1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồng

139 2,4K 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Hướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồngHướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồngHướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồngHướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồngHướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồngHướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồng

Trang 2

BO NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON

TRUNG TAM KHUYEN NONG QUOC GIA

NGUYEN LAN HUNG PGS.TS NGUYEN DUY MINH

Hướng dẫn

BON PHAN HOP LY CHO CAY TRONG

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

Trang 3

TRUNG TAM KHUYEN NONG QUOC GIA Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội ĐT: 084.04.8233485.- Fax: 084.04.7342554 E-mail: thopkngg@yahoo.com.vn tthl_knqg@yahoo.com Website: http://www.khuyennongvn.gov.vn

BO PHAN THUONG TRUC TAI TP HỒ CHÍ MINH

135 Pasteur - quận 3, TP Hồ Chí Minh DT/Fax: 084.08.8279206

Trang 4

MỞ DAU: SU DUNG PHAN BON HOP LY

NANG CAO NANG SUAT CAY TRONG

Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước thực hiện quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa canh, đa

dạng hoá sản phẩm Chúng ta đang tập trung mọi biện

pháp kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao tính trên đơn

vị điện tích, theo đơn vị lao động và trên đồng vốn đầu tư

Trong cơ cấu các ngành chủ yếu của nông nghiệp thì

chăn nuôi và trồng trọt có vai trò chủ chốt Ở nền sản xuất

nông nghiệp, trồng trọt bao gồm nhiều mặt: Về lương thực, sản xuất lúa luôn là ngành quan trọng nhất Nó đảm

bảo vững chấc và ổn định cho an toàn lương thực, tăng khối lượng lương thực dự trữ Các sản phẩm ngô, khoai, sấn còn làm thức ăn cho chăn nuôi Các cây công nghiệp

như cà phê, cao su, bông, chè cần được thâm canh và

tăng năng suất, mở rộng diện tích gieo trồng Rau, hoa,

quả là ngành sản xuất mà nước ta có nhiều tiềm năng Nó có nhu cầu thường xuyên trong đời sống của nhân dân và

Trang 5

cơ sở ấp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến là điều cấp thiết

Trong các biện pháp kỹ thuật trồng cây, việc sử dụng

phân bón hữu cơ và vô cơ có ý nghĩa quyết định Phân bón

chiếm 50% các yếu tố cấu thành năng suất: Các yếu tố

sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, đặc điểm của

đất, chất khoáng, chất khí và các yếu tố bên trong của cây như bản chất di truyền của giống, đặc điểm sinh học của

loài có sự liên quan chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quyết

định tới năng suất cây trồng

Các chất khoáng ở trong phân bón có ý nghĩa đến quá

trình tạo nên các chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin ở sản phẩm nông nghiệp và tham gia vào các hệ

men thúc đẩy sự tổng hợp chất hữu cơ trong cây

Các chất khoáng làm cho chất lượng của sản phẩm ` thay đổi một cách rõ rệt Ví dụ, các hương vị, các màu sắc khác nhau trong các bộ phận của cây đều do các yếu tố khoáng quyết định Các đặc sản nông nghiệp ở từng vùng địa lý khác nhau do chất đất (có các yếu tố khoáng riêng

biệt) quyết định Giá trị dinh dưỡng của các loại cây lương

thực, thực phẩm đều do sự tham gia của chất khoáng

Bón phân hợp lý cho cây trồng chẳng khác nào sử dụng hợp lý thức ăn đối với động vật và người Vì vậy, muốn phát huy được tác dụng của phân bón cần biết chi tiết và cụ thể những yếu tố liên quan như: đặc điểm giống

Trang 6

cây với khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, đặc tính di truyền, khả năng chịu bệnh, khả năng chịu phân bón đến

mức độ cần thiết, cây ngày dài hay ngày ngắn, cây thuộc

loại chín sớm, chín muộn hay loại trung tính Những sự hiểu biết đó cần cho sự bón phân

Môi trường không khí, ánh sáng và độ ẩm liên quan

trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây Chính ánh

sáng sẽ cung cấp năng lượng cho cây, giúp cây tạo nhiều chất bột Cây có bộ lá mọc thẳng sẽ tiếp nhận được nhiều ánh sáng Cây sử dụng thán khí (CO,) để tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp

Nước cần thiết để hoà tan các chất khoáng Nước là thành phần quan trọng để tạo chất bột Khi thiếu nước thì

lỗ khí trên lá không mở để đón nhận thán khí và oxi vào lá

cây và tiến hành quá trình tổng hợp Độ ẩm của không khí và của đất có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động của

cây

Đất là nơi rễ cây lấy nước và chất khoáng Cấu trúc của lớp đất mặt quyết định sự phát triển của rễ cây Chất

khoáng và nước là thức ăn trong đất được rễ cây lấy vào

pH của đất cũng phản ánh đặc tính của đất nơi chứa chất

khoáng

Rõ ràng, sự hấp thụ thức ăn của cây qua việc bón phân hợp lý có sự liên quan chặt chẽ với môi trường đất và

không khí Sự liên quan đó biểu hiện giống như ở động vật

Trang 7

và người: nếu khoẻ mạnh, việc hấp thụ thức ăn mới có

hiệu quả

Vì vậy, khi thực hiện bón lót hay bón thúc ở thời điểm

thích hợp là cách cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hợp lý và đạt hiệu suất sử dụng cao

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng và liên quan tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng nêu trên, cần quan tâm đến biện pháp duy

trì cho cây phát triển bình thường, cân đối và chú ý phòng bệnh, trị bệnh

Một cơ thể khoẻ trong điều kiện môi trường sống

thuận lợi sẽ tiếp nhận thức ăn dễ dàng, giúp cây sinh trưởng, và phát triển tốt

I VAI TRO CUA CHẤT KHOÁNG ĐỐI VỚI DOI SONG CAY TRONG

- 1, Chất khoáng là gì?

Chất khoáng là chất dinh dưỡng có trong phân bón dùng làm thức ăn cho cây trồng Bón phân là hình thức

cung cấp đầy đủ các chất khoáng cho cây sinh trưởng và

ra hoa, kết quả để tạo nên năng suất cây trồng “Càng

chăm sóc cho cây tốt bao nhiêu thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp bấy nhiêu”! Hầu hết thức ăn trong cuộc sống

Trang 8

xanh của lá cây để biến đổi các chất vô cơ (nước, khí CO,,

chất khoáng) thành các chất đường bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và các sản phẩm khác Động vật và

con người không thể thực hiện được công việc đó Ăn các

thức ăn từ cây trồng, các con vật tạo nên thịt, sữa, trứng Như vậy là cây trồng đứng đầu bảng trong việc tạo nên

thức ăn cho toàn thế giới sống

Cây trồng cần cacbon (C), hiđrô (H), ôxi (O) từ không

khí và nước Một số chất khoáng khác thì lấy từ đất bao

gồm nitơ (N), photpho (P), kali (K), lưu huỳnh (S), canxi

(Ca), magiê (Mg), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm

(Zn), molipden (Mo), bo (B), Clo (Cl), silic (Si), coban (Co)

2 Phân loại chất khoáng

Các chất khoáng dùng làm thức ăn cho cây thường phân thành 3 nhóm chính:

Các chất cây cần nhiều (từ vài đến hàng chục phần

trăm so với khối lượng khô của cây) là N, P, K, Ca, Mg, Fe, S, thường được gọi là các chất đa lượng (hay đại lượng)

Các chất cây cần ít (chiếm vài phần nghìn hay phần

vạn so với khối lượng khô của cây) là các chất kim loại

như: Cu, Zn, Co, Mo, B, Mn, thường được gọi là các

Trang 9

Các kim loại quí như vang (Au), bac (Ag) chỉ chiếm vài phần triệu so với khối lượng khô của cây, gọi là các

chất siêu vi lượng :

Như vậy, hầu hết các chất có trong tự nhiên đều có mặt

trong cây, tức là cây có nhu cầu sử dụng

Các chất đa lượng chiếm 99,95% trọng lượng khô của

cây Phần còn lại là các chất vi lượng và siêu vi lượng Đến nay, trong tổng số 106 các nguyên tố hoá học,

trong cây đã phát hiện có 74 nguyên tố

3 Vai trò của các chất khoáng trong cây trồng

3.1 Vai trò chung

Các chất khoáng, còn gọi là nguyên tố khoáng hay

chất dinh dưỡng có vai trò riêng Không có nguyên tố nào thay thế cho nguyên tố khác được Các nguyên tố đó có

vai trò phối hợp với nhau

a Chức năng cấu trúc:

Các nguyên tố C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca, Fe (để dễ

nhớ ta đọc “Chọn sư phạm không màng cà phê”) tham gia trực tiếp vào cấu tạo chất sống của tế bào Nó có mặt trong các chất đường, chất béo, chất đạm, axit nucleic (chất

mang tính di truyền) và trong các chất sản sinh năng lượng (P), trong chất màu xanh của lá cây (Mỹ), trong vitamin

(Co).v.v Các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Mo, Fe )

Trang 10

cùng các nguyên tố đa lượng P, N, S là thành phần bắt

buộc của các men (enzim) Chính các enzim có mặt trong

cây đã làm cho các phản ứng sống diễn ra nhanh gấp hàng

trăm, hàng ngàn lần so với một phản ứng thiếu men - Các chất sống là thành phần bắt buộc cho hoạt động sống Ví dụ, N là chất bất buộc trong các chất đạm (axit

amin, protit ) và “Ở đâu có sự sống, ở đó có protit”

Trong màu xanh lá cây trồng và các thực vật sống trên mặt quả địa cầu bắt buộc có mặt của nguyên tố Mg Trong

lúc, màu đỏ của hồng cầu ở máu động vật và người bắt buộc có mặt nguyên tố Fe

b Chức năng điều tiết:

Các nguyên tố khoáng tham gia vào điều hoà sự trao đổi chất thông qua các quá trình hình thành năng lượng

(P), các hoạt động của men Các nguyên tố khoáng còn có

vai trò quy định đặc điểm của chất sống như tạo nên các chất có độ kết dính khác nhau (độ nhớt), độ ưa nước, độ

bền, độ phân tán của chất sống trong tế bào của cây.V.V

Ví dụ, Na có bao nước quanh nó lớn hơn K hay nói

cách khác Na làm cho độ ưa nước lớn hơn K Các nguyên

_tố có hoá trị 1 (Na, KĐ có độ ngậm nước nhiều hơn các

Trang 11

3.2 Vai trò chủ yếu của từng nguyên tố

3.2.1 Nitơ(N):

Niơ có trong các loại phân bón chứa NO:, NH, và

chất khí (N,), nó có vai trò quan trọng trong việc thành tạo

chất sống cơ bản (chất đạm) cho mọi sinh vật Chúng là

thành phần của các axit amin, protit (chất đạm) và chất

diệp lục màu xanh duy nhất ở lá cây xanh Nó là cơ sở của

các chất hoạt tính sinh học cao (chất chát - alcalôit như

cafein ở cà phê, nicotin ở thuốc 14), cdc vitamin (B,, B,, B,), các chất điều hoà sinh trưởng (auxin) các chất kháng

sinh, các men trao đổi chất và năng lượng

Riêng khí niơ (N,) có tới 70% trong không khí Trên

Im” của cột không khí có tới 8 tấn nitơ Nhưng chỉ vi khuẩn sống tự do trong đất và trong nốt sần cây đậu đỗ mới có thể lấy được lượng nitơ đó Động vật và người

không hấp thụ được dạng khí nitơ giàu có này mà phải dựa

vào cây trồng

3.2.2 Photpho (P):

Nó có vai trò quan trọng trong nhiều mặt như:

+ Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều chất hữu

cơ quan trọng của chất sống trong tế bào (photpho proteit - photpho liên kết với protein; photpholipit - photpho lién kết với chất béo), tham gia vào cấu trúc màng của tế bào, giúp vận chuyển chất khoáng

Trang 12

+ Là thành phần của các dạng đường - photphat có mặt

trong nhiều quá trình trao đổi chất và năng lượng Trong các chất mang năng lượng ở cây, P là thành phần bắt buộc (ATP) Từ dạng năng lượng ATP có thể chuyển đổi thành

các dạng năng lượng khác phù hợp cho các quá trình tạo chất mới

+ Photpho có vai trò trong tổng hợp màu sắc ở cây (thiếu P lá chuyển từ màu xanh thành nâu tím), tổng hợp

các loại đường, chất béo và các chất hữu cơ khác trong

cây

+ Photpho làm tăng lượng nước ở cây, thúc đẩy quá trình phát dục, tăng sức chống chịu (hạn, nóng, lạnh) cho cây

3.2.3 Kali (K)

Khác với N, P có nhiều trong hạt, kali có nhiều ở cơ

quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

Nó có vai trò thúc đẩy hoạt động của các men tổng

hợp đường bột, chất béo, chất màu, tăng độ ngậm nước

của chất sống trong tế bào, làm cho quá trình tổng hợp

mạnh hơn quá trình phân giải, giúp cho tăng phẩm chất

của nông sản

Do độ ngậm nước của kali cao nên tính thấm và khả năng vận chuyển các chất khoáng khác cũng tăng lên

Diéu này làm tăng tính chịu hạn khi cây gặp điều kiện

Trang 13

sống bất lợi (hạn, rét, lốp đổ, nấm bệnh) Do đó, ta thường

dùng tro bếp (có nhiều K) chống rét cho cây

+ Kali có ảnh hưởng tốt đến quá trình đẻ nhánh, tạo

bông và chất lượng hạt ở cây ngũ cốc Thiếu K làm cây

phát triển chậm

3.2.4 Canxi (Ca)

+ Canxi có vai trò đáng kể trong sự hình thành các

chất hữu cơ và cấu trúc tế bào Nó thường tạo nên các liên kết phụ hay cầu nối gắn kết các chất (axit nucleic và

protit), duy trì cấu trúc không gian của các cơ quan trong

tế bào

+ Canxi góp phần vào việc tạo nên thành tế bao, anh hưởng đến sự phân bào và kéo dài tế bào Thiếu Ca, hệ rễ

ngừng sinh trưởng, không tạo nên lông hút và đỉnh chồi chậm phát triển

+ Ngược với vai trò K (làm tăng độ ưa nước), Ca làm

giảm độ ngậm nước Do đó, nó làm tăng khả năng chống chịu Sự có mặt của Ca trong cây ngăn cản một phần sự

thu nhận của K, Mg, NHụ, AI

+ Canxi có tác dụng trung hoà các axit hữu cơ, làm giảm độ chua (pH) trong tế bào Do đó, bón vôi khắc phục

được ảnh hưởng tai hại do nồng độ cao của các nguyên tố đa lượng và vi lượng Nhưng nếu bón nhiều vôi sẽ dẫn đến tình trạng đói các nguyên tố kể trên

Trang 14

3.2.5 Magié (Mg)

Nó là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều chất hữu

cơ, đáng kể nhất là diệp lục Thiếu Mỹ, lá cây thường có

sọc hay đốm vàng

Mg còn đóng vai trò cầu nối giữa các chất trong tế bào

với men Do đó, nó làm tăng hoạt tính của men Hiện có 80 loại men được Mg tham gia hoạt hoá Nó làm tăng

lượng đường (ở cây mía), lượng tinh bột (trong khoai và

ngũ cốc), thúc đẩy sự tổng hợp protit, lipit, vitamin A,

vitamin €, làm tăng sự hấp thụ và đồng hoá N, P, K Vì vậy, cây trồng chỉ sinh trưởng mạnh khi tỷ lệ x va ca sấp

Mg Mg

xi bang

Do luong Mg trong đất khá cao nên cây trồng thường

thoả mãn nhu cầu Mg

Mg cing N, P, Ca là các nguyên tố đặc biệt cần thiết cho sự sống của tế bào cây trồng

3.2.6 Lum huỳnh (S)

Lưu huỳnh là thành phần cơ bản của nhiều axit amin

Trang 15

phẩm cửa ngõ” (axetyl coenzim A) trong nhiều quá trình

tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ

Lúc hạt nảy mầm, trong cây diễn ra một quá trình

chuyển hoá, biến đổi lưu huỳnh thành dạng sunphat (SO,)

để tham gia quá trình tổng hợp và tái tạo nên chất đạm

3.3 Vai trò các nguyên tố vị lượng

Các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng là các kim loại

chỉ chiếm 0,05% trọng lượng khô của cây Chúng có vai

trò rất quan trọng trong việc tạo nên các phức chất khoáng tham gia vào các phản ứng mà từng nguyên tố khống

riêng biệt khơng thể thực hiện được Khi kết hợp với chất

hữu cơ, hoạt tính các nguyên tố vi lượng tăng gấp trăm ngàn lần thậm chí tới hàng triệu lần so với trạng thái đơn chất Chẳng hạn, I mg Fe liên kết trong một phức chất tác động tương đương với xúc tác của 10 tấn Fe vô cơ; Coban

(Co) trong vitamin B¡; có phản ứng mạnh gấp ngàn lần so với Co vô cơ; Cu trong phức chất hữu cơ có khả năng phân giải HO; (nước oxi già) nhanh gấp triệu lần so với muối

vô cơ CuSO,, CuCl

Ÿ.3.1 Vai trò vì lượng đối với men

Có thể khẳng định các nguyên tố vi lượng là cơ sở của

sự sống vì hầu hết các quá trình tổng hợp và chuyển hoá

Trang 16

của men đều có nguyên tố vi lượng Hiện có 1000 hệ men

trong đó 1/3 hệ men này được hoạt hoá bằng 17 kim loại

(hầu hết là nguyên tố vi lượng)

