức ) sao cho đúng: I ( Tục ngữ- thành ngữ) II (Phẩm chất đạo đức) Thực hiện ghép nối A. Trên kính, dưới nhường. 1. Siêng năng, kiên trì. A- B. Uống nước nhớ nguồn 2. Tiết kiệm. B- C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. 3. Lễ độ. C- D. Tích tiểu thành đại 4. Biết ơn. D- B.TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: 2 điểm Thế nào là lịch sự, tế nhị? Hãy nêu một ví dụ thể hiện cách cư xử lịch sự, tế nhị của em? Câu 2: 3 điểm Vì sao phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Hãy kể những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em thường tham gia? Câu 3: 2 điểm. Tình huống Vào học lớp 6 đã gần 3 tháng nhưng chẳng mấy khi Lan nói chuyện với bạn bè và ít tham gia các hoạt động của lớp. Giờ ra chơi Lan thường đứng ở hành lang lặng im nhìn các bạn khác chơi. - Em có nhận xét gì về bạn Lan ? - Nếu là bạn cùng lớp em sẽ làm gì để giúp đỡ Lan ? ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM: 3đ - Từ câu 1 đến câu 4, trả lời đúng mỗi câu được 0,5đ. Câu 5 ghép đúng mỗi ý được 0,25đ, ghép đúng hết 4 ý được 1đ CÂU 1 2 3 4 5 ĐÁP ÁN C D C B A-3; B-4;C-1 ; D-2 B.TỰ LUẬN: 7đ Câu 1: 2 điểm - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. ( 0,75đ) - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.( 0,75đ) - Ví dụ: Biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ hoặc nhẹ nhàng góp ý cho bạn khắc phục những khuyết điểm………(0,5đ) Câu 2: 3 điểm - Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ: + Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. (0,5đ) + Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. (0,5đ) + Xây dựng quan hệ tập thể , tình cảm thân ái với mọi người xung quanh. (0,5đ) + Được mọi người yêu quý. (0,5đ) - Các hoạt động tập thể, xã hội học sinh thường tham gia: Làm vệ sinh nơi công cộng, tham gia văn nghệ, hội trại, hoạt động ủng hộ sách vở…cho các bạn HS khó khăn… (1đ- kể được một hoạt động tính 0,25đ) Câu 3: 2 điểm. Giải quyết tình huống. - Học sinh nêu được nhận xét về bạn Lan: Bạn Lan là học sinh chưa biết sống chan hoà với mọi người. (0,75đ) - Nêu được các việc làm để giúp đỡ Lan: Cần động viên Lan, gần gũi Lan hơn và tạo cơ hội cho bạn Lan cùng được vui chơi với mình và các bạn khác….( 1,25đ) . 30% 1 2đ 20% 2 1đ 10% 1 2đ 20% 1 2đ 20% 11 10đ 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM 2011-2012 MÔN: GDCD6 (Thời gian làm bài 45 phút) I/ Trắc nghiệm: (4điểm) Chọn chữ cái đứng trước. hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: GDCD6 NĂM HỌC 2011-2012 I/ Trắc nghiệm: (4đ) Trả lời đúng mỗi câu được 0,5đ 1 2 3 4 5 6. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Cấp độ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận