CÔNG NGHỆ xử lý nước TINH KHIẾT RO

33 296 0
CÔNG NGHỆ xử lý nước TINH KHIẾT   RO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước I. CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC RO ( REVERSE OSMOSIS) Công nghệ RO được phát minh từ những năm 50 của thế kỷ trước, các khe hở của màng lọc RO được cấu tạo từ nhiều cuộn film nén, bản thân nước ko tự chảy qua màng này được nên cần dùng đến bơm tạo áp lực, nước đi qa máy hoàn toàn nước tinh khiết ( nước qua màng được lọc hết tất cả các chất bẩn và các chất có lợi cho cơ thể), còn lại chất bẩn theo đường nước thải đi ra ngoài. Là công nghệ lọc nước sử dụng màng siêu lọc, khe lọc 0.0001micron (lọc đến kích thước ion, nguyên tử) để sản xuất nước siêu tinh khiết, ứng dụng trong các lĩnh vực sau: Sản xuất nước tinh khiết đóng chai Tái sử dụng (lọc lại) nước tiểu của các nhà du hành vũ trụ thành nước uống trên các trạm vũ trụ Chạy thân nhân tạo Lọc nước biển thành nước ngọt… Lọc thẩm thấu ngược là công nghệ phát minh tại Mỹ, được xác định là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Thẩm thấu ngược là gì? Diễn giải một cách nôm na, đó là một quy trình ngược lại của thẩm thấu. Thẩm thấu là một hiện tượng tự nhiên. Nước bao giờ cũng chuyển dịch từ nơi có nồng độ muối/ khoáng thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ muối khoáng từ 2 nơi này cân bằng. Để làm điều ngược lại (thẩm thấu ngược), người ta dùng một áp lực đủ để đẩy ngược nước từ nơi có hàm lượng muối/ khoáng cao “thấm” qua một loại màng đặc biệt để đến nơi không có hoặc có ít muối/ khoáng hơn. Màng RO Là một màng mỏng làm từ vật liệu Cellulose Acetate, Polyamide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Tất cả các màng này đều chịu áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và chlorine không giống nhau. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT - RO Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Quá trình lọc: Với tốc độ và áp lực cực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt của màng RO. Một phần trong số những phân tử nước “chui” qua được những lỗ lọc. Các tạp chất bị dòng nước cuốn trôi và “thải” bỏ ra ngoài. Với cách thức này, bề mặt của màng RO liên tục được rửa sạch và có tuổi thọ tới 2 – 5 năm. Qua hình ảnh trên chúng ta thấy rằng, công nghệ lọc nươc RO có khả năng lọc cao hơn Công nghệ siêu lọc, công nghệ tinh lọc và tất nhiên là cả công nghệ sơ lọc. Hiệu suất loại bỏ tạp chất của màng RO: Với cấu tạo đặc biệt, màng RO (thẩm thấu ngược) loại bỏ hiệu quả hầu như tất cả những gì không phải là nước. Vì thế, công nghệ thẩm thấu ngược cho ta kết quả là Nước Nguyên Chất. Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Nhôm 97-98% Nickel 97-99% Ammonia 85-95% Nitrate 93-96% Arsenic 94-96% Phosphate 99+% Vi khuẩn 99+% Polyphosphate 98-99% Bicarbonate 95-96% Potassium 92% Bromide 93-96% Pyrogen 99+% Cadmium 96-98% Radioactivity 95-98% Canxi 96-98% Radium 97% Chloride 94-95% Selenium 97% Chromate 90-98% Silica 85-90% Chromium 96-98% Silicate 95-97% Đồng 97-99% Bạc 95-97% Cyanide 90-95% Natri 92-98% Ferrocyanide 98-99% Sulphate 99+% Flouride 94-96% Sulphite 96-98% Sắt 98-99% Thiếc 98-99% Chì 96-98% * Virus 99+% Magiê 96-98% * Insecticides 97% Mangan 96-98% * Detergents 97% Thủy ngân 96-98% * Herbicides 97% % TDS 95-99% Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Ứng dụng và lịch sử công nghệ thẩm thấu ngược Sau hơn 50 năm thương mại hóa, màng lọc thẩm thấu ngược đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước, từ công nghiệp vũ trụ cho tới bếp ăn gia đình. Màng lọc RO có thể thấy rất nhiều trong các nhà máy lọc nước biển, các nhà máy điện tử, dược phẩm, điện hạt nhân, Do những ưu việt của màng lọc đặc biệt này, trong thực tiễn tại nhiều nơi, nhiều lúc, nó bị lạm dụng quá mức. Ví dụ như nhiều nhà máy nước tinh khiết, mặc dù có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm nhưng vẫn chọn công nghệ thẩm thấu ngược trong khi có nhiều thay thế khác hợp lý hơn, tiết kiệm và thân thiện môi trường hơn. Ngày nay công nghệ này được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để lọc nước tinh khiết cho gia đình, công sở, bệnh viện , trường học, và cá nhà máy xí nghiệp…. Phục vụ nước uống trực tiếp cho người sử dụng. Ngòai ra công nghệ này là công nghệ duy nhất để lọc nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình đạt tiêu chuẩn của Bộ y Tế, trong kinh doanh thương mại… ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ RO TRONG CÔNG NGHIỆP Quá trình lọc nước RO không yêu cầu năng lượng nhiệt. Lưu lượng thông qua hệ thống RO có thể được quy định bởi bơm áp lực cao. Việc thu hồi nước tinh khiết phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm kích thước màng, màng kích thước lỗ màng, nhiệt độ, áp suất vận hành và diện tích bề mặt màng. Các màng RO có một lớp dày đặc trong các ma trận lọc (màng tế bào). Trong hầu hết trường hợp, màng RO được thiết kế để cho phép chỉ có nước đi qua lớp ma trận lọc dày đặc này, và giữ lại các chất tan ( như các ion muối). Lọc tinh loại bỏ các hạt 1 micromet hoặc lớn hơn. Siêu lọc loại bỏ các hạt từ 0.2 micromet hoặc lớn hơn. Thẩm thấu ngược là trong hạng mục cao cấp nhất của lọc màng, loại bỏ các hạt lớn hơn 0,0001 micromet. Quá trình này đòi hỏi phải có một áp suất cao có tác dụng lên phía nồng độ cao của màng tế bào, áp suất để lọc nước ngọt là 2-17 bar (30-250 psi ), nước lợ 15,5-26 bar, hoặc 1,6-2,6 MPa (225 đến 375 psi) và cho nước biển khoảng 55 đến 81,5 bar hoặc 6-8 MPa (800 đến 1.180 psi) để xé tan sức căng của nước hay còn gọi đảo ngược quá trình thẩm thấu. Màng RO được biết đến nhiều nhất trong khử muối (loại bỏ muối và khoáng chất khác từ nước biển để có được nước ngọt), nhưng kể từ đầu những năm 1970, nó cũng được sử dụng để làm sạch nước ngọt cho các ứng dụng y tế, công nghiệp, và trong nước. I. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT ĐÓNG CHAI Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Bộ lọc trao đổi ion để loại bỏ các hạt lơ lửng, sắt và Ca, Mg; – Lọc tinh; -Bộ lọc than hoạt tính để giữ lại các tạp chất hữu cơ và clo, nếu không xử lý triệt để sẽ tấn công và làm suy giảm màng thẩm thấu ngược (TFC); – Bộ lọc thẩm thấu ngược (RO), là một phim màng mỏng bán thấm cao phân tử (TFM hoặc TFC ); – Một bộ lọc carbon thứ hai để chụp những hợp chất không được gỡ bỏ được bởi các màng RO; – Một bộ đèn cực tím để khử vi khuẩn có thể thoát khỏi màng lọc thẩm thấu ngược; Trong một số hệ thống, các bộ lọc trước carbon được bỏ qua, và được sử dụng màng cellulose triacetate (CTA). Màng CTA dễ bị thối rữa, trừ khi được bảo vệ bằng nước khử trùng bằng clo, trong khi màng TFC là dễ bị phá vỡ dưới ảnh hưởng của chất clo. Trong hệ thống TCA, một bộ lọc carbon là cần thiết để loại bỏ clo; Các bộ xử lý nước RO di động có thể được sử dụng bởi những người sống ở các vùng nông thôn không có nước sạch, cách xa từ các đường ống nước của thành phố. RO là thiết bị dễ dàng sử dụng để lọc nước sông, nước mưa, và nước lợ (nước mặn cần màng đặc biệt). Một số khách du lịch trên du thuyền dài, câu cá, hoặc các chuyến đi cắm trại đảo, hoặc ở các nước nơi cung cấp nước địa phương bị ô nhiễm hoặc không đạt tiêu chuẩn, sử dụng bộ vi xử lý nước RO kết hợp với một hoặc nhiều tiệt trùng tia cực tím. Trong sản xuất nước khoáng đóng chai, nước đi qua một bộ xử lý nước RO để loại bỏ các chất ô nhiễm và vi sinh vật. Ở các nước châu Âu, chế biến nước khoáng tự nhiên không được phép sử dụng hệ thống RO do họ lo ngại RO sẽ loại bỏ mất các khoáng