1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

14 câu hỏi có đáp án thi công chức

33 1,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế:---3 Câu 2: Trình bày khái quát Chính sách tài khóa và các công cụ chủ yếu của chính sách tà

Trang 1

Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế: -3 Câu 2: Trình bày khái quát Chính sách tài khóa và các công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa: -4 Câu 3: Trình bày khái niệm Quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ? Vai trò của Nhà nước đối với tài chính - tiền tệ? - 5 Câu 4: Trình bầy nội dung chủ yếu của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước? -6 Câu 5: Trình bày khái niệm tài chính công? Phân tích các mục tiêu và nguyên tắc quản lý của tài chính công?- -8 Câu 1: Trình bày khái niệm công chức và quyền của công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức? Liên hệ bản thân nếu được tuyển dụng vào công chức KBNN, Nêu những việc công chức không nên làm? -9 Câu 2: Trình bầy nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thi hành công vụ theo quy định của Luật cán bộ công chức? Liên hệ bản thân nếu được tuyển dụng vào công chức KBNN; -11 Câu 3: Trình bày các cách phân loại công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Mục đích của việc phân loại đó; - 12 Câu 1: Trình bày nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW? -13 nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW - 13 Câu 2: Trình bầy vị trí, chức năng của KBNN, KBNN ở Tỉnh, thành phố trực thuộc TW và KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh? - 14 Câu 3: Trình bày nhiệm vụ chủ yếu và cơ cấu tổ chức của cục công nghệ thông tin thuộc KBNN? -14 Câu 4: Trình bày cơ cấu tổ chức của KBNN quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-TW ngày 26/8/2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính? Tổ chức bộ máy làm công tác kế toán nhà nước trong hệ thống KBNN từ TW đến địa phươg -17 Câu 6: Trình bầy vị trí, chức năng của KBNN? Những nhiệm vụ chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý? -19 Câu 1: Trình bày nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2012: -20 Câu 2: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán NSNN trong việc quản lý chi NSNN được quy định tại Luật NSNN năm 2012? - 21 Câu 3: Trình bày khái niệm NSNN, các khoản thu NSNN, chi NSNN theo quy định tại Luật NSNN -22 Câu 4: Trình bày các điều kiện chi NSNN và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý NSNN được quy định tại Luật NSNN năm 2012 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật NSNN; - 22

Trang 2

Câu 5: Trình bày nhiệm vụ của Ngân sách Trung Ương theo quy định tại Luật NSNN năm 2012? -23 Câu 6: Trình bày nhiệm vụ của Ngân sách địa phương theo quy định tại Luật NSNN năm 2012? -24 Câu 7: Tình bày nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thu NSNN theo quy định tại Luật NSNN năm 2012? -25 Câu 8: Cơ quan nào là cơ quan thu NSNN, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thu NSNN? Nhiệm vụ của KBNN trong tổ chức thu NSNN? - 26 Câu 9: Quỹ dự trữ tài chính (DTTC) là gì? Những cấp nào được lập quỹ DTTC? Nguồn hình thành và mức khống chế tối đa của quỹ DTTC ở mỗi cấp? Việc quản lý, sử dụng quỹ DTTC? -27 Câu 10: Công khai ngân sách có phải là quy định bắt buộc không? Nếu là quy định bắt buộc thì thực hiện như thế nào? - 28 Câu 11: Trình bày khái niệm NSNN? Nội dung thu, chi và các nguyên tắc quản lý NSNN được quy định tại luật NSNN năm 2012? Vì sao NSNN phải được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập chung dân chủ? -29 Câu 12: Khái niệm quỹ NSNN? Quỹ NSNN được quản lý tại đâu? Nhiệm vụ của từng cấp KBNN trong quản lý quỹ NSNN? - 30 Câu 13: Hãy cho biết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương được thực hiện theo nguyên tắc nào? -32 Câu 14: Trình bày thẩm quyền ban hành các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi NSNN? -33

Trang 3

Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế:

Trong quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà nước (Chính phủ) thực hiện các chức năng cơbản sau:

- Thực hiện chức năng định hướng phát triển nền kinh tế là: Xác định có căn cứ khoahọa những mục xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, phát triển các ngành vàvùng lãnh thổ: Lập các quy hoạch, kế hoạch đồng thời lựa chọn các biện pháp chủ yếu

để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong thời gian nhất định

- Thực hiện chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường:

Trong việc quản lý nền kinh tế thị trường nhà nước phải vận dụng các quy luật kháchquan của nền kinh tế thị trường nhằm điều chỉnh điều tiết, chi phối thị trường theo địnhhướng của nhà nước Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển công bằng, ổn định có hiệuquả cao nhất với mọi nguồn lực

- Thực hiện chức năng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế:

Môi trường thuận lợi là nhân tố quyết định đến hiệu quả của kinh tế để thực hiện tốtchức năng này nhà nước cần tập trung các vấn đề sau:

Đảm bảo sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại

Xây dựng và thực thi chính sách nhất quán các chính sách kinh tế -xã hội Xây dựng vàkhông ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý (pháp luật) Đảm bảo cho cơ sở hạ tầng cóđiều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế phát triển Xây dựng khoa học - kỹ thuật vàcông nghệ tiêu biểu cần thiết cho sự phát triển kinh tế Xây dựng và thực thi chính sách

và pháp luật và bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái

- Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát: Chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt độngkinh tế và việc thực thi các hoạt động kinh tế đúng hay sai đối với các quy định củapháp luật Đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản công, khắc phục hạn chế của kinh

tế thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế nhànước đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát

+ Nhiệm vụ của Chính phủ trong quản lý về kinh tế là: Chính phủ ban hành các vănbản pháp quy để quản lý kinh tế Đề ra các chiến lược, kế hoạch phát triển có định

Trang 4

hướng, tạo môi trường và hành lang kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức kinh tế,hướng dẫn kiểm tra điều tiết sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước sửdụng các công cụ vĩ mô như thuế, tín dụng, vốn đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh tế,phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân

Câu 2: Trình bày khái quát Chính sách tài khóa và các công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa:

+ Chính sách tài khóa ( Chính sách tài chính ) là hệ thống các cơ quan thuộc sở hữu củanhà nước, nguyên tắc xử lý của nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thongqua việc sử dụng các công cụ tài chính, cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách ( chi tiêucủa Chính phủ )

Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định Trên thực tếchính sách tài khóa không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế,nâng cao năng lực công nghiệp, duy trí ổn định nền kinh tế bước vào hội nhập kinh tếquốc tế

+ Các công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa:

Chỉ tiêu của chính phủ là từ ngân sách nhà nước: Đó là quỹ tiền tệ quốc gia, dung để chitiêu cho toàn bộ hoạt động chung hàng năm do Chính phủ quản láy và sử dụng theo luật( Luật ngân sách nhà nước ) và kế hoạch được phê chuẩn Trong khuôn khổ luật địnhviề các khoản chi, hạn mức chi, Chính phủ còn có một khoản tự do nhất định trong điềuhành ngân sách Chính góc độ này, chính phủ có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

Chính sách thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời cũng làcông cụ để nhà nước điều chỉnh vị mô nền kinh tế quốc dân và cả những quan hệ ngoàikinh tế khác

Trang 5

Câu 3: Trình bày khái niệm Quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ? Vai trò của Nhà nước đối với tài chính - tiền tệ?

Khái niệm: QLNN về tài chính tiền tệ là quá trình tác động của Nhà nước vào quan hệ

tài chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động kinh tế xã hội theo hướngphục vụ thực hiện mục tiêu, chiến lược kế hoạch phát triển của đất nước nói chung,kinh tế nói riêng mà đất nước đặt ra trong từng thời kỳ QLNN về tài chính tiền tệ làquá trình sử dụng tài chính, tiền tệ như công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế,hướng các quan hệ kinh tế, các hoạt động kinh tế thực hiện phát triển theo ý đồ của nhà

nước.Vai trò: được thể hiện qua các quan điểm sau:

1 Nhà nước định ra các luật pháp , nghị định, pháp lệnh, quyết định về tài chính ,chính sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ… Các luật, chính sách nàykhông những bắt buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ phải theo màcòn tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động

2 Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của minh, các khu vựccông cộng, các kết cấu hạ tầng Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào nhữnglĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo ra môi trường, hành lang cho các doanh nghiệphoạt động mà còn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khuvực mới có tầm quan trọng cho nền kinh tế quốc dân

3 Nhà nước cũng là người cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, nhà nước làngười quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phânphối tín dụng Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanhnghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng không chịu tác dụng của lưu thôngtiền tệ, của sự cung ứng tài chính của nhà nước Ngoài ra NN còn trợ giá, bù lỗ,qui định giá……

4 Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành người mua hàng lớn nhất củađất nước, những khoản chi của NSNN tạo thành sức mua bằng tiền to lớn Sứcmua do chi tiêu ngân sách NN tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trường và đó làlực lượng tiêu thụ lớn nhất

5 Nhà nước với tư cách là người có quyền lực thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tàichính đối với hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của cácdoanh nghiệp Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của cácdoanh nghiệp được nhà nước xử lý theo pháp luật đảm bảo cho các doanh nghiệphoạt động theo yêu cầu của kinh tế và đời sống của nhân dân

Trang 6

Câu 4: Trình bầy nội dung chủ yếu của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước?

Trong quản lý nhà nước về kinh tế Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản sau:1.Chức năng Đinh hướng phát triển kinh tế:

Để thực hiện chức năng định hướng phát triển kinh tế nhà nước phải tiến hành các côngviệc sau:

-Phân tích, đánh giá thực trạng của nền kinh tế, những nhân tố trong nước và quốc tế cóảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của nền kinh tế nước nhà Hoạch địnhphát triển kinh tế bao gồm: Xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội Hoạch địnhchiến lược, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội Hoạch định phát triển ngành, vùng,địa phương Lập chương mục tiêu và dự án để phát triển

2 Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường: Trong quản lý nền kinh tế thịtrường, nhà nước phải vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trườngnhằm điều chỉnh, điều tiết, chi phối thị trường theo định hướng của nhà nước Để điềuchỉnh, điều tiết thị trường, nhà nước sử dụng hang loạt biện pháp để điểu chỉnh cácquan hệ xã hội bao gồm:

- Các quan hệ lao động, như phân công và hiệp tác, phân bố lực lượng sản xuất vv…giữa các doanh nghiệp sao cho các quan hệ đó được thiết lập một cách tối ưu

- Các quan hệ phân phối lợi ích Đó là các quan hệ trao đổi và thanh toán giữa cácdoanh nhân với nhau, quan hệ chia lợi nhuận giữa các cổ đông, quan hệ chủ thợ, quan

hệ giữa các doanh nhân với nhà nước trong việc sử dụng tài nguyên môi trường, bảo vệ

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…

3 Chức năng tạo môi trường: Việc tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế nóichung của đất nước và cho sự phát triển sản xuất – Kinh doanh của doanh nghiệp là mộtchức năng quản lý kinh tế của nhà nước:

Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoạitrong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại

Xây dựng và thực thi một cách nhất quán các chính sách kinh tế - Xã hội theo hướngđổi mới và chính sách dân số hợp lý

Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng đảm bảo điều

Trang 7

Xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tàinguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường tự nhiên, sinh thái.

4 Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là nhà nước xemxét, đánh giá tình trạng tốt, xấu của các hoạt động kinh tế và theo dõi, xét xem sự hoạtđộng kinh tế được thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật Nhữnggiải pháp chủ yếu thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế như:

- Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối vớiChính phủ và các ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế

- Tăng cường chức năng giám sát của các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn,các tổ chức tư vấn kinh tế, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước vào việc kiểm tracác hoạt động kinh tế

- Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội,các cơ quan ngôn luận, các cơ quan thôn tin đại chúng trong việc kiểm tra, hoạt độngkinh tế

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra giám sát hoạtđộng kinh tế Củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ quan kiểm tra giám sát, thực hiện việcphân công và phân cấp rõ rang, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của côngchức trong bộ máy kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế

Trang 8

Câu 5: Trình bày khái niệm tài chính công? Phân tích các mục tiêu và nguyên tắc quản lý của tài chính công?

Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính công:

Các mục tiêu cụ thể của quản lý tài chính công là:

Thứ nhất, bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể Chính phủ quản lý các nhu cầu cạnh tranhnhau trong giới hạn nguồn lực tài chính công cho phép, từ đó góp phần ổn định kinh tế

vĩ mô

Thứ hai, bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực Chính phủ xác định đượcthứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực phù hợp với các chiến lược và kế hoạch quốc giacủa các bộ, các ngành, các tỉnh

Thứ ba, bảo đảm hiệu quả hoạt động, tức là làm thế nào để có thể cung ứng được cáchang hóa và dịch vụ công có hiệu quả mong muốn trong phạm vi ngân sách cho trướchoặc với chi phí thấp nhất

Nguyên tắc quản lý tài chính công: Quản lý tài chính công được thực hiện theonhưng nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xãhội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý các khoản thu, chitrong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai, dân chủ nhằm đápứng các lợi ích chung của cộng đồng

+ Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cảcác lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội khi thực hiện các nội dung chi têu công cungnhư khai thác các nguồn lực tài chính công, nhà nước luôn xuất phát từ lợi ích của toànthể cộng đồng, hiệu quả về kinh tế để cân nhắc khi ban hành các chính sách và cácquyết định liên quan tới chi tiêu công

+ Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản luật pháp Thốngnhất quản lý chính là việc tuân thủ theo các quy định chung từ việc hình thành, sử dụngcác quỹ tài chính công, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý những vướng mắctrong quá trình thực hiện nhằm hạn chế những tiêu cực, những rủi ro khi quyết định cáckhoản chi tiêu công

+ Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch là đảm bảo cho việc thựchiện thống nhất, hiệu quả trong quản lý tài chính công Thực hiện công khai minh bạchtrong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quết định

về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạn chế nhưng thất thoát và đảm bảo hiệu quảcủa những khoản thu, chi tiêu công

Trang 9

II/Câu hỏi về luật cán bộ, công chức:

Câu 1: Trình bày khái niệm công chức và quyền của công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức? Liên hệ bản thân nếu được tuyển dụng vào công chức KBNN, Nêu những việc công chức không nên làm?

Khái niệm công chức:

2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhândân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong

cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị

sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyênmôn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước

Quyền của cán bộ công chức:

Điều 11 Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành

công vụ

1 Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

2 Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định củapháp luật

3 Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

5 Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

Điều 12 Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1 Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạnđược giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chức làm

Trang 10

việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trườngđộc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của phápluật.

2 Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác

theo quy định của pháp luật

Điều 13 Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theoquy định của pháp luật về lao động Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, côngchức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiềnlương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngàykhông nghỉ

Điều 14 Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham giacác hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đilại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thươnghoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sáchnhư thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theoquy định của pháp luật

Điều 18 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoànkết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công

2 Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật

3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công

Trang 11

3 Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán

bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quyđịnh tại Điều này

Điều 20 Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này,cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh,công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan

có thẩm quyền

Câu 2: Trình bầy nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thi hành công vụ theo quy định của Luật cán bộ công chức? Liên hệ bản thân nếu được tuyển dụng vào công chức KBNN;

Điều 8 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

1 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

2 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân

3 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhândân

4 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước

Trang 12

Câu 3: Trình bày các cách phân loại công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Mục đích của việc phân loại đó;

Điều 34 Phân loại công chức

1 Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặctương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặctương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tươngđương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương

và ngạch nhân viên

2 Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

*) Mục đích của việc phân loại: Để có cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quy

đánh giá và phân cấp quản lý công chức

Trang 13

III CÂU HỎI VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KBNN CÁC CẤP:

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW? nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Tỉnh, thành phố trực thuộc TW

1.Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các các KBNN huyện, quận, thị xã, TP trực thuộc tỉnhthực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN

2.Tập chung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán cáckhoản thu cho các cấp ngân sách

3.Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi ngânsách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

4.Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính và hướng dẫncủa KBNN

5.Quản lý, điều hòa tồn ngân quỹ KBNN theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạmứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước cho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ tàichính

6.Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản

lý ; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theoquyết định của cấp có thẩm quyền

7.Quản lý các tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cánhân gửi tại KBNN cấp tỉnh

8.Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch vớiKBNN cấp Tỉnh Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàntỉnh

9.Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tàichính do KBNN ấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chínhquyền địa phương theo quy định của pháp luật

10.Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước

và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chínhphủ và chính quyền địa phương theo quy định Xác nhận số liệu thu, chi ngân sáchnhà nước qua KBNN cấp tỉnh Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tạiKBNN cấp tỉnh và trên địa bàn

Trang 14

11.Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩmquyền phê duyệt

12.Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh và cácKBNN cấp huyện trực thuộc

Câu 2: Trình bầy vị trí, chức năng của KBNN, KBNN ở Tỉnh, thành phố trực thuộc TW và KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh?

Vị trí và chức năng của KBNN :

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộtrưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chínhnhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kếtoán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư pháttriển thông qua hình thức phát triển trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật

2 KBNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình quốc huy, được mở tài khoản tại ngânhàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà nội

Vị trí và chức năng của KBNN Tỉnh, Tp trực thuộc TW: Là tổ chức trực thuộc

KBNN có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của phápluật

KBNN cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại chi nhánhngân hàng Nhà nước ở Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cácngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định củapháp luật

Vị trí và chức năng của KBNN Quận huyện thị xã, TP trực thuộc tỉnh ( KBNN huyện): Là tổ chức trực thuộc KBNN Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có chức năngthực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật

KBNN Huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tạingân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định củapháp luật

Câu 3: Trình bày nhiệm vụ chủ yếu và cơ cấu tổ chức của cục công nghệ thông tin thuộc KBNN?

Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục công nghệ thông tin là:

Trang 15

*Nhiệm vụ:

1 Trình tổng giám đốc để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định kế hoạch dài hạn,trung hạn về phát triển, ứng dụng Công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN

2 Trình Tổng giám đốc KBNN quyết định:

a Kế hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của KBNN

b Chương trình, kế hoạch xây dựng các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin, cơ

sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai Công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN;

c Quy định, quy chế quản lý và bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu của hệ thống KBNN;

d Dự thảo các văn bản hướng dẫn của KBNN về công tác ứng dụng CNTT trong triểnkhai nhiệm vụ của KBNN

3 Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phêduyệt

4 Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị KBNN về việc thực hiện công tác ứngdụng CNTT trong triển khai nhiệm vụ KBNN

5 Phối hợp với các đơn vị thuộc KBNN nghiên cứu, chuẩn hóa chế độ nghiệp vụ, xâydựng các quy trình nghiệp vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học hiện đại

6 Xây dựng, phát triển, bảo trì, tổ chức quản lý và triển khai các ứng dụng cntt, kỹthuật tiên tiến thống nhất trong toàn hệ thống KBNN

7 Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý ; trực tiếp quảntrị trung tâm dữ liệu tại cơ quan KBNN; xây dựng thực hiện các cơ chế và giải pháp kỹthuật bảo mật, an toàn dữ liệu cho hệ thống KBNN

8 Thiết kế, xây dựng và quản trị hệ thống mạng, truyền thông trong hệ thống KBNN;quản trị hạ tầng truyền thông của Bộ Tài chính trong hệ thống KBNN; xây dựng cơ chế,giải pháp về an ninh mạng, kết nối mạng với các ngành liên quan và kết nối mạngInternet

9 Xây dựng phương án kỹ thuật, tham gia mua sắm các thiết bị và dịch vụ Công nghệthông tin của hệ thống Kho bạc Nhà nước; phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát

về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng thiết bị và dịch vụ thuộc lĩnh vực CNTT

Trang 16

10 Tổ chức quản lý, giám sát việc lắp đặt, bảo hành, bảo trì thiết bị tin học trong hệthống KBNN

11 Tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu phục vụ công tác báo cáo và thống kê khobạc nhà nước; thực hiện chế độ tổng hợp và báo cáo về tin học theo quy định

12 Quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật

13 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc KBNN giao

2 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin

Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được

mở tài khoản tại KBNN và ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao

3 Nhiệm vụ cụ thể của các phòng và quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp thuộc Cụccông nghệ thông tin do Tổng giám đốc KBNN quy định

Câu 4: Trình bày cơ cấu tổ chức của KBNN quy định tại Quyết định số 108/2009/ QĐ-TW ngày 26/8/2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính? Tổ chức bộ máy làm công tác kế toán nhà nước trong hệ thống KBNN từ TW đến địa phươg

Cơ cấu tổ chức của KBNN:

Ngày đăng: 10/01/2015, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w