1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XÂY NHÀ

21 374 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,12 MB

Nội dung

Mọi điều cần biết khi xây nhà Xi Măng nghi Sơn Dân Dụng Sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà đẳng cấp 2 Mọi điều cần biết khi xây nhà www.ximangdandung.com.vn 3 4 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 5 Chương I: VẼ MƠ ƯỚC Cùng thiết lập kế hoạch xây nhà 1. Bao nhiêu tiền là đủ? 2. Quan trọng là hiểu luật 3. Yêu cầu gì với Kiến trúc sư? 4. Phác họa chi tiết 5. Hoàn thiện hồ sơ nhà đẹp 6. Chọn nhà thầu, cách nào? 7. Đừng quên giám sát 9 12 13 14 15 16 18 Chương III: CÙNG TẠO DỰNG Các bước xây dựng 1. Dọn sạch những cản trở 2. Cùng dựng xây! 30 30 Chương V: SẺ CHIA HẠNH PHÚC Lưu ý trong quá trình sử dụng ngôi nhà 1. Hãy yêu ngôi nhà của bạn 2. Chăm sóc ngôi nhà 3. Nếu cần sửa chữa 37 37 37 Chương II. GỬI NIỀM TIN Lựa chọn các loại vật liệu phù hợp nhất 1. Vật liệu nào phù hợp? 2. Lựa chọn cửa hàng vật liệu 3. Bí quyết nào để chọn? 4. Hãy cùng quan sát 24 24 24 28 35 36 36 Chương IV: Niềm vui Các bước kiểm tra 1. Kiểm tra kỹ lưỡng 2. Bước hoàn tất cuối cùng 3. Cùng cắt băng khánh thành 1. Mỗi người có một ngôi nhà và chúng ta cần xây nó ra sao? (Khuyết Danh) Mỗi ngôi nhà là một tổ ấm 2. Mọi sự bền vững đều được xây dựng bằng thời gian. Dục tốc bất đạt! (Khổng Tử) 3. Cốt lõi của một ngôi nhà bền vững không xuất phát từ vẻ bề ngoài của nó, mà đến từ nền móng vững chắc nằm sâu từ dưới lòng đất. (V.Lenin) 4. Dấu hiệu thứ nhất của hạnh phúc gia đình là tình yêu ngôi nhà mà mình sinh sống. (Montlosier) 5. Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình. (J.H.Payne) 6. Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được tổ ấm. (Ngạn ngữ Trung Hoa) 7. Nhà được dựng nên để sống, không phải để ngắm. (Ngạn ngữ Trung Hoa) 8. Tình yêu thương trong gia đình là nền tảng cho cuộc sống. (Dalai Lama) Phụ lục 1. Bảng minh họa chi phí ước tính (phụ lục 1) 2. Bảng tóm tắt mọi điều cần làm (phụ lục 2) 3. Quy trình làm việc với Kiến trúc sư (phụ lục 3) 4. Bảng kế hoạch chi tiết (phụ lục 4) 5. Tiêu chí chọn vật liệu tốt (phụ lục 5) 6. Bảng giám sát nhân công, vật liệu và chi phí (phụ lục 6) 11 20 22 23 29 34 6 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 7 Hãy đừng quên cùng nhau trả lời những câu hỏi đầu tiên! 1. Số lượng thành viên trong gia đình bạn là bao nhiêu người? (Đừng vội trả lời ngay, mà hãy tính toán đến cả số thành viên trong tương lai sắp tới nữa!) 2. Mỗi người trong gia đình mong muốn không gian sống của mình sẽ như thế nào? (Điều này quyết đònh việc sắp đặt và bố cục căn nhà cho hợp lý.) 3. Chúng ta có bao nhiêu tiền để xây nhà? (Hãy cùng liệu cơm gắp mắm, đừng biến tổ ấm thành món nợ của cả đời người bạn ạ!) 4. Chúng ta muốn vẻ bên ngoài của ngôi nhà như thế nào? (Hãy cùng thống nhất để hình ảnh ngôi nhà là niềm hãnh diện của mọi thành viên.) 5. Chúng ta đònh xây nhà trong thời gian bao lâu? (Điều này quyết đònh tiến độ xây nhà cũng như tiến độ điều động tài chính cho việc xây dựng.) 6. Chúng ta có cần phải xem phong thủy hay không? (Điều này quyết đònh việc lựa chọn hướng nhà, hướng cửa, hướng đặt các vật dụng chính yếu trong gia đình sau này.) 7. Chúng ta có thể sử dụng và tận dụng được những nguyên liệu gì? (Sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở đòa phương sẽ giảm thiểu chi phí, đồng thời, tăng tính tương thích của ngôi nhà với điều kiện môi trường thực tế.) 8. Chúng ta sử dụng bao nhiêu máy điều hòa nhiệt độ? (Những chiếc “cục nóng” của điều hòa nhiệt độ có thể sẽ trở thành thủ phạm khiến cho vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà không còn hoàn mỹ.) “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà Trong ba việc ấy ắt là khó thay!” (Ca dao Việt Nam) Chương I: Vẽ mơ ước Việc tạo dựng một ngôi nhà mơ ước của cả đời người ắt là chẳng dễ. Nhưng nếu có được một kế hoạch rõ ràng, dựa trên sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên trong gia đình thì việc chung tay dựng xây mái ấm không hề là việc ngoài tầm tay. 8 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 9 1. Bao nhiêu tiền là đủ? Hãy nhớ lại câu hỏi “Chúng ta có bao nhiêu tiền để xây nhà?”. Rất khó để có được một kế hoạch tài chính trọn vẹn tuyệt đối cho việc này nhưng nếu xem nhẹ việc cân nhắc khả năng tài chính, cũng như kiểm soát quá trình chi tiêu thì rất có thể là bạn sẽ vướng phải những khó khăn lớn khi đối diện với các khoản chi phát sinh hoặc những khoản vay ngoài khả năng chi trả. Cũng có thể bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khi nhà thì đã xây xong thật là to đẹp nhưng phần nội thất và các vật dụng tiện nghi cho cuộc sống bên trong lại rất xoàng vì… hết tiền. Bởi vậy, cách tốt hơn là bạn hãy dự trù mọi khoản chi phí có thể phải chi trả để có thể cân đối tốt nhất giữa các khoản trong khả năng của mình. Đừng quên! Một khoản dự phòng sẽ luôn là cần thiết bởi trên thực tế việc xây nhà luôn có phát sinh. Với số tiền dự phòng thêm khoảng 10% so với tổng chi phí ước tính sẽ giúp bạn dễ dàng xoay xở hơn trong quá trình xây dựng. Những loại phí cần phải ước tính: a. Chi phí tư vấn: Nếu bạn lựa chọn các Kiến trúc sư thiết kế chuyên nghiệp để vẽ nên ngôi nhà mơ ước cho mình thì không thể không tính đến chi phí này, dù không nhiều so với tổng thể. Sẽ thật là tuyệt nếu bạn nhờ được người quen để tiết kiệm. Nếu không, trong trường hợp bạn chọn những người thi công kiêm cả phần thiết kế thì rất có thể bạn sẽ được miễn phí khoản chi này. b. Chi phí xây dựng cơ bản: Đây là phần chi phí tối thiểu để bạn hoàn thành phần “xây thô” (các kết cấu kiên cố: móng, sàn, khung, tường, mái, cầu thang…) tạo thành cái khung vững chắc cho ngôi nhà của mình. Thông thường thì phần chi phí này ít biến động và được tính theo mét vuông xây dựng. Đừng quên! Đừng quên ghi lại thật tỉ mỉ tất cả những gì chúng ta đã cùng bàn bạc! Đó sẽ là những thông tin quý báu cho những người Kiến trúc sư chắp bút vẽ nên ngôi nhà mơ ước của bạn, và cả những người làm xây dựng sau này nữa. 10 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 11 c. Chi phí hoàn thiện: Đây là chi phí cho những phần hoàn thiện cơ bản khác để đảm bảo nhu cầu tiện nghi tối thiểu của cuộc sống gia đình, như là: gạch lát, trần thạch cao, thiết bò bếp, thiết bò vệ sinh, sơn nước trong ngoài, thiết bò điện, nước, cầu thang, cửa Đơn vò tính có thể theo mét vuông phần hoàn thiện thực tế hoặc chủng loại thiết bò. Giá cả chênh lệch giữa các lựa chọn là khá lớn, bạn cần cân nhắc thận trọng để tránh phải chi quá nhiều cho khoản này. Đừng quên! Đừng ngần ngại tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ từ các hệ thống tài chính và ngân hàng uy tín. Bạn hoàn toàn có thể vay tiền để xây nhà bằng cách tín chấp hay thế chấp chính ngôi nhà đang đònh xây đó. Hãy tìm đến trụ sở các ngân hàng gần nhất để được tư vấn hỗ trợ khoản vay phù hợp với khả năng tài chính của mình! d. Chi phí trang trí nội thất: Chi phí cho các lựa chọn có thể có hoặc không, ngay lập tức hoặc sắm dần từ từ, sắm hàng giá hợp lý để đến thời điểm thích hợp hơn thì thay đổi, bao gồm các sản phẩm nội thất cho các không gian chức năng như: mành, rèm, đèn trang trí, bộ sofa, tủ kệ trang trí, tivi, thiết bò giải trí, giường, tủ, chăn, gối, đồ dùng nhà bếp… Có thể tính gộp vào chi phí xây nhà để dễ hình dung nhưng không nhất thiết phải trang bò ngay mà tùy thuộc vào tình hình tài chính thực tế của bạn sau khi hoàn thiện xong ngôi nhà. BẢNG MINH HỌA CHI PHÍ ƯỚC TÍNH (Phụ lục 1) Giai đoạn Chi phí % Chuẩn bò Tư vấn thiết kế Quản lý, Giám sát Nhân công Giải phóng mặt bằng 3 - 5 4 - 6 15 - 20 2 - 5ø Xây dựng cơ bản Xi măng Cát Đá Thép Gạch Khác (Cốp pha, Nước ) 7 - 9 3 - 5 4 - 6 6 - 12 8 - 10 2 - 6 Hoàn thiện Điện - Nước Sơn Cửa Sàn Tường bao, hàng rào, cổng Vệ sinh + chi phí khác 7 - 10 3 - 6 2 - 4 3 - 7 1 - 3 6 - 8 12 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 13 2. Quan trọng là hiểu luật Xây nhà là việc vô cùng quan trọng và rất có thể liên quan tới nhiều yếu tố pháp lý khác nhau. Bạn cần dành thời gian thích đáng để xem xét các vấn đề pháp lý, bao gồm: ° Thủ tục hành chính (giấy phép xây dựng) ° Quyền sở hữu (quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, có yếu tố tranh chấp về sở hữu hay không) ° Quy hoạch: trong ngắn hạn cũng như dài hạn (tham khảo tại phòng quản lý xây dựng và quy hoạch cấp quận/huyện) ° Quy đònh của chính quyền đòa phương: chiều cao, số tầng, kết cấu, vật liệu, diện tích xây dựng/diện tích đất thực tế, phần sử dụng chung với các gia đình xung quanh, lộ giới đường giao thông… ° Những vấn đề cộng đồng: tường chung, lối đi chung, đường dẫn nước/thoát nước, đường điện sinh hoạt, sân chung, cây xanh… Đừng quên! Chia sẻ với mọi người xung quanh: Việc xây dựng có thể gây nên tranh chấp không đáng có với những người hàng xóm gây nên những hệ lụy rất phiền phức về sau. Bạn đừng quên chia sẻ với tất cả mọi người xung quanh về ý đònh của mình để nhận được sự cảm thông và hỗ trợ của họ trong suốt quá trình xây dựng. 3. Yêu cầu gì với Kiến trúc sư? Hãy trao đổi với Kiến trúc sư mọi vấn đề mà chúng ta đã cùng nêu ra trong “cuộc họp gia đình” từ khi bắt tay vào kế hoạch này. Và đặc biệt lưu ý thêm về các vấn đề tâm linh: phong thủy, hướng nhà, hướng cửa, hướng sắp đặt các vật dụng chính yếu trong gia đình, khu vực thờ cúng… Những điều này đều ảnh hưởng quan trọng tới công việc của Kiến trúc sư sau này. Sau khi trao đổi kỹ càng với Kiến trúc sư mọi vấn đề, hãy lắng nghe những tham vấn về tính phù hợp của công năng, tính thẩm mỹ, sự an toàn… Đừng ngần ngại bày tỏ mọi thắc mắc của bạn về những điều chưa thực sự thấu hiểu. Rất khó để bạn “làm lại” trong chuyện này. Đừng quên! ° Điều chỉnh cần thiết: Hãy đề nghò Kiến trúc sư chú ý tới các điều chỉnh để đạt được công năng tối ưu, tận dụng triệt để mọi không gian, đáp ứng sở thích cũng như độ an toàn tuyệt đối cho từng thành viên gia đình. ° Ràng buộc rõ ràng: Không nên can thiệp nhiều vào phần xử lý chuyên môn của Kiến trúc sư. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về gợi ý của Kiến trúc sư, cũng đừng ngần ngại yêu cầu họ đưa ra những cam kết về quyết đònh của mình. Đừng quên! Tìm hiểu luật ở đâu? Mọi thông tin về các quy đònh pháp lý liên quan đến xây dựng dân dụng đều được cung cấp đầy đủ, chính xác ở UBND xã, phường mà bạn đang sinh sống. 14 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 15 4. Phác họa chi tiết Dựa trên những trao đổi cụ thể, chi tiết và cởi mở, các Kiến trúc sư sẽ lên những phác thảo từ đơn giản đến chi tiết để bạn và gia đình có thể hình dung một cách sinh động nhất về ngôi nhà tương lai. Hãy yêu cầu ít nhất 3 loại bản vẽ: a. Phối cảnh minh họa: gồm phối cảnh công trình, sân vườn; phối cảnh căn nhà theo chính diện, góc; phối cảnh mặt cắt mô tả nội thất bên trong giúp bạn hình dung được chính xác ngôi nhà sau khi hoàn thành, dễ dàng trong việc bài trí đồ đạc, trang trí căn nhà. b. Bản vẽ kỹ thuật tổng thể (hồ sơ xin cấp phép) bao gồm: sơ đồ vò trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng c. Các bản vẽ kỹ thuật chi tiết (Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công) bao gồm: ° Toàn bộ bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, mặt bằng trần, mặt bằng lát sàn ° Bản vẽ triển khai kết cấu bên trong: cấu tạo thang, cửa, chi tiết trang trí, khu bếp, vệ sinh, ban công, tầng hầm, sân vườn, hàng rào, lớp các hạng mục phụ trợ… ° Bản vẽ kỹ thuật điện, cấp thoát nước, các đường dây tín hiệu điện thoại, internet, truyền hình, máy điều hòa, thông gió, hệ thống chống sét, chống cháy nổ, hệ thống an ninh ° Bản dự toán chi tiết từng hạng mục giúp quản lý cụ thể các khoản kinh phí xây dựng. 5. Hoàn thiện hồ sơ nhà đẹp Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở bao gồm những gì? a. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu. b. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy đònh của pháp luật. c. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vò trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vò trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng ở đâu? Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc đòa giới hành chính quận, huyện. Tại UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc đòa giới hành chính xã. Thời hạn cấp phép xây dựng là bao lâu? Đối với nhà ở riêng lẻ: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. *Nguồn: Nghò đònh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ quy đònh (theo website của Bộ Xây dựng) Đừng quên! ° Hồ sơ cần được đóng gói gọn gàng thành 4 bộ theo thứ tự, đính kèm bản thuyết minh (hãy yêu cầu Kiến trúc sư thực hiện cho bạn) và bản vẽ kỹ thuật tổng thể. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thẩm đònh và đóng dấu sẽ trả lại 2 bản cho chủ công trình. ° Trong trường hợp bạn không thuê Kiến trúc sư thì có thể nhờ những người sẽ thi công công trình thực hiện hồ sơ này giúp bạn. Đừng quên! ° Đọc hiểu: Hãy tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan để việc trao đổi giữa hai bên thông suốt và hiệu quả hơn. ° Tham vấn chuyên môn: Đừng quên xin góp ý của những người đã có kinh nghiệm thực tế trong xây dựng dân dụng để đảm bảo sự an toàn, hợp lý và tránh lãng phí. 16 Mọi điều cần biết khi xây nhà Chương I www.ximangdandung.com.vn 17 6. Chọn nhà thầu, cách nào? Một kinh nghiệm tốt là nên đi xem những căn nhà mà nhà thầu mình chọn đã xây dựng để thăm hỏi chính những chủ nhà đó về mức độ hài lòng. Cũng có thể hỏi thăm người quen để tìm kiếm được nhà thầu uy tín nhưng cũng cần thận trọng vì nhờ vả người quen rồi nhiều khi không ưng ý lại không “bắt đền” được. Bạn cũng có thể yêu cầu các nhà thầu đưa ra những giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động cũng như năng lực hành nghề xây dựng của họ, bởi lẽ, các vấn đề này đã được quy đònh rất rõ trong Luật Xây dựng. a. Thử thách ban đầu: Hãy thử thách các nhà thầu bằng cách yêu cầu họ đưa ra phương án thi công tối ưu nhất, bao gồm: ° Tiến độ công việc ° Điều động nhân lực ° Quản lý công trường ° Quản lý an toàn ° Kiểm soát nguyên vật liệu… Hãy tham khảo người có kinh nghiệm về tính hợp lý và khoa học của phương án này để xác đònh năng lực và kinh nghiệm thực sự của nhà thầu. Đừng quên! Hợp đồng càng chi tiết càng tốt. Các điều khoản cần chú ý bao gồm: ° Người chòu trách nhiệm cuối cùng ° Thời gian thi công ° Thời hạn & hình thức bàn giao ° Giá cả & hình thức thanh toán ° Kiểm soát chất lượng ° Vấn đề an toàn và bảo hiểm ° Thẩm đònh chất lượng ° Thời hạn bảo hành ° Quy đònh về lỗi và các quy đònh về tranh chấp hợp đồng b. Cạnh tranh về giá: Hiện nay có 2 hình thức nhận thầu: Hình thức “chìa khóa trao tay” hay còn gọi là “khoán trắng” (cả nhân công vật liệu xây dựng lẫn giám sát) có thể chênh lệch về chi phí rất lớn, tùy theo yêu cầu và cách thức lựa chọn loại vật liệu sử dụng. Bởi vậy, để kiểm soát chi phí xây dựng thì hợp đồng xây dựng phải thật chặt chẽ rõ ràng. Nếu có thời gian và hiểu biết về chuyên môn xây dựng, bạn có thể chọn hình thức giao thầu nhân công (khoán việc cho nhà thầu còn bạn thì lo vật tư, nguyên liệu). Cách này mệt mỏi và vất vả hơn nhưng bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, đồng thời, lựa chọn đúng những loại vật liệu, sản phẩm theo đúng yêu cầu hoặc sở thích của bạn. c. Quản lý thời gian: Một ngày làm thêm là một ngày tốn thêm chi phí nhân công, đồng thời, bạn sẽ chòu thêm rủi ro cho biến động về giá nguyên vật liệu… Bởi vậy, cần phải yêu cầu các nhà thầu lập bảng tiến độ công việc chi tiết, bao gồm cả dự trù vật liệu cho từng thời điểm nữa. Đây cũng sẽ là căn cứ quan trọng để bạn có thể tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc công việc cũng như là thanh toán, quyết toán hợp lý. Đừng quên! Kiểm soát nhân công: Việc bổ sung điều khoản về nhân công xây dựng vào hợp đồng không chỉ giúp bạn xác đònh rõ ràng trình độ và kinh nghiệm của họ mà còn quản lý được cả về nhân thân để tránh các hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra. [...]... ước mơ tươi đẹp của mỗi thành viên sẽ được chắp cánh và bay cao từ chính tổ ấm này Hãy tự tin với ngôi nhà mà chúng ta đã cùng nhau tạo dựng! Chương V Cuốn sách được thực hiện với sự hợp tác và bảo trợ thông tin của 38 Mọi điều cần biết khi xây nhà Lưu ý: Nội dung cuốn sách “Mọi điều cần biết khi xây nhà này chỉ mang tính chất tham khảo Công ty Xi măng Nghi Sơn không chòu trách nhiệm đối với bất kỳ... hải i/cun ua p phố cơ m ïng nguy lươ chất kém ! ên g qu Mọi điều cần biết khi xây nhà hạn sử dụng ° Vón cục, thấm nước, nặng tay ° Màu sắc không đồng nhất Cát Hãy ưu tiên cho những thiết bò cần thiết nhất cho cuộc sống tiện nghi trong tương lai! Những thiết bò chưa thực sự cần thiết, mang tính trang trí… thì chúng ta sẽ cùng lựa chọn sau khi có điều kiện hơn 28 ° Quá Chương II Xi măng mới được sản xuất... kế đã chỉnh sửa những chi tiết cấu tạo phù hợp với thực tế Đây sẽ là cơ sở để bạn cải tạo những chi tiết ngầm của căn nhà trong quá trình sử dụng sau này 36 Mọi điều cần biết khi xây nhà Việc sử dụng không đúng các thiết bò trong gia đình không chỉ gây nguy cơ hỏng hóc, kém bền vững và bất tiện mà còn có thể gây nên những tác động xấu tới sức khỏe của con người sống trong đó Để ngôi nhà bền đẹp theo... trước khi trát Bề dày lớp trát thông thường từ 0,8 cm tới 1,5 cm ° Mọi điều cần biết khi xây nhà ° ° 30 Chương III Sau khi hoàn thành tất cả các bước này, rất nên có một lần tổng kiểm tra cũng như làm vệ sinh sơ bộ để có thể chuyển sang phần hoàn thiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Khi thời tiết nóng hoặc hanh khô nên tiến hành phun ẩm bảo dưỡng sau khi trát www.ximangdandung.com.vn 31 Lưu ý khi trộn... hợp Lựa chọn nhà thầu ° Lựa chọn hình thức giao thầu ° Lựa ° Tư vấn, giới thiệu nhà thầu phù hợp chọn đội thi công *Bạn có thể sử dụng bản photocopy với số lượng tùy theo yêu cầu *Sử dụng màu sắc khác nhau cho từng nhóm công việc để dễ xác đònh, tính toán và cân đối 22 Mọi điều cần biết khi xây nhà www.ximangdandung.com.vn 23 Chương II: Gửi niềm tin 1 Vậy vật liệu nào là phù hợp? Vật liệu xây dựng là... lúc chủ nhà cùng giám sát viên cần kiểm tra lần cuối để đối chiếu những phần chi tiết theo bản vẽ cũng như hợp đồng thi công ban đầu để xác đònh rõ ràng có hay không những sai sót ên! qu ừng *Bạn có thể sử dụng bản photocopy với số lượng tùy theo yêu cầu *Sử dụng màu sắc khác nhau cho từng nhóm công việc để dễ xác đònh, tính toán và cân đối 34 Mọi điều cần biết khi xây nhà www.ximangdandung.com.vn 35... tiếng, uy tín và được sự tin tưởng của cả nhà thầu lẫn kiến trúc sư Sẽ rất khó có thể phân biệt chất lượng xi măng bằng mắt thường Vậy nên, khi chọn mua xi măng bạn cần kiểm tra để cảm nhận độ mềm mại, tơi xốp của xi măng Nếu toàn bao cứng, vón lại thành cục thì xi măng đã cũ Bạn đừng chọn loại xi măng đã để quá 2 tháng kể từ ngày sản xuất 24 Mọi điều cần biết khi xây nhà n! uê øng q ° Độ bám dính tốt: Xi... đồng đề nhân công Mọi điều cần biết khi xây nhà Chọn vật liệu 1 Chọn nhà cung cấp uy tín 2 Các loại vật liệu (xi măng, thép, cát, đá, gạch, nước, thiết bò điện nước, vật liệu hoàn thiện) º º º º º º º hiện nhu cầu, quan điểm thẩm mỹ, khả năng tài chính phí giám sát º º º 6 Phương án dự phòng º º º º º º ° Thể thuê giám sát Chương I 1 Kế hoạch tài chính giám sát º º TIẾN HÀNH XÂY NHÀ 1 Chuẩn bò mặt bằng... liệu xây dựng là một yếu tố đầu vào quan trọng để tạo nên ngôi nhà vững bền Vì vậy bạn nên chọn những loại vật liệu có chất lượng tốt của những nhà sản xuất tin cậy để đặt niềm tin 2 Lựa chọn cửa hàng vật liệu Ngay khi đã xác đònh được những nhãn hiệu vật liệu mình tin tưởng lựa chọn, hãy tìm kiếm các đòa chỉ cung cấp gần nhất với đòa điểm xây nhà, để tiết kiệm chi phí vận chuyển, đồng thời, lập bảng so... Thường xuyên vệ sinh ngôi nhà cũng như các thiết bò để chúng không trở thành hang ổ tích tụ các loại vi trùng gây hại ° Và đã đến lúc cắt băng khánh thành để cùng dọn tới tổ ấm mới – ngôi nhà bền vững cho hạnh phúc trường tồn! Không biến ngôi nhà thành ổ bụi/rác Phát hiện những điều bất tiện/không hợp lý chưa được tính đến để có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp 2 Chăm sóc ngôi nhà Ngoài việc vệ sinh

Ngày đăng: 07/01/2015, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w