1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

thi công chức - đề chuyên ngành tin hoc

8 208 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 25,34 KB

Nội dung

Câu 1: định nghĩa thuật toán? Nêu những đặc trưng cơ bản của một thuật toán? Định nghĩa thuật toán: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác và trình tự thực hiện các thao tác đó sao cho khi thực hiện dãy thao tác này theo trình tự đã đề ra, với đầu vào (input) ta thu được kết quả đầu ra (output) như mong muốn. - Những đặc trưng cơ bản của thuật toán: + tính hữu hạn: Giải thuật phải dừng sau một thời gian hữu hạn. + Tính đúng đắn: Toàn bộ quá trình biến đổi, cũng như trật tự thực hiện phải được xác định duy nhất. Khi kết thúc, giải thuật phải cho kết quả đúng đắn. + Tính hiệu quả: Thời gian tính toán nhanh, sử dụng ít không gian như bộ nhớ, thiết bị… Hơn nữa, giải thuật cần mang tính phổ dụng, dễ hiểu, dễ cài đặt và mở rộng cho các lớp bài toán khác. Câu 2: Trình bầy các bước thực hiện để phát triển phần mềm máy tính? 1. Theo cách tiếp cận về phần mềm, qui trình để phát triển phần mềm máy tính bao gồm các bước sau: 2. Bước 1: Xác định bài toán: Thuật ngữ mới cho bước này là xác định yêu cầu của người dùng? Người mong muốn có phần mềm để sử dụng. 3. Bước 2: Phân tích bài toán: Tìm hiểu nhiệm vụ (chức năng) mà phần mềm cần xây dựng phải có các dữ liệu cần thiết. Qua đó xây dựng các giải pháp khả thi. Nói một cách ngắn gọn, bước này tìm hiểu về hệ thống là gì? Và làm gì? 4. Bước 3: Thiết kế hệ thống: thực hiện thiết kế kiến trúc hệ thống, thiết kế các modul chương trình, thiết kế giao tiếp, thiết kế an toàn. Như vậy, nhiệm vụ thiết kế modun chính là xây dựng giải thuật cho mô đun đó và cách diễn tả giải thuật. 5. Bước 4: Xây dựng chương trình: Viết code cho các modul theo ngôn ngữ lập trình đã xác định. 6. Bước 5: Kiểm thử chương trình: nhằm kiểm tra tính đúng đắn của từng mô đun và cả hệ thống trước khi bàn giao cho khác hàng. 1 7. Bước 6: Triển khai: Bước này gồm cả nhiệm vụ viết tài liệu phần mềm, hướng dẫn sử dụng và bảo trì phần mềm. Đây cũng là mục đích của phần mềm được yêu cầu và nhằm kéo dài vòng đời phần mềm. Câu 3: Nêu vai trò của cầu (brige) và chuyển mạch (switch) so sánh 2 loại thiết bị này? 1. Vai trò 1.1 Cầu hay chuyển mạch dùng để phân đoạn các mạng LAN. Việc phân đoạn nhằm đảm bảo cho LAN được các yêu cầu - Cô lập tải giữa các phân đoạn - Đạt được băng thông nhiều hơn bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. 1.2 Nếu không phân đoạn LAN, tải sẽ lớn. Mạng dễ dàng xảy đụng độ, tắc nghẽn và lúc đó phân phối băng thông gần như bằng không. Cầu hay chuyển mạch giảm bớt tải phải chịu bởi các hiết bị trên tất cả các phân đoạn được kết nối. Chúng tăng chiều dài hiệu lực của mạng LAN cho phép nối các trạm ở xa. 2. So sánh 2.1 Giống nhau: Cầu và chuyển mạch nhận các khung (frame). Chúng thông qua bảng địa chỉ vật lý đã tìm hiểu để quyết định chuyển. Nếu địa chỉ đích của khung nằm cùng phân đoạn thì chúng sẽ chặn không cho gửi qua phân đoạn khác. Nếu địa chỉ đích nằm ngoài phân đoạn thì chúng sẽ cho phép chuyển qua. 2.2 Khác nhau: - Cầu dùng chuyển mạch phần mềm, thực hiện ky thuật lưu và gửi tiếp(store and forward) - Chuyển mạch dùng chuyển mạch phần cứng , có thể kết nối các LAN có băng thông không giống nhau. Hỗ trợ số cổng cao hơn cầu. Ngoài việc thực hiện như cầu, nó còn dùng kỹ thuật chuyển cỉ dựa trên địa chỉ (cut-through). Giảm lãng phí và thời gian trong mạng. 2 Câu 4: Quan hệ trong cơ sở dữ liệu là gì? Nêu các kiểu quan hệ trong cơ sở dữ liệu? Quan hệ cho ta mô tả các kết nối giữa các bảng khác nhau theo những cách rất hiệu quả. Có 3 kiểu quan hệ cơ sở dữ liệu khác nhau, mỗi kiểu được đặt theo số các hàng của bảng liên quan trong quan hệ. Mỗi một trong ba kiểu quan hệ này tồn tại giữa hai bảng của cơ sở dữ liệu. 2. Các kiểu quan hệ trong cơ sở dữ liệu: 2.1 Quan hệ một - một (one-to-one relationships): Xuất hiện khi mỗi lối vào trong bảng thứ nhất có một và chỉ một bộ phận tương ứng trên bảng thứ 2. Nó it khi được dùng vì đơn giản là có thể đặt mọi thông tin trên một bảng. 2.2 Quan hệ một-nhiều (one-to-many ralationships): Là kiểu quan hệ cơ sở dữ liệu chung nhất. Chúng xuất hiện khi mỗi bản ghi trong bảng thức nhất tương ứng với một hay nhiều bản ghi trên bảng thứ hai, nhưng mỗi bản ghi trên bảng t2 tương ứng với chỉ một bản ghi trên bảng thứ 1. 2.3 Quan hệ nhiều-nhiều (Many-to-many relationships): Xuất hiện khi mỗi bản ghi trên bảng thứ nhất tương ứng với một hay nhiều bản ghi trên bảng t2 và khi mỗi bản ghi trên bảng thứ 2 tương ứng với một hay nhiều bản ghi trên bảng thứ nhất. Câu 5: Xây dựng chương trình thực hiện khi nhập một chữ cái (từ A đến X hay từ a đến y) từ bàn phím thì sau đó màn hình đưa ra ký tự tiếp nó trong bảng chữ cái (‘A’ thành ‘B’,’m’ thành ‘n’). Chương trình: Program nhap_kyt_tư; Var c:char Begin Repeat Write(‘nhap mot ky tu(tu a den z hay tu A den Z):’); Readln (c); Until ((c>=’a’)and (c<=’z’)) or ((c>=’A’) and (c<=’Z’)); Writeln (‘Ký ự sau khi biến đổi là: ‘,chr(ord(c)+1)); End. 1. Tên miền là gì? 3 Tên miền (Domain Name) là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet thông qua tên tương ứng với địa chỉ IP của máy tính đó. Việc nhận dạng này được thực hiện thông qua hệ thống tên miền (Domain Name System - DNS). 2. Hệ thống tên miền và nhiệm vụ của hệ thống tên miền là gì? Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa các tên miền và các địa chỉ IP (bằng số cụ thể) tương ứng với các tên miền đó. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. 3.Cơ sở dữ liệu là gì: Cơ sở dữ liệu là tập hợp có tổ chức của các dữ liệu về thế giới thực trong một lĩnh vực nào đó có liên quan với nhau về mặt logic. Chúng được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài. 3. Định nghĩa dữ liệu Khi nói đến dữ liệu là nói để những sự kiện đã biết; Chẳng hạn trong CSDL về các cuốn sách, dữ liệu bao gồm các sự kiện như tên sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, … hay trong CSDL về số điện thoại, gồm tên người quen, số điện thoại, địa chỉ của họ. Các dữ liệu tuân theo loại dữ liệu được mô tả trước và được thể hiện dƣới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh thậm chí cả những đoạn video. Chẳng hạn CSDL về thư viện có thể lưu ảnh của bạn đọc. Dữ liệu là các sự kiện, văn bản, đồ họa, hình ảnh và đoạn phim video có ý nghĩa trong môi trường của người dùng. siêu khóa thì bao đóng của nó chính là tập phụ thuộc hàm của lược đồ quan hệ( hay nói cách khác thì siêu khóa là 1 hay nhiều phụ thuộc hàm mà từ nó ta có thể suy ra tất của các phụ thuộc hàm-khác) khóa chính là 1 siêu khóa và không tồn tại 1 siêu khóa khác ở trong nó ( hay nói cách khác thì tập con của khóa chính ko phải là 1 siêu khóa). Component Services—Quản lý các thành phần phát triển phần mềm COM+ - Component Services trong Administrative Tools dùng để triển khai và quản trị 4 các ứng dụng liên quan Component Services bằng giao diện đồ họa, hoặc các tác vụ tự động quản trị sử dụng ngôn ngữ kịch bản hoạc ngôn ngữ lập trình. Lập trình viên cá thể sử dụng để cấu hình các thành phần trực quan hơn cho các hành vi của ứng dụng, ví dụ như sự tham gia của bảo mật trong các phiên làm việc hoặc tích hợp các thành phần vào các ứng dụng trong Component Services Tại sao khi DRAM hoạt động lại phải có quá trình làm tươi? Hãy cho biết ý nghĩa các thông số của một tham RAM như sau: DDRII 512/bus 700 Mb CAS3 Trả lời: DRAM hoạt động lại phải có quá trình làm tươi vì để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi. Đọc thêm để bít vì sao nhé: (DRAM (RAM động) dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.) Ý nghĩa DDRII 512/bus 700 Mb CAS3 DDRII : Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân 512 : là dung lượng bộ nhớ 512 MBBus 700 Mb (Phải viết là MHz nhé) là tốc độ Bus 700 MHz CAS 3: là delay 3 "clock cycle". Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí Các mạng LAN thường có đặc điểm sau: - Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng. - Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị. - Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ. - Quản trị đơn giản. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được nối kết với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi 5 dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính: - Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC, MainFrame - Các thiết bị giao tiếp: Card mạng (NIC hay Adapter), Hub, Switch, Router - Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại - Các protocol: TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX - Các hệ điều hành mạng: WinNT, Win2000, Win2003, Novell Netware, Unix - Các tài nguyên: file, thư mục - Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax, Modem, Scanner - Các ứng dụng mạng: phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm bán vé tàu Server (máy phục vụ): là máy tính được cài đặt các phần mềm chuyên dụng làm chức năng cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác. Tùy theo dịch vụ mà các máy này cung cấp, người ta chia thành các loại server như sau: File server (cung cấp các dịch vụ về file và thư mục), Print server (cung cấp các dịch vụ về in ấn). Do làm chức năng phục vụ cho các máy tính khác nên cấu hình máy server phải mạnh, thông thường là máy chuyên dụng của các hãng như: Compaq, Intel, IBM Client (máy trạm): là máy tính sử dụng các dịch vụ mà các máy server cung cấp. Do xử lý số công việc không lớn nên thông thường các máy này không yêu cầu có cấu hình mạnh. Peer: là những máy tính vừa đóng vai trò là máy sử dụng vừa là máy cung cấp các dịch vụ. Máy peer thường sử dụng các hệ điều hành như: DOS, WinNT Workstation, Win9X, Win Me, Win2K Professional, WinXP Media (phương tiện truyền dẫn): là cách thức và vật liệu nối kết các máy lại với nhau. Shared data (dữ liệu dùng chung): là tập hợp các tập tin, thư mục mà các máy tính chia sẻ để các máy tính khác truy cập sử dụng chúng thông qua mạng. Resource (tài nguyên): là tập tin, thư mục, máy in, máy Fax, Modem, ổ CDROM và các thành phần khác mà người dùng mạng sử dụng. User (người dùng): là người sử dụng má Khái niệm giao thức (protocol). 6 Là quy tắc giao tiếp (tiêu chuẩn giao tiếp) giữa hai hệ thống giúp chúng hiểu và trao đổi dữ liệu được với nhau. Mô hình OSI. Mô hình OSI (Open System Interconnection): là mô hình được tổ chức ISO đề xuất từ 1977 và công bố lần đầu vào 1984. Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể truyền thông với nhau phải có những qui tắc giao tiếp được các bên chấp nhận. Mô hình OSI là một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi xuyên qua mạng như thế nào đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp. Application Layer (lớp ứng dụng): giao diện giữa ứng dụng và mạn Presentation Layer (lớp trình bày): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu. - Session Layer (lớp phiên): cho phép người dùng thiết lập các kết nối. - Transport Layer (lớp vận chuyển): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống. - Network Layer (lớp mạng): định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên mạng. - Data link Layer (lớp liên kết dữ liệu): xác định việc truy xuất đến các thiết bị. - Physical Layer (lớp vật lý): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHỈ IP Là địa chỉ có cấu trúc, được chia làm hai hoặc ba phần là: network_id&host_id hoặc network_id&subnet_id&host_id. Là một con số có kích thước 32 bit. Khi trình bày, người ta chia con số 32 bit này thành bốn phần, mỗi phần có kích thước 8 bit, gọi là octet hoặc byte. Có các cách trình bày sau: - Ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted-decimal notation). Ví dụ: 172.16.30.56. - Ký pháp nhị phân. Ví dụ: 10101100 00010000 00011110 00111000. - Ký pháp thập lục phân. Ví dụ: AC 10 1E 38. Không gian địa chỉ IP (gồm 232 địa chỉ) được chia thành nhiều lớp (class) để dễ quản lý. Đó là các lớp: A, B, C, D và E; trong đó các lớp A, B và C được triển khai để đặt cho các host trên mạng Internet; lớp D dùng cho các nhóm multicast; còn lớp E phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Địa chỉ IP còn được gọi là địa chỉ logical, trong khi địa chỉ MAC còn gọi là địa chỉ vật lý (hay địa chỉ 7 physical). II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN. Network_id: là giá trị để xác định đường mạng. Trong số 32 bit dùng địa chỉ IP, sẽ có một số bit đầu tiên dùng để xác định network_id. Giá trị của các bit này được dùng để xác định đường mạng. Host_id: là giá trị để xác định host trong đường mạng. Trong số 32 bit dùng làm địa chỉ IP, sẽ có một số bit cuối cùng dùng để xác định host_id. Host_id chính là giá trị của các bit này. Địa chỉ host: là địa chỉ IP, có thể dùng để đặt cho các interface của các host. Hai host nằm thuộc cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và host_id khác nhau. Mạng (network): một nhóm nhiều host kết nối trực tiếp với nhau. Giữa hai host bất kỳ không bị phân cách bởi một thiết bị layer 3. Giữa mạng này với mạng khác phải kết nối với nhau bằng thiết bị layer 3. Địa chỉ mạng (network address): là địa chỉ IP dùng để đặt cho các mạng. Địa chỉ này không thể dùng để đặt cho một interface. Phần host_id của địa chỉ chỉ chứa các bit 0. Ví dụ 172.29.0.0 là một địa chỉ mạng. Mạng con (subnet network): là mạng có được khi một địa chỉ mạng (thuộc lớp A, B, C) được phân chia nhỏ hơn (để tận dụng số địa chỉ mạng được cấp phát). Địa chỉ mạng con được xác định dựa vào địa chỉ IP và mặt nạ mạng con (subnet mask) đi kèm (sẽ đề cập rõ hơn ở phần sau). Địa chỉ broadcast: là địa chỉ IP được dùng để đại diện cho tất cả các host trong mạng. Phần host_id chỉ chứa các bit 1. Địa chỉ này cũng không thể dùng để đặt cho một host được 8 . Và làm gì? 4. Bước 3: Thi t kế hệ thống: thực hiện thi t kế kiến trúc hệ thống, thi t kế các modul chương trình, thi t kế giao tiếp, thi t kế an toàn. Như vậy, nhiệm vụ thi t kế modun chính. hội thảo qua mạng. - Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thi t bị. - Chi phí các thi t bị mạng LAN tương đối rẻ. - Quản trị đơn giản. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thi t bị ngoại vi. trên bảng thứ 2. Nó it khi được dùng vì đơn giản là có thể đặt mọi thông tin trên một bảng. 2.2 Quan hệ một-nhiều (one-to-many ralationships): Là kiểu quan hệ cơ sở dữ liệu chung nhất. Chúng xuất

Ngày đăng: 10/01/2015, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w