chất có lợi trong nước. Trong thực tế, một phần nhỏ của các vi khuẩn sống và có thể đi qua màng RO thông qua các khiếm khuyết nhỏ, hoặc đi qua màng thông qua các rò rỉ nhỏ. Vì vậy, hệ thống RO nên sử dụng ánh sáng tia cực tím hoặc ozon để ngăn chặn ô nhiễm vi sinh cho chắc chắn. RO được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như xử lý nước mưa, nước phục vụ nồi hơi công nghiệp, nước cho nhà máy nhiệt điện, xử lý nước thải, nước khử ion cho sản xuất dược phẩm… Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước II. XỬ LÝ NƯỚC RO CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM Ngoài mục đích khử muối, thẩm thấu ngược còn ứng dụng lọc chất lỏng thực phẩm (chẳng hạn như nước ép trái cây) so với quá trình xử lý thông thường. Nghiên cứu đã được thực hiện trên nồng độ của nước cam và nước ép cà chua. Lợi thế của nó bao gồm chi phí vận hành thấp hơn và khả năng để tránh quá trình xử lý nhiệt, mà nó phù hợp với các chất nhạy cảm với nhiệt như các protein và enzyme được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm thực phẩm. Thẩm thấu ngược được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sữa để sản xuất bột whey protein (chất lỏng còn lại sau khi sản xuất pho mát) và nồng độ của sữa để giảm chi phí vận chuyển, được cô đặc bởi RO có tổng chất rắn từ 5% thành 18-22% để làm giảm kết tinh và chi phí làm khô bột lactose. Trong ngành công nghiệp rượu vang, RO được sử dụng rộng rãi. Khoảng 60 máy thẩm thấu ngược được sử dụng tại Bordeaux , Pháp vào năm 2002. III. XỬ LÝ NƯỚC SẢN XUẤT XI-RÔ Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Năm 1946, một số nhà sản xuất xi-rô bắt đầu sử dụng thẩm thấu ngược để loại bỏ nước từ nhựa cây trước khi được tiếp tục đun sôi để sản xuất xi-rô. Việc sử dụng thẩm thấu ngược cho phép khoảng 42-54% lượng nước được loại bỏ khỏi nhựa cây, giảm tiêu thụ năng lượng và tiếp xúc của xi-rô với nhiệt độ cao. IV. SẢN XUẤT HYDRO Đối với quy mô nhỏ sản xuất hydro, thẩm thấu ngược đôi khi được sử dụng để ngăn chặn hình thành các muối khoáng trên bề mặt của điện cực. V. XỬ LÝ NƯỚC SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM VÀ Y TẾ Xử lý nước tinh khiết phục vụ cho quá trình sản xuất dược phẩm trong các nhà máy sản xuất thuốc và chế phẩm dược. Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Nước trong bệnh viện dung trong labo thí nghiệm, nuôi cấy tế bào, rửa dụng cụ y tế. Cấp nước uống trực tiếp cho cán bộ bệnh viện và bệnh nhân VI. XỬ LÝ NƯỚC BIỂN – DESALINATION- KHỬ MUỐI Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Các khu vực không có nước mặt, nước ngầm có thể chọn để khử muối trong nước biển hoặc nước lợ để có được nước ngọt. Thẩm thấu ngược là phương pháp phổ biến nhất của khử muối, mặc dù 85% của nước khử muối được sản xuất ở nhiều nhà máy chưng cất. Thẩm thấu ngược và nhà máy khử muối chưng cất được sử dụng trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia. Yêu cầu năng lượng của các nhà máy khử muối rất lớn, nhưng điện có thể được sản xuất tương đối rẻ với trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực. Các nhà máy khử muối thường nằm liền kề với các nhà máy điện, nhằm giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải và tận dụng lượng nhiệt thải sử dụng trong quá trình khử muối chưng cất, làm giảm lượng năng lượng cần thiết để khử muối trong nước và cung cấp nước giải nhiệt máy. Khử muối trong nước biển là một quá trình khử muối bằng màng thẩm thấu ngược đã được sử dụng thương mại kể từ đầu những năm 1970. Sử dụng thực tế đầu tiên của nó đã được chứng minh bởi Sidney Loeb và Srinivasa Sourirajan từ UCLA tại Coalinga, California. Bởi không sử dụng nhiệt, nên yêu cầu năng lượng thấp hơn khi so sánh với các phương pháp khác của khử muối, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các hình thức cung cấp nước khác nếu nước không nhiễm mặn. Hệ thống khử muối điển hình bao gồm các thành phần sau: Tiền xử lý – Bơm áp lực cao – Lắp ráp màng – Hóa chất bảo quản màng và điều chỉnh pH – Khử trùng – Bảng điều khiển. Tiền xử lý rất quan trọng để bảo vệ màng RO và lọc nano (NF) siêu lọc(UF). Loại bỏ chất rắn: Các chất rắn trong nước phải được loại bỏ làm giảm nguy cơ thiệt hại cho các thành phần máy bơm áp lực cao. Cột lọc tinh: các bộ lọc polypropylene được sử dụng để loại bỏ các hạt từ 1-5 đường kính micromet. Các chất oxy hóa diệt vi sinh vật, chẳng hạn như Clo, Javen có thể phá hủy màng RO, NF, UF. Sử dụng các chất bảo vệ màng như chất ức chế biofouling, không tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chỉ đơn giản là ngăn không cho chúng phát triển thành các mảng trên bề mặt thành màng. Điều chỉnh pH: điều chỉnh pH ở giới hạn thích hợp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất màng. Máy bơm cung cấp áp lực cần thiết để đẩy nước qua màng RO, áp lực bơm cần thiết thể hiện qua tổng lượng muối khoáng hòa tan. Áp lực tiêu biểu cho nước lợ khoảng từ 225 đến 375 psi (15,5-26 bar, hoặc 1,6-2,6 MPa). Trong trường hợp của nước biển, dao động trong khoảng từ 800 đến 1.180 psi (55 đến 81,5 bar hoặc 6-8 MPa). Điều này đòi hỏi một các bơm chuyên dụng có áp lực cao. Các vách màng phải đủ vững để chịu được áp lực của máy bơm. Màng RO được thực hiện trong một loạt các kết cấu màng, với hai cấu tạo phổ biến nhất là xoắn ốc và sợi rỗng. VII. KHỬ TRÙNG Thẩm thấu ngược là một rào cản có hiệu quả để ngăn các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong quá trình xử nước, màng có thể bị tổn hại và các vấn đề tái nhiễm vi khuẩn. Khử trùng bằng đèn tia cực tím (còn gọi là diệt khuẩn hoặc tiệt khuẩn) được sử dụng để đảm bảo nước hoàn toàn tiệt trùng. Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: - Phương pháp xử lý lý học; - Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý; - Phương pháp xử lý sinh học. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ HỌC Trong phương pháp này, các lực vật lý, như trọng trường, ly tâm, được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý lý học thường đơn giản, rẻ tiền có hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là (1) song/lưới chắn rác, (2) thiết bị nghiền rác, (3) bể điều hòa, (4) khuấy trộn, (5) lắng, (6) lắng cao tốc, (7) tuyển nổi, (8) lọc, (9) hòa tan khí, (10) bay hơi và tách khí. Việc ứng dụng các công trình xử lý lý học được tóm tắt trong Bảng 3.1. Bảng 1.1 Áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải (Metcalf & Eddy, 1991) Công trình Áp dụng Lưới chắn rác Nghiền rác Bể điều hòa Khuấy trộn Tạo bông Lắng Tuyển nổi Lọc Màng lọc Vận chuyển khí bay hơi và bay khí Tách các chất rắn thô và có thể lắng Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải, và giữ cặn ở trạng thái lơ lửng Giúp cho việc tập hợp của các hạt cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực Tách các cặn lắng và nén bùn Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước hoặc sử dụng để nén bùn sinh học Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau khi xử lý sinh học hoặc hóa học tương tự quá trình lọc tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định Bổ xung và tách khí bay hơi các hợp chất hữu cơ từ nươc thải CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI [...]...Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HÓA HỌC Phương pháp hóa học sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải Các công trình xử lý hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng phương pháp xử lý hóa học thường đắt tiền và đặc biệt thường tạo thành các sản phẩm phụ độc hại Việc ứng dụng các quá trình xử lý hóa học được tóm tắt trong Bảng 3.2 Bảng... trình xử lý kỵ khí thành: - Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (Upflow Anaerobic Sludge Blanket - UASB); - Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process) Tài liệu kỹ thuật công nghệ. .. đề xử lý bùn Quá trình xử lý này chỉ tiêu tốn một lượng nhỏ năng lượng dùng để bơm nước Bể lọc kỵ khí là một cột chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa carbon trong nước thải Nước thải được dẫn vào cột từ dưới lên, tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển Vì vi sinh vật được giữ trên bề mặt vật liệu tiếp xúc và không bị rửa trôi theo nước sau xử lý. .. đây Bể thổi khí Nước thải Nước sau xử lý Bể lắng Bể lắng Bùn thải Bùn Tuần hoàn bùn a Quá trình bùn hoạt tính hiếu khí cổ điển với dòng chảy nút (Conventional plug-flow activated process) Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Máy thổi khí Bể lắng Nước thải Nước sau xử lý Bể lắng Bùn thải bỏ Tuần hoàn b Quá trình bùn hoạt tính hiếu khí khuấy trộn hoàn toàn (Complete-mix activated sludge process) Hình 1.12... màng membrane 1.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ 1.3.1 TRUNG HÒA Nước thải chứa các acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách nhau: - Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm; - Bổ sung các tác nhân hóa học; - Lọc nước acid qua vật liệu có tác... trong xử lý nước thải gồm năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình thiếu khí, quá trình kị khí, thiếu khí và kị khí kết hợp, và quá trình hồ sinh vật Mỗi quá trình riêng biệt còn có thể phân chia thành chi tiết hơn, phụ thuộc vào việc xử lý được thực hiện trong hệ thống tăng trưởng lơ lửng (suspended-growth system), hệ thống tăng trưởng dính bám Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước (attached-growth... trong khoảng 1,2 – 2,4 m (4 - 8 ft) và thời gian lưu nước có thể kéo dài trong khoảng 5-30 ngày Vùnghiếukhítùytiện Cặn lắng Vùngkỵkhí Nước thải Vùnghiếukhí Khuếch tán Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước Hồ kỵ khí Hồ kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao Độ sâu hồ kỵ khí phải lớn hơn 2,4 m (8 ft) và có thể đạt đến 9,1 m với thời gian lưu nước dao động trong... Quá trình lọc ít khi dùng trong xử lý nước thải, thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau khi xử lý đòi hỏi có chất lượng cao Để lọc nước thải, người ta có thể sử dụng nhiều loại bể lọc khác nhau Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất trong quá trình lọc như lọc... PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng Để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm, và lọc Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích... nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước 1.4.1 PHƯƠNG PHÁP KỴ KHÍ Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá . phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: - Phương pháp xử lý lý học; - Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý; - Phương pháp xử lý sinh học. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ HỌC Trong phương. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tài liệu kỹ thuật công nghệ lọc nước PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HÓA HỌC Phương pháp hóa học sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải. Các công trình xử lý hóa. Ngòai ra công nghệ này là công nghệ duy nhất để lọc nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình đạt tiêu chuẩn của Bộ y Tế, trong kinh doanh thương mại… ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ RO TRONG CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 17/01/2015, 08:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan