1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập HKII Lí 6

2 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 38 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 6 – HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1. Vì sao khi trồng chuối hay mía người ta thường phạt bớt lá? Câu 2. Khi làm muối người ta dựa vào hiện tượng nào? Câu 3. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để làm gì? Câu 4. Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? Câu 5. Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào? Câu 6. Vì sao quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ ? Câu 7. 20 0 C ứng với bao nhiêu…… ? 0 F . Câu 8. Trong Nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là: … 0 F Câu 9. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? Câu 10. Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 11. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là bao nhiêu ? Câu 12. Hiện tượng đông đặc là gì? Câu 13. Những trường hợp chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng? Câu 14. Tại sao khi rót nước nóng vào vào một cốc thủy tinh thành dày thì cốc hay bị nứt ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? Câu 15. Lau khô thành ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích tại sao ? Câu 16. Khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng, thì mực thủy ngân trong ống nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên, hãy giải thích tại sao ? Câu 17. Đổi đơn vị nhiệt độ sau: a) 100 0 C = ? 0 F b) 68 0 F = ? 0 C Câu 18. Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng - thép thì băng kép bị cong ? Câu 19. Máy cơ đơn giản nào không cho lợi về lực? Hết 1 ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 6 Câu 1. Làm như vậy để giảm sự thoát hơi nước giúp cây không bị chết, vẫn phát triển nhanh. Câu 2. Khi làm muối, người ta dựa vào hiện tượng bay hơi. Câu 3. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Câu 4. Khi đun nóng một chất lỏng thì chất lỏng sẽ nở ra. Câu 5. Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng: Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau. Câu 6: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra. Câu 7: 20 0 C = 0 0 C + 20 0 C = 32 0 F + 1,8 0 F.20 = 32 0 F + 36 0 F = 68 0 F. Câu 8: Là 32 0 F Câu 9: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng: sự giãn nỡ vì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế thường gặp là: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu. Công dụng của chúng trong đời sống: + nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng TN + nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. + nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển. Câu 10: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 11: Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 42 0 C và 35 0 C. Câu 12. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng một khối chất lỏng biến thành chất rắn. Câu 13. Những trường hợp chuyển thể của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng là: Nóng chảy và đông đặc Câu 14. Do lớp thủy tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra nên cốc hay bị nứt. Để tránh hiện tượng trên có thể làm theo các cách sau: - tráng cốc bằng nước nóng trước khi rót nước vào cốc. - Luộc cốc trước khi sử dụng lần đầu. - Bỏ một chiếc thìa kim loại vào cốc trước khi rót nước vào cốc. Câu 15. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành ngoài của cốc bị lạnh nên ngưng tụ thành giọt đọng trên thành cốc. Câu 16. Lúc đầu ống thủy tinh bị nóng đã nở ra trước nên thủy ngân trong ống bị tụt xuống một chút. Sau đó thủy ngân trong ống mới nóng và nở ra, Nhưng thủy ngân là chất lỏng đã nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống dâng lên. Câu 17. a) 100 0 C = 0 0 C + 100 0 C = 32 0 F + 100. 1,8 0 F = 212 0 F b) 68 0 F = 32 0 F + 36 0 F = 0 0 C + (36 : 1,8) 0 C = 20 0 C Câu 18: Vì cả thanh đồng và thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau. Câu 19: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực là: Ròng rọc cố định 2 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 6 – HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1. Vì sao khi trồng chuối hay mía người ta thường. ? 0 F b) 68 0 F = ? 0 C Câu 18. Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng - thép thì băng kép bị cong ? Câu 19. Máy cơ đơn giản nào không cho lợi về lực? Hết 1 ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 6 Câu 1. Làm. 68 0 F = 32 0 F + 36 0 F = 0 0 C + ( 36 : 1,8) 0 C = 20 0 C Câu 18: Vì cả thanh đồng và thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau. Câu 19: Máy cơ đơn giản nào sau đây không

Ngày đăng: 22/01/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w