1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh các câu chuyện về bác

48 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

BÀI BÁO “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” Ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Đảng đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu quan trọng của bài báo. Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia ý kiến. Đây hẳn cũng không phải là một việc ngẫu nhiên. Dưới hình thức tham gia một bài viết trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị sẽ có trong tay một tài liệu mà câu đầu tiên là: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Chiều 30-1, Bác cùng Văn phòng đọc lại từng ý kiến đóng góp của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị bổ sung vào bản thảo rồi cho đưa đi đánh máy. Bác dặn đánh máy xong gửi cho Bác một bản. Ngày 1-2, 15h30, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo chính thức để kịp gửi đăng báo. Cầm bản thảo cuối cùng do Bác tự tay đánh máy, đồng chí phụ trách Tuyên huấn đề nghị với Bác xin sửa lại đầu đề: đưa vế “nâng cao đạo đức cách mạng” lên trước, chuyển vế “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” ra phía sau với lý do cán bộ đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. Bác quay sang hỏi đồng chí cán bộ Văn phòng: “Ý kiến chú thế nào?”. Đồng chí cán bộ Văn phòng cũng nhất trí. Bác Hồ im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói: “Ý kiến của các chú Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác còn phân vân điều này: gia đình các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào phòng, các chú có quét dọn nhà cửa sạch sẽ hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu mà khiêng bàn ghế, giường tủ vào?”. Anh em đang lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì Bác đã nói: “Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số, Bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài là Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở trong bài thì dứt khoát phải để nguyên ý của Bác: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Ý tứ ấy của Bác, cho mãi đến hôm nay càng thấy vô cùng sâu sắc. THẾ CÁC CHÚ CÓ BIẾT VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG Ở CHỖ NÀO THÌ TỐT NHẤT KHÔNG? Trong buổi Bác dự phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đề nghị Bác cho chuyển Thủ đô sang phía Vĩnh Yên, vì ở Hà Nội hiện nay khí hậu rất nóng. Đồng chí Bí thư Thành ủy dứt lời, Bác cười và bảo: - Từ xa xưa tổ tiên mình xây dựng Kinh đô bên này sông Hồng là có ý cả. Bây giờ đồng bào miền Nam vẫn hàng ngày hàng giờ gian khổ chiến đấu mà trái tim vẫn hướng về Thủ đô Hà Nội, nếu mình dời Thủ đô đi nơi khác thì đồng bào sẽ nghĩ thế nào? Thôi thì bây giờ chú cứ sang bên ấy, còn Bác ở lại bên này nhé! Nghe vậy mọi người cười ồ mà thật thấm thía. Một đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương đề nghị xin chuyển Văn phòng Trung ương về vị trí trường Anbe Sarô cũ vì ở đó vườn rộng hơn, vị trí đẹp hơn. Nghe thế Bác bảo ngay: Văn phòng Trung ương như thế đẹp rồi! Im lặng một lúc Bác quay lại hỏi mọi người: - Thế các chú có biết Văn phòng Trung ương xây dựng chỗ nào thì tốt nhất không? Thấy mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào ngực mình và nói tiếp: - Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất! Bác cũng phải có giấy mà! Chiến sĩ Lý Phúc Nha được đại đội trưởng phân công bảo vệ một khu vực quan trọng trong địa điểm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, năm 1951 tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đại đội trưởng dặn: “Khu vực đơn vị ta bảo vệ là cả con người, thì nơi này là bộ óc. Mặc dầu các đại biểu đã có giấy ra vào và phù hiệu, nhưng phải kiểm tra thật kỹ để bảo đảm nghiêm mật”. Lúc sau, Nha thấy một cụ già người cao, đội nón cũ, quần xắn đến đầu gối, chân đi dép cao su, vai mang túi vải, xăm xăm đi về phía mình. Ông cụ hiền từ hỏi: - Chú gác ở đây à ? - Dạ ! Thấy ông cụ định bước vào khu vực cấm, Nha bối rối, vội hỏi: - Cụ cho cháu xem giấy ra vào ạ. - Bác đây mà, chú cũng hỏi giấy ư ? Một cán bộ vừa đi đến, thấy thế cũng bảo: - Bác đấy, thế mà đồng chí cũng hỏi giấy thì lạ thật ! - Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy thì mới được vào mà ! Người cán bộ toan gắt với Nha, thì ông cụ đã bảo anh ta đi gọi cán bộ đại đội và ôn tồn hỏi: - Chú người dân tộc gì ? Quê ở đâu ? Vào bộ đội lâu chưa ? Lúc này Nha mới thấy ông cụ quen quen, lại hỏi han thân mật, bèn thưa: - Dạ, cháu người Sán Chỉ, quê ở Thái Nguyên, vào bộ đội được hơn một năm rồi ạ. Giữa lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, vẻ hốt hoảng: - Bác Hồ đấy mà, sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác? Nha sung sướng vì được gặp Bác Hồ, nhưng lại bối rối tự trách mình sao lại đi hỏi giấy Bác. Bác tươi cười: - Chú làm nhiệm vụ như vậy là tốt. Nghe Bác nói thế, Nha mới hết lo. Sáng hôm sau, hết giờ thể dục, Bác gọi Nha và cán bộ chỉ huy lên gặp. Bác bảo mọi người ngồi, rồi Bác tự tay rót nước mời. Đoạn, Bác lấy trong cuốn sách ra một tấm ảnh của Bác, cầm bút ghi mấy dòng chữ phía sau, trao cho Lý Phúc Nha và nói: - Chú Nha mới vào bộ đội chưa biết Bác. Hôm qua thấy Bác không có giấy nên không cho vào nơi quy định, như vậy là đúng và đáng khen. Bác thưởng chú Nha chiếc ảnh của Bác. Còn đại đội trưởng và chính trị viên trao nhiệm vụ cho chiến sĩ chưa rõ, lại chưa giới thiệu cho chiến sĩ biết Bác, làm trở ngại đến công việc, Bác phê bình. Các chú có đồng ý không ? Từ chỗ Bác trở về, Nha sung sướng và cảm động, nhưng cứ thương đại đội trưởng và chính trị viên vì mình mà bị phê bình. Bác Hồ tự học Năm 1961 về thăm quê hương lần thứ hai, nói chuyện với các cụ già, Bác tâm sự và cũng là nhắc nhở: “Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau " Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện nhỏ cảm động, khó quên và đáng để cho nhiều người phải suy nghĩ. Đó là chuyện đồng chí Vũ Kỳ kể: Vào tối ngày 27 tháng 8 năm 1945, lúc này đồng chí Vũ Kỳ đã được Thường vụ Trung ương Đảng chọn là thư ký phục vụ Bác. Bác đọc cho đồng chí Vũ Kỳ ghi lại một bức thư bằng tiếng Pháp, Bác xem và sửa một vài chỗ, nhân đó vui miệng hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Chú có biết Bác học chính thức ở nhà trường hết lớp mấy không? Rồi tự trả lời luôn: Bác học chính thức trên ghế nhà trường chỉ hết lớp Nhì của bậc Tiểu học. Đến nay qua nhiều nguồn tài liệu, chúng ta đã chứng minh được rằng Bác học lớp Tư ở trường Tiểu học Pháp bản xứ Vinh, do chưa học hết năm học phải đi theo cha vào Huế nên đến Huế Người học lớp Tư và lớp Ba tại trường Tiểu học Pháp – Việt Huế (tức trường Tiểu học Đông Ba); Năm học 1908 – 1909 Người học lớp Nhì trường Quốc học Huế (trường Quốc học Huế giảng dạy theo một chương trình riêng và học sinh được tuyển vào cũng theo tiêu chuẩn riêng). Lớp Nhất Người học với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ ở Quy Nhơn. Sau đó Người đi vào Phan Thiết dạy học một thời gian ngắn ở trường Dục Thanh. Sau Tết âm lịch năm Tân Hợi (1911) Người vào Sài Gòn và đầu tháng 6 năm 1911 Người đi sang Pháp để “xem họ làm ăn như thế nào rồi trở về giúp đồng bào”. Từ đó, Người đã say sưa và miệt mài tự học, và cần nhất lúc ấy là ngoại ngữ. Theo tác giả Trần Dân Tiên trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trêville: “Mỗi ngày 9 giờ tối công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi (những người Việt Nam làm công trên chuyến tàu) ngủ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm”. “Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách, hai người lính giải ngũ trở về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết”. Những ngày làm vườn cho ông chủ tàu ở Saint Adresse “anh học tiếng Pháp với cô sen”. Những ngày sống ở Anh, “hàng ngày buổi sáng sớm và buổi chiều anh Ba ngồi trong vườn hoa Hayden, tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần, vào ngày nghỉ anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người ý”. … “Ngoài những cuộc đi xem để học, anh không thích chơi bời gì khác.” Bài học đầu tiên về tự học ở Bác là tranh thủ thời gian và học với bất kỳ người nào. Năm 1968, khi làm việc về sách người tốt việc tốt, Bác nói: “Một người phải biết học nhiều người!” là một câu tổng kết rất có ý nghĩa. Nhờ học tập, trình độ ngoại ngữ của Bác đã nâng lên nhanh chóng. Nếu năm 1919 bản Yêu sách 8 điểm Bác còn phải nhờ luật sư Phan Văn Trường thể hiện, thì đến giữa năm 1920, Bác đã viết được cuốn sách Những người bị áp bức bằng tiếng Pháp và nhờ Marcel Cachin đề tựa… Bác còn viết bài cho các báo Le Populaire, L’Humanité v.v… Trước khi sang Đức để đi Liên Xô, Bác lại học tiếng Đức. Ngày 14 tháng 1 năm 1964, nói chuyện với cán bộ ngoại giao, Bác nói: “Ở Đức thì điều kiện học hành có khá hơn, biết tiếng Pháp và tiếng Anh nên học cũng chóng hơn”. Thời kỳ Bác ở Nga, Bác có quen biết một hoạ sĩ người Thuỵ Điển tên là Erich Giôhanxơn. Khi Bác còn sống, ông Giôhanxơn đã viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học được rất nhiều tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26.12.1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva vào tháng 7 và 8 năm 1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng ý, tiếng Đức” Qua các tài liệu khác, chúng ta biết được Bác còn biết tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha… Trong các tiếng đó có những thứ tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!” Đến những năm tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu” đó. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang (Bác thường viết tắt là V.T) làm ở sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhờ giải nghĩa cho Bác từ ngữ ấy. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… để vận dụng vào sự nghiệp cách mạng. Viết về đạo đức Bác nhắc đến “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” v.v… vốn là tư tưởng của Khổng Tử, nhưng như lời Bác nói là đã mang nội dung mới, ý nghĩa mới. Viết về giáo dục, Bác mượn ý của Quản Trọng: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Đả thông tư tưởng cho tướng Nguyễn Sơn, một người cộng sự, đồng thời cũng được Bác coi như một người em, Bác dùng 12 chữ của ông Tôn Tự Mạo Đảm dục đại Tâm dục tế (nguyên văn, Tôn Tự Mạo dùng chữ “tiểu”) Trí dục viên Hành dục phương Đọc các sách lịch sử (như Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông), ngôn ngữ, văn học Người đều đánh dấu những vấn đề Người quan tâm hoặc ghi chép lại những ý mà Người tâm đắc. Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác rất chú ý đọc và học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là Trung Quốc, một nước láng giềng có hoàn cảnh giống ta. Bác đã đọc lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, các báo cáo chính trị của các Đại hội của Đảng bạn, các báo cáo về Kế hoạch 5 năm, một số sách chuyên đề như nông nghiệp, hợp tác xã v.v… Qua dấu bút tích có thể thấy được Người quan tâm đến những kinh nghiệm của bạn gắn với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Bác đã nêu một tấm gương về tự học, tự nghiên cứu bền bỉ suốt cuộc đời. Và Bác cũng mong mọi người đảng viên cán bộ phải học. Bác đã từng khuyên: “Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. “Trong thời kỳ kháng chiến, mặt trận chính của chúng ta là đánh giặc thực dân. Ngày nay, kinh tế là mặt trận chính của chúng ta. Vì vậy cán bộ lãnh đạo cần phải biết kinh tế, biết kỹ thuật. Chưa biết thì phải cố gắng mà học cho biết”. Năm 1966, nói chuyện với đảng viên mới của Hà Nội, Bác nhắc nhở: “Thời kỳ bí mật, điều kiện học tập của đảng viên rất khó khăn: thiếu thầy, thiếu sách, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học. Bây giờ điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô các chú càng phải ra sức học tập cho tốt”. Ngay đối với người già, Bác cũng nhắc nhở phải học tập. Năm 1961 về thăm quê hương lần thứ hai, nói chuyện với các cụ già, Bác tâm sự và cũng là nhắc nhở: “Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với hiểu biết của lớp trẻ bây giờ, kể cả ở Liên Xô, Trung Quốc, thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm!”. Bác khiêm tốn tự nhận như vậy, thực ra tầm vóc trí tuệ của Bác, thế giới đều ca ngợi. Đồng chí Gốt Hôn - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ trong lĩnh vực lý luận và tư tưởng. Người là một lãnh tụ chính trị. Nhưng Người cũng là một lãnh tụ xuất sắc về quân sự. Đây không phải là những lĩnh vực cách biệt trong tài trí cao rộng của Người” . Báo Diễn đàn nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan viết: “Mặc dù tuổi cao, Người không những giữ được hình dáng trẻ trung mà còn giữ được sự trong sáng của con người trai trẻ và trí tuệ minh mẫn”. Báo chí Bungari ca ngợi Người có “tầm hiểu biết uyên bác về châu Á”. Đồng chí Giôn Gôlan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh, nói: “Đây quả là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ tỏ ra mình là một con người vĩ đại”. Chắc chắn mọi người đều đồng ý rằng tài trí cao rộng, trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết uyên bác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần lớn là do Người suốt đời say mê học tập, luôn luôn nghiên cứu để làm giàu cho trí tuệ của mình. Tấm gương Bác Hồ tự học mãi mãi và thường xuyên là bài học lớn cho mọi người chúng ta noi theo./. Hồ Chí Minh nói về “Nói đi đôi với làm” (BLC) – “Nói đi đôi với làm” là một trong 3 nguyên tắc đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập: nói thì phải làm, xây đi đôi với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nói đi đôi với làm, nói là làm, nói ít làm nhiều, đã hứa là phải làm là phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, đi trước, làm trước để làm gương cho quần chúng học tập và noi theo. Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động của mỗi người và là biểu hiện sinh động, cụ thể về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi con người. Để thực hiện được lời nói đi đôi với việc làm, nói là làm phải có nhận thức đúng đắn và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được tính cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm. Hồ Chí Minh yêu cầu, để nói đi đôi với làm cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nếu không rèn luyện, ra sức phấn đấu thì khó có thể thành công được. Thước đo của nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc. Với cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện ở sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của mỗi người trước nhân dân, nói để dân hiểu, làm để dân tin và làm theo. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thực hành đạo đức “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nói đi đôi với làm là nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù khó khăn, phức tạp, hiểm nghèo cũng phải trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng. Theo Người, để nói đúng quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lê Nin. Hồ Chí Minh coi lý luận Mác - Lê Nin như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Nói đi đôi với làm là không được “Nói một đàng, làm một nẻo”. Theo Hồ Chí Minh, lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được làm được sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Nói phải đi đôi với làm, nói trước, làm trước và đã nói là làm. Nói một đàng làm một nẻo là nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Hồ Chí Minh nói “Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”. Nếu khuyên mọi người phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng càng không được. Không hoàn thành nhiệm vụ, không gương mẫu, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục. Để chống việc nói một đằng làm một nẻo, khi nói phải gắn với công việc, nhiệm vụ cụ thể, không nói chung chung, đại khái dẫn đến chung chung ai cũng nói được, nghe thì hay, nhưng không biết phải thực hiện như thế nào. Để chống nói mà không làm, nói một đàng làm một nẻo phải thường xuyên đi sâu, đi sát, tăng cường kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện công việc được giao để làm thước đo đánh giá nói và làm của cán bộ. Nói đi đôi với làm là “Đã hứa là làm”, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” chính là hành động, hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh chỉ rõ: cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không như vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”. Người dạy, với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên “Cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải thật thà nhúng tay vào việc”. Nói đi đôi với làm là phẩm chất sáng ngời của Hồ Chí Minh. Người là tấm gương sáng về lời nói luôn đi đôi với hành động, lý luận gắn với thực tiễn, nói là để làm, làm đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm và dù việc lớn hay việc nhỏ đều tự mình làm gương trước. Trong toàn bộ cuộc đời của Người có bao nhiêu câu chuyện cảm động về nêu gương, nói đi đôi với làm, tự mình làm trước như thực hành tiết kiệm cứu đói; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong cuộc sống cũng như trong công tác. Nêu gương làm trước không chỉ là để thực hành lời nói, đã nói là phải làm của Người mà nó xuất phát từ đạo đức, lòng dạ trong sáng, chính tâm của Người. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói “Chuyện nhỏ đức lớn hài hoà ở một con người”; “Mọi lời nói việc làm ở Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể”. Nói là làm và thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động. Cán bộ là công bộc của dân, là gốc của mọi công việc; đảng viên vừa là người đầy tớ, vừa là người lãnh đạo của nhân dân. Để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí minh. Bác Hồ với môi trường Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những tài sản qúy gía mà Bác để lại vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy ở tầm cao mới. Một trong những tài sản quý giá đó là sự quan tâm của Bác đối với môi trường xanh gắn liền với Tết trồng cây được tổ chức đều đặn vào dịp Tết Nguyên đán suốt trong gần 50 năm qua Đồng chí Vũ Kỳ , người có vinh dự được phục vụ Bác trong hơn 20 năm (từ 1945 đến 1969) kể lại rằng lúc sinh thời đã có lần Bác nói đến mong muốn tạo một nền nếp về trồng cây trong nhân dân khắp cả nước mỗi khi Tết đến, Xuân về thay dần tập quán ăn uống nặng nề và tốn kém như hiện nay. Có lẽ xuất phát từ mong muốn đó mà Bác đã khởi xướng ra Tết trồng cây và Bác đã chủ động tham gia trồng cây khi có điều kiện. Đi nghỉ hoặc đi thăm nước ngoài một trong những lĩnh vực được Bác quan tâm là môi trường sinh thái ở nước bạn; trong đó tiêu biểu là chuyến Bác đi nghỉ ở Liên Xô (cũ) mùa hè năm 1959. Bác đã dành thời gian tìm hiểu mô hình kiến trúc đô thị từ xây dựng các đường phố rộng, sạch, đẹp đến tạo môi trường xanh mát với nhiều loại, nhiều lớp cây xanh. Bác tìm hiểu rất kỹ lợi ích, cách tổ chức trồng và chăm sóc cây và rừng trong thành phố, bảo đảm yêu cầu về môi trường sinh thái và đời sống xã hội. Khi về nước Bác đã gặp các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp lúc đó nói lại những điều tai nghe mắt thấy và nhắc nên tổ chức đi tham quan, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của bạn. Ngày 10/1/1969 mặc dù bận nhiều việc lớn, nhưng Bác vẫn tranh thủ gặp đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp để trao đổi về nội dung bài báo “Tết trồng cây” Bác vừa dự thảo để đăng báo Nhân dân vào đầu tháng 2. Buổi gặp không chỉ dừng lại ở bài báo, mà còn đề cập đến những nội dung rộng lớn hơn về trồng cây, trồng rừng và giữ rừng của nước ta lúc bấy giờ. Nội dung này đã làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động lâm nghiệp của những năm từ thập kỷ 70 trở đi. Không phải ngẫu nhiên mà Tết Kỷ Dậu năm 1969 Bác lại đến xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây - một địa phương có phong trào khá về trồng cây theo lời kêu gọi của Bác và trên đồi Đồng Vàng với một rừng cây bạch đàn được nhân dân trồng từ Tết trồng cây đầu tiên Bác đã trồng một cây đa lưu niệm. Đây là cây đa cuối cùng Bác trồng vào dịp Tết trồng cây hàng năm. Ở trong nuớc và cả ở nước ngoài (nếu có điều kiện) Bác đều trồng cây đa vì theo Bác thời gian rụng lá của cây đa ngắn, nảy lộc nhanh, cành xum xuê và rễ lại bám rất chắc vào đất nên gió bão ít bị đổ. Vì vậy, những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội ) ở đồi Vật Lại và cả các cây khác Bác trồng ở một số nước; trong đó có 4 cây đại ở công [...]... với việc làm Lời nói đi đôi với việc làm, đây là một trong những đạo lý làm người, mà Bác Hồ là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ người học tập và làm theo Bác Hồ nhắc nhở: “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin”(1) Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất ở Bác Hồ, lời... phải cần và kiệm trước đã Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá Không có gì là khó Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công Muốn làm được ta phải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất cả các đồng chí phải... trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá XI đã ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đáp ứng đúng ý Đảng, lòng dân và thực chất đây đúng là phong trào của đạo lý làm người, thành người, trong đó có nguyên tắc “Nói đi đôi với làm - một nguyên tắc mà Bác Hồ đặc biệt chú ý nêu gương để cán bô,å đảng viên noi theo, tu dưỡng Bác đã... là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm Phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được những tầng bản chất sâu xa, cao đẹp của việc thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Bác Hồ, bởi đó là sự thể hiện ở tấm gương đạo đức của bản thân Người và những... hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Chú có biết Bác học chính thức ở nhà trường hết lớp mấy không? Rồi tự trả lời luôn: Bác học chính thức trên ghế nhà trường chỉ hết lớp Nhì của bậc Tiểu học Đến nay qua nhiều nguồn tài liệu, chúng ta đã chứng minh được rằng Bác học lớp Tư ở trường Tiểu học Pháp bản xứ Vinh, do chưa học hết năm học phải đi theo cha vào Huế nên đến Huế Người học lớp Tư và lớp Ba tại trường Tiểu học Pháp... công” Theo lời Bác dạy và việc Bác đã làm, lúc này cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người lãnh đạo nhất là những lãnh đạo cấp cao hãy làm những việc gương mẫu dù là nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông Bác Hồ với môi trường Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đi vào cõi vĩnh hằng Nhưng những tài sản qúy gía mà Bác để lại vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát... ngồi trốc à?" Và Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với Bác Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được? Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: "Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta" Bác cười mà bảo... của Bác tuy nhỏ nhưng đã động viên rất nhiều tinh thần của các cán bộ và chiến sĩ Đáp lại tình cảm và tấm lòng yêu thương của Bác, cán bộ và chiến sĩ đã đạt nhiều thành tích trong chiến đấu, rèn luyện và học tập Đó cũng chính là những món quà của họ dâng lên Bác Hồ muôn vàn kính yêu BÁC RẤT YÊU QUÝ CÁC CHÁU MIỀN NAM Nắng tháng sáu rực rỡ Những ngày tháng sáu năm 1969, Hà Nội từng bừng đón tin vui: Chính... và tôi nhận được tin Bác cho biết muốn gặp chúng tôi Tôi vừa mừng, vừa lo Đúng bảy giờ, chúng tôi vào nhà Bác Bác tiếp chúng tôi ngay tại nhà như những người thân trong gia đình Tôi ngồi cạnh Bác và quạt cho Bác như con gái về thăm ba Bác thân mật nói: Hôm nay, Bác muốn gặp cô và chú để hỏi về tình hình các cháu học sinh miền Nam, Bác được báo cáo có một số cháu tiến bộ chậm Chúng tôi báo cáo với Bác. .. Năm nay Bác bảy mươi mấy rồi, chú? - Thưa Bác, năm nay Bác bảy mươi chín Bác mỉm cười, mắt ánh lên hóm hỉnh: - Thì thì còn đến hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mỹ năm, mười năm, hai mươi năm chứ có bao giờ Bác nói hai mươi mốt năm đâu Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm các cụ, các cô, các chú, các cháu miền Nam… Thấy Bác nói . đôi với làm, đi trước, làm trước để làm gương cho quần chúng học tập và noi theo. Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động của mỗi người và là. mãi và thường xuyên là bài học lớn cho mọi người chúng ta noi theo. /. Hồ Chí Minh nói về “Nói đi đôi với làm (BLC) – “Nói đi đôi với làm là một trong 3 nguyên tắc đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh. và tấm gương đạo đức Hồ Chí minh. Bác Hồ với môi trường Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những tài sản qúy gía mà Bác để lại vẫn được các thế hệ con

Ngày đăng: 15/01/2015, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w