3.2.2 Vải trò vì lượng doi voi vitamin và chất điều hoà

sinh trưởng

- Nhiều nguyên tố vi lượng tập trung ở các cơ quan chứa nhiều vitamin: Coban trong vitamin B,;: Bo trong sinh tổng hợp vitamin C; Mangan, bo, kẽm, đồng, molipden có vai trò trong tổng hợp vitamin nhóm B (B,,

B;, B,, B,;)

- - Đối với chất điều hoà sinh trưởng, các vi lượng có vai

trò thúc đẩy sự thành tạo Ví dụ, kẽm thúc đẩy sự hình

thành auxin và tham gia phối hợp tác động của giberelin

Mangan trợ lực cho hoạt động nhóm auxin Bo có tác động đến sinh tổng hợp auxin

3.3.3 Vai trò vì lượng trong thanh tao protit va axit nucleic

Các nguyên tố vi lượng có vai trò tạo thành cấu trúc không gian ổn định của protit và axit nucleic Các vị lượng

liên kết chặt chẽ với ADN và ARN

Hàm lượng kim loại trong ADN thường ít hơn trong

ARN ADN liên kết với các nguyên tố vi lượng bằng các gốc photphat và một phần bằng gốc bazơ nitơ Sự có mặt

Trang 17

của nguyên tố vi lượng trong axit nuclêic có ảnh hưởng tới độ ưa nước, đến tính ổn định của cấu trúc và hoạt tính sinh

học cao của nhóm chất hữu cơ này Bởi chính các vi lượng CÓ vai trò trong sự điều tiết sinh tổng hợp protein ở mức độ

phân tử nhờ các gen điều tiết và sự truyền đạt thông tin di truyền

J.3.4 Vai trò vị lượng trong các hoạt động sống của

cây :

- Các nguyên tố vi lượng là thành phần bát buộc của

cấu trúc các men tham gia vào các quá trình sinh lý quan trọng như quang hợp, hơ hấp, đồng hố đạm, hút nước, vận chuyển và cân bằng nước, trong sự thúc đẩy quá trình

sinh trưởng và phát triển của cây

- Hầu hết các men trong quá trình hô hấp, trong phản ứng tạo thành năng lượng có sự tham gia của mangan, coban, sắt, kẽm cùng magiê Trong quang hợp, khi tổng

hợp các sắc tố thu nhận ánh sáng mặt trời, liên kết sắc tố

với prôtit, phân ly nước, giải phóng ôxi, vận chuyển sản phẩm quang hợp đều có sự tham gia tích cực của

mangan, sắt, đồng

Nguyên tố molipđen cần cho sự đồng hoá nitơ

Đối với chế độ nước trong cây cho thấy các vi lượng đã

làm tăng khả năng giữ nước, tăng độ ngậm nước của các

chất hữu cơ trong tế bào, tăng cường sự thoát hơi nước và

Trang 18

ban sáng và hạn chế thoát hơi nước vào ban trưa hay lúc

cây bị hạn hán

Các vi lượng B, Mo, Cu, Mn, Zn, Co làm tăng tốc độ nảy mầm, làm tăng trưởng chiều cao, đường kính, diện tích lá, tăng sự đẻ nhánh và phân cành, rút ngắn giai đoạn

xuân hoá của cây ngũ cốc, làm cho cây ra hoa và chín sớm hơn

3.3.5 Vai trò vi lượng trong hình thành chất hữu cơ

trong cay

Các nguyên tố vi lượng có mặt trong các men, tham gia tích cực vào hoạt động sống của cây

Ví dụ: - Các dạng đường bột: có vai trò của B, Zn, Cu, Mn, Co

- Các axit amin và protit: có vai trò của Mn, Mo, Cu và B

- Các chất đầu: có vai trò của B, Cu, Zn - Các axit hữu cơ: có vai trò của B, Zn

- Diệp lục và sắctố phụ: có vai trò cla B, Mn, Cu, Mo - Vitamin A: có vai trò của B

- Vitamin C: có vai trò của B, Zn, Mn, Cu - Auxin: có vai trò của Zn, B

- Các chất chát: có vai trò của Zn, Mo

Trang 19

Nhu vay là trong tổng hợp gluxit (đường bột) đạm

(axit amin, protit, lipit (chất dầu mỡ) và hàng loạt các

chất sống quan trọng trong cây đều có sự tham gia của các

vi lượng bởi chúng là thành phần men tổng hợp và chuyển

hoá các chất hữu cơ này

Trong nuôi cấy mô, giâm chiết cành thường dùng phối

hợp các vi lượng, viamin với các chất kích thích sinh trưởng

Ở các loài cây thuốc chứa các chất có hoạt tính mạnh đều có vi lượng Các cây trồng đặc sản được hấp thụ các vi lượng từ trong đất của các vùng địa lý đặc trưng nên có hương vị đặc biệt

4 Các thức ăn của cây lấy trong đất

Tất cả các loại đất trồng trên địa cầu được hình thành sau một quá trình thay đổi lâu dài trong thiên nhiên Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cây cối và

sinh vật sống trên mặt đất, trong đất Sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, phân giải từ đá mẹ cho các thành phần cấu trúc nhỏ có khả năng hút, giữ nước và chất

khoáng Trong quá trình này, nước, nhiệt độ, thành phần khí, các yếu tố sinh học có vai trò quan trọng trong quá trình phong hoá đá tạo thành đất trồng

Trang 20

4.1 Chất khoáng

Các nguyên tố dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng bao

gồm 3 loại:

Thể rấn (dạng vô cơ và hữu cơ), thể lỏng (dung dịch đất) và thể khí Ba thể này có liên quan mật thiết với nhau,

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã cho biết có khoảng 45 nguyên tố hoá học có trong đất ở

dạng đơn chất hay hợp chất Các nguyên tố đa lượng chứa

trong lớp đất trồng trọt giao động từ vài tấn đến 2000 tấn/ ha.Silic được xem là nguyên tố có hàm lượng cao nhất

1500- 2100 tấn/ ha Còn lưu huỳnh có hàm lượng thấp

nhất 0,3 tấn/ ha Các nguyên tố vi lượng từ vài kg/ ha (Mo)

dén vai tram kg/ha (bang 1)

Nếu tính theo tỷ lệ % thì oxy chiếm 49%, Si = 33%,

AI: 7,1%, Fe: 3,8%, C: 2%, P: 0,08%, N = 0,1% và các

nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, B chiếm 0,001%

Trong đất kiểm, chất khoáng có hàm lượng cao hơn đất

chua

Trang 21

Bang 1 Ham luong cdc nguyén té khodng cé trong lép dat tréng (3000 tan/ha)

— - đất Hàm lượng khoáng trong

Trang 22

4.2 Mùn và chất hữu cơ

Nguồn chất hữu cơ trong đất bao gồm xác động thực vật và vi sinh vật Thực vật cung cấp khoảng 4/5 xác hữu cơ cho đất trong đó bao gồm protit, lipit, gluxit, nhựa, sáp Cây trồng không thể hấp thụ trực tiếp các chất hữu cơ này mà phải trải qua quá trình phân giải thành các chất

đơn giản như C, N, P, S Trong quá trình phân giải này có

sự tham gia của các vi sinh vật Đó là quá trình hoá mùn:

từ các xác hữu cơ sẽ hoá mùn tạo các hợp chất mùn, rồi

hoá khoáng tạo các chất khoáng Mùn cùng các chất hữu cơ khác tạo các chất dinh dưỡng nuôi cây được gọi là độ

phì nhiêu của đất Nó làm thay đổi tính chất của đất, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

4.3 Keo dat

- Keo đất gồm hat đất với các chất vô cơ, hữu cơ Nó

hấp phụ nước và khí tạo nên một phức hệ hấp phụ 'Tuỳ

theo điện tích âm hay dương bám trên bề mặt keo đất ma

có tên gọi keo dương, keo âm hay keo lưỡng tính Giữa

keo đất mang điện tích và rễ cây có sự hấp phụ trao đổi

Ngoài ra, còn có sự trao đổi ion giữa dung dịch đất và ion

bám trên bề mặt keo Nhờ khả năng hấp phụ các chất

khoáng của keo đất, nó đã giữ lại các chất dễ bị rửa trôi Các chất dinh dưỡng được giữ lại đó đã làm tăng độ mầu mỡ của đất (độ phì của đất) Trên thực tế, do mưa bão nên

các chất dinh dưỡng bị rửa trôi và mất đi khá nhiều Mặt

Trang 23

khác, các lớp cây xanh nối tiếp nhau đã hút hết chất dinh dưỡng Đó chính là lý do mà con người phải bón phân

nhằm cung cấp cho cây các chất dinh đưỡng cần thiết - Trong đất, giữa các hạt đất chứa nước, khí, chất

khoáng đã tạo nên một pH của dịch đất

a Nước trong đất như “máu trong cơ thể” Nó là mơi

trường hồ tan chất dinh dưỡng và tiến hành các phản ứng

hoá học Trong đất có 2 dạng: nước tự do và nước liên kết + Nước tự do ở xa các hạt đất, lực hấp dẫn của đất hầu như không đáng kể Nước tự do bao gồm nước trọng lực

và nước mao dẫn Nước trọng lực là nước chứa đầy trong

các khoang hở giữa các hạt đất sau các trận mưa hay tưới nước Nó di chuyển nhanh xuống phía tầng đất sâu Dạng

nước này cây dễ hấp thụ nhưng không tồn tại lâu ở lớp đất

mat

Nước mao dẫn cũng là dạng nước tự do, được giữ trong

các khoang hở của hạt đất Nó không bị thấm sâu nên cây dễ sử dụng

+ Nước liên kết là dạng nước chứa bên trong hay giữ

chặt trên bể mặt của keo đất Cây khó sử dụng các dang nước liên kết Đó là dạng nước màng bám trên bề mặt và

nước liên kết hoá học

b Các chất khí chứa trong khoang hở của hạt đất gồm

Trang 24

Bảng 2 Lượng khí có trong khí quyển và trong đất (% so với thể tích khí trời) Các khí chính Trong khí quyến Trong đất ị N; 78% i 0,1 - 80% | ©; 21% 0,1 - 20% | co, — 0,08% 0,1 - 15% | c Chế độ nhiệt trong đất

Đất có khả năng hút và giữ nhiệt Nguồn nhiệt cung

cấp cho đất chủ yếu là năng lượng mặt trời và một phần do sự phân huỷ các chất hữu cơ trong đất Năng lượng mặt

trời thu được làm cho đất nóng lên và chuyển xuống lớp đất sâu hơn Đất có mầu sãm hút nhiệt mạnh hơn đất có màu nhạt Đất có khả năng bị mất nhiệt tuỳ thuộc vào độ

- ẩm của đất: đất có độ ẩm cao càng dễ mất nhiệt Nhiệt độ thích hợp của đất cần cho cây trồng là 20 - 30C

d Độ pH của đất

Trong đất và dung dịch đất có các muối và axit phân ly

thành các ion H*, OH, AI” tạo nên môi trường (pH) axit (chua), kiểm hay trung tính

pHtừ 3-4.5 đất chua nhiều 46- 5,5 — đất chua vừa

5,6-6,5 dat chua it

Trang 25

6,6-7,5 dat trung tinh 7,6-8,0 dat kiém yéu

8,1-8,5 dat kiém vita

8,6-9,0 dat kiém mạnh

Tuỳ loại đất và tuỳ loại cây mà chúng có pH thích hợp

khác nhau

Ví dụ: pH 4,5 - 6,0: phù hợp cho sự phát triển của chè,

cao su, chuối

pH 5,0 - 6,5: rau cải, su hào, kê, lạc

pH 6,5 - 7,0: lúa, cà chua, bông, thuốc lá, ngô, đỗ, dưa

chuột

pH 7,0 - 7,5: bắp cải, hành, tỏi, ớt

Qua từng thời vụ, cây hấp thụ chất khoáng cũng làm

cho pH thay đổi Có thể trung hoà axit hay kiểm của đất bằng cách dùng các loại phân bón hữu cơ, phân xanh, chất

mùn, phân khoáng, vi sinh vật, vôi

II BON PHAN HOP LY CHO CAY TRONG

_ Trong đất có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vi sinh Vật, nên ngay

từ xưa, khi con người chưa biết sử dụng phân bón hay không dùng hoặc dùng ít nhưng vẫn thu hoạch được một

sản phẩm nông nghiệp xác định

Trang 26

Mục dích chính và mong muốn của con người là làm _

thế nào để có nhiều lương thực và thực phẩm Muốn vậy, phải đưa năng suất cây trồng và vật nuôi ngày một tăng

nhanh và đạt được hiệu suất tối đa

Năng suất cây trồng được nâng cao nhờ tác động của nhiều yếu tố bên trong cơ thể và bên ngồi mơi trường sống Đó là các nhân tố di truyền, đặc điểm của giống cây trồng, các điểu kiện của môi trường không khí và đất

(nước, chất khoáng, chất hoạt tính sinh học, các yếu tố của đất trồng, các sinh vật đất) Trong đó, phân bón được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để nâng cao năng suất

1 Vai trò chất khoáng trong thâm canh tăng năng suất cây trông và bảo vệ, nâng cao độ phì của đất

- Chất dinh dưỡng ở đất cung cấp cho cây phụ thuộc

vào các yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, khí, nước

Đất được bón phân cho năng suất cao hơn hẳn Sự tăng năng suất cây trồng do phân bón quyết định Nhưng khi tăng phân bón, năng suất cây không tăng theo tỷ lệ của vốn đầu tư (lúc đầu tăng mạnh nhưng sau giảm dần) Do

đó, cần tìm một “năng suất tối ưu” với lợi nhuận cao nhất Còn “năng suất tối đa” thường cho lợi nhuận kém hơn vì

phải đầu tư nhiều phân bón hơn Vì vậy, phải tìm hiểu và

_ biết chính xác lượng chất dinh dưỡng mà đất có khả năng '

cung cấp và một lượng phân hợp lý để bón cho cây

Trang 27

- Nang suất cây trồng tăng lên 50% là do bón phân Vai trò phân bón bằng tất cả các biện pháp khác cộng lại

(luân canh, giống mới, tưới nước, thời vụ hợp lý và các biện pháp khác)

Ở vùng nhiệt đới có ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao và lượng mưa lớn nên biện pháp bón phân là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất và tăng độ phì cho đất Bón phân khoáng hay phân hữu cơ sẽ làm tăng độ mầu mỡ của đất

- Muốn xác định chế độ bón phân phải dựa trên nhu

cầu phân bón của cây Căn cứ vào sự phân tích đất, vào kinh nghiệm và vào sự cân đối thu chi để xác định lượng phân cần bón, liều lượng và thời gian bón, cách bón Trạng thái dinh dưỡng đất và chế độ phân bón liên quan với nhau một cách chặt chẽ Trạng thái dinh dưỡng thường bị suy giảm nhiều nhất trong điều kiện nhiệt đới Sự thu nhận chất dinh dưỡng của cây tuỳ thuộc vào các loại cây

(bảng 3)

Trang 29

2 Bón phân hợp lí cho cây trồng

Bón phân hợp lí là sự sử dụng số lượng và tỷ lệ giữa các lượng phân bón một cách thích hợp và có hiệu quả Bón đủ loại phân này nhưng thừa hay thiếu loại phân khác cũng làm giảm năng suất cây trồng Muốn bón phân hợp

lý và có hiệu quả cao cần chú ý tới:

- Loại hình đất trồng: Có ảnh hưởng tới sự hấp thụ, vận

chuyển các chất khoáng

- Điều kiện trồng trọt: sự cung cấp đầy đủ nước sẽ làm cho sự hấp thụ chất khoáng được dễ dàng hơn

- Bản chất của cây trồng: Sự hấp thụ của hệ rễ đối với

chất khoáng phụ thuộc vào các loài cây khác nhau: rễ chùm ăn ở đất mặt, rễ cọc ăn trong lớp đất sâu hơn

Nếu thời gian sinh trưởng của cây ngắn thì phải có một dự trữ chất dinh dưỡng đồi dào hơn

a Lượng phân bón tốt thích - nhờ vào sự xác định kết

quả của các thí nghiệm Sự thay đổi khí hậu giữa các năm,

sự phân tích đòi hỏi phải qua nhiều năm

b Các dạng phân bón cho đất: cân chú ý 2 dạng: dạng

dễ tiêu là dạng cây hấp thụ ngay và dạng dự trữ thì cây dùng dần Các loại phân N, P, Mg thuộc loại thứ nhất Trên thế giới hiện có hàng trăm loại phân bón khác nhau;

chúng chứa các nguyên tố đa lượng, vi lượng ở thể rắn hay thể lỏng và tan trong nước với mức độ khác nhau Loại

phân hỗn hợp NPK là phổ biến hơn cả Việc bón phân hợp

lý phải thực hiện theo từng năm, phù hợp với thời gian của sự luân canh, các loại đất trồng v.v (Bảng 4)

Trang 30

Bảng 41 So sánh tỷ lệ NPK doi với một số cây trồng trên những vùng đất chính ở Việt Nam | ¬ Tỷ lệ Cây trồng ; Vùng đất trồng : N P,O, | KạO Lúa _ '- Phù sa sông Hồng 100 35 3 Phù sa sông Thai Binh 100 | 46 2 - Đất bạc màu 100 | 24 | 16 : Đất cát ven biển 100 49 18 - Đất phèn + Miền Bắc 100 74 0 + Mién Nam 100 6 | 0 - Đất mặn + Miền Bắc 100 44 11 + Miền Nam 100 55 0 - Đất phù sa sông Cửu Long 100 45 2,5 Ngô - Đất thịt 100 50 50 - Đất cát 100 S7 100

Lạc |- Đất cát ven biển, đất bạc màu 100 300 200

- Đất phù sa các sông miền Trung 100 150 50

Ì Đậu tương |- Đất có tỷ lệ sét 10% 400 | 300 | 200 - Đất có tỷ lệ sét 20% 100 | 150 | 50,

Khoai tây |- Đất có nền thâm canh đã thuần thục 100 |- 75 75 - Đất có nền thâm canh trung bình ˆ 400 60 80 if Đất nhẹ, bạc màu; đất cát ven biển 400 100 100

Trang 31

Khoai lang |- Đất cát | 400 Ì 180 100 - Đất thịt 100 80 80 Mía |- Đất phù sa _ 100 50 75 - Đất bãi 100 50 100 Chè - |- Bón lót 100 150 30 - Bón thức 100 50 50 d Cách bón phân: hiệu lực của phân bón phụ thuộc vào cách bón Có nhiều cách bón:

® Bón vào đất: đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây

trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển Bón theo dạng viên hoặc dạng bột ở các độ sâu khác nhau Bón phân vào gốc các dạng viên hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) sẽ cho hiệu quả rõ rệt

® Phun trên lá: áp dụng cho loại phân dễ tan và phân

vi lượng với nồng độ thấp 1-2% (đối với phân đa lượng) hoặc 0,01 - 0,05% (đối với phân vi lượng) Ta có thể kết

hợp cùng thuốc bảo vệ thực vật Phun trên lá có ý nghĩa trong nhiều trường hợp (đất lạnh, khô hạn, mặn, cây ăn

quả, các loại rau màu và trong trường hợp cây đói thiếu chất dinh dưỡng)

Sử dụng phân bón hợp lý kết hợp được nhu cầu thức ăn của cây với các điều kiện môi trường khí và đất, xem đó là

Trang 32

một thể hoàn chỉnh trong dinh dưỡng của cây trồng Ví

như mỗi yếu tố dinh dưỡng của cây (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, từng nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng) là

từng thanh gỗ kích cỡ khác nhau ghép lại thành một thùng đựng nước (năng suất) Các thanh gỗ đó phải có độ cao

cân đối khi ghép lại mới đựng được nhiều nước Nếu một trong các thanh gỗ đó quá thấp hay thiếu (mất cân đối và

mất sự hợp lý), nước sẽ trào ra (năng suất cây giảm sút)

Ta xem đó là một tập hợp cân đối, hợp lý đảm bảo cho cây

đạt năng suất cao

Chính vì sự phối hợp cần thiết đó, nên ngành công

nghiệp phân bón đã sản xuất các loại phân hỗn hợp có tỷ lệ thích hợp cho từng loại cây trồng khác nhau Ưu điểm

chủ yếu của phân khoáng hỗn hợp so với phân khoáng đơn

lẻ là tăng khả năng xâm nhập đồng thời các loại chất dinh

dưỡng vào cây Trong nhiều trường hợp, với cùng một lượng các chất dinh dưỡng bón vào đất, phân hỗn hợp cho năng suất cao hơn so với bón phân đơn lẻ Ngoài ra, dùng phân hỗn hợp sẽ giảm được chỉ phí vận chuyển, lưu giữ và

công bón phân Phân hỗn hợp còn có tính chất vật lý tốt

như độ hút ẩm thấp, có độ rời và độ mịn cao nên dễ sử dụng và giảm được hao hụt Bón phân hợp lý với các loại

phân hỗn hợp sẽ khắc phục được tình trạng đói hay no

chất khoáng

Trang 33

3 Triệu chứng đói và thừa chất khoáng

Nếu cung cấp thức ăn cho cây hợp lý, cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn cho cuộc sống của động vật và người Nếu thiếu

(đói) hay quá thừa chất dinh dưỡng đều sinh ra bất lợi cho dinh dưỡng của cây

3.1 Thiếu chất dinh dưỡng (đói chất dinh dưỡng) Là hiện tượng nguyên tố khống khơng được cung cấp cho

cây một cách đầy đủ Thiếu chất dinh dưỡng thường thể hiện 2 loại:

- Thiếu thực sự: nguyên tố khống khơng có hay quá ít trong đất, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây

- Thiếu giả tạo: nguyên tố khoáng có mặt trong đất

nhưng cây không thu nhận được do những lý do khác nhau (chất khoáng bám quá chặt vào keo đất, pH quá cao hay

quá thấp, đất nén chặt thiếu khí, kém thoát nước, đối kháng giữa các nguyên tố, hay do điều kiện khí hậu, hệ rễ

bị xâm hại )

Các dấu hiệu nhận thấy khi cây thiếu chất dinh dưỡng

thường biểu hiện ở hình thái (cây yếu gẩy, thấp lùn, lá

thay đổi màu sắc gây nên hiện tượng bạc lá ở lá non hay chuyển màu ở lá già do sự vận chuyển các chất khoáng bị rối loạn hay chậm chạp ) Muốn chẩn đoán sự thiếu đói,

Trang 34

+ Ở đất: cấu trúc vật lý và hoá học đất

+0 cây: xem xét các bộ phận dễ thể hiện sự thay đổi,

mức độ và thời gian xuất hiện

+ Điều kiện trồng trọt: ngoài đồng, trong nhà lưới, sự

tƯỚi nước, v.V

+ Điều kiện khí hậu: nhiệt độ, gió, mưa

+ Các phân bón cung cấp: số lượng, dạng phân bón, thời kỳ bón + Các sử lý khác: làm cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh V.V + Quan sát các cây bên cạnh, các cây sống nhờ (phụ, kí sinh)

Thường sự thiếu chất dinh dưỡng liên quan tới tình trạng đất đai, phân bón, khí hậu (bảng 5)

Như vậy, sự thiếu chất dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân và nguyên tố gây ra mà ta có thể chẩn đoán được

Trang 37

3.1 Các dấu hiệu thiếu chất khoáng

3.1.1 Nito(N)

- Đấu hiệu: Lá vàng úa do giảm sút diệp lục, trước hết là ở lá già Lá trở nên xanh nhạt tới vàng, đôi khi có màu

đỏ (cà rốt) hay đỏ sẫm (cà chua) Sau đó, lá già này khô và

rụng Cây yếu ớt có dáng hình nhỏ bé, cằn cỗi, gầy, lùn,

sinh trưởng chậm chạp

- Nguyên nhân: Thiếu N thực sự

- Chita trị: Bón vào đất dạng phân đạm hoà tan (dạng

nitrat hay nitrat amon Phun lên lá phân chứa 46% N (với liều lượng 2000 I/ha) Đối với rau diếp, dưa hấu, cà chua, su lơ: 0,5 - 0,6 kg/100 ] nước

Đối với cà rốt: 1,5 - 2,0 kg/100 l nước 3.1.2 Kali (K)

- Dấu hiệu: Ở một số cây (đậu, cà rốt) thiếu K thể hiện

ở lá, các đốt ngắn lại Mép lá nâu lại dần và tiến vào bên

trong phiến lá Sau đó lá vàng úa, các mép uốn cong lại và mất màu (đậu) hay đổi màu từ xanh đậm sang xám xanh

Trang 38

3.1.3 Photpho (P)

- Dấu hiệu: Dấu hiệu nhận thấy ngay ở nhiều cây Ở cà chua lá có màu tim hay do s4m, sinh trưởng chậm, ra hoa

chậm, thụ tinh kém kết quả, chín không đều Dấu hiệu rõ nhất là ở lá già -

- Nguyên nhân: + Thiếu thực sự; pH quá cao ở đất giàu

Ca hay pH quá thấp do quá nhiều NO; hay SO,'; nhiều Zn

- hay các kim loại khác; nhiệt độ đất quá thấp

- Chữa trị:

+ Bón phân photphat amon, chính amôn thúc đẩy sự hấp phụ photpho

+ Trong nhà kính: tăng nhiệt độ của đất

+ Phun trên lá phôtphat amon 0,7 - 1 kg/ 100 1 3.1.4 Magiê (Me)

- Dấu hiệu: Xuất hiện trên lá già: bị nhạt màu giữa Các gân lá Lá có màu trắng, màu nâu, hay màu đỏ Ở cà chua,

lá chuyển thành màu vàng

Các loại cây nhạy cảm với thiéu Mg là: su hào, ngô, bầu bí, cà, ớt ngọt, cà chua, khoai tây

- Nguyên nhân: Thiếu thực sự; do quá dư kali; đất quá xít nên thiếu khí hay thiếu nước

- Chữa trị: Cung cấp sản phẩm có Mg: nước mưa (Š kg/ha/năm) phân chuồng (2 kg/tấn), phân nitrat Ca và Mg

(8%), paten kali (8%), sunphat magié (16%)

Trang 39

Phun lên lá sunphat magiê (1-2 kg/hl) hay nitrat magiê

(1-2 kg/hl) hay hỗn hợp 2% sunphat magiê và 0,5% urê

3.1.5 Canxi (Ca) _ Sự thiếu hụt ít xảy ra

- Dấu hiệu: Héo khô và chết chổi ngọn, lá bé, cuộn lại, màu vàng nhạt hay nâu, đỏ và cuối cùng úa vàng Các hoa nhạt màu và rụng (cà chua), rễ mầu xám, dễ bị sâu hại (botrytis ở rau điếp)

- Nguyên nhân: Bị rửa trôi hay do cây vụ trước sử dụng

nhiều

- Chữa trị: Bón vôi Có trường hợp có thể phun lên lá clorua canxi (CaCl,) 0,4% hay nitrat canxi (Ca(NO,)„)1%

3.1.6 Litu huynh (S)

- Dấu hiệu: Vàng lá, trước hết xuất hiện ở lá non

(ngược với đói nitơ), sự sinh trưởng giảm sút, các mô cây cứng lại và dễ gẫy

Các cây cần nhiều lưu huỳnh (cây họ cải) cần 80 kg/ha Các cây cần trung bình (họ đậu đỗ, tỏi) cần 40 kg/ha Các cây cần ít (khoai tây) cần 25 kg/ha

- Nguyên nhân: Thiếu thực sự, phân bón không đầy đủ, CÓ SỰ rửa trÔI

Trang 40

hữu cơ trong đất là nguồn S Hàng năm, sự mất mát S khác nhau tuỳ theo loại đất (100 kg/ha) Bón phân tuỳ loại cây

Ví dụ, đối với cà rốt năng suất 55 tấn/ ha cần bón 3kg/ha; ớt ngọt 156 tấn/ ha cần bón 110 kg/ha

3.1.7 Đói phân vi lượng

Tuy nhu cầu vi lượng ít nhưng thiếu chúng cũng làm

cho sự sinh trưởng chậm, màu sắc lá thay đổi, sự ra hoa

tạo quả cũng bị rối loạn Hiện tượng đói các phân bón vi lượng thường thể hiện ở một số loài cây đặc trưng Chữa trị bằng bón hay phun các phân vi lượng phù hợp

- Bo (B): Thường hư hại chồi ngọn, đầu rễ và hoa, quả

_+ Các cây nhạy cảm: su lơ, củ cải, cà rốt, rau cần, bắp

cải

+ Các cây nhạy cảm trung bình: rau diếp, củ cải dé

+ Cây kém nhạy cảm: đưa chuột, dâu tây, đậu dé, khoai tay

- Déng (Cu):

Thường hư hại ở các chổi non (úa vàng), chóp lá bạc

trắng, cuộn lại và chết

+ Cây nhạy cảm: hành, tỏi, đậu đỗ

+ Cây nhạy cảm trung bình: actisô

Ngày đăng: 21/01/2015, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w