Kế hoạch ngân sách 2006-2010

23 308 0
Kế hoạch ngân sách 2006-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế hoạch ngân sách 2006-2010

PHẦN I - KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 I-Khái quát tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2001- 2005 Sau gần 20 năm đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2005, công cuộc đổi mới trong lĩnh vực tài chính-ngân sách đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. 1. Thu ngân sách: Tổng thu cân đối ngân sách giai đoạn 2001-2005 đạt 777 648 tỉ đồng, vượt 25.1% so với kế hoạch. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 năm tăng 19.1%, cao gấp hơn 1.5 lần mục tiêu Đại hội IX, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá cộng lại. Tính chung 5 năm, tỉ lệ huy động bình quân vào ngân sách đạt 24.4%, vượt xa so với mục tiêu Đại hội IX là 20-21%, góp phần gia tăng đáng kể quy mô ngân sách, đảm bảo điều kiện để thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2005. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước đã từng bước vững chắc hơn, bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nước, giảm tỉ trọng các nguồn thu từ yếu tố bên ngoài. Thu nội địa trở thành nguồn thu quan trọng và chủ yếu, tỉ trọng thu nội địa không kể dầu thô tăng từ 50.7% năm 2001lên 53.1% năm 2005; tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu giảm từ 20.9% năm 2000 xuống còn 17.5% năm 2005. 2. Chi ngân sách Nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, Chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm cắt giảm chi đầu tư công, giảm chi thường xuyên để kiềm chế lạm phát. Thế nhưng, ngoài những nguyên nhân khách quan, lãng phí, bội chi ngân sách kéo dài, còn do hệ lụy từ những tồn tại trong thu chi ngân sách. Giai đoạn 2001 -2005, nhờ tăng thu nên các khoản chi ngân sách đã có những cải thiện đáng kể như: chi đầu tư phát triển, chi cải cách tiền lương, chi sự nghiệp kinh tế và phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và các khoản chi đột xuất, khắc phục thiên tai… Tổng chi ngân sách nhà nước 5 năm tăng 19,4%/năm. Tính chung 5 năm , tổng chi ngân sách nhà nước đạt xấp xỉ 980 nghìn tỷ đồng, tăng trên 230 nghìn tỷ đồng so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước có bước chuyển biến tích cực. Tính chung 5 năm, chi đầu tư phát triển chiếm 28% tổng chi ngân sách nhà nước và tương đương 8,6% GDP. Chi cho giáo dục và đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên trên 18% năm 2005 tổng chi ngân sách nhà nước, đạt 5,6% GDP, cao hơn mức bình quân Châu Á, chi sự nghiệp y tế, văn hóa, xã hội năm 2005 gấp 2,2 – 2,5 lần so với 2000. Bội chi ngân sách nhà nước được duy trì ổn định, trung bình hàng năm 4,85% GDP. Dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài dưới 35% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia hiện nay và thời gian trung hạn tiếp theo. II - Kế hoạch ngân sách 2006-2010 1. Kế hoạch thu NSNN giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Chỉ tiêu Tổng 2006 2007 2008 2009 2010 Gtb % A. Tổng thu NSNN 1484.9 245.9 260.0 291.0 325.5 362.2 10.2 1. Tổng thu cân đối NS 1476.9 237.9 260.0 291.0 325.5 362.5 10.8 Thu nội địa (trừ dầu thô) 902.4 133.6 153.3 178.7 204.3 232.5 15.1 Thu dầu thô 307.6 57.4 59.7 60.3 63.7 66.5 4.1 Thu từ XNK 250 40.0 44.5 49.5 55.0 61.0 10 Thu viện trợ không hoàn lại 12.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 1.3 2. Kết chuyển từ năm trước 8.0 8.0 0 0 0 0 Cơ cấu thu ngân sách theo kế hoạch giai đoạn 2006-2010 Tỉ lệ % các khoản thu TH 5 năm 2006 2007 2008 2009 2010 Thu nội địa 51.5 53.4 51.5 51.5 51.5 51.5 Thu từ dầu thô 27.5 23.3 27.5 27.5 27.5 27.5 Thu từ XNK 16.9 16.3 17.0 17.0 17.0 17.0 Thu viện trợ không hoàn lại 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: kế hoạch 5 năm phát triển KTXH đã được Quốc hội phê duyệt) Nhận xét chung Theo kế hoạch ngân sách Bộ KH&ĐT và dự báo của Tổng cục Thuế, thu ngân sách nhà nước sẽ đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2006- 2010, dự kiến gấp đôi so với giai đoạn trước Thu nội địa tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong thu ngân sách, luôn luôn chiếm trên 50% trong tổng thu cân đối ngân sách. Nguồn thu thuế và phí vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước và ước đạt khoảng 92-94% trong đó thu nội địa (không kể dầu thô) tiếp tục tăng trưởng cao và giữ vai trò chủ đạo trong tổng số thu thuế và phí. Giá dầu thô được dự báo sẽ duy trì ở mức cao như những năm cuối của thời kì trước nên thu từ dầu thô có xu hướng tăng lên cả về tỉ trọng và giá trị trong tổng thu ngân sách. Thu từ dầu thô tăng lên từ 24.8% giai đoạn 2001-2005 lên 27.5% giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, thu từ xuất nhập khẩu giảm mạnh bởi vì thời kì này chúng ta tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan để thực hiện những cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO. Xét theo góc độ cơ cấu thu từ khu vực kinh tế, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng các doanh nghiệp FDI tăng. Thu thuế từ khu vực đầu tư nước ngoài sẽ trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, dự kiến đến năm 2010, thu từ doanh nghiệp FDI sẽ chiếm tới 43.2% thu từ khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đạt mức tăng trưởng khá, dự kiến khoảng 18%/năm; trái lại, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng chậm hơn so với khu vực khác so thời kì này không thành lập thêm doanh nghiệp nhà nước và tiếp tục sắp xếp lại, thực hiện ưu đãi thuế với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu. Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh theo hướng: Các sắc thuế quan trọng như thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tài nguyên… sẽ được sửa đổi bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, nộp thuế và xóa bỏ việc miễn giảm thuế nhằm đảm bảo sự công bằng đồng thời giúp cho ngân sách nhà nước tăng trưởng ổn định. Một số sắc thuế mới được ban hành như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản nhằm mở rộng nguồn thu, điều tiết thu nhập về tài sản và xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, mặc dù không có nhiều sự thay đổi về mặt giá trị nhưng do tổng thu ngân sách tăng lên nên tỉ trọng thu viện trợ không hoàn lại giảm xuống. Thời kì trước thu ngân sách tăng trưởng cao, bình quân năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%. Thời gian tới ngân sách sẽ tiếp tục tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước và thế giới đều khả quan, chu kì kinh tế đang có chiều hướng đi lên, quy mô nền kinh tế mở rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ tạo điều kiện tăng các khoản thu từ khu vực doanh nghiệp. 2. Kế hoạch chi NSNN giai đoạn 2006-2010. Chi ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở cân đối với nguồn thu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu vừa đảm bảo trả được nợ của chính phủ và kiểm soát mức nợ trong và ngoài nước trong giới hạn an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách. Quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 khoảng 1.815 nghìn tỷ đồng, bằng 27,5% so với GDP, tăng 85,2% so với giai đoạn 2001-2005. Tốc độ tăng chi ngân sách tăng khoảng 11,2%/năm; đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ; trong đó, chi đầu tư bằng khoảng 30% tổng chi ngân sách nhà nước. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng, đảm bảo tăng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên cho đầu tư hạ tầng xã hội; đảm bảo nguồn tài chính trả nợ đúng hạn, thực hiện các chính sách về xã hội theo các mục tiêu đã được đề ra cho 5 năm 2006-2010. PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 I – Đánh giá thực trạng thu ngân sách các năm 2006-2008 1. Thực trạng thu NSNN năm 2006. (đơn vị: tỷ đồng) Nội dung thu DT QT Thu nội địa 132.000 145.404 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 42.243 46.344 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27.807 25.838 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 20.650 22. 091 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 85 111 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 5.100 5.179 Lệ phí trước bạ 3.200 3.363 Thu xổ số kiến thiết 5.450 6.142 Thu phí xăng dầu 4.850 3.969 Thu phí, lệ phí 3.550 4.986 Các khoản thu về nhà đất 16.650 20.536 Thu khác ngân sách 1.760 6.845 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 655 Thu từ dầu thô 63.400 83.346 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 40.000 42.825 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 22.000 26.280 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 34.000 16.545 Thu viện trợ không hoàn lại 2.500 7.897 TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 237.900 279.472 Thu cân đối ngân sách 2006 (nguồn: bộ tài chính) Nhận xét chung Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 110,2% dự toán cả năm Trong đó: - Các khoản thu nội địa bằng 103% - Thu từ dầu thô bằng 126% - Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3% - Thu viện trợ bằng 148% . ٭ Đánh giá thực hiện. Hầu hết các khoản thu đều vượt dự toán: - Có 2 chỉ tiêu thu không đạt dự toán, trong đó thu phí xăng dầu đạt 81,8% dự toán (giảm 881 tỷ đồng) chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao, nên sản lượng tiêu thụ giảm và do cơ cấu nhập khẩu xăng dầu thay đổi (giảm xăng, tăng dầu); thu ngân sách chủ yếu từ dầu thô (tăng 31,5% dự toán, bằng 19.946 tỷ đồng) và các khoản thu từ nhà và đất (tăng 23,3% dự toán, bằng 3.886 tỷ đồng); thu từ kinh tế quốc doanh chỉ tăng 9,7%; thu ngoài quốc doanh tăng 7%. - Thất thu ngân sách còn rất lớn, nhất là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (làm thất thu của nhà nước 428 tỷ đồng). Điều này là do tình trạng khai sai thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế, khai thuế đầu vào không đúng quy định, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí không hợp lệ. không chỉ có các đơn vị kinh doanh mà các đơn vị sự nghiệp cũng làm thất thoát nguồn thu ngân sách (254,78 tỷ đồng) do chưa khai hoặc khai chưa đầy đủ các khoản thuế GTGT, thuế TNDN và thu khác từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị. 2. Thực trạng thu NSNN năm 2007. (Đơn vị: tỷ đồng) Nội dung thu DT QT Thu nội địa 151.800 159.500 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 53.954 53.963 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31.041 30.378 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 27.667 30.508 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 81 21.724 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 6.119 Lệ phí trước bạ 3.750 Thu phí xăng dầu 4.693 Thu phí, lệ phí 3.885 Các khoản thu về nhà đất 18.143 Thu khác ngân sách 1.804 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 663 Thu từ dầu thô 71.700 68.500 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 55.400 56.500 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 23.800 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 46.100 17.500 Thu viện trợ không hoàn lại 3.000 3.400 TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 281.900 315.915 Thu cân đối ngân sách 2007 (nguồn: bộ tài chính) ٭ Đánh giá thực hiện: Năm 2007 đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định (vựơt mức 2,1%) đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP( nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thôthì đạt 22,4% và 20,6% so với GDP). Trong điều kiện dự toán năm 2007 được xây dựng ở mức cao (tăng 18,5% so với dự toán NSNN năm 2006). Quá trình điều hành phát sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như: sản lượng dầu thô thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để ổn giá cả thị trường…thì kết quả đạt được như vậy là tích cực. Cơ cấu thu NSNN tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001 2005 là 52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên 19,6% (bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 20,3%) tỷ trọng thu từ dầu thô giảm từ 30,3?% xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 25,7%). Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch thu ngân sách năm 2007 phù hợp với xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ bản trong phạm vi đã dự kiến; trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp trong nước đã tích xực hơn trong đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng; nguồn vốn ssầu tư phát triẻn ưu đãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay… qua đó tạo thêm cơ sở tăng cường nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN, mà kết quả là cả thu thuế nội địa và thu từ hoạt động xuất khẩu năm 2007 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch NSNN đã được Quốc hội quyết định. Công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản so với những năm trước. Cơ quan thuế và Hải quan đã thực hiẹn rà soát, phân loại các khoản nợi đọng thuế của từng đối tượng nọp thuế để có biên pháp xử lý phù hợp, như: + Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét miẽn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định. + Yêu cầu các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ thuế. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. [...]... thô trong những tháng cuối năm 2008 ( hiện nay khoảng 50$/thùng) Sự biến động của giá dầu thô có tác động rất lớn tới việc thực hiện kế hoạch ngân sách trong giai đoạn tới, bởi xuất khẩu dầu thô chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách của nước ta Kế hoạch ngân sách trong giai đoạn mới được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn: Lạm phát tăng cao, thiên tai lũ lụt,... nhận định, đánh giá, điều chỉnh và đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và dự toán Ngân sách phù hợp II.Mục tiêu thực hiện kế hoạch Ngân sách 2009 Nếu trong thời gian tới, giá dầu thô tiếp tục sụt giảm thu Ngân sách năm 2009 chắc chắn sẽ thấp hơn 2008 Khi đó, để đảm bảo cân đối ngân sách, đòi hỏi Chính phủ sẽ phải điều chỉnh giảm chi ở một số lĩnh vực: giảm chi đầu tư phát triển, nhưng... phòng ngân sách Khả năng cân đối Ngân sách năm 2009 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động của những diễn biến trên thị trường Thế Giới và tình hình kinh tế trong nước Trong những năm qua, mức bội chi Ngân sách liên tục duy trì ở mức cao (xấp xỉ 5% GDP) Năm 2009, mức bội chi cũng không thể thấp hơn các năm trước, mục tiếu là phải cố gắng duy trì ở mức 4,8% Như vậy, mục tiêu cho kế hoạch ngân sách 2009... phương 13.789 tỷ đồng (chiếm 25,3% số bổ sung từ NSTW bao gồm cả cân đối ngân sách địa phương và bổ sung có mục tiêu), nhưng thực tế ngân sách địa phương chi sử dụng có 37,9 % số bổ sung cân đối ngân sách địa phương (8.474/22.363 tỷ đồng) Qua kiểm toán nhận thấy hầu hết các địa phương nhận bổ sung cân đối từ NSTW đều có kết dư ngân sách, trong khi NSTW phải đi vay để bù đắp bội chị NSNN Bội chi NSNN Quốc... tháng đầu năm mới giải ngân đạt 40% so với kế hoạch Chính phủ đã điều chỉnh (28.526 tỷ đồng), dự ước cả năm chỉ đạt 20.000 tỷ, bằng 54% kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội và 70% vốn kế hoạch điều chỉnh của Chính phủ Thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo đình hoãn, ngừng triển khai, giãn tiến độ 1.968 dự án với tổng số vốn là 5.991 tỷ đồng bằng 8% kế hoạch vốn năm 2008 Tuy... Việc chi tiêu không đúng mục đích vẫn còn diễn ra khá phổ biến như: - Việc sử dụng nguồn ngân sách để cho vay không đúng quy định nhất là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa từ nhiều năm chậm được xử lý trong khi ngân sách địa phương phải đi vay và nhận bổ sung từ ngân sách trung ương dẫn đến việc sử dụng ngân sách còn kém hiệu quả - Một số chương trình dự án không đạt được mục tiêu đề ra,trang thiết... hình chi Ngân sách như trên chứng tỏ việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên chưa triệt để, chi quản lý hành chính vẫn vượt dự toán Công tác quản lý chi tiêu chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, còn để xảy ra vi phạm, lãng phí, tiêu cực Nhiều định mức chi tiêu đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung III Cân đối ngân sách qua các năm 2006-2008 1.Cân đối NSNN 2006 Kết dư ngân sách địa phương... 700 tỷ đồng so dự toán, làm giảm bội chi ngân sách xuống còn ở mức 4,95% GDP là một cố gắng; tuy nhiên, số tuyệt đối bội chi ngân sách vẫn tăng 9.700 tỷ đồng so với năm 2007 Nếu tính cả số phát hành Trái phiếu Chính phủ, các khoản vay về cho vay lại,… thì thực chất số bội chi NSNN lớn hơn so với báo cáo của Chính phủ PHẦN III : MỤC TIÊU THỰC HIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHO CÁC NĂM 2009-2010 I.Bối cảnh chung... nhà đất Thu khác ngân sách Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 21.792 1.937 687 Thu từ dầu thô 65.600 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 64.500 Thuế xuất nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 26.200 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 58.300 3.600 Thu viện trợ không hoàn lại TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 323.000 Thu cân đối ngân sách 2008 (nguồn:... hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, hạch toán sai lệch kết quả tài chính để trốn lậu thuế… vẫn chậm được khắc phục; các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa triệt để II – Đánh giá thực trạng chi ngân sách các năm 2006-2008 1 Thực trạng chi NSNN 2006 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Khoản mục Dự toán 2006 Quyết toán 2006 Tổng chi ngân sách nhà nước 294,400 308,058 1 Chi đầu tư phát triển 81,580 . PHẦN I - KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 I-Khái quát tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2001- 2005 Sau gần. nay và thời gian trung hạn tiếp theo. II - Kế hoạch ngân sách 2006-2010 1. Kế hoạch thu NSNN giai đoạn 2006-2010

Ngày đăng: 29/03/2013, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan