Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
0,9 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm, dân tộc ta phải dành nhiều thời gian và nguồn lực cho cuộc đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử lâu dài và thăng trầm đó, sức mạnh vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ có truyền thống đó mà dân tộc Việt Nam qua bao cơn bão táp trong lịch sử vẫn là một khối thống nhất. Dân tộc ta, nước ta vẫn là một, không một kẻ thù tàn bạo nào có thể chia cắt. Vì vậy, khi nói về vấn đề đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Người coi đoàn kết là lực lượng to lớn, là lực lượng mạnh nhất của chúng ta để chống lại những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn về vật chất. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người dặn: ''Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc ở mọi thời kỳ cách mạng luôn được xem là vấn đề chiến lược quan trọng. Việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong thời kỳ xây dựng CNXH đã đem lại những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là những đổi thay về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, của cả nước, đặc biệt là ở các vùng dân tộc và miền núi. Cũng như cả nước, cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đã có nhiều đóng góp, hy sinh, gian khổ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Chính quá trình đó đã hình thành một cộng đồng gắn bó, đoàn kết, chủ động và sáng tạo của 2 nhân dân các dân tộc ở Sơn La. Đồng thời, cũng trên vùng đất này, các dân tộc sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, phải thường xuyên đối phó với thiên tai, địch họa nên muốn tồn tại họ đã chung lưng đấu cật để cùng tồn tại và phát triển. Tất cả những yếu tố đó hình thành nên một sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La. Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân tỉnh Sơn La đã tiếp tục nêu cao các giá trị truyền thống đoàn kết dân tộc, yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo… trong các yếu tố đó thì truyền thống đoàn kết dân tộc là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn một tỉnh vùng núi cao, biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh của cả nước Song, truyền thống đoàn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã nổi lên hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La như sự hiểu biết về lịch sử và các giá trị truyền thống ĐKDT bị sa sút ở một bộ phận quần chúng, nhất là ở thế hệ trẻ, điều đáng lo là trong đó đã xuất hiện quan niệm dân tộc hẹp hòi, chia rẽ khối ĐKDT Nguy hiểm hơn, một số thế lực thù địch trong và ngoài nước đã truyền bá, mua chuộc, xúi giục những phần tử chống đối, phá hoại truyền thống ĐKDT của đồng bào các dân tộc trong ở tỉnh Sơn La gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh. Do đó, để phát huy truyền thống đoàn kết cộng đồng, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh Sơn La thì vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La cần phải nghiên cứu về cả mặt lý luận và 3 thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu đó chúng tôi đã chọn đề tài: "Bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề truyền thống ĐKDT là vấn đề ý nghĩa chiến lược quan trọng của cách mạng. Do đó đã có những công trình, bài viết của các tác giả nghiên cứu với những hình thức, mức độ khác nhau xung quanh vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã kết hợp một cách đúng đắn, sáng tạo giữa tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh việc phát huy khối ĐKDT. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc là kho tàng lý luận vô giá để lại cho Đảng và nhân dân ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay. Vào thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây có nhiều công trình, đề tài khoa học, hội thảo khoa học đã công bố liên quan đến đề tài với nhiều góc tiếp cận khác nhau. GS. Trần Văn Giàu với "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (Nxb Khoa học xã hội, 1980); GS. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang với "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" (Chương trình KHCN cấp Nhà nước đề tài KX.07-02, gồm 2 tập xuất bản năm 1994 và 1996) đề cập khá sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống lao động cần cù - sáng tạo ; Dưới góc độ Dân tộc học, GS.TS. Phan Hữu Dật với tác phẩm "Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, 2004) đưa ra những căn cứ xác đáng khẳng định tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Việt 4 Nam, nêu những ý kiến góp phần lý giải quan điểm đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, khẳng định ĐKDT vừa là nền tảng tinh thần vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Ngân (2000), "Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam trước những thách thức hiện nay" phân tích sự hình thành và nội dung cơ bản của tình cảm dân tộc, đồng thời dự báo về xu hướng phát triển của nó trong những năm tới. Các giải pháp của luận án có đề xuất phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam. Tiếp cận truyền thống ĐKDT ở góc độ lịch sử, luận án tiến sĩ của Khuất Thị Hoa (2001) với đề tài "Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)" làm rõ cơ sở hình thành và vai trò của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; PGS. TS Trần Hậu (2008) với “Góp phần nghiên cứu đại đoàn kết dân tộc” đã lý giải một số vấn đề của đoàn kết dân tộc xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; PGS. Hà Đình Thành (2012) với “Cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắc Lắk hiện nay”. Tác giả đã điều tra và nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện các nhóm xã hội ở cộng đồng dân tộc Ê Đê trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Đắc Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ngoài ra con có các bài viết liên quan như: Nguyễn Văn Nam, Xây dựng khối đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, (Lý luận chính trị và truyền thông, 10/2009). Tác giả đã chỉ ra việc xây dựng khối đại đoàn kết từ xưa, đến nay luôn là nhân tố quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đỗ Ngọc Ninh, Về bài học lớn về: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, 5 đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, (Tạp chí Triết học, 9/2012). Tác giả đã chỉ ra những điểm chủ yếu để không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết giữa Đảng và nhân dân ta trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay… Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn nhiều công trình, bài viết khác nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng do khuôn khổ và mục đích riêng mà chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về Bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La, chỉ ra thực trạng, giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy ĐKDT dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT trong phạm vi tỉnh Sơn La, trong khoảng thời gian từ 1986 đến nay. 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả - Đề tài góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La hiện nay. - Đề tài chỉ ra cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơm La. Đề tài chỉ ra thực trạng, quan điểm và giải pháp chủ yếu để bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La cho phù hợp với điều kiện mới hiện nay. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn, phát huy truyền thống ĐKDT. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc, kết hợp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, thống kê, điều tra xã hội học và khảo sát thực tế. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA 1.1. Cơ sở lý luận của bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La 1.1.1. Bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc * Khái niệm bảo tồn và phát huy Trong Từ điển do Hoàng Phê (chủ biên) đã định nghĩa: “Bảo tồn là giữ lại, không để cho mất đi” [42, tr.37], còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [42, tr.742]. Chúng ta thường nghe nói: bảo tồn các di tích lịch sử, bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, quá trình giữ lại này không phải là giữ lại một cách nguyên xi mà bao giờ cũng có sự kế thừa những nét tiến bộ và lọc bỏ những yếu tố lạc hậu. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn. Đối tượng được bảo tồn cần thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. - Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biến đổi tất yếu về đời sóng vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay với chính sách mở 8 cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động. Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét, màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh;băng hình video; xác định trọng lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể. Bảo tồn phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình, băng tiếng, ảnh.v.v Tất cả các hiện tượng phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng trên cơ sở kế thừa. Các di sản vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường tạo ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy giá trị của nó trong đời sống xã hội theo thời gian. * Khái niệm truyền thống Khái niệm "truyền thống" được sử dụng nhiều trên các sách báo, ấn phẩm, các công trình khoa học và cả trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. 9 Nội hàm và ngoại diên của khái niệm này có nhiều cách diễn đạt. Do cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra ý kiến có một số điểm không thống nhất xung quanh khái niệm "truyền thống". Theo cách hiểu thông thường thì truyền thống là những gì được truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống là từ Hán Việt, trong "Đại từ điển tiếng Việt" định nghĩa "Truyền thống: nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác" [22, tr. 1734]. Cách định nghĩa này chỉ nêu lên được mặt tốt đẹp của truyền thống, chưa nêu lên mặt hạn chế của nó trong quá trình phát triển của xã hội. Tiếp cận ở góc độ văn hóa, GS. Vũ Khiêu định nghĩa: "Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử" [24, tr. 536]. Khi xem xét truyền thống trong mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại, GS. Trần Đình Sử viết: "Truyền thống là mối liên hệ lịch sử mà một đầu là những giá trị tư tưởng, văn hóa được sáng tạo trong quá khứ lịch sử và một đầu là sự thẩm định, xác lập và phát huy của người hiện đại. Vì vậy có thể nói truyền thống là các giá trị quá khứ mang ý nghĩa hiện đại" [45, tr. 45 - 47]. Trong công trình khoa học thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước (Chương trình KX-07) được xuất bản thành sách do GS.TS. Phạm Minh Hạc chủ biên có tên: "Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đưa ra định nghĩa: "Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [19, tr. 11]. Mặc dù có sự khác nhau trong định nghĩa về "truyền thống" giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhưng nội hàm và ngoại diên của khái niệm này đều được diễn đạt rõ ràng dựa trên thế giới quan và phương pháp luận 10 mác-xít. Về cơ bản, tất cả các ý kiến đều thống nhất ở những dấu hiệu đặc trưng của truyền thống. Đó là những yếu tố, những giá trị của cộng đồng người được hình thành tương đối ổn định trong lịch sử, được lưu truyền, cải biến trong hiện tại và tương lai. Truyền thống không chỉ hoàn toàn gồm những cái tốt đẹp mà truyền thống còn có cả những cái xấu, những yếu tố lạc hậu. Khi nói đến "giá trị truyền thống" là đã bao hàm sự tuyển chọn và phân biệt, là nói đến những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc. GS. Trần Văn Giàu sử dụng thuật ngữ "giá trị tinh thần truyền thống" để chỉ những truyền thống tốt đẹp, phân biệt với những phong tục, tập quán xấu. Ông cho rằng: "Giá trị tinh thần truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, để nhận định nên chăng, nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc đó" [17, tr. 50-51]. Truyền thống có nhiều cấp độ rộng hẹp khác nhau như: truyền thống gia đình, TTDT, truyền thống phương Đông "Truyền thống dân tộc là hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một dân tộc, được hình thành trong các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử nhất định, được kết tinh, tích luỹ và lưu truyền qua các thế hệ trong lịch sử của dân tộc, làm nên bản sắc dân tộc" [50, tr. 14]. Mỗi quốc gia - dân tộc đều có truyền thống riêng của mình, tùy theo điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể mà nó có quá trình hình thành, phát triển sớm muộn khác nhau. TTDT Việt Nam hình thành, phát triển do sự tác động tổng hợp, thường xuyên của nhiều yếu tố mang tính tất yếu, đó là: đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn hóa khu vực Chính sự tác động của những yếu tố đó buộc con người Việt Nam phải tìm cách ứng phó liên tục nên nhiều phẩm chất được tôi luyện, nhiều thói quen dần dần trở thành tập quán và đồng thời tính cách con [...]... các dân tộc Sơn La, dân số giữa các dân tộc không đều nhau, với 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm có dân số lớn nhất, chiếm gần 55,3% dân số toàn tỉnh Các dân tộc có dân số đông tiếp theo là dân tộc Kinh 17,2%, dân tộc Mông 13,4%, dân tộc Mường 8,3%, dân tộc Dao 2,1%, dân tộc Khơ Mú 1,8%, còn lại là các dân tộc khác Trong đó số các dân tộc ở tỉnh Sơn La có 04 dân tộc chiếm tới 94.2% dân. .. thể hiện sự tiến bộ về nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự kế tục và phát huy truyền thống ĐKDT trong mọi thời kỳ cách mạng của Đảng ta 1.2 Cơ sở thực tiễn của bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La 1.2.1 Sự tồn tại các dân tộc trong một cộng đồng thống nhất 28 Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng cộng đồng dân tộc thống. .. khái quát: Bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc là giữ gìn và phát triển giá trị tinh thần cao quý và đặc sắc của dân tộc thể hiện sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội kết thành một khối thống nhất ý chí và hành động vì mục đích chung, nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc trong các thời đại lịch sử 1.1.2 Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam... gia “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” Hiện nay, cả tỉnh Sơn La hiện có 12 dân tộc anh em Trong 12 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Sơn La ngay 31 từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến Do vị trí địa, điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La có sự thuận lợi, nên nhiều dân tộc ở các tỉnh khác đã di cư đến Sơn La, rồi định cư trên mảnh... khác, ở đây không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên sống trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp tục tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh Sơn La thống. .. đoàn kết với những cụm từ: đại đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ, ĐKDT, đoàn kết quốc tế Theo những nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì Người đề cập đến "đoàn kết dân tộc" với hai nghĩa khác nhau: Thứ nhất, "đoàn kết dân tộc" có ý nghĩa tương tự như đoàn kết toàn dân, có lần Người viết: "Đảng ta đã khéo tập hợp mọi lực lượng yêu nước và 23 tiến bộ trong Mặt trận dân. .. trong Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết dân tộc để đấu tranh chống đế quốc và phong kiến" [38, tr.18] Thứ hai, "đoàn kết dân tộc" với nghĩa là sự đoàn kết giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau Về lý luận và thực tiễn, quan điểm Hồ Chí Minh về ĐKDT là sự kết hợp tuyệt vời giữa lý luận Mác - Lênin với thực tiễn lịch sử và truyền thống Việt Nam... nhất, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội 1.2.2 Các dân tộc ở tỉnh Sơn La có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong xây dựng và bảo vệ đất nước Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đồng bào các dân tộc Sơn La luôn giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất, thông minh, sáng tạo cùng cộng đồng các dân tộc Việt 32 Nam... triển, làm cho thế và lực của cách mạng tỉnh Sơn La hiện nay được tăng cường Có thể nói, đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở tỉnh Sơn La hiện nay 1.2.3 Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ nhau Các dân tộc ở tỉnh Sơn La không có lãnh thổ riêng rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau Xu hướng sống xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng có... Việt Nam được lưu truyền, vun đắp và phát triển ngày càng phong phú Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều truyền thống quý báu thể hiện tính bền vững và trường tồn cùng đồng hành với dân tộc Việt Nam như: truyền thống yêu nước; truyền thống ĐKDT; truyền thống nhân ái, khoan dung; truyền thống lao động cần cù Trong đó, truyền thống ĐKDT là truyền thống cực kỳ quý báu . SỞ KHOA HỌC CỦA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA 1.1. Cơ sở lý luận của bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La 1.1.1. Bảo tồn và phát. trọng của vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La hiện nay. - Đề tài chỉ ra cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơm La. Đề tài chỉ. của truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La, chỉ ra thực trạng, giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy ĐKDT dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy truyền thống