LuỢNG hóa lợi ÍCH của xử lý nuớc THẢI BẰNG PhưƠNG PHÁP kỵ KHÍ và THU hồi METAN tại một số NHÀ máy CHẾ BIẾN TÍNH bột sắn

12 409 0
LuỢNG hóa lợi ÍCH của xử lý nuớc THẢI BẰNG PhưƠNG PHÁP kỵ KHÍ và THU hồi METAN tại một số NHÀ máy CHẾ BIẾN TÍNH bột sắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LƢỢNG HÓA LỢI ÍCH CỦA XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP KỴ KHÍ VÀ THU HỒI METAN TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÍNH BỘT SẮN Bài viết đánh giá lợi ích do việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí có kết hợp thu hồi CH 4 để xử lý nước thải tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở nước ta. Kết quả cho thấy, lợi ích mang lại của việc áp dụng giải pháp này là rất lớn,bao gồm lợi ích tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu than, dầu FO (172,56 tỷ đồng); doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải (7,15 tỷ đồng) và giảm thiệt hại về sức khỏe do phát thải các chất ô nhiễm SO 2 và NO x (24,13 tỷ đồng). 1. GIỚI THIỆU Ngành tinh bột sắn là ngành công nghiệp phát sinh một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải sinh ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn trung bình 10 -30 m 3 /tấn sản phẩm (Huỳnh Ngọc Phương Mai , 2006). Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, K và nồng độ oxy sinh hóa học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) có nồng độ cao… (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008). Công nghệ phổ biến áp dụng trong xử lý nước thải trong ngành chế biến tinh bột sắn là công nghệ hồ sinh học kỵ khí dạng hở (open anaerobic lagoons) (World Bank, 2009). Với việc ứng dụng công nghệ xử lý này, nước thải tinh bột sắn với hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ phát sinh một lượng lớn khí metan CH 4 . Ngoài ra, quá trình sấy khô sản phẩm tinh bột sắn cần một lượng nhiệt lớn vì thế việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như: than, dầu, gas đều phát sinh một lượng lớn CO 2 . Vì thế tiềm năng phát thải khí nhà kính cũng như những ảnh hưởng đến môi trường của ngành này là rất lớn. Do đó, việc ứng dụng giải pháp xử lý kỵ khí kết hợp với thu hồi metan từ hệ thống xử lý nước thải ngành này sẽ góp phần giảm một lượng lớn khí CH 4 phát sinh từ công trình xử lý nước thải. Lượng CH 4 thu hồi được sử dụng làm nhiên liệu để thay thế cho các nhiên liệu đốt đã sử dụng trước đó (như: than, gas, dầu…) cũng sẽ góp phần làm giảm lượng CO 2 phát sinh từ quá trình này. Ngoài ra, khí biogas dư thừa từ công đoạn sấy khô có thể được sử dụng để chuyển hóa thành điện năng. Bên cạnh, lợi ích về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) được ước tính thông qua doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải thì giải pháp xử lý nước thải kỵ khí kết hợp với thu hồi CH 4 còn mang lại những lợi ích khác như: tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt, cải thiện tình trạng sức khỏe cho công nhân và người dân xung quanh nhà máy do phát thải các chất khí gây ô nhiễm do đốt nhiên liệu rắn, giảm thiểu mùi hôi. Hiện nay, một số nhà máy tinh bột sắn áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bể CIGAR (bể được tạo thành bằng cách phủ bạt toàn bộ mặt hồ kỵ khí) và công nghệ UASB (kỵ khí kiểu chảy ngược qua lớp bùn yếm khí) kết hợp thu hồi khí metan (CH 4 ). Theo thống kê của UNFCC, nước ta có 13 dự án tiến hành thu hồi khí metan từ nước thải ngành chế biến tinh bột sắn đã được công nhận là các dự án sản xuất sạch (CDM-Clean Development Mechanism). Mục tiêu của nghiên cứu là tính toán lợi ích của giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi metan tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam được công nhận là dự án CDM. Các lợi ích chính được ước tính trong nghiên cứu này gồm: lợi ích từ tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt (than, dầu FO); doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải KNK; lợi ích từ giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe do phát thải chất ô nhiễm (SO 2 và NOx) do đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu FO) Bảng 1: Danh sách các nhà máy đã tiến hành ứng dụng hệ thống xử lý nƣớc thải kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 đƣợc công nhận là dự án CDM tại Việt Nam TT Xử lý nước thải Tổng lượng nước thải (nghìn m3/năm) 1 Nhà máy tinh bột sắn Đắc Lắc (Đắc Lắc) 390.864 2 Nhà máy tinh bột sắn Yên Thành (Nghệ An) 600.000 3 Nhà máy tinh bột sắn Đông Xuân (Quảng Ngãi) 687.500 4 Nhà máy tinh bột sắn Sơn Hải - Sơn Hà (Quảng Ngãi) 704.000 5 Nhà máy tinh bột sắn Hương Hóa (Quảng Trị) 720.000 6 Nhà máy tinh bột sắn Việt Mã (Tây Ninh) 724.240 7 Nhà máy tinh bột sắn sắn Trường Thịnh (Tây Ninh) 763.200 8 Nhà máy tinh bột sắn Vedan (Bình Phước) 837.778 9 Nhà máy tinh bột sắn Intimex (Nghệ An) 876.000 10 Nhà máy tinh bột sắn Hiếu Hùng (Lào Cai) 900.000 11 Nhà máy tinh bột sắn Yên Bình (Yên Bái) 900.000 12 Nhà máy tinh bột sắn APFCO (Quảng Ngãi) 910.000 13 Nhà máy tinh bột sắn Thành Vũ (Đắc Lắc) 1.050.000 Tổng 10.063.582 Nguồn: http://cdm.unfccc.int/Projects/projsearch.html 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu thập số liệu - Tiến hành thu thập các số liệu, dữ liệu, thông tin được cung cấp từ các báo cáo CDM của 13 nhà máy này, cụ thể:  Lượng giảm phát thải KNK, lượng biogas thu hồi do việc thực hiện giải pháp xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 của từng nhà máy.  Lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng năm của từng nhà máy. 2.2 Xử lý số liệu 2.2.1 Phương pháp tính toán lượng nhiên liệu tiết kiệm được do thay thế bằng khí biogas Lượng nhiên liệu đốt (than, dầu, gas…) tiết kiệm được do thay thế bằng khí biogas thu hồi từ công trình xử lý nước thải để cấp nhiệt năng được tính toán theo công thức sau: - Tính toán nhiệt năng được cung cấp do đốt các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, gas…) và do đốt bằng khí biogas. Sử dụng phương pháp AMS.I.C của IPCC (2006) để ước tính nhiệt năng được cung cấp từ đốt các loại nhiên liệu này. + Nhiệt năng được cung cấp do đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, gas…) được tính dựa theo công thức sau: ii FF i FFthermal NCVmEG *   (1) thermal EG : Năng lượng hay nhiệt năng do đốt nhiên liệu cung cấp (TJ) i FF m : Khối lượng nhiên liệu đốt tiêu thụ (tấn) i FF NCV : Nhiệt trị thực của nhiên liệu đốt (Giá trị này được ước tính dựa theo IPCC (2006) thể hiện trong bảng 1) i= than, dầu, gas… + Nhiệt năng do biogas cung cấp được tính theo công thức sau: 44 *%* CHCHbiogasbiogas NCVVmEG  (2) biogas EG : Năng lượng hay nhiệt năng do khí biogas cung cấp (TJ) biogas m : Khối lượng biogas thu hồi được (tấn) 4 % CH V : Tỷ lệ % thể tích CH 4 trong khí biogas (Giá trị này được giả định là 65%). 4 CH NCV : Nhiệt trị thực của CH 4 (TJ/1000t) (Giá trị này bằng 50,4 TJ/1000 tấn theo IPCC 2006). Bảng 2: Giá trị nhiệt trị thực của từng loại nhiên liệu (đơn vị: TJ/Gg) Loại nhiên liệu Nhiệt trị thực Dầu diesel sinh thái 27 Than 28,2 Dầu thải 40,2 Sản phẩm dầu khác 40,2 Dầu nhiên liệu cặn 40,4 Dầu thô 42,3 Dầu diesel 43 Khí tự nhiên 48 Biogas 50,4 Nguồn: IPCC, 2006 - So sánh nhiệt năng do biogas cung cấp với nhiệt năng do nhiên liệu đốt (than, dầu, gas…) cung cấp fossilfuelbiogas EGEGEG  + Nếu biogas EG > thermal EG : lượng khí biogas thu hồi sẽ thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong hoạt động của nhà máy. Lượng nhiên liệu tiết kiệm được chính là lượng nhiên liệu đốt mà nhà máy sử dụng hàng năm. + Nếu biogas EG < thermal EG : lượng khí biogas thu hồi sẽ thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong hoạt động của nhà máy. Lượng nhiên liệu tiết kiệm được tính toán dựa trên nhiệt năng do biogas cung cấp chia cho nhiệt trị thực của nhiên liệu đốt. 2.2.2 Phương pháp chuyển giao giá trị (Benefit Transfer) Chuyển giao giá trị ước tính các giá trị kinh tế thông qua việc chuyển giao các giá trị từ nghiên cứu có sẵn, đã thực hiện (còn gọi là địa điểm nghiên cứu – study site) sang nghiên cứu được thực hiện ở 1 địa điểm, bối cảnh khác (còn gọi là địa điểm chính sách – policy site) (Barbera, 2010). Trong phương pháp chuyển giao giá trị có 2 cách tiếp cận chính bao gồm chuyển giao giá trị lợi ích và chuyển giao hàm lợi ích. Trong chuyển giao giá trị lợi ích có chuyển giao giá trị lợi ích đơn giản và chuyển giao giá trị lợi ích có sự điều chỉnh khi có sự khác biệt về mức thu nhập. Trong đó chuyển giao giá trị đơn vị là phương pháp đơn giản nhất để thực hiện chuyển giao giá trị từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác. Cách tiếp cận này giả định rằng phúc lợi trung bình của một cá nhân là giống nhau ở các khu vực. Do đó chúng ta có thể trực tiếp thực hiện chuyển giao giá trị, thường được thể hiện bằng mức sẵn lòng chi trả (WTP)/hộ gia đình/năm. Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng để chuyển giao giá trị giữa các quốc gia có mức thu nhập và mức sống khác nhau. Do đó, phương pháp chuyển giao giá trị có sự điều chỉnh thu nhập đã được áp dụng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyển giao giá trị để chuyển giá trị thiệt hại đối với từng chất ô nhiễm không khí được ước tính theo nghiên cứu của NEEDs (2008a) sang giá trị phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam. Bảng 3: Giá trị thiệt hại của từng chất ô nhiễm (đơn vị: Euro/tấn) SO 2 NO x PM 2.5 CO 2 CH 4 Giá trị thiệt hại (Euro/tấn) 6.830 6.291 24,470 20 460 Nguồn: NEEDs, 2008a. Giá trị mức sẵn lòng chi trả WTP ở khu vực nghiên cứu có thể được tính toán như sau (NEEDs, 2008): WTPp = WTPs (Yp / Ys)e Trong đó:  WTPp là WTP được ước lượng tại địa điểm chính sách (Việt Nam)  WTPs là giá trị WTP được ước lượng trong nghiên cứu NEEDs (2008ª) (tại điểm nghiên cứu: Châu Âu)  Yp là thu nhập bình quân đầu người của địa điểm chính sách (Việt Nam vào năm 2007). Trong tính toán này Yp = 2.636 USD (dựa theo số liệu của World Bank 2007) hay Yp = 1.845 EUR.  Ys là thu nhập bình quân đầu người của địa điểm nghiên cứu (Châu Âu vào năm 2007). Trong tính toán này Ys = 29.849 USD (theo số liệu của OECD 2007) hay Ys = 20.894 EUR. e là độ co giãn của cầu hàng hóa môi trường theo thu nhập. Trong tính toán này, chúng ta sử dụng giá trị e thường được áp dụng cho hàng hóa môi trường là là 0,4 (Desaigues và cộng sự 2007). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Lợi ích do tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng Trước khi thực hiện giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi metan thì nhiên liệu đốt chính được sử dụng để cung cấp nhiệt cho hoạt động của nồi hơi phục vụ cho mục đích sấy khô của 13 nhà máy là than và dầu FO với lượng tiêu thụ là 22.405 tấn than và 6.846 tấn dầu F0 mỗi năm. Khi thực hiện giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi metan thì lượng CH 4 thu hồi được sử dụng thay thế các nhiên liệu đốt chính trên để cung cấp nhiệt năng cho hoạt động của nồi hơi. Lượng nhiên liệu than và dầu FO của 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn tiết kiệm được ước tính bằng cách tính toán nhiệt năng do than, dầu FO cung cấp trước khi thực hiện giải pháp thu hồi CH 4 theo công thức(1) ở trên và tính toán nhiệt năng do lượng biogas thu hồi cung cấp theo công thức(2) ở trên. Kết quả được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4: Nhiệt năng đƣợc cung cấp bởi tiêu thụ nhiên liệu than, dầu FO và khí biogas thu hồi tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn Xử lý nước thải Nhiên liệu sử dụng Khối lượng tiêu thụ (tấn/năm) EG therma l (TJ) EG biogas (TJ) Nhà máy tinh bột sắn Đắc Lắc (Đắc Lắc) than 984 28 31,39 Nhà máy tinh bột sắn Yên Thành (Nghệ An) dầu FO 1.560 63,02 84,29 Nhà máy tinh bột sắn Đông Xuân (Quảng Ngãi) than 1.619 32,21 48,03 Nhà máy tinh bột sắn Sơn Hải - Sơn Hà (Quảng Ngãi) than 1.350 26,86 29,49 Nhà máy tinh bột sắn Hương Hóa (Quảng Trị) than 720 59,94 115,34 dầu FO 1.080 Nhà máy tinh bột sắn Việt Mã (Tây Ninh) than 1.975 51 98,61 Nhà máy tinh bột sắn Trường Thịnh (Tây Ninh) than 2.160 55,7 104,56 Nhà máy tinh bột sắn Vedan (Bình Phước) dầu FO 1.586 72,47 82,2 Nhà máy tinh bột sắn Intimex (Nghệ An) than 4.256 120,02 147,18 Nhà máy tinh bột sắn Hiếu Hùng (Lào Cai) than 2.888 81,43 129,82 Nhà máy tinh bột sắn Yên Bình (Yên Bái) than 3.741 105,5 122,19 Nhà máy tinh bột sắn APFCO (Quảng Ngãi) dầu FO 1.202 51 114,21 Nhà máy tinh bột sắn Thành Vũ (ĐakLak) than 2.712 89,9 134,1 dầu FO 1.418 Tổng 29.251 837 1.241,42 Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm nghiên cứu Nhìn vào bảng trên ta thấy, hầu hết 13 nhà máy đều có nhiệt năng cung cấp bởi lượng biogas thu hồi (EG biogas ) lớn hơn nhiệt năng được cung cấp bởi nhiên liệu được sử dụng tại các nhà máy trước đó (EG thernal ). Do đó, tại 13 nhà máy này lượng biogas thu hồi từ công trình xử lý nước thải đã thay thế hoàn toàn lượng nhiên liệu đốt sử dụng để cấp nhiệt cho nồi hơi hay lượng nhiên liệu đốt tiết kiệm được chính bằng lượng nhiên liệu đã tiêu thụ trước đó. Vậy, tổng lượng nhiên liệu đốt tiết kiệm của 13 nhà máy là 29.251 tấn/năm (bao gồm: 22.405 tấn than và 6.846 tấn dầu FO mỗi năm). Tính đến thời điểm ngày 28.06.2013, giá bán dầu FO (còn gọi là dầu mazut) trên thị trường được đưa ra bởi Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là từ 18.670 – 19.450 đồng/kg tùy từng loại dầu FO và từng vùng áp dụng. Nghiên cứu sử dụng giá bán dầu FO trung bình là: 19.060 đồng/kg (hay 19,06 triệu đồng/tấn). Giá nhiên liệu than bán trên thị trường nội địa năm 2013 phục vụ cho các các ngành sản xuất (trừ ngành điện) dao động từ 1,305 triệu đồng/tấn – 2,450 triệu đồng/tấn. Nghiên cứu giả định giá bán than trung bình là: 1,878 triệu đồng/tấn. Tổng chi phí tiết kiệm do giảm tiêu thụ nhiên liệu than và dầu mang lại là: 172.560 triệu đồng (tương đương với 172,56 tỷ đồng.), trong đó 42,076 tỷ đồng (than) và 130,484 tỷ đồng (dầu FO). 3.2 Doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải KNK Ứng dụng giải pháp xử lý kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 từ công trình xử lý thải sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng phát thải CH 4 phát sinh từ công trình nước thải kỵ khí hở đang áp dụng trong việc xử lý nước thải của 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn này và giảm đáng kể lượng khí CO 2 phát thải từ quá trình đốt nhiên liệu đó là than và dầu FO- 2 nhiên liệu chính đang được sử dụng tại các nhà máy này để cung cấp nhiệt năng cho hoạt động của nồi hơi. Doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải KNK được ước tính thông qua lượng KNK giảm và giá bán 1 tấn CO 2 trên thị trường. Lượng KNK giảm (ER) được tính toán bằng lượng phát thải KNK trước khi thực hiện giải pháp xử lý kỵ khí và thu hồi CH 4 (BE y ) trừ đi lượng phát thải KNK khi thực hiện giải pháp xử lý kỵ khí và thu hồi CH 4 (PE y ) và lượng khí CH 4 bị rò rỉ (Leakage y ). Giả định rằng không có sự rò rỉ lượng phát thải CH 4 trong quá trình hoạt động dự án. Vì thế giá trị rò rỉ Leakage y = 0. Số liệu được cung cấp tại 13 báo cáo CDM tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn cho thấy, tổng lượng giảm phát thải KNK do thực hiện giải pháp xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thu hồi metan là: 482.725 tấn CO 2 quy đổi (bao gồm giảm phát thải KNK trong hệ thống xử lý nước thải và giảm phát thải KNK từ việc sử dụng nhiên liệu đốt (than, dầu) để cung cấp nhiệt cho nồi hơi phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Kết quả được thể hiện tại Bảng 5. Bảng 5: Lƣợng phát thải KNK giảm từ việc ứng dụng thu hồi metan trong xử lý nƣớc thải tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn (tấn C02 tƣơng đƣơng – tấn CO 2 tđ) Các dự án xử lý nƣớc thải BE PE ER Tinh bột sắn Đắc Lắc (Đắc Lắc) 15.824 435 15.389 Tinh bột sắn Yên Thành (Nghệ An) 40.259 5.805 34.454 Tinh bột sắn Đông Xuân (Quảng Ngãi) 23.045 827 22.218 Tinh bột sắn Sơn Hà – Sơn Hải (Quảng Ngãi) 14.782 367 14.415 Tinh bột sắn Hương Hóa (Quảng Trị) 53.546 7.968 45.578 Tinh bột sắn Việt Mã (Tây Ninh) 46.218 6.404 39.814 Tinh bột sắn Trường Thịnh (Tây Ninh) 49.158 6.769 42.389 Tinh bột sắn Vedan (Bình Phước) 40.192 10.339 29.853 Tinh bột sắn Intimex (Nghệ An) 66.229 8.431 57.798 Nhà máy tinh bột sắn Hiếu Hùng (Lào Cai) 62.196 10.526 51.670 Tinh bột sắn Yên Bình (Yên Bái) 58.921 10.342 48.579 Tinh bột sắn APFCO (Quảng Ngãi) 48.038 15.710 32.328 Tinh bột sắn Thành Vũ (Đắc Lắc) 64.100 15.860 48.240 Tổng 582.508 99.783 482.725 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Giá bán 1 tấn CO 2 giảm phát thải trên thị trường hay giá bán chứng chỉ giảm phát (CER) được định giá dựa trên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đăng ký tham gia thị trường mua bán khí nhà kính. Theo Fatemeh Nazifi (2010), các yếu tố ảnh hưởng đến giá CER gồm: tín dụng tài chính của người mua và người bán; điều kiện và điều khoản mua bán: đảm bảo cung cấp lượng phát thải đúng hợp đồng, dự án được xác nhận đã đăng ký tham gia thị trường mua bán khí thải; chi phí xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch; rủi ro khi tham gia dự án (rủi ro về chất lượng, rủi ro tài chính, rủi ro đăng ký tham gia dự án). Tại thời điểm năm 2013, giá bán CER được giao dịch trên thị trường Châu Âu là 0,54 Euro/tấn CO 2 tđ (http://www.eex.com). Như vậy, doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải KNK của 13 nhà máy tại năm 2013 dự báo là: 260,671 Euro (tương đương với 7,15 tỷ đồng) 1 . 1 Lưu ý: Tính tại thời điểm 7/2013, 1 Euro = 27.462 VNĐ (http://exchangerateweb.com) 3.3 Lợi ích tiết kiệm chi phí cải thiện tình trạng sức khỏe. Lợi ích của việc giảm ô nhiễm không khí do việc sử dụng nhiên liệu đốt (than, dầu FO) tác động đến sức khỏe của người được ước tính thông qua chi phí thiệt hại của phát thải các chất ô nhiễm đến sức khỏe của con người khi không thực hiện việc thay thế các nhiên liệu đốt (than, dầu…) bằng khí biogas thu được từ công trình xử lý nước thải. Trong thành phần khí thải do đốt các nhiên liệu (than, dầu FO) thì các chất SO 2 ; NO x và bụi là các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ bụi phát thải do đốt nhiên liệu (than, dầu FO) chiếm tỷ lệ nhỏ (0,005 kg/GJ đối với dầu FO và 0,02 kg/GJ đối với than (Manomaiphiboon, 2008)). Do