5 Mặt băng - mặt căt bê trộn vách ngăn 056 Mặt bằng - mặt cắt bê phản ứng kết hợp bế lắng ngang 06 12 Mặt băng tông thê nhà máy xử lý nước câp 12 PHẦN MỞ ĐÀU Nước trong thiên nhiên được
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỎ ĐẦU 7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 8
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 9
3. NỘI DUNG NGHIÊN cứu 9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 9
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 9
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ HUYỆN TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN 1.1 ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN 12
1.1.1 Vị trí địa lý 12
1.1.2 Địa hình 13
1.1.3 Điều kiện khí hậu 13
1.1.4 Địa chất 14
1.1.5 Thuỷ văn 15
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TỂ XÃ HỘI 16
1.2.1 Dân số 16
1.2.2 Cơ cấu kinh tế 16
1.2.3 Văn hóa - xă hội 17
CHƯƠNG 2: TÓNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC CÁP VÀ CÁC BIỆN PHÁP xủ LÝ NƯỚC CẤP 18
2.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC CẤP 19
2.2 CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC 20
2.2.1 Nước mặt 20
2.2.2 Nước ngầm 22
2.2.3 Nước mưa 24
2.3 NHỮNG CHỈ TIÊU VỀ NƯỎC CẤP 25
2.3.1 Chỉ tiêu vật lý 25
2.3.2 Chỉ tiêu hóa học 26
Trang 22.3.3 Chỉ tiêu vi sinh 30
2.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH xử LÝ NƯỚC 30
2.4.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ 31
2.4.2 Song chắn rác và lưới chắn 31
2.4.3 Quá trình làm thoáng 31
2.4.4 Clo hóa sơ bộ 32
2.4.5 Quá trình khuấy trộn hóa chất 32
2.4.6 Quá trình keo tụ và phản úng tạo bông cặn 32
2.4.7 Ọuá trình lắng 33
2.4.8 Quá trình lọc 34
2.4.9 Flo hóa 36
2.4.10Khử trùng nước 36
2.4.11Ổn định nước 36
2.4.12Làm mềm nước 36
CHƯƠNG 3: ĐẺ XUẤT CÁC CỒNGNGHỆ xử LÝ NƯỚC CÁP CHO HUYỆN TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN 37
3.1TÍNH CHẤT NGUỒN NƯỚC CÁP VÀ TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC 38
3.1.1 Hiện trạng nguồn nước mặt 38
3.1.2 Tính chất nguồn nước cấp và tiêu chuẩn cấp nước 39
3.2 ĐỀ XUẤT - PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ xử LÝ 40
3.2.1 Đề xuất công nghệ xử lý 40
3.2.2 Phân tích công nghệ xử lý 41
3.3 THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 43
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI TIÉT CÁC CỒNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG CÁC CÔNG NGHỆ ĐỀ XUẤT 45
4.1 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP CẦN xử LÝ 46
4.1.1 Dân sô" 46
4.1.3 Lưu lượng cho công cộng và tiểu thủ công nghiệp 46
Trang 3Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho huyện Tánh Linh - tỉnh Bình Thuận với công suất ỉ8000 m 3 /ngày.đêm
4.2 LựA CHỌN-TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH THƯ VÀ TRẠM BƠM CẤP I 47
4.2.1 Địa điểm xây dựng công trình thu và trạm bơm cấp 1 47
4.2.2 Lựa chọn - tính toán công trình thu và trạm bơm cấp 1 48
4.2.3 Tính toán công trình thu và trạm bơm cấp 1 52
4.3 TÍNH TOÁN LƯỢNG HOÁ CHẤT CẦN DÙNG 59
4.3.1 Phèn nhôm 59
4.3.2 Công trình chuấn bị dung dịch phèn 60
4.3.3 Vôi 66
4.3.4 Công trình chuẩn bị dung dịch vôi 68
4.3.5 Khử trùng nước 70
4.4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG CỤM xử LÝ 72
4.4.1 Bẻ trộn vách ngăn 72
4.4.2 Bể phản ứng vách ngăn (phương án 1) 75
4.4.3 Be phản ứng có tầng cặn lơ lửng (phương án 2) 77
4.4.4 Be lắng ly tâm (phương án 1) 79
4.4.5 Bể lắng ngang (phương án 2) 82
4.4.6 Bể lọc nhanh 88
4.4.7 Bể chứa nước sạch 97
4.4.8 Bể thu hồi 99
4.4.9 Sân phơi bùn 101
4.4.10 Trạm bơm cấp II 103
4.5 BỐ TRÍ MẶT BẰNG TRẠM xử LÝ NƯỚC CẤP 105
CHƯƠNG 5: Dự TOÁN KINH TÉ CHI PHÍ xử LÝ NƯỚC CÁP 107
5.1 Dự TOÁN GIÁ THÀNH XÂY DựNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 1 108
Trang 45.1.1 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản 108
5.1.2 Dự toán chi phí vận hành hệ thống 112
5.1.3 Dự toán chi phí cho lm3 nước cấp (phương án 1) 114
5.2 Dự TOÁN GIÁ THÀNH XÂY DựNG CÁC CÔNGTRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 2 114
5.2.1 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản 114
5.2.2 Dự toán chi phí vận hành hệ thống 118
5.2.3 Dự toán chi phí cho lm3 nước cấp (phương án 2) 120
CHƯƠNG 6: LỤA CHỌN CÔNG NGHỆ xử LÝ NƯỚC CÁP PHÙ HỌP CHO HUYỆN TÁNH LINH, TĨNH BÌNH THUẬN 121
6.1 PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÈ HOẠT ĐỘNG 122
6.1.1 Phương án 1 122
6.1.2 Phương án 2 122
6.2 PHÂN TÍCH VỀ CHI PHÍ XÂY DựNG VÀ GIÁ THÀNH IM3 NƯỚC 123
6.3 KÉT LUẬN 123
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 124
1 Kết luận 125
2 Kiến nghị 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH
1 Bảng 2.1 - Thành phân các chât gây nhiêm bân nước mặt 21
2 Bảng 2.2 - Các đặc tính của nước mặt và nước ngâm 23
3 Bảng 3.1- Bảng kêt quả xét nghiệm mâu nước thô sông La Ngà 39
4 Bảng 4.1 - Liêu lượng phèn đê xử lý nước đục 59
5 Bảng 4.2 - Các thông sô thiêt kê của bê hòa trộn phèn 63
6 Bảng 4.3 - Các thông sô thiêt kê của bê tiêu thụ phèn 66
7 Bảng 4.4 - Sô vòng quay và công suât máy khuây 69
Trang 58 Bảng 4.5 - Các thông sô thiêt kê của bê tiêu thụ vôi 70
9 Bảng 4.6 - Các thông sô thiêt kê của bê trộn vách ngăn 74
10 Bảng 4.7 - Các thông sô thiêt kê của bê phản ứng vách ngăn 7611
Bảng 4.8 - Các thông sô thiêt kê của bê phản ứng có lóp cặn lơ lửng 78
12 Bảng 4.9 - Các thông sô thiêt kê của bê lăng ly tâm 81
13 Bảng 4.10- Các thông sô thiêt kê của bê lăng ngang 88
14 Bảng 4.11- Các thông sô thiêt kê của bê lọc 97
15 Bảng 4.12 - Các thông sô thiêt kê của bc chứa nước sạch 98
16 Bảng 4.13- Các thông sô thiêt kê của bê thu hôi 100
17 Bảng 4.14 - Các thông sô thiêt kê của sân phơi bùn 103
18 Bảng 4.15 - Vận tôc nước trong đường ông hút và ông đây 104
19 Bảng 4.16 - Các thông số thiết kế của trạm bơm cấp II 105
2 Mặt băng tông thê công trình thu và trạm bơm câp I 02
4 Mặt băng - mặt căt B-B, C-C, D-D, E-E nhà hóa chât 04
TÊN HÌNH
1 Hình 1.1- Bản đô vị trí huyện Tánh Linh trong tỉnh Bình Thuận 12DANH MỤC CẮC BẢN VẼ
Trang 65 Mặt băng - mặt căt bê trộn vách ngăn 05
6 Mặt bằng - mặt cắt bê phản ứng kết hợp bế lắng ngang 06
12 Mặt băng tông thê nhà máy xử lý nước câp 12
PHẦN MỞ ĐÀU
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinhhoạt và công nghiệp thường có chất lượng rất khác nhau Các nguồn nước mặt thường
có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao Các nguồn nước ngầm thì hàm lượng sắt
và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép Có thể nói, hầu hết các nguồn nước
Trang 7thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùngnước Chính vì vậy trước khi đưa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng.
Huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận nằm trong đới khô hạn và bán khô hạn ở nước
ta Việc cấp nước cho huyện Tánh Linh và các vùng lân cận hiện dựa chủ yếu vào cácnguồn nước ngầm Chương trình cung cấp nước sạch đã thi công khá nhiều giếng, tuynhiên lượng cung cấp còn nhỏ và chất lượng nước chưa đảm bảo Huyện cũng đã xâydụng vài trạm cấp nước có quy mô nhỏ, công suất lớn nhất chỉ đạt đến 200m3/ngày,chiều dài tuyến ổng cấp nước hạn chế khoảng lOkm Nước cấp chưa qua khâu xử lý vàtiệt trùng đúng qui định nên chất lượng nước cấp nhìn chung chưa đảm bảo và không ổnđịnh, chưa phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế
Việc xây dựng một trạm cấp nước tập trung sẽ đáp ứng được nhu cầu nước sạchtại khu vực huyện Tánh Linh tinh Bình Thuận, đồng thời góp phần giải quyết được tìnhtrạng thiếu nước sạch ở các vùng nông thôn của huyện, nâng cao chất lượng đời sốngngười dân, thu hút được sự đầu tư của các ngành công nghiệp, giúp cho khu vục ngày
càng phát triển hon Do đó đề tài “Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nưóc cấp cho huyện Tánh Lỉnh, tỉnh Bình Thuận với công suất thiết kế
18.1 mVngày.đêm” được hình thành
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuậnvới công suất thiết kế là 18000 nvVngày.đêm, nhàm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạchcho sinh hoạt và sản xuất ớ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
- Tông quan về huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận
- Tổng quan về nguồn nước cấp và các biện pháp xử lý nước cấp
- Đe xuất công nghệ xử lý nước cấp cho huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận
- Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong các công nghệ đề xuất
- Dự toán kinh tế chi phí xử lý nước cấp của các công nghệ đề xuất
Trang 8- Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp phù họp cho huyện Tánh Linh tỉnh BìnhThuận.
Phương pháp so sánh: lấy các số liệu phân tích được so sánh với QCVN 02:2009/BYT, từ đó có thê xác định các chỉ tiêu cân xử lý
Phương pháp phân tích tổng hợp: thu thập kiến thức từ các tài liệu sau đó quyếtđịnh phương án xử lý hiệu quả nhất
Tham khảo, thu thập ý kiến từ các thầy cô, chuyên gia
Đe tài sau khi được thực hiện sẽ có ý nghĩa:
- Giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn cho huyện Tánh Linh, Bình Thuận
- Giảm dần và tiến tới chấm dứt thực hiện phương án đầu tư thường xuyên cáccông trình cấp nước nhỏ lẻ từ nguồn vốn ngân sách
- Làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và thu hút đầu tư nướcngoài
- Là nơi nghiên cứu thực tập cho các học sinh, sinh viên ngành môi trường và cácngành khác
- Tạo tiền đề cho các nghiên cứu, mở rộng dự án sau này
Đe tài gồm 5 chương trình bày những nội dung thu thập được qua các tài liệu thamkhảo và kết quả nghiên cứu, tính toán trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp “Tínhtoán, thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho huyện Tánh Linh - tinh Bình Thuận với côngsuất 18.000 m3 ngày đêm”
Chương 1: Tổng quan về huyện Tánh Linh tinh Bình Thuận Chương 2: Tổng quan
về nguồn nước cấp và các biện pháp xử lý nước cấp Chương 3: Đe xuất các công nghệ
xử lý nước cấp cho huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận
Chương 4: Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong các công nghệ đề xuấtChương 5: Dự toán kinh tế chi phí xử lý nước cấp
Trang 9Chương 6: Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp phù họp cho huyện Tánh Linh,tỉnh Bình Thuận.
Chương 1: TỎNG QUAN VÈ HUYỆN TÁNH LINH
TỈNH BÌNH THUẬN
1.2Điều kiện kinh tế - xã hội
• Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng,
• phía Nam giáp huyện Hàm Tân,
• phía Tây giáp huyện Đức Linh,
• phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam
Huyện Tánh Linh có diện tích 1174 km2, bao gồm một thị trấn Lạc Tánh và 13
xã là: Đức Phú, Nghị Đức, Măng Tố, Bắc Ruộng, Đức Tân, Huy Khiêm, La Ngâu,Đồng Kho, Gia An, Đức Bình, Gia Huynh, Đức Thuận, Suối Kiết
Trang 101.1.2 Địa hình
Nhìn chung huyện Tánh Linh có địa hình thấp dần tù' Đông sang Tây và từ Bắcvào Nam, được chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
• Địa hình núi cao trung bình: Có độ cao từ 1.000 đến 1.600 m phân bố ở phía Bắc
huyện giáp với Tỉnh Lâm Đồng Bao gồm các ngọn núi Bnom Panghya cao 1478
m, núi Ông (1.302 m), núi Ca Nong (1.270 m), núi Pa Ran (1.205 m)
• Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao dao động từ 200 đến 800 m tập trung ở phía nam
của huyện Bao gồm các núi Dang Dao cao 851 m, núi Dang dui cao trên 706 m,núi Catong cao 452 m
• Địa hình đồi thoải lượn sóng: Có độ cao từ 20 đến 150 m bao gồm đồi đất xám,
đất đổ vàng, chạy theo hướng Bắc -Nam, hoặc xen kê những vùng đất thấp
Trang 11Đồng bằng phù sa: Phân bố ở dọc sông La Ngà và các nhánh suối nhỏ ven HồBiển Lạc, là vùng trọng điếm lương thực của tinh Bình Thuận.
Trong khu vực đất đồng bàng, đất có địa hình trung bình thấp và thấp trũng chiếmdiện tích kha lớn, trên địa hình này thuận lợi cho việc tưới nước, song thường hay ngậplụt vào mùa mưa
Khí hậu của huyện Tánh Linh mang tính chất chuyển tiếp giữa chế độ mưa củavùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và đồng bàng Nam Bộ Hay nói cách khác khí hậuTánh Linh là vùng đệm giữa trung tâm mưa lớn của Miền Nam (Cao nguyên Di Linh) vàđồng bàng ven biển Tuy nhiên khí hậu ở đây vẫn diễn biến theo 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường mưa ít hoặc không có mưa nêngây thiếu nước nghiêm trọng, cây cối sinh trưởng và phát triển kém, nhiều sâu bệnh ảnhhưởng nhiều đến năng suất cây trồng
Nhiệt độ không khí cao đều quanh năm và tương đối ôn định Nhiệt độ trung bìnhnăm: 22-26°C Tổng tích ôn trung bình năm là 9.300°c
Độ ẩm không khí trung bình năm 70-85% Từ tháng 6 đến tháng 12 độ ẩm khôngkhí 84,3-86,9% Các tháng 1, 2 và 3 độ ẩm trung bình 75,6-76,9% Hàng năm độ ẩmkhông khí trung bình cao nhất vào khoảng 91,8% Độ ẩm trung bình thấp nhất là 61,3%-
Độ ấm thấp nhất tuyệt đối xuống dưới 15% vào mùa khô
Trang 12Gió mùa: Có 2 hướng gió chính là Tây Nam và Đông Bắc, gió Tây nam từ tháng 5đến tháng 10 Gió Đông Bắc (gió mùa đông) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tốc độ giótrung bình 2-3 m/s.
Đất đai huyện Tánh Linh hình thành trên tập hợp đá mẹ và mẫu chất sau:
Đá granit bao phủ một diện tích khá lớn trên địa bàn huyện Tánh Linh ĐáGranite có thành phần hóa học với hàm lượng Si02 tương đối cao (60-70%), Fe203 thấp(0,2-1,4%), chứa nhiều K20 Đá bị phong hóa tạo nên sườn tích rất thô, gồm có cát silicvới mảnh đá vụn trôi thành lóp, nằm theo triền và vây quanh chân núi Đá granit hìnhthành ra 3 nhóm đất là đất đỏ vàng, đất xám và đất xói mòn trơ sỏi đá, trong đó nhóm đấtxám và đất đỏ vàng là chủ đạo, với đặc tính rửa trôi, hoạt tính thấp và thành phần cơ giớinhẹ, chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ
Đá sét phát hiện thấy trong lớp vó tho nhưỡng ớ Bình Thuận nói chung và TánhLinh nói riêng, chiếm khoảng 5-6% diện tích lãnh thổ Đá sét rất cổ (tuổi
Mezôzôi), là nền móng của lãnh thổ nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi Neogen vàbazan phủ lấp lên Đá có màu thay đổi, mức độ phong hóa cao Đất trên đá sét thường
có màu đở vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinhdưỡng khá Tuy nhiên do phong hóa mạnh cùng với quá trình xói mòn rửa trôi mạnhnên đất thường có tầng mỏng, nhiều nơi đất trơ sỏi đá hoặc đá non mục nát trơ trên mặtđất
Mầu chất phù sa cô (P ì e i s t o c e n e ) chiếm một diện tích không lớn khoảng
10-15% diện tích vùng nghiên cứu Tầng dầy của phù sa cổ tù- 2-3 đến 5-7 mét, vật liệucủa nó màu nâu vàng, gần lên tầng mặt chuyên sang màu xám cấp hạt thường thô tạocho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (cát pha, thịt nhẹ) Các loại đất hình thành trên phù sa
cổ có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tậptrung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dường chất và có hoạt tính thấp Nên phầnlớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám
Phù sa sông, suối là loại trầm tích trẻ hơn cả với tuôi Holocen muộn - hiện đại(QIV) Phù sa thường có màu nâu sẫm đến nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục làm
Trang 13thành các dải hẹp dọc ven các sông suối vùng nghiên cứu Hình thành trên trầm tích này
là nhóm đất phù sa sông La Ngà, bao gồm phần lớn khu vực TaPao
Sông La Ngà là con sông chính lớn nhất của huyện và cũng là nguồn cung cấpnước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sôngĐồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh tỉnh Lâm Đồng Sông La Ngà chảy quahuyện Tánh Linh có chiều dài chừng 50 km, diện tích lưu vực khoảng
417,4 km2, mực nước trung bình năm 11.699-12.163 mm
Ngoài sông La Ngà còn có sông Lay Quang dài 30 km, sông Phan, sông Cái,sông Dinh, hồ Biển Lạc, nhiều hồ và suối nhỏ Các suối nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa
Nhìn chung huyện Tánh Linh có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đảm bảocung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác Tuy nhiên dosông, suối, hẹp, ngắn dốc lại chảy qua nhiều địa hình phức tạp nên vào mùa mưa thườnggây ra lũ lụt, ngập úng cục bộ, nhất là những nơi có địa hình thấp, trũng Hoặc lũ quét,gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TÉ XÃ HỘI
Theo thống kê năm 2009, dân số toàn huyện là 61.193 người Trên địa bàn huyệnhiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như Kinh, Rắclay, Chăm, K’Ho, Gia-rai,Nùng, Châu Ro trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với trên 95% Cộng đồng dân cưbản địa chủ yếu là người K’Ho, Chăm, Rắclay sống tập trung ở các xã vùng cao với tậpquán sản xuất làm nghề rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được
tổ chức thành những buôn làng, các luật tục, lễ thức gắn chặt với buôn làng Cộng đồngngười Kinh tập trung ớ vùng đồng bằng, ven quốc lộ nơi có điều kiện thuận tiện buônbán, trồng lúa nước Các cộng đồng dân cư của huyện theo một số tôn giáo chính như:Đạo Bà La Môn, Thiên chúa giáo, Tin lành và Lương giáo
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân sổ trong thời gian qua có xu hướng giảm; đến năm 2008,
tỷ lệ tăng tự nhiên chỉ còn 1,5 %, bình quân mồi năm giảm trên 0,07 %/năm
Trang 141.2.2 Co’ cấu kinh tế
v ề kinh t ế huyện Tánh Linh chủ yếu l à huyện thuần nông, trong những năm gần đâynhờ có cây thanh long mà đời sống bà con trong huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trạiThanh Long đã và đang hình thành và phát triển cùng với những rừng cây cao su và cây
ăn trái khác đã làm thay đồi bộ mặt đời sống của huyện
Huyện Tánh Linh có 18.875 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 6250 hađất lúa Sẽ phát triển thêm 12.500 ha đất sản xuất nông nghiệp
Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển Đang đầu tư để hình thành các vùngchuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với các loại cây như thanh long, điều, bôngvải, cao su, tiêu Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệpchế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm
Tánh Linh hiện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái (du lịch dã ngoại,tham quan, khám phá ), với các cụm thác: Thác Bà, Thác Đầu Trâu, Thác Trượt , vàkhu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông đang thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư tìm đến
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm Giáo dụcthường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 06 trường THPT, 09 trường THCS, 25 trườngTiểu học, 19 trường Mầm non Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trường Mầm non tưthục (ở thị trấn Lạc Tánh) và một số cơ sở dạy tin học, ngoại ngừ tư nhân Tất cả xã, thịtrấn trong huyện đều có Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộngđồng Năm 2008, có 17 trường được kiên cố hóa và lầu hóa, trong đó có 10 trường tiêu
Hệ thống cơ sở y tế được hình thành từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn Hiện nay, trênđịa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa loại III quy mô 80 giường; 02 phòng khám khuvực với 24 giường và 22 trạm y tế xã với 110 giường, trung bình 5 giường/trạm Nhưvậy, toàn huyện có 25 cơ sở khám chữa bệnh với tông số giường bệnh là 214 Nhìn
Trang 15chung với mạng lưới cơ sở khám chừa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay, đã cơbản đáp ứng phần nào nhu cầu cho người dân.
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư phát triển rộng khắp các xã thị trấn,đạt 100% số xã thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100% Tỷ lệ sổ hộ được xemtruyền hình đạt trên 97 %
về công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, năm 2008 có 16.309/19.822
hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, chiếm 88,2%; có 106/119 khu ấp đạt danh hiệu vănhoá, tiên tiến đạt 89,1%
Phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại tiếp tục đượcduy trì và phát triển, toàn huyện có khoảng 20% dân số thường xuyên tập luyện thể dụcthể thao
Chương 2: TỐNG QUAN VÈ NƯỚC CẤP VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LỶ NƯỚC CẤP
2.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC CẤP
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật trên Trái Đất, không có nước cuộcsống trên Trái Đất không thê tồn tại Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thểthiếu được trong cuộc sống của con người
Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đờisống tinh thần cho người dân Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không có nướckhác nào cơ thể không có máu Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất,phục vụ cho hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau
Trang 16Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết cácchế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó lànhững nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật.
Hiện nay, tô chức Liên Hiệp Quốc đã thống kê có một phần ba điêm dân cư trênthế giới thiếu nước sạch sinh hoạt, do đó người dân phải dùng đến các nguồn nướcnhiễm bẩn Điều dẫn đến hàng năm có 500 triệu người mắc bệnh và 10 triệu người (chủyếu là trẻ em) bị chết, 80 % trường hợp mắc bệnh là người dân ở các nước đang pháttriển có nguyên nhân từ việc dùng nguồn nước bị ô nhiễm
Vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác độngcủa nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đang là vấn đề đáng quan tâm
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về nước cấp, trong đó các chỉ tiêu caothấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này phải đảm bảo an toàn vệ sinh về sốlượng vi sinh có trong nước, không có chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe conngười, các chỉ tiêu về pH, nồng độ oxy hòa tan, độ đục, độ màu, hàm lượng các kim loạihòa tan, độ cứng, mùi vị Tiêu chuẩn chung nhất là của Tổ chức sức khỏe thế giớiWHO hay của cộng đồng châu Âu Ngoài ra nước cấp cho công nghiệp bên cạnh các chỉtiêu chung về nước cấp thì tùy thuộc tùng mục đích mà đặt ra những yêu cầu riêng.Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo các tiêu chuẩn do tính chất có sẵncủa nguồn nước hay bị gây ô nhiễm nên tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước
và yêu cầu về chất lượng nước mà cần thiết phải có quá trình xử lýnước thích hợp,đảm bảo cung cấp nước có chất lượng tốt và ổn định
2.2 CÁC LOẠI NGUÒN NƯỚC sử DỤNG LÀM NƯỚC CẤP
Đe cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thườnggọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biến
Theo địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh mà các nguồn nước tựnhiên có chất lượng nước khác nhau Như ở những vùng núi đá vôi, điều kiện phong hóamạnh, nguồn nước sẽ chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, nước có độ cứng cao, hàm lượng hòatan lớn
Trang 172.2.1 Nước mặt
Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối Do kết hợp tù’dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trung củanước mặt là:
• Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy
• Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ
do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tươngđối thấp và chủ yếu ở dạng keo
• Có hàm lượng chất hữu cơ cao
• Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
• Chứa nhiều vi sinh vật
Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất hừu
cơ và vi khuẩn gây bệnh Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công nghiệp thường bị ônhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và các chất phóng xạ.Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tụ-nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình khai thác và sửdụng
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng
là nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu đốđưa vào trục tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý.Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vât gây bệnh cho con người trongnguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất lượngnước, kiêm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường xuyên
Trang 18Tổ chức thế giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như sau
• Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh Nguồnnhiễm bẩn này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hay gián tiếp đưavào nguồn nước Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, lỵ sẽ lây quamôi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đong
• Nguồn ô nhiễm là các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất thảitrong nông nghiệp Các chất này không trực tiếp gây bệnh nhưng là môi trường tốt chocác vi sinh vật gây bệnh hoạt động Đó là lý do bệnh tật dễ lây lan qua môi trườngnước
• Nguồn nước bị nhiễm bấn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các
chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, cyanur, crom, cadimi, chì, Cácchất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra các tác hại lâu dài
• Nguồn ô nhiễm dầu mỡ và các sản phấm tù’ dầu mỏ trong quá trình khai thác,
sản xuất và vận chuyền làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại lớn trong côngnghệ xử lý nước
Bảng 2.1 - Thành phần các chất gây nhiễm bấn nước mặt
Đât sét Protein Silicat S1O2
Chất thải sinh hoạt hữu cơ Cao
phân tử hữu cơ
-* -7
-IZ -( Ngu ôn: Xử ỉỷ nước thiên nhiên câp cho sinh họat và công nghiệp-Trịnh Xuân Lai)
Trang 19• Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng và thải ra trong sinh
hoạt và công nghiệp tạo ra lượng lớn các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy sinhhọc cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt
Tóm lại, các yếu tố địa hình, thời tiết là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chấtlượng nước mặt; còn xét đến một yếu tổ khác chủ quan hơn là các tác động của conngười trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước mặt
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộcvào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua Do vậy nước chảyqua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng Khi nướcngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềmhydrocacbonat khá cao Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
• Độ đục thấp.
• Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
• Không có oxy nhưng có thế chứa nhiều khí như: CƠ2, H2S,
• Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, man gan, canxi, magie, flo
• Không có hiện diện của vi sinh vật.
Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước ngầmthường có chất lượng tốt hơn Thành phần đáng quan tâm của nước ngầm là sự có mặtcủa các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa vàsinh hóa trong khu vực Những vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa tốt vàlượng mưa lớn thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các chất hữucơ
Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ tiêu
vi sinh cũng tốt hơn so với nước mặt Ngoài ra nước ngầm không chứa rong tảo lànhững nguồn rất dễ gây ô nhiễm nước
Trang 20Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm, nướcluôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất, nó tạo nên sựcân bằng giữa thành phần của nước và đất.
Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là axit và ít muối khoáng Nước chảy trongđất chứa canxi là hydrocacbonat canxi
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải nhiễm bấn, nước ngầm nóichung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định Người ta chia nướcngầm ra hai loại khác nhau:
• Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp loại này không cần xử lý mà có thê cấp trực tiếp cho người tiêu dùng Trongnước có oxy sẽ không có các chất khử như HS, CH, NH
Bảng 2.2 - Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm
Nhiệt độ Thay đôi theo mùa Tương đôi ôn định
Chất khoáng hòa tan
Thay đôi theo chât lượng đất, lượng mưa
It thay đôi, cao hơn so với nước mặt ở cùng một vùng
Fe2+ và Mn2+ Rât thâp (trừ dưới đáy hô) Thường xuyên có
Thường có ở nông độ cao do
sự phân hủy hóa học
Trang 21• Nước ngầm yếm khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua đất đá oxy
bị tiêu thụ, lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+, Mn2+ sẽ được tạothành
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion Mg2+ sẽtạo nên độ cứng cho nước Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na2+, Fe2+, Mn2+,
NH4+, HCO3', S O 4 2 ' , c r ,
Đặc tính chung về thành phần, tính chất nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt
độ, tính chất ít thay đồi và không có oxy hòa tan Các lóp nước trong môi trường khépkín là chủ yếu, thành phần nước có thế thay đôi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ônhiễm khác nhau Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi của lưu lượng của lớpnước sinh ra do nước mưa Ngoài ra một tính chất của nước ngầm là thường không cómặt của vi sinh vật, vi khuân gây bệnh
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhung không hoàn toàn tinh khiết bởi
vì nước mưa có thê bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuân có trong không khí.Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau Hơinước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lun huỳnh sẽ tạo nên các trận mưaaxit Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, mángthu gom dẫn về be chứa Nước mưa có the dự trữ trong các bể chứa có mái che đổ dùngquanh năm
2.3.1.2 Hùm lượng cặn không tan (mg/L)
Trang 22Được xác định bằng cách lọc một đơn vị thể tích nước nguồn qua giấy lọc, rồi đemsấy khô ở nhiệt độ (105 -ỉ- 110°C) Hàm lượng cặn của nước ngầm thường nhỏ (30 -ỉ-
50 mg/1), chủ yếu do các hạt mịn trong nước gây ra Hàm lượng cặn của nước sông daođộng rất lớn (20 -ỉ- 5.000 mg/1), có khi lên tới (30.000 mg/1) Cùng một nguồn nước,hàm lượng cặn dao động theo mùa, mùa khô nhỏ, mùa lũ lớn Cặn có trong nước sông là
do các hạt sét, cát, bùn bị dòng nước xói rủa mang theo và các chất hữu cơ nguồn gốcđộng thực vật mục nát hoà tan trong nước Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu
cơ bản để chọn biện pháp xử lí đối với các nguồn nước mặt Hàm lượng cặn của nướcnguồn càng cao thì việc xử lí càng tốn kém và phức
2.3.1.3 Độ màu (Pt - Co)
Được xác định theo phương pháp so sánh với thang màu coban Độ màu của nước
bị gây bởi các hợp chất hữu cơ, các họp chất keo sắt, nước thải công nghiệp hoặc do sựphát triển của rong, rêu, tảo Thường nước hồ, ao có độ màu cao
do sự tồn tại của các loại bùn, axit silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các loại keo hữu
cơ, vi sinh vật và phù du thực vật ở trong nước Trong nước ngầm thì độ đục đặc trungcho sự tồn tại các khoáng chất không hòa tan hay các hợp chất hữu cơ từ nước thải xâmnhập vào đất
Độ đục thường đo bàng máy so màu quang học dựa trên cơ sở sự thay đổi cường
độ ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu Đơn vị của độ đục xác định theo phương pháp này
là NTU (Nepheometric Turbidity Unit)
Trang 232.3.2 Chi tiêu hóa học
23.2.2 Độ cứng
Là đại lượng biểu thị hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước Cóthể phân biệt thành 03 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứngtoàn phần Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonatcủa canxi và magie có trong nước Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho sinh hoạt và sản xuất: giặt quần áo tốn xàphòng, nấu thức ăn lâu chín, gây đóng cặn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm
23.23 Độ oxy hóa (mg/l 0 2 hay KMnOặ)
Là lượng oxy cần thiết đe oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ có trong nước Chỉ tiêuoxy hoá là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước Độ oxy hoácủa nguồn nước càng cao, chứng tỏ nước bị nhiễm bấn và chứa nhiều vi trùng
2.3.2.4 Các hợp chất Nitơ
Quá trình phân hủy các chất hừu cơ tạo ra amoniac, nitric, nitrat trong tự nhiên,trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hay gián tiếp đưavào nguồn nước Do đó, các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng
để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
Trang 24Tùy theo mức độ có mặt của từng loại hợp chất nitơ mà ta có thể biết mức độ vàthời gian nguồn nước bị ô nhiễm.
• Khi nước mới bị ô nhiễm do phân bón hay nước thải, trong nguồn gây ô nhiễm
chủ yếu là NH4 (nước nguy hiềm)
• Nước chứa chủ yếu NO2" thì nguồn nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hon(nước ít nguy hiêm hơn)
• Nước chứa chủ yếu là NO3' thì quá trình oxy hóa đã kết thúc (nước ít nguyhiểm)
Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho tảo, rong phát triên gâyảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho sinh hoạt Neu dùng nước uống có hàm lượngnitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu, thường gây bệnh xanh xao ở trẻ em và có thể dẫnđến tử vong
2.3.2.5 Các hợp chất photpho
Trong nước tự nhiên các họp chất thường gặp nhất là photphat, khi nguồn nước bịnhiễm bẩn bởi rác và họp chất hữu cơ trong quá trình phân hủy, giải phóng
ion P04' có thể tồn tại dưới dạng H3PO43", HPO43", PO43'
Photphat không thuộc loại độc hại đối với con người nhưng sự tồn tại của chất nàyvới hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt là hoạt độngcủa các bế lắng
Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, nitrat, photphat cao, cácbông cặn tạo thành đám nổi trên mặt nước, nhất là lúc trời nắng trong ngày
23.2.6 Hàm lượng sắt (mg/l)
Sắt tồn tại trong nước dưới dạng sắt (II) hoặc sắt (III) Trong nước ngầm, sắtthường tồn tại dưới dạng sắt (II) hoà tan của các muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khidưới dạng keo của axit humic hoặc keo silic Khi tiếp xúc với oxy hoặc các chất oxyhoá, sắt (II) bị oxy hoá thành sắt (III) và kết tủa bông cặn Fe(OH) 3 có màu nâu đỏ Nướcngầm thường có hàm lượng sắt cao, đôi khi lên tới 30 mg/1 hoặc có thế còn cao hơnnữa Nước mặt chứa sắt (III) ớ dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù, thường có hàmlượng không cao và có thê khử sắt kết hợp với công nghệ khử đục Việc tiến hành khửsắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm Khi trong nước có hàm lượng sắt > 0,5 mg/1,
Trang 25nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt, làm hư hỏng sản phâm của ngànhdệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp và làm giảm tiết diện vận chuyển nước của đường ống.
2.3.2.7 Hàm lượng mongan (mg/l)
Mangan thường được gặp trong nước nguồn ở dạng mangan (II), nhưng với hàmlượng nhỏ bơn sắt rất nhiều Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/1 đã gây ra cáctác hại cho việc sử dụng và vận chuyển nước như sắt Công nghệ khử mangan thườngkết hợp với khử sắt trong nước
2.3.2.8 Các chất khỉ hòa tan (mg/l)
Các chất khí hoà 02, CƠ2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn Khí H2S làsản phấm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, phân rác Khi trong nước có H2S làmnước có mùi trúng thối khó chịu và ăn mòn kim loại Hàm lượng 02 hoà tan trong nướcphụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước Các nguồn nước mặt thường
có hàm lượng oxy hoà tan cao do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí.Nước ngầm có hàm lượng oxy hoà tan rất thấp hoặc không có, do các phản ứng oxy hoákhử xảy ra trong lòng đất đã tiêu hao hết oxy
Khí CƠ2 hoà tan đóng vai trò quyết định trong sự ốn định của nước thiên nhiên.Trong kỳ thuật xử lý nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng Việc đánh giá
độ ổn định trong sự ổn định nước được thực hiện bàng cách xác định hàm lượng CO2cân bàng và CO2 tự do Lượng CO2 cân bằng là lượng CO2 đúng bàng lượng ion HC03‘cùng tồn tại trong nước Neu trong nước có lượng CO2 hoà tan vượt quá lượng CO2 cânbằng, thì nước mất ổn định và sẽ gây ăn mòn bctông
2.3.2.9 Clorua (CỈ-)
Clorua làm cho nước có vị mặn, ion này thâm nhập vào nước qua sự hòa tan cácmuối khoáng hay bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ớcác đoạn sông gần biên Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra các bệnh
về thận cho con người Ngoài ra nước có chứa nhiều cloma có tính xâm thực đối vớibêtông
2.3.2.10 Các kìm loại nặng cỏ độc tỉnh cao
Asen là kim loại có thể tồn tại dưới dạng họp chất vô cơ và hữu cơ Trong nướcasen thường ớ dạng asenic hay asenat, các hợp chất asenmetyl có trong môi trường do
Trang 26chuyến hóa sinh học Asen có khả năng gây ung thư biểu bì da, phế quản, phôi và cácxoang
Crom có trong nguồn nước tự nhiên là do hoạt động nhân tạo và tự nhiên (phonghóa) Họp chất Cr+6 là chất oxy hóa mạnh và độc Các hợp chất của Crtỏ dễ gây viêm loét
da, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi
Thủy ngân còn có trong nước mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ Thủy ngân vô cơtác động chủ yếu đến thận, trong khi đó metyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thầnkinh trung ương
2.3.3 Chỉ tiêu vi sinh
Vi trùng gây bệnh có trong nước là do sự nhiễm bẩn rác, phân người và động
vật Sự có mặt của E c o ỉ i chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng
lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độnhiễm bân
Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước cómàu xanh Nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó loài gây hại chủ yếu vàkhó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đon bào Hai loại tảo này khi phát triển trongđường ống có thể gây tắc nghẽn đường ống đồng thời làm cho nước có tính ăn mòn doquá trình hô hấp thải ra khí cacbonic
2.4 TÓNG QUAN VÈ CÁC QUÁ TRÌNH xử LÝ NƯỚC
Trong quá trình xử lí nước cấp, cần phải thực hiện các biện pháp như sau:
• Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị làm sạch như: song chắn rác,lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc
• Biện pháp hoá học: dùng hoá chất cho vào nước đế xử lí nước như: dùng phènlàm chất keo tụ, dùng vôi kiềm hoá nước, cho Clo vào nước để khử trùng
• Biện pháp lí học: dùng các tia vật lí đề khử trùng nước như tia tử ngoại, sóngsiêu âm Điện phân nước biển để khử muối Khử khí C02 hoà tan trong nước bàngphương pháp làm thoáng
Trong ba biện pháp xử lí nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử línước cơ bản nhất Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lí nước một cách độc lập hoặc
Trang 27kết họp với các biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả
xử lí nước Trong thực tế đế đạt được mục đích xử lí một nguồn nước nào đó một cáchkinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lí bằng việc kết hợp của nhiềuphương pháp
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là tạo điều kiện thuậnlợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tácđộng của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxyhòa tan trong nước, và điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào và lưu lượngtiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm
Được đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi
lơ lửng trong dòng nước đế bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của cáccông trình xử lý
Đây là giai đoạn trong dây chuyền công nghệ xử lý nước có nhiệm vụ hòa tan oxy
từ không khí vào nước để oxy hóa sắt, mangan hóa trị (II) thành sắt (III) và mangan (IV)tạo thành các hợp chất Fe(OH)3, Mn(OH) 4 kết tủa để lắng và đưa ra khỏi nước bằng quátrình lắng, lọc Ngoài ra quá trình làm thoáng còn làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trongnước đê thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong quá trình khử mùi vàmàu của nước
Có hai phương pháp làm thoáng
• Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màngmỏng trong không khí ớ các dàn làm thoáng tự nhiên hay trong các thùng kín rồi thổikhông khí vào thùng như các giàn làm thoáng cường bức
• Đưa không khí vào trong nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọtnhỏ theo giàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làmthoáng
Trong kĩ thuật xử lý nước thường người ta áp dụng các giàn làm thoáng theophương pháp đầu tiên và các thiết bị làm thoáng hỗn họp giữa hai phương pháp trên: làm
Trang 28thoáng bàng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước Đầu tiên tia nước tiếp xúc vớikhông khí sau khi chạm mặt tia nước kéo theo bọt khí đi sâu vào khối nước trong be tạothành các bọt khí nhỏ nối lên.
Là quá trình cho clo vào nước trong giai đoạn trướckhi nước vào bể lắng và
bê lọc, tác dụng của quá trình này là
• Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn
• Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạothành các kết tủa tương ứng
• Oxy hóa các chất hừu cơ đề khử màu
• Trung hòa amoniac thành cloramin có tínhchất tiệt trùng kéodài
Ngoài ra Clo hóa sơ bộ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong
bể phản ứng tạo bông cặn và be lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra các chất nhầynhớt trên mặt bê lọc làm tăng thời gian của chu kỳ lọc
Mục đích là tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khốilượng nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh, nếukhông trộn đều và trộn kéo dài thì sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc, và đềutrong thể tích nước, hiệu quả lắng sẽ kém và tiêu tốn hóa chất nhiều hơn
Keo tụ và tạo bông cặn là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính cácchất làm bẩn nước ở dạng hòa tan hay lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng đượctrong các bê lắng hay kết dính trên bề mặt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh
tế nhất
Trong kĩ thuật xử lý nước thường dùng phèn nhôm A12(S04 ) 3 hay phèn sắt FeCl3,
Fe2(S04)3 và FeS04 Quá trình sản xuất, pha chế định lượng phèn nhôm thường đơn giảnhon đối với phèn sắt nên tuy phèn sắt hiệu quả cao hơn nhung vẫn ít được sử dụng.Hiệu quả của quá trình tạo bông cặn phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấytrộn để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và dính kết vào nhau Đe tăng hiệu quả choquá trình tạo bông cặn người ta thường cho polyme được gọi là chất trợ lắng vào bể
Trang 29phản ứng tạo bông Polyme sẽ tạo liên kết lưới anion nếu trong nước thiếu các ion đốinhư S04', nếu trong nước có thành phần ion và độ kiềm thỏa mãn thì điều kiện keo tụ thìpolyme sẽ tạo ra liên kết trung tính.
Có ba loại cặn thường được xử lý trong quá trình lắng như sau
• Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ: trong quá trình lắng không thay đổi hìnhdáng, độ lớn, tỷ trọng Trong quá trình xử lý nước ta không pha phèn nên công trìnhlắng thường có tên gọi là lắng sơ bộ
• Lắng các hạt ở dạng keo phân tán: thường được gọi là lắng cặn đã được phaphèn Trong quá trình lắng các hạt cặn có khả năng kết dính với nhau thành bông cặnlớn khi đủ trọng lực sẽ lắng xuống, ngược lại các bông cặn có thể bị vờ thành các hạtcặn nhỏ, do đó trong khi lắng các bông cặn có thể bị thay đổi kích thước, hình dạng, tỷtrọng
• Lắng các hạt cặn đã đánh phèn: các hạt có khả năng kết dính với nhau nhưngnồng độ lớn hon (thường lớn hơn 1000 mg/1), các bông cặn này tạo thành lớp mây cặnliên kết với nhau và dính kết để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nước
Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bề tạo bông cặn, trong
bể tạo bông tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng nặng thì hiệu quả lắng càng cao
Trang 30Nhiệt độ nước càng cao, độ nhớt càng nhở, sức cản của nước đối với các hạt cặn cànggiảm làm tăng hiệu quả của quá trình lắng Hiệu quả lắng tăng lên 2 -7-
3 lần khi nhiệt độ nước tăng 100°c
Thời gian lưu nước trong bể lắng cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệuquả của bế lắng Đê đảm bảo lắng tốt thời gian lưu nước trung bình của các phần tửnước trong bê lắng thường phải đạt từ 70 - 80% thời gian lưu nước trong bê theo tínhtoán Neu để cho bể lắng có vùng nước chết, vùng chảy quá nhanh hiệu quả lắng sẽ giảm
đi rất nhiều Vận tốc dòng nước trong be lắng không được lớn hơn trị số vận tốc xoáy vàtải cặn đã lắng lơ lửng trở lại dòng nước
Quá trình lọc là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ
để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lóp vật liệu lọc hạt cặn và vi trùng cótrong nước Sau một thời gian dài làm việc, lớp vật liệu lọcbị khít lại làmgiảm tốc độ lọc Đê khôi phục lại khả năng làm việc của bê lọc phải thôi rủabê lọcbằng nước hoặc gió hoặc gió kết họp nước để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lóp vật liệu
Trong dây chuyền xử lý nước cấp cho sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng đế làmtrong nước triệt để Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua lọc phải đạt tiêuchuẩn cho phcp (nhỏ hon hoặc bằng 3 mg/1)
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bề có nguyên tắc làmviệc, cấu tạo lóp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau; cơ bản có thế chia ra cácloại bể lọc sau
Trang 31lớp vật liệu lọc.
• Theo chiều dòng chảy
+ Be lọc xuôi: là bể lọc cho nước chảy qua lóp vật liệu lọc từ trên xuống dướinhư bể lọc chậm, bể lọc nhanh phổ thông
+ Be lọc ngược: là bế lọc có chiều nước chảy qua lóp vật liệu lọc là từ dưới lêntrên như bể lọc tiếp xúc
+ Bể lọc hai chiều: nước chảy qua lóp vật liệu lọc theo cả hai chiều tù’ trênxuống và từ dưới lên, nước được thu ở tầng giừa như bể lọc AKX
• Theo số lượng lớp vật liệu lọc: bế lọc có 01 lớp vật liệu lọc hay 02 lớpvật
liệu lọc hoặc nhiều hơn
+ Bể lọc lưới: nước đi qua lưới lọc kim loại hoặc vật liệu lọc dạng xốp
+ Bể lọc có màng lọc: nước đi qua màng lọc được tạo thành trên bề mặt lưới đỡhay lớp vật liệu rồng
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tínhkinh tế của quá trình lọc Vật liệu lọc hiện nay được dùng phô biến là cát thạch anh tụ-nhiên Ngoài ra cón có thể sử dụng một số vật liệu khác như cát thạch anh nghiền, đáhoa nghiền, than antraxit, polyme Cácvật liệu lọccần phảithỏa mãncác yêu cầu về thành phần cấp phối tích họp, đảm bảo đồng nhất, cóđộbền cơ họccao, ổn định về hóa học
Ngoài ra trong quá trình lọc người ta còn dùng thêm than hoạt tính như là mộthoặc nhiều lớp vật liệu lọc đe hấp thụ chất gây mùi và màu của nước Các bột than hoạt
Trang 32tính có bề mặt hoạt tính rất lớn, chúng có khả năng hấp thụ các phân tử khí và các chất ởdạng lỏng hòa tan trong nước.
Khi cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống có hàm lượng fio < 0.5 mg/1 thì cần phảithêm fio vào nước Đe fio hóa có thế dùng các hóa chất như sau: silic florua natri, floruanatri, silic florua amoni
2.4.10 Khử trùng nưóc
Là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống Sau cácquá trình xử lý, nhất là sau khi nước qua lọc thì phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại, song
để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh thì cần phải tiến hành khử trùng nước
Có rất nhiều biện pháp khử trùng nước hiệu quả như dùng các chất oxy hóa mạnh,các tia vật lý, siêu âm, dùng nhiệt hoặc các ion kim loại nặng Hiện nay ở Việt Namđang sử dụng phổ biến nhất là phương pháp khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh (sửdụng phô biến là clo và các hợp chất của clo vì giá thành thấp, dễ sử dụng, vận hành vàquản lý đơn giản)
2.4.11 Ốn định nưóc
Là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời cấy lên mặt trong thành ốnglớp màng bảo vệ để cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu làm ống Tácdụng của lóp màng bảo vệ này là đế chống gỉ cho ống thép và các phụ tùng trên đườngống Hóa chất thường dùng để ổn định nước là hexametephotphat, silicat natri, soda,vôi
2.4.12 Làm mềm nước
Làm mềm nước tức là khử độ cứng trong nước (khử các muối Ca, Mg có trongnước) Nước cấp cho một số lĩnh vực công nghiệp như dệt, sợi nhân tạo, hóa chất, chấtdẻo, giấy và cấp cho các loại nồi hơi thì cần phải làm mềm nước Các phương pháplàm mềm nước phô biến là: phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp traođổi ion
Trang 33Chương 3: ĐẺ XVÁ T CÔNG NGHỆ xử L Ỷ NƯỚC CẢP CHO
HUYỆN TÁNH LINH-TỈNH BÌNH THUẬN
3.1 TÍNH CHẤT NGUÒN NƯỚC CẤP VÀ TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC 3.1.1 Hiện trạng nguồn nước mặt
Sông La Ngà là tên một con sông ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam, là phụ lưucấp I của sông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vựcthuộc thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận,Đồng Nai với chiều dài trên 272 km và lưu vực 4.710 km2 rồi đổ vào hồ Trị An
Ở thượng nguồn sông La Ngà là họp lưu của hệ thống nhiều sông suối nhỏ,nhưng về tổng thể có thể coi là ba sông nhánh bắt nguồn tù' phía tây, đông bắc và đôngthị xã Bảo Lộc Chúng họp lun ở phía nam thị xã Bảo Lộc, theo đường chim bay khoảng
7 km Từ đây sông La Ngà chảy ngoằn ngoco theo hướng bắc tây bắc- đông đông namtrên chiều dài khoảng 30 km tới hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Hàm Thuận côngsuất 300 MW của cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi nằm trên địa phận hai tỉnhLâm Đồng và Bình Thuận
Từ hồ chứa nước này sông La Ngà tách làm hai nhánh, một nhánh chảy theohướng đông bắc-tây nam đe dẫn nước tới hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Đa Micông suất 175 MW (ở phía tây tây nam hồ chứa nước của nhà máy thủy điện HàmThuận) Nhánh phía đông chảy vòng thúng rồi hợp lun với nhánh thoát nước của nhàmáy thủy điện Đa Mi trong địa phận huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận Sau đó sông LaNgà đổi hướng thành đông nam-tây bắc tới ranh giới với tỉnh Đồng Nai
Ớ Bình Thuận sông La Ngà đi qua huyện Đức Linh với diện tích đất tự nhiên
535 km2, huyện Tánh Linh với diện tích đất tự nhiên 954km2, với chiều dài qua huyện
Trang 34Tánh Linh là 24km và một phần huyện Hàm Thuận Bắc (lưu vực suối Đan Sách củasông La Ngà với diện tích đất tự nhiên khoảng 150 km2) Như vậy tổng diện tích đất tựnhiên của lun vực sông La Ngà tại Bình Thuận là 1.639 km2.
Nước sông La Ngà được đánh giá là nguồn nước tốt nhất trong khu vực, có lun lượng lớn, chất lượng ổn định và tương đối ít bị ô nhiễm
Thuận lợi hơn là được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khaithác nguồn nước sông với lưu lượng khoảng 4 m3/s để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
và sản xuất
Vị trí đặt trạm bơm cấp I trên đoạn sông La Ngà thuộc thôn 3, xã Đồng Kho,huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
3.1.2 Tính chất nguồn nước cấp và tiêu chuấn cấp nước
Bảng 3.1 - Bảng kết quả xét nghiệm mẫu nước thô sông La Ngà (đoạn thuộc
thôn 3, xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh)
Trang 353.2 ĐỀ XUẤT - PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ xử LÝ
3.2.1 Đe xuất công nghệ xử lý
Muốn đưa ra một công nghệ xử lý nước cấp có hiệu quả cao trước hết phảixem xét thành phần, tính chất của nguồn nước, công suất xử lý yêu cầu Đối vớinguồn nước là nước mặt thì thành phần quan tâm nhiều nhất đó là hàm lượng cặn
ss, vì hàm lượng cặn này có ý nghĩa rất là quan trọng và có thể dựa vào hàm lượng
cặn này mà quyết định đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý có hiệu quả
Căn cứ vào chất lượng nước nguồn, có thể đưa ra 2 phương án lựa chọn sơ đồdây chuyền công nghệ cho việc thiết kế trạm xử lý nước như sau:
Trang 36clo hóa phèn Al, sơ
bộ chất kiềm hóa
Trang 37Mang lưới Tram Bể chứa Bể lọc
Trang 38Phương pháp trộn thuỷ lực có ưu điểm là cấu tạo công trình đon giản, không cầnmáy móc thiết bị phức tạp, giá thành quán lý thấp Nhược điểm cơ bản là không điềuchỉnh được cường độ khuấy trộn khi cần thết và do tổn thất áp lực lớn nên công trìnhphải xây dựng cao hơn.
• Bể phản ứng
• Phương án 1: Be phản ứng vách ngăn
Thường được xây dựng kết họp với bế lắng ngang Ngiiyên lí cấu tạo cơ bản của
bể là dùng các vách ngăn đổ tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng nước Bể có ưu điểm
là đơn giản trong xây dựng và quản lí vận hành Tuy nhiên, nó có nhược điếm là khốilượng xây dựng lớn do có nhiều vách ngăn và bế phải có đủ chiều cao đổ thoả mãn tổnthất áp lực trong toàn bể
• Phương án 2: Be phản ứng cỏ lớp cặn lơ lửng
Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng thường được đặt ngay trong phần đầu của bể lắngngang Bổ thường được chia thành nhiều ngăn dọc, đáy có tiết diện hình phễu với cácvách ngăn ngang, nhằm mục đích tạo dòng nước đi lên đều, để giữ cho lóp cặn lơ lửngđược ôn định Ưu điêm của bê này là cấu tạo đơn giản, không cần máy móc cơ khí,không tốn chiều cao xây dựng
• Phương án 1: Be lắng ly tăm
Be lắng dùng lực ly tâm tác dụng lên hạt cặn, tốc độ chuyển động của các hạt cặntheo hướng từ tâm quay ra ngoài sẽ lớn hơn rất nhiều so với vận tốc lắng tự do của hạtcặn trong khối nước tĩnh, do đó các hạt cặn có thế tách ra khỏi nước bằng các thiết bị lytâm hay xiclon thủy lực
Các thiết bị lắng ly tâm có hiệu quả lắng cao nhưng cấu tạo phức tạp, quản lý khókhăn không kinh tế
Trang 39Căn cứ vào biện pháp thu nước đã lắng, người ta chia bể lắng ngang làm hai loại:
bế lắng ngang thu nước ớ cuối và bê lắng ngang thu nước đều trên bề mặt Be lắngngang thu nước ở cuối thường được kết hợp với bể phản ứng có vách ngăn hoặc bể phảnứng có lớp cặn lơ lửng Be lắng ngang thu nước đều trên bề mặt thường kết hợp với bểphản ứng có lớp cặn lơ lửng
❖ Be lọc nhanh trọng lực
Lọc nước là quá trình xử lí tiếp theo quá trình lắng, nó có nhiệm vụ giừ lại các hạtcặn nhỏ hơn trong nước không lắng được ở bể lắng, do đó làm trong nước một cách triệt
đê hon, với mức độ cao hơn và làm giảm đáng kê lượng vi trùng trong nước
Do tốc độ lọc nhanh (từ 6-15 m/h) nên diện tích xây dựng bể nhỏ và do cơ giớihoá công tác rửa bê nên làm giảm nhẹ công tác quản lý và nó đã trở thành loại bê lọc cơbản, được sử dụng phô biến trong các trạm cấp nước trên thế giới hiện nay
❖ Be chứa nước sạch
Chọn bể chứa có mặt bằng hình chừ nhật, đặt nửa chìm nửa nổi để thuận tiện choviệc bố trí bề lọc Bên trên bế có nắp đậy, ống thông hơi và lớp đất trồng cây cỏ đế giữcho nước khỏi nóng
❖ Trạm bom cấp II
Máy bơm cấp II được chọn lắp đặt là bơm ly tâm trục ngang Máy bơm được gắnthiết bị biến tần đế cho phép thay đôi lưu lượng của máy bơm tuỳ theo nhu cầu sử dụngkhác nhau của các giờ trong ngày
Từ trạm bơm cấp I, nước sông La Ngà được đưa đến bể trộn vách ngăn của trạm
xử lý qua hệ thống ống dẫn nước thô bàng bơm ly tâm trục ngang Nước ở bể trộn luônđược giữ ở mức ổn định nhất đổ có thể tạo dòng tự chảy cho các công trình phía sau.Tại bể trộn, các hoá chất như phèn, vôi được châm vào với liều lượng tuỳ thuộcvào điều kiện nước nguồn, tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộkhối lượng nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh, nếukhông trộn đều và trộn kéo dài thì sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc, và đềutrong thế tích nước
Trang 40Nước sau khi đã được trộn đều với hoá chất sẽ được phân phối vào bể phản ứngvách ngăn (phương án 1), bể phản ứng có lóp cặn lơ lửng (phương án 2) Be phản ứng
có chức năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêpxúc và kêt dính giữa các hạt keo và cặn bân trong nước đê tạo nên những bông cặn đủlớn và sẽ lắng lại trong bể lắng Từ các máng phân phối sử dụng hệ thống ống đứng đếđưa nước xuống đáy bế Be phản ứng được xả cặn định kỳ
Nước từ bể phản ứng chảy tràn qua tường chắn hướng dòng sang bể lắng ly tâm(phương án 1), bể lắng ngang (phương án 2) Nước sau khi qua bể phản ứng tạo bôngcặn, hạt cặn đã có kích thước lớn được dẫn sang bể lắng đế giữ lại các hạt cặn trong bểlắng này
Nước từ bề lắng được đưa đến các bế lọc nhanh chia thành 2 dãy bằng mương dẫn
và phân phối vào mỗi bể lọc bàng các máng phân phối để nước được phân phổi đều trêndiện tích bề mặt mỗi bê lọc Bê lọc có nhiệm vụ giữ lại các hạt cặn nhỏ và vi khuẩn mà
bề lắng không có khả năng giữ được Vật liệu lọc được dùng là cát thạch anh 1 lớp, cóđường kính hạt tù’ 0.5 -ỉ- 1.25 mm Nước sau khi qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đờ vào hệthống chụp lọc và được thu vào hệ thống ống thu nước lọc và đưa đến bể chứa
Nước sau khi qua bể lọc được dẫn đến bể chứa nước sạch Tại đây, lượng Clo đượcchâm vào đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt tiêu chuẩn trong mạnglưới nước cấp Nước được đưa đến hố hút Nước từ hổ hút được các bơm biến tần ở trạmbơm cấp II hút và bơm cấp vào mạng lưới tiêu thụ
Chương 4: TÍNH TOÁN CHI TIÉT CÁC CÔNG TRÌNH
ĐƠN VỊ TRONG TRẠM xử LÝ
4.1 Tính toán lưu lượng nước cấp cần xử lý
4.2 Lựa chọn-tính toán công trình thu và trạm bơm cấpl
4.3 Tính toán lượng hoá chất cần dùng
4.4 Tính toán các công trình đon vị trong cụm xử lý