A. Tiểu sử: Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hải Dương, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (18811918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam). Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam). Ông Phán Nhu mất sớm, bà Phán Nhu phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con... Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng... Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong Hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở. Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng nhà cây liễu là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát... Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại nhà cây liễu vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn. B. Sự nghiệp văn chương: Vì mất sớm nên sự nghiệp văn chương của Thạch Lam về số lượng rất khiêm tốn, tuy nhiên vì giá trị nghệ thuật của nó rất cao nên ông vẫn được coi là một nhà văn lớn trong nền văn chương Việt Nam cận đại. Các tác phẩm gồm: 1 Ngày Mới, tiểu thuyết 1937 2 Gió Ðầu Mùa, tập truyện ngắn 1937. 3 Nắng Trong Vườn, tập truyện ngắn 1938. 4 Theo Giòng, nghị luận văn chương, 1941. 5 Sợi Tóc, tập truyện ngắn, 1942. 6 Hà Nội 36 Phố Phường, tùy bút, 1943. • Quan điểm và đặc điểm nghệ thuật của Thạch Lam: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực với một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn. Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là Tuyên ngôn văn học của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, được coi là một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chẩy riêng biệt một giòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa,
Thạch Lam A. Tiểu sử: Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hải Dương, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (1881- 1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam). Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam). Ông Phán Nhu mất sớm, bà Phán Nhu phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong Hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở. Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu" là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn. B. Sự nghiệp văn chương: Vì mất sớm nên sự nghiệp văn chương của Thạch Lam về số lượng rất khiêm tốn, tuy nhiên vì giá trị nghệ thuật của nó rất cao nên ông vẫn được coi là một nhà văn lớn trong nền văn chương Việt Nam cận đại. Các tác phẩm gồm: 1- Ngày Mới, tiểu thuyết 1937 2- Gió Ðầu Mùa, tập truyện ngắn 1937. 3- Nắng Trong Vườn, tập truyện ngắn 1938. 4- Theo Giòng, nghị luận văn chương, 1941. 5- Sợi Tóc, tập truyện ngắn, 1942. 6- Hà Nội 36 Phố Phường, tùy bút, 1943. • Quan điểm và đặc điểm nghệ thuật của Thạch Lam: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên những thứ đen tối trước mặt mà trái lại văn chương là một thứ vũ khí thanh cao để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối và tàn ác và làm cho lòng người được trở nên trong sạch và phong phú hơn.” Vì thế tuy là một nhà văn lãng mạn nhưng sáng tác của ông có xu hướng nghiêng về hiện thực với một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn. Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là "Tuyên ngôn văn học" của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, được coi là một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chẩy riêng biệt một giòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Thạch Lam không đề cao cái tôi hưởng thụ cá nhân, không nghiêng về thể hiện con người xã hội mà thiên về miêu tả và biểu đạt những cảm xúc, cảm giác, những tâm tư khuẩn lấp phức tạp, phong phú của cái tôi lãng mạn.Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với hiện thực, và đáng nói hơn cả là ông có một tình cảm thật sâu đằm, chân thành nghiêng hẳn về người nghèo. Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam gợi được mối thương cảm, và nhiều khi ông ông mô tả cuộc sống khốn khổ của những con ngời có số phận hẩm hiu, thua thiệt, như biểu lộ một nỗi bất bình xã hội. Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Thạch Lam không hề gắn cho nhân vật của mình những hành động, những ý nghĩ khả dĩ có thể làm bi thảm thêm cuộc đời của họ. Văn Thạch Lam, như con người ông vậy, sống lặng lẽ và chi chút thương cảm. Nhà văn Thạch Lam đã đem hết những gì mình đã sống với bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu rung cảm ra để tạo nên những truyện ngắn hết sức giản dị mà cũng vô cùng tinh tế. Như Thế Lữ nhận xét, đó là “những trang châu báu”, ông đem tặng cho đời. Bằng cách nhìn và cách chiếm lĩnh hiện thực độc đáo, Thạch Lam đã sáng tạo nên nhiều truyện ngắn mang vẻ đẹp riêng không dễ lẫn. Những truyện ngắn của Thạch Lam là sự khẳng định một khuynh hướng tìm tòi, sáng tạo, khả năng đi sâu thăm dò, nắm bắt và khám phá những cảm xúc, cảm giác tinh vi, sâu lắng của tâm hồn con người. nghĩa là, cái hiện thực mà Thạch Lam quan tâm và đặt lên hàng đầu không phải là hiện thực bên ngoài mà là hiện thực bên trong, là ảo ảnh của hiện thực. Chính việc đào sâu vào thế giới nội tâm bí ẩn, khuẩn lấp của con người đã làm nên nét riêng biệt trong cách phản ánh, khát quát hiện thực của truyện ngắn Thạch Lam. C. Đối tượng phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam: “Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của một nền văn học nhất định mà còn là nhân tố nảy sinh chính nền văn học ấy” 1. Thạch Lam và thế giới bên trong của người bình dân: Không giống như Nguyễn Tuân tìm về cái đẹp siêu phàm của một thời vang bóng, khác với Khái Hưng hướng đến cái đẹp phi lý, hoang sơ, Thạch Lam đi kiếm tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống thường nhật, là “cái đẹp mà Thạch lam chăm chú phát hiện chính là cái đời sống bên trong” của con người. Nhà văn đã có những khám phá vừa mới mẻ, sâu sắc và tinh tế, hấp dẫn về cái đẹp nhiều khi tiềm tang, khuất lấp, mơ hồ ở thế giới bên trong con người. Cách thức chiếm lĩnh hiện thực này được thể hiện phong phú, sinh động trên mỗi trang viết của Thạch Lam. Với ba tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc”(1942) và một số truyện khác in từ 1934-1945, Thạch Lam đã cho thấy đối tượng phản ánh nghệ thuật của ông là vẻ đẹp của những giá trị tinh thần, của tình người, của những nỗi lòng chắc ẩn. Đó là tình bạn của Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa”, là cảm giác của Tân khi được làm cha trong “Đứa con đầu lòng” , là sự nhẫn nại chịu thương của Tâm trong “Cô hàng xén”… Tất cả nói rằng cái đẹp mà Thạch Lam chú tâm khám phá nhất là cái đẹp ở thế giới bên trong con người. Vẻ đẹp ấy như một cứu cánh nghệ thuật để Thạch Lam hướng tới, nghĩ về. 2. Thạch Lam và thế giới bên trong của trẻ thơ: Trong các truyện ngắn viết về trẻ thơ, Thạch Lam thường đặt những “thiên sứ” của mình vào các bi kịch nhân sinh. Nhưng chủ ý của Thạch Lam không phải là đi sâu mô tả những cảnh đời lụi tàn, lam lũ. Điểm nhấn của Thạch Lam chính là vẻ đẹp thế giới bên trong của những đứa trẻ trên cái nền bóng tối tràn lan, đậm đặc của xã hội đương thời. Nhà văn đã lách vào đáy sâu đời sống tinh thần phong phú của trẻ thơ để khám phá, miêu tả những cảm xúc tinh tế, vi diệu nhất trong tâm hồn trẻ nhỏ và tạo ra được cho mình một thế giới trẻ thơ riêng. Đọc truyện ngắn của Thạch lam, ta luôn bắt gặp những em thơ giàu cảm xúc, dễ rung động trước biến thái tinh vi của tạo vật và hồn người. Đó là cảm xúc bâng khuâng trước cơn gió lạnh đầu mùa, là sự rung động trước thay đổi bất ngờ của đất trời ở một huyện lị nhỏ đồng bằng Bắc Bộ (Gió lạnh đầu mùa). Những rung động của chiếc lá trong cơn gió thổi, cái nắng ấm và hanh, hình ảnh mặt đất khô rắn, nứt nẻ cái run rẩy vì rét của những em thơ vừa là ngoại cảnh vừa là tâm tình. Tất cả kết đọng biết bao yêu thương đối với những gì là linh hồn là thần thái của quê hương xứ sở. Những cảm xúc đẹp như thế không thể có ở những tâm hồn khô cứng. Đó phải là điệu hồn của những tấm long nhân ái, trĩu nặng yêu thương,. Sự nhìn thấy và phát hiện ra những “rung động cực điểm” (Thạch Lam) trong tâm hồn của những em bé đáng yêu đã khiến cho “Gió lạnh đầu mùa” được đánh giá là típ truyện hay nhất trong mảng truyện viết về trẻ thơ của Thạch Lam. Đó còn là âm thanh thân thuộc của “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” , của “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, là những hình ảnh gợi cảm và rất đỗi nên thơ xuất hiện bên cạnh những hình ảnh tiêu điều, lam lũ, là ánh sáng đan xen với bóng tối, sự náo động chốc lát hiện trên cái nền im lặng mênh mang và cả “mùi riêng của đất, của quê hương” (Hai đứa trẻ)…mà Liên cảm nhận được khi đối diện với cảnh vật và cuộc sống con người nơi phố huyện. Rồi cảm giác xót thương của Liên khi nhìn mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh trên bãi chợ tàn và dáng đi “lảo đảo” của bà cụ Thi lẫn vào đêm tối; nỗi buồn trông khắc khoải lúc màn đêm xuống; sự nuối tiếc, mơ tưởng, khát khao khi chuyến tàu vụt qua…Dường như mọi hình ảnh và âm thanh, đường nét và màu sắc, hương vị ở cái phố huyện nghèo gợi cảm giác buồn man mác. Khó có thể nói nỗi buồn của cảnh vật thấm vào tâm hồn ngây thơ của con người lan ra cảnh vật. Chỉ biết cảm xúc ấy cứ giăng mắc trong từng câu chữ tạo nên một giai điệu buồn thương. Dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, những sắc thái cảm xúc dịu dàng, êm ả, buồn xa vắng ở cô bé Liên được mở ra theo từng thời khắc đầy ấn tượng. Đó là những cung bậc cảm xúc chỉ có ở những cô bé có đời sống nội tâm sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tươi non mát mẻ như giọt nắng buổi sớm mai. Bằng tấm lòng yêu thương vô hạn, Thạch Lam đã nỗ lực phát giác và lưu giữ vẻ đẹp thánh thiện trong tâm hồn trẻ thơ trên những trang văn của mình. 3. Thạch lam và thế giới bên trong của người dân chốn thôn quê: Với tâm niệm nhà văn sáng tác về người dân quê thì phải biết “tự cày bừa lấy trang sách nói về người nhà quê, vạch một luống thẳng thắn và mạnh bạo trên đất màu và không chịu để cho những ý tưởng bên ngoài ảnh hưởng Phải biết quan sát bề trong và đi sâu vào cái bí mật của những tâm hồn ấy”. Thạch Lam đã hướng ngòi bút vào việc khám phá những trạng thái tâm lý của người bình dân. Cũng bởi thế, người dân chốn thôn quê trong truyện ngắn Thạch Lam thường không có tính cách rõ ràng, không phải là những con người ngoại hiện mà là những con người nội tâm, tâm lý. Dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, thế giới nội tâm của người dân chốn thôn quê được hiện lên với đủ mọi cung bậc, sắc thái. Có những cảm giác vui, lại có những cảm giác buồn, có thích thú lại có chán nản, có hờn giận lại có yêu thương Lấy thế giới bên trong của người bình dân làm đối tượng phản ánh, Thạch Lam tỏ ra đặc biệt nhạy bén trong việc khám phá và miêu tả những tâm tư, cảm xúc của con người. Đó là cảm xúc trong trẻo , hồn nhiên đang nảy nở ở cô thôn nữ khi ái tình đã bát rễ trong lòng. Đặc tả tâm trạng người thiếu nữ đang sống với giấy phút vĩnh cửu của tình yêu: “sung sướng, nàng nhắm mắt, để cho bóng tối đến, mát và rực rỡ, bao bọc cả tâm hồn ” (Bắt đầu). Từ câu chữ của Thạch Lam, bao nỗi niềm tâm tư sâu kín trong lòng người cứ bừng nở đột ngột đầy xúc động. Bên cạnh việc diễn tả những cung bậc cảm xúc đa dạng ở những tâm hồn rất trẻ trong cái thuở ban đầu lưu luyến, Thạch lam còn đi sâu vào những cảm nhận, suy ngẫm của nhân vật về thân phận, kiếp người. Trong truyện ngắn “Một đời người” ta bắt gặp những suy tưởng của nhân vật Liên về chính thân phận , số kiếp cuả mình. Đó là cảm giác buồn rầu khi nghĩ đén “cảnh hạnh phúc trong gia đình của các bạn”, là cái âm thầm đau đớn khi phải sống trong địa ngục trần gian, là cái “uất ức như đứt từng khúc ruột” vì thấy mình không thể thoát li một đời khổ sở, là nỗi lo trước “những cái lẽ tối tăm”, là “bao nhiêu đau khổ trỗi dậy ngập lòng” Niềm vui vụt qua rất nhanh trong khoảnh khắc tan tầm, còn nỗi đau khổ lại kéo dài lê thê,, vây bủa, trói chặt cuộc đời nhân vật. Để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ về thân phận , Thạch Lam muốn khẳng định những gì thuộc về thuần phong mỹ tục về văn hóa của con người Việt Nam. Cũng như vậy, truyện ngắn “Cô hàng xén” đưa người đọc đén với tâm tình của một người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng,dịu dàng, vừa đảm dang, giàu đứa hi sinh. Tương ứng với mỗi cảnh sống của cô hàng xén là một sắc thái cảm xúc tâm trạng. Lo sợ, mệt mỏi khi quãng đồng rộng tối tăm sau mỗi buổi tan chợ.Ấm ấp dễ chịu lúc cảm nhận được “mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt”. Vui vẻ, sung sướng vì thấy mẹ “săn sóc các em mến yêu”. E thẹn, ngượng nghịu, say sưa trước cái nhìn âu yếm của một chàng trai nho nhã. Cảm thấy “như lịm đi’ trước phiên chợ huyện đông đúc, ồn ào. Buồn thấm thía sâu xa về kiếp sống quần quanh, không thể thay đổi của mình bởi “từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ”. Nhà văn đã quan sát miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế nhiều biến thái tâm lý tinh vi trong tâm hồn nhân vật. Điều này vừa góp phần gợi dậy cảm xúc buồn thương về kiếp sống chìm khuất, le lói, vừa làm hằn nổi cái cảm giác, cảm tưởng của nhân vật. Đó cũng là tâm trạng chung của người phụ nữ Việt Nam xưa. 4. Thạch Lam và thế giới bển trong của người trí thức tiểu tư sản: Những người trí thức tiểu tư sản là một loại nhân vật chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Phần lớn họ là học sinh và công chức. Đọc những sáng tác trong mảng truyện này của Thạch Lam, “bi kịch tinh thần đã trở nên khá phổ biến ở nhân vật tiểu tư sản trong tác phẩm của Thạch Lam” . Tuy nhiên nét độc đáo của ngòi bút Thạch Lam là thiên hướng “tìm vào nội tâm,tìm vào cảm giác”. Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Thạch Lam sống với những cảm xúc cảm giác phong phú, phức tạp của chính mình. Trên hành trình tìm kiếm cảm xúc tâm trạng trong những cảm huống mỗi người từng trải qua hoặc gặp đâu đó ở ngoài đời,cái nhìn tinhg tườm của Thạch Lam đã thu nhận được những cung bậc cảm xúc trong cơn đói của người trí thức khi cuộc sống “đủ ăn đủ mặc” vừa rời xa mình. Khác với Nam Cao miêu tả cái đói qua hành động hạ thấp danh dự và nhân phẩm đến nỗi không còn biết nhục nhã, liêm sỉ là gì, Thạch Lam lại chú tâm miêu tả tỉ mỉ cảm giác đói. Giống như những cơn sóng biển, cảm giác đói khi trào dâng mãnh liệt, lúc lại lắng xuống nhưng không hề mất đi khi chưa được thỏa mãn. Viết về cảm giác đói, có lẽ khó có ai tài hoa hơn Thạch Lam: “cơn đói lại sôi nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. chẳng muốn chống cự lại, muốn quên đi nhưng không được, cái cảm giác đói đã lấn khắp người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy miếng thịt ướt, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh cái mùi thơm thấu tận ruột gan, như thấm nhần vào xương tủy”. Trong cái nhìn của nhà văn, cảm giác đói giống như một cái trục tâm lí mà mọi cảm giác của Sinh đều xoay quanh cái trục ấy.Cảm giác đói và nỗi xót thương. Cảm giác đói và nỗi sung sướng rung động. Cảm giác đói và nỗi đau đớn thấm thía sâu xa. Cảm giác đói và nỗi giận dữ…Là nhà văn tinh tế, trải biết, Thạch Lam dã soi rọi vào trạng thái đói của con người và biểu đạt chân thực, sâu sắc cảm giác rất khó nói ra ấy bằng một văn phong điềm đạm. Bên cạnh những cam giác rất thực mang tính bản năng, Thạch Lam còn phát hiện và miêu tả những trạng thái tâm lí đặc trưng của người trí thức. Có một người day dứt khôn nguôi vì đã có hành vi tàn ác làm người khác điêu đứng suốt đời (Một cơn giận). Người khác những tưởng có tiền là sẽ có hạnh phúc nhưng rồi lại chán nản ghê gớm khi số mệnh “chỉ cho anh có tiền sau khi anh đã cụt một chân” (Cái chân què). Một người “khác thấy lòng thắt lại” khi nhìn vẻ mệt nhọc của một người bạn đang ốm (Người bạn trẻ). Dưới ngòi bút Thạch Lam, người trí thức tiểu tư sản luôn sống với những cảm xúc của chính mình. Những cảm xúc ấy không chỉ giúp con người hướng tới cái đẹp mà còn xây đắp nền móng của lương tri, tính thiện, phẩm chất người. Ít có nhà văn nào lại có khả năng phát hiện và tái tạo những cảm giác đời thường một cách tinh tế như Thạch Lam. Khi viết về người trí thức tiểu tư sản, Thạch lam đã phơi trải dòng cảm xúc thầm kín, sâu xa đang diễn ra trong thế giới nội tâm phong phú. Dù là trẻ thơ, người dân chốn thôn quê hay người trí thức tiểu tư sản, dù mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng các nhân vật của thạch Lam đều giống nhau ở tâm hồn đôn hậu, trong sáng khao khát yêu thương hạnh phúc, ở cảm xúc đằm thắm, tha thiết. Nhà phê bình Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Ngòi bút Thạch Lam có xu hướng nội tâm, đi sâu vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác”. Đúng là như vậy truyện ngắn nào của Thạch Lam cũng truyền đạt chính xác, chân thực và sâu sắc những trạng thái cảm xúc, cảm giác của con người. Các nhân vật trong truyên ngắn của ông luôn xuất hiện mối quan hệ giữa con người với con người, trong trạng thái tâm lý phức tạp, phong phú. Như vậy, lựa chọn con người là đối tượng phản ánh cùng nỗ lực khám phá vẻ đẹp và diễn ra các dạng tiềm tang ẩn giấu của tâm hồn con người là sự thể hiện đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam. Bằng cách đó, Thạch Lam đã thể hiện một khuynh hướng tìm tòi sáng tạo, một lỗ lực lớn lao trong việc khám phá và phản ánh hiện thực. Chính điều này đã tạo cho ông một vị trí riêng không dễ lẫn trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. D. Những thủ pháp của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Qua những sáng tác về người bình dân, Thạch Lam đã đem đến cho người đọc một tiếng nói riêng, bản sắc riêng trong sự khám phá và thể hiện thế giới bên trong của con người trên tinh thần nhân văn cao cả. Từ đó, nhà văn giúp người đọc hiểu chính mình, hiểu con người và thế giới toàn vẹn sâu sắc hơn. Và để chuyển tải hiện thực đời sống ấy, nhà văn đã lựa chọn được các thủ pháp nghệ thuật độc đáo tạo nên sự thống nhất chặt chẽ trong phản ánh nghệ thuật. 1. Cốt truyện và kết cấu: a) Cốt truyện: Truyện ngắn Thạch Lam không hướng tới việc xây dựng cốt truyện ấn tượng gây tác động mạnh. Ông quan tâm khai thác những diễn biến rất bình thường, thầm lặng của cuộc sống, những điều khó có thể kể lại cho li kì hay ướt át. Ông đã lựa chọn kiểu truyện phi cốt truyện (kiểu truyện lấy trung tâm chú ý của sáng tạo nghệ thuật là khắc họa những khoảnh khắc của cảm xúc và tâm trạng, phô diễn cảm giác thành thực hay các động thái tâm lý bên trong tâm hồn nhân vật). Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản, những sự kiện, biến cố, hành động chỉ là giá đỡ là cái cớ để nhà văn nắm bắt và làm dấy lên những cảm xúc, cảm giác, trạng thái tâm lý bên trong. Ông hướng ngòi bút của mình vào những khoảng sáng tối riêng trong đời sống nội tâm, đi sâu khám phá những biến ảo khôn lường của cảm giác. Nhà văn thường đặt nhân vật vào một tình thế một bi kịch nhân sinh naò đó để bắt kịp nét tâm lý, khoảnh khắc tâm trạng hay những biến thái tinh thần. b) Kết cấu: Truyện ngắn Thạch lam tuân theo lối kết cấu tâm lý (lấy những trạng thái tâm lý kết hợp với nhau và tác động lẫn nhau làm cơ sở cho việc tổ chức kết cấu) Nhân vật của Thạch Lam được xây dựng bằng những diễn biến tâm lý của nhân vật trong các trạng thái sống. 2. Giọng điệu: Giọng điệu nghệ thuật của Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng mang dấu ấn riêng ứng với cái tôi trữ tình như là đối tượng phản ánh . Đây chính là giọng điệu chủ đạo, cũng là một trong những phương diện tạo nên yếu tố trữ tình đậm đặc trong truyện ngắn Thạch Lam. 3. Ngôn ngữ trần thuật: Ngôn ngữ Thạch Lam mang đậm dấu ấn sáng tạo riêng, đó là ngôn ngữ của cảm giác, của tâm trạng, là lối viết mềm mại, tự nhiên, uyển chuyển với những câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và khả năng biểu hiện, nhà văn không chỉ đi sâu miêu tả phản ánh hiện thực bên trong mà còn phản ánh sự tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng thương yêu con người làm lộ diện những mạch cảm giác sâu kín. Qua đó, có thể khẳng định Thạch Lam là nhà văn xuất sắc bởi ông đã có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX . thơ, Thạch Lam thường đặt những “thiên sứ” của mình vào các bi kịch nhân sinh. Nhưng chủ ý của Thạch Lam không phải là đi sâu mô tả những cảnh đời lụi tàn, lam lũ. Điểm nhấn của Thạch Lam chính. nói rằng cái đẹp mà Thạch Lam chú tâm khám phá nhất là cái đẹp ở thế giới bên trong con người. Vẻ đẹp ấy như một cứu cánh nghệ thuật để Thạch Lam hướng tới, nghĩ về. 2. Thạch Lam và thế giới bên. mảng truyện này của Thạch Lam, “bi kịch tinh thần đã trở nên khá phổ biến ở nhân vật tiểu tư sản trong tác phẩm của Thạch Lam . Tuy nhiên nét độc đáo của ngòi bút Thạch Lam là thiên hướng “tìm