đó, trong phần ước tính thiệt hại về sức khỏe này, nghiên cứu chỉ tiến hành lượng hóa thiệt hại do 2 chất ô nhiễm SO 2 và NO x phát thải từ việc đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu FO). *) Ước tính lượng phát thải SO 2 và NO x của việc đốt nhiên liệu (than, dầu) Theo nghiên cứu của Manomaiphiboon (2008) đã ước tính lượng phát thải NO x và SO 2 từ quá trình đốt cháy nhiên liệu tại các nhà máy công nghiệp tại Thái Lan như sau: :  Hàm lượng NOx là: 0,17 – 0,52 kg/GJ đối với dầu đốt FO và 0,04 -0,53 kg/GJ đối với than.  Hàm lượng SO 2 là: 0,81 kg/GJ đối với dầu đốt FO và 0,28 kg/GJ đối với than. Nghiên cứu sử dụng giá trị ước tính từ nghiên cứu trên đối với hàm lượng SO 2 phát sinh do đốt nhiên liệu dầu FO là: 0,81kg/GJ và do đốt nhiên liệu than là 0,28 kg/GJ và lấy giá trị trung bình đối với hàm lượng NO x phát sinh do đốt dầu FO và đốt than từ nghiên cứu này tương ứng là 0,35 kg/GJ và 0,29kg/GJ. Với 22.405 tấn than và 6.846 tấn dầu FO tiết kiệm mỗi năm do sử dụng khí biogas thay thế để cung cấp nhiệt năng cho nồi hơi của các nhà máy này tương ứng sẽ giảm thiểu 399.810 kg SO 2 (hay 399,81 tấn SO 2 ) và 278.860 kg NO x (hay 278,86 tấn NO x ) *) Ước tính chi phí thiệt hại của từng chất ONKK (SO 2 và NO x ) Kết quả chuyển giao giá trị về thiệt hại sức khỏe do phát thải 1 tấn chất ô nhiễm SO 2 và NO x từ nghiên cứu của NEEDs (2008a) được tiến hành ở Châu Âu – 6.830 Euro/tấn SO 2 và 6.291 Euro/tấn NO x sang giá trị cho khu vực nghiên cứu tại Việt Nam tương ứng là SO 2 là 1.338 Euro/tấn và NO x là 1.233 Euro/tấn. *) Tổng chi phí thiệt hại sức khỏe do giảm phát thải các chất (SO 2 và NO x ) Tổng chi phí thiệt hại sức khỏe do giảm phát thải các chất ONKK (SO 2 và NO x ) được ước tính là: 878.780,16 Euro (tương đương với 24,13 tỷ đồng), trong đó thiệt hại do phát thải SO 2 là 534.945,78 Euro (tương đương với 14,69 tỷ đồng) và thiệt hại do phát thải NO x là 343.834,38 Euro (tương đương với 9,44 tỷ đồng). 3.4 Tổng lợi ích thu được Tổng lợi ích thu được của 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn khi áp dụng công nghệ xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 trong nước thải mang lại là: 203,84 tỷ đồng. Kết quả được thể hiện cụ thể trong Bảng 6. Bảng 6: Tổng lợi ích thu đƣợc của 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn khi áp dụng công nghệ xử lý kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 (Đơn vị: tỷ đồng/năm) Các lợi ích Giá trị (tỷ đồng) - Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt (than, dầu FO) 172,56 - Doanh thu tiềm năng từ bán chứng chỉ giảm phát thải KNK. 7,15 - Giảm thiệt hại sức khỏe do phát thải các chất ô nhiễm SO 2 và NO x 24,13 Tổng 203,84 Trong các lợi ích thu được từ giải pháp xử lý nước thải kỵ khí kết hợp thu hồi CH 4 được áp dụng tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn thì lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi ích mang lại của giải pháp này với 84,65%; tiếp đến là lợi ích từ việc giảm thiệt hại về sức khỏe do phát thải các chất SO 2 và NO x với 11,84% và doanh thu tiềm năng từ bán chứng chỉ giảm phát thải KNK chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 3,51% (Hình 1). Hình 1: Tỷ lệ % các lợi ích của giải pháp xử lý nƣớc thải kỵ khí kết hợp thu hồi metan tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn 4. KIẾN LUẬN Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi khí metan theo cơ chế phát triển sạch CDM là công nghệ mới, được ứng dụng tại hầu hết các quốc gia tiên tiến, nhằm thu hồi tinh khí metan, xử lý triệt để nước thải khi ra môi trường, từ đó giảm thiểu ô nhiễm, giúp doanh nghiệp giảm chi phí xử lý nước thải, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả sản phẩm, cung cấp nguồn điện giá rẻ từ năng lượng tái 84,65% 3,51% 11,84% Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt (than, dầu FO) Doanh thu tiềm năng từ bán chứng chỉ giảm phát thải KNK. Giảm thiệt hại sức khỏe do phát thải các chất ô nhiễm SO2 và NOx [...]... ngành chế biến thịt, rau quả, sản xuất giấy và bột giấy… Thực tế để triển khai các dự án xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi CH4, doanh nghiệp gặp phải một số rào cản về vốn và công nghệ Đặc biệt, chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra để xây dựng hệ thống xử lý nước thải kỵ khí có lắp đặt thiết bị thu hồi metan là rất lớn Theo thống kê từ 13 báo cáo CDM của các nhà máy tinh bột sắn ở trên,... điện và phát triển bền vững Từ kết quả đánh giá lợi ích của phương pháp kỵ khí kết hợp với thu hồi khí metan tại một số nhà máy tinh bột sắn ở Việt Nam, chúng tôi kiến nghị cần mở rộng áp dụng giải pháp công nghệ này trên cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất phát sinh lượng lớn nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao dễ phân hủy (có tiềm năng phát thải CH4 lớn) như: ngành tinh bột sắn, ngành chế. .. này vào khoảng trên 2 triệu USD Do đó, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để mở rộng việc áp dụng giải pháp này trên quy mô cả nước Cụ thể: - Tăng cường các thể chế tài chính, tăng khả năng tiếp cận với nguồn tài chính trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện để các dự án biogas có thể thực hiện - Nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng công nghệ thu hồi và sử dụng khí biogas tại các nhà máy. .. hiện - Nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng công nghệ thu hồi và sử dụng khí biogas tại các nhà máy khác có khả năng áp dụng công nghệ này - Lập các dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến thịt, rau quả, sản xuất giấy… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Manomaiphiboon (2008), “Development of an inventory and temporal allocation profiles of emissions from power plants... 1995 8 Trung tâm sản xuất sạch hơn (2008), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn: Ngành sản xuất tinh bột sắn NEEDs (New Energy Externalities Developments for Sustainability) (2008), Value Transfer Techniques and Expected Uncertainties, Deliverable no 21- RS 3a Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(2) – Tháng 9/2013 ... Benefit Transfer Approaches 4 CE Delft (2008), External costs of coal: Global estimate 5 NEEDs (2008a), External costs per unit of emission, deliverable No 1.1 - RS 3a, NEEDS integrated project 6 Huỳnh Ngọc Phương Mai (2006), Integrated Treatment of Tapioca Processing Industrial Wastewater Based on Environmental Bio-Technology, Van Lang University, Viet Nam 7 Robert E.Unsworth, R.E (1995), A Manual for Conducting . LƢỢNG HÓA LỢI ÍCH CỦA XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP KỴ KHÍ VÀ THU HỒI METAN TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÍNH BỘT SẮN Bài viết đánh giá lợi ích do việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải. của giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi metan tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam được công nhận là dự án CDM. Các lợi ích chính được ước tính trong. nước thải bằng phương pháp kỵ khí có kết hợp thu hồi CH 4 để xử lý nước thải tại 13 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở nước ta. Kết quả cho thấy, lợi ích mang lại của việc áp dụng giải pháp này

Ngày đăng: 15/01/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan