Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
76,96 KB
Nội dung
BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” MỞ ĐẦU Trên lộ trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định và chỉ ra những bước đi cho sự phát triển Giáo dục – Đào tạo và Khoa học – Công nghệ là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp đổi mới(Văn kiện Đại hội VII); là “khõu đột phỏ” phục vụ công nghiệp húa, hiện đại húa (Văn kiện Đại hội VIII); là “nền tảng và động lực” cho công nghiệp húa, hiện đại húa (Văn kiện Đại hội IX)để từng bước phát triển kinh tế tri thức. Chiến lược Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ rõ: Quản lí giáo dục là khâu đột phá trong 7 giải pháp lớn. Quản lí giáo dục và đào tạo phải có cách tiếp cận mới: cách tiếp cận đa dạng húa kết hợp với phân húa đi đôi với tiếp cận hệ thống và công nghệ húa quá trình quản lí giáo dục, đa dạng húa trong sự thống nhất và hiện đại húa. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, giáo dục và đào tạo có những sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp với những đặc trưng của giai đoạn đó, cho nên người cán bộ quản lí nhất thiết phải là người được đơn vị tin cậy và quý trọng để tạo được sức mạnh của việc quản lí; tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ; không khí đồng thuận của tập thể; khả năng thích ứng nhạy bén của đơn vị đối với môi trường xung quanh. Là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non là: “giỳp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” ( Điều 22- luật giáo dục 2005). Để có thể thực hiện được mục tiêu này cần nhiều điều kiện, yếu tố như xây dựng được nội dung, chương trình, phương pháp biện pháp giáo dục phù hợp và cần có các phương tiện trang thiết bị phục vụ quá trình chăm sóc- nuôi dạy trẻ…Một trong những điều kiện tiên quyết giúp giáo dục mầm non phát triển chính là khâu quản lí. Chất lượng quản lí trường mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường. Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” Trong 50 năm hình thành và phát triển, ngành học Mầm non đã có hệ thống quản lí chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới cơ sở, đã có một mạng lưới trường lớp ở khắp các vùng miền trong cả nước, có một bộ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thống nhất trong cả nước. Với những đặc trưng của bậc học: vừa chăm sóc, vừa dạy dỗ, trẻ học thông qua vui chơi. Giáo dục trẻ em ở trường mầm non mang tính chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa cô và trẻ vừa mang tính thầy trò vừa mang tình mẫu tử. Việc giáo dục trẻ được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của trẻ hàng ngày. Đặc biệt tập thể những người làm công tác nuôi dạy trẻ đại đa số là nữ. Việc quản lí giáo dục mầm non càng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người cán bộ quản lí phải nỗ lực hết mình, nhạy bén trong tư duy, xử lí các tình huống quản lí nhanh nhạy, công tâm. Muốn vậy, người cán bộ quản lí trong giáo dục mầm non cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong quản lí và cần có nghệ thuật quản lí, xứng đáng là người đứng đầu, là con chim đầu đàn trong một tổ chức đứng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người cán bộ quản lí về trách nhiệm cá nhân rất cao trong tiến trình hoạt động hiện hành cũng như bước phát triển tương lai của trường. Sản phẩm lao động của người cán bộ quản lí trường mầm non có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn húa. Đặc trưng công tác quản lí trường mầm non đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải biết tìm ra con đường phát triển của trường, có năng lực và uy tín thúc đẩy sự phát triển. Qua đợt học tập, nghiên cứu chuyên đề “Quản lí giáo dục Mầm non” cùng với việc tìm hiểu thực tế đã giúp các học viên lớp K18MN hiểu sâu sắc và có thêm kinh nghiệm trong quá trình công tác và quản lí của bản thân. Trong bài tập điều kiện này, Tôi xin trình bầy một số hiểu biết và quan điểm của mình đối với một số vấn đề quản lí thông qua: Phân tích tình huống quản Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” lí của người hiệu trưởng và giáo viên mầm non mà tôi đựợc biết và xin đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất của mình; Một số đánh giá về công tác quản lí của hiệu trưởng trường mầm non Hoa hồng – Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội qua thực tế tại trường; Trong vai trò là hiệu trưởng trường mầm non để xây dựng đề cương kế hoạch năm học. NỘI DUNG I.Phân tích tình huống quản lí của hiệu trưởng và giáo viên mầm non. 1. Một tình huống quản lí của hiệu trưởng trường mầm non 20-10, tại thành phố Điện Biên Phủ. Đợt thực tập cuối khúa của đoàn sinh viên CĐSP Mầm non, trường CĐSP Điện Biên tại trường mầm non 20 - 10 thành phố ĐBP, mà tôi được Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” phân công dẫn đi (năm 2007) sẽ thật sự thành công nếu không nảy sinh tình huốngsau: Buổi sáng ngày cuối cùng của đợt thực tập, mọi công việc chuẩn bị cho buổi tổng kết (diễn ra vào cuối chiều) và nhất là việc hoàn tất các bảng điểm thực tập của sinh viên ở các nhóm lớp được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc. Tất cả được trình lên để hiệu trưởng kiểm tra và kí duyệt. Buổi tổng kết diễn ra khá vui vẻ, nhưng vẫn có những gương mặt không che được nỗi buồn và cả sự bức xúc- đó là GV hướng dẫn và nhóm SV thực tập ở một lớp MG bé. Qua tìm hiểu tôi được biết buổi sáng cô hiệu trưởng đã tự thay, sửa bảng điểm của hai em SV trong nhóm này. Một SV có điểm đạt loại giỏi thì hạ xuống loại khá, còn em kia (cháu của bạn cô hiệu trưởng) điểm sát giỏi thì được nâng lên thành loại giỏi. Sau đó cô hiệu trưởng yêu cầu người GV hướng dẫn lên kí vào hai bảng điểm đã sửa. Điều này đã gây bức xúc cho cô giáo ấy và có lẽ cả nhóm SV. Biết được sự việc khi buổi tổng kết đã kết thúc, tôi không khỏi băn khoăn: trong tình huống quản lí này, cô hiệu trưởng trường mầm non đã xử lí chưa đúng đắn. Mặc dù trong quá trình thực tập, hiệu trưởng đã chỉ đạo thực hiện theo đúng các bước, các yêu cầu thực hành- thực tập. Việc chấm và lên bảng điểm cho SV theo đúng quy trình quy định. Nhưng việc tự ý thay, sửa bảng điểm của hai em SV của hiệu trưởng dù với lí do gì đều là sai. Hiệu trưởng đã quá lạm dụng quyền hạn, áp đạt, yêu cầu GV hướng dẫn kí vào bảng điểm đã thay đổi là không tôn trọng GV, gây bức xúc, mất niền tin, kính trọng của người GV ấy và tất nhiên của cả tập thể CBBCNV trong trường. Về phía đoàn SV thực tập điều này cũng đã gây tâm lí buồn chán cho một số em, nhất là nhóm SV tại lớp MGbộ đó. Bản thân tôi- là người dẫn đoàn thực tập, như đã nói không khỏi băn khoăn: nếu như hiệu trưởng trường mầm non suy nghĩ thấu đáo và trong tình huống quản lí ấy xử lí khác, hợp lí hơn thì đợt thực tập sẽ thành công tốt đẹp. Và đến hôm nay, tôi sẽ không phải băn khoăn khi nhắc lại và phân tích lại tình huống đó. Tôi xin đưa ra cách giải quyết khác theo quan điểm và chính nguyện vọng của mình. Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” Tình huống quản lí như đã trình bày của hiệu trưởng trường mầm non liên quan tới hai đối tượng: một là người giáo viên hướng dẫn và tập thể giáo viên trong nhà trường; hai là đoàn SV thực tập. Chính vì vậy có thể nói đây là một tình huống quản lí phức tạp, đòi hỏi người quản lí phải thật sáng suốt để giải quyết hợp lí, làm cho cả hai đối tượng quản lí đều thấy thỏa mãn và tin tưởng vào quyết định của hiệu trưởng. Theo tôi, người hiệu trưởng nên mời GV hướng dẫn lên trao đổi. Là người trực tiếp hướng dẫn theo dõi suốt quá trình thực tập của SV, nếu GV hướng dẫn thấy có thể nâng điểm cho SV có điểm sát giỏi lên giỏi (nâng không đáng kể) thì mới tiến hành thay, sửa bảng điểm (thấp hơn SV kia). Như vậy vừa thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng GV, vừa có thể động viờn khuyến khích SV phấn đấu. Nếu GV hướng dẫn thấy không thể nâng điểm vì quá trình hướng dẫn đã chấm điểm rất sát thì hiệu trưởng không nên yêu cầu sửa. Điều này là thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng GV. Đồng thời với các em SV thì đó cũng là kết quả, từ đó hình thành cho các em ý chí phấn đấu cố gắn hơn nữa trong công tác sau này. Và như vậy, thì dù việc thay, sửa bảng điểm của SV có diễn ra hay không vẫn làm cho GV và cả SV thỏa mãn, vui vẻ. Cũng tức là vai trò, vị trí của người hiệu trưởng càng được khẳng định. 2.Một tình huống quản lí của cô giáo Mầm non tại trường MN NamThanh – Thành phố Điện Biên Phủ. Cô Đỗ Thị Nhâm được giao chủ nhiệm, quản lí lớp MGL - D1 của trường mầm non Nam Thanh với 34 trẻ (lớp mà cháu gái tôi đã học) năm học 2008-2009. Để chuẩn bị cho hội thi “ Bé khéo tay” của trường diễn ra vào tháng 3 vừa qua, cô đã chọn lựa một đội tuyển của lớp và luyện tập thêm cho các cháu. Cháu gái tôi – Trang Linh cũng được chọn lựa vào để tham dự phần thi vẽ. Trang Linh rất có năng khiếu vẽ. Cháu vẽ đẹp và đã được các cô giáo trong trường biết đến vì cháu đã tham dự nhiều hội thi ở trường và được chọn vào đội tuyển trường đi thi cấp thành phố trong những năm trước. Công tác tập luyện cho cháu còn được thực hiện cả ở nhà. Cả gia đình tôi rất hồ hởi chờ đợi đến ngày thi. Cuối cùng chỉ còn một ngày nữa là hội thi diễn ra. Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực làm cản trở sự tiến bộ của tập thể. Chính vì thế với quyết tâm cao, cô cùng nhà trường đã mở được 4 lớp mẫu giáo chất lượng. trải qua những khó khăn thử thách, dị nghị dốm pha để nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp quản lí, của đông đảo phụ huynh. Đến nay, lớp mẫu giáo chất lượng cao vẫn đựơc duy trì và hoạt động có hiệu quả. Cô Lê Thị Đức là người hiệu trưởng quản lí nhân hậu, khoan dung độ lượng, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người trong tập thể, biết điều hũa các lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, sống lành mạnh, trung thực, dỏm nghĩ, dỏm làm và dỏm chịu trách nhiệm, không vụ lợi…là người có đầy đủ các phẩm chất và năng lực quản lí. Biểu hiện qua các nội dung quản lí sau: 2.1.Về quản lí chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng đã lập kế hoạch cho mỗi năm học cụ thể. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch luôn quản lí, chỉ đạo thường xuyên đến các đơn vị, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong toàn trường. Bên cạnh đó hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng còn vận động và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của các cơ quan, tổ chức ở địa phương và hội phụ huynh. Từ kế hoạch chung, hiệu trưởng chỉ đạo tới các đơn vị, giáo viên lập các kế hoạch cụ thể. Đầu năm và hàng tháng BGH duyệt kế hoạch của lớp và cá nhân. Hiệu trưởng cùng BGH chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, giai đoạn và năm học. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Cụ thể: BGH đã kiểm tra toàn diện 100% nhóm lớp 2 lần/ năm; Thường xuyên dự giờ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề các nhóm lớp; Đối với lớp MNTT kiểm tra khảo sát 2 lần; Phối hợp với Công đoàn tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của CBGV, NV. Tạo bầu không khí làm việc cởi Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” TT Tình hình CBGV Tổng số Trình độ Đảng viên Trung cấp LLCT ĐH, > ĐH Cao đẳng Trung cấp SC – Chưa ĐT 1 CB quản lý 3 3 0 0 0 3 1 2 Giáo viên 48 11 31 6 0 3 Tổng số 51 14 31 6 0 6 1 100% GV được tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn của Quận, trường. Quản lí chỉ đạo thực hiện túc việc BDTX cho đội ngũ CBGV. Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ có thêm hiểu biết về tình hình chính trị- xã hội, phổ biến các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người cán bộ viên chức. Tiếp tục tạo điều kiện cho nhiều giáo viên theo học các lớp dể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại trường đại học sư phạm. Nhà trường chủ động kí kết hợp đồng với công ty Đông Á và trường ĐH Hà Nội mở các lớp bồi dưỡng kĩ năng tin học và Tiếng Anh cho giáo viên. Cụ thể như sau: Quản lí chỉ đạo và khuyến khích giáo viên, nhân viên tham gia phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và bổ xung vào kho tư liệu về SKKN của trường. Quản lí chỉ đạo tốt tiếp tục xây dựng “Nhà trường Văn húa – Nhà giáo mẫu mực”- Trẻ có thói quen nề nếp lễ giỏo”; “Xõy dựng nhà trường thân thiện- học sinh tích cực” Về phát triển, phân bố và quản lí số lượng nhóm lớp trẻ như sau: TT Độ tuổi Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009 Tỉ lệ tăng giảm Số lớp Số cháu Nhóm lớp TT Số lớp Số cháu Nhóm lớp TT Số lớp Số cháu Nhóm lớp TT Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm 1 Nhà trẻ 2 118 2 2 121 2 0 0 3 0 0 0 2 MG Bé 5 268 0 5 287 1 0 0 19 0 1 0 3 Mg Nhỡ 5 309 0 5 332 0 0 0 23 0 0 0 Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” Quản lí và chỉ đạo tốt việc thực hiện các chủ điểm giáo dục và rút kinh nghiệm việc thực hiện chủ điểm vừa qua và triển khai chủ điểm tiếp theo. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Tạo cơ hội cho giáo viên được thường xuyên trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, ý tưởng mới. Quản lí, chỉ đạo và cùng BGH tăng cường dự giờ thăm lớp bằng nhiều hình thức. Tổ chức cho giáo viên toàn trường dự các tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, thành phố sâu đó nhận xét, rút kinh nghiệm. Quản lí và chỉ đạo tốt việc bổ xung đầy đủ đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Đặc biệt là việc chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ở mỗi lớp đều có kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài dạy theo từng chủ điểm ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo tốt việc xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc cho giáo viên, đảm bảo giờ nào việc nấy, không dạy chay, không cắt xén quy chế chuyên mụn… 2.4. Về quản lí tài chính và cơ sở vật chất trong nhà trường. a. Quản lí tài chính: Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng trong vai trò là chủ tài khoản thứ nhất của trường đã quản lí, chỉ đạo thực hiện vấn đề thu chi tài chính của toàn trường theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật. Xây dựng được kế hoạch tài chính năm cho toàn trường Quản lí các nguồn kinh phí của nhà trường gồm: + Nguồn ngân sách nhà nước + Nhân dân đóng góp + Xã hội húa giáo dục b. Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị: Do được đưa vào sở dụng đã lâu, hệ thống cơ sở vật chất, phòng lớp, trang thiết bị toàn trường đã xuống cấp. Nên bên cạnh việc quản lí chỉ đạo Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” Tham gia các hoạt động từ thiện Mang lại sự yên tâm, hài lòng cho phụ huynh khi gửi con tại lớp, trường. 2.7. Kết quả đạt được của nhà trường dưới sự quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng. Do có sự quản lí chỉ đạo tốt của hiệu trưởng và sự đồng lòng của cả tập thể, năm học 2008 - 2009 trường mầm non Hoa Hồng đã đạt được những kết quả và thành tích cụ thể như sau (theo Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 của trường mầm non Hoa Hồng): + Kết quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: - 100% nhóm lớp thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc nuôi dưỡng. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của trẻ, - Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra tai nạn, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. - 100% CBGV, NV thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - 100% trẻ được cân và đánh giá trên biểu đồ tăng trưởng. 100% trẻ được khám sức khỏe với đủ các chuyên khoa. Kết quả khám được thông báo đế cha mẹ học sinh. - 100% trẻ được rửa tay dưới vòi nước chảy. 100% trẻ mẫu giáo được súc miệng nước muối sau khi ăn. - Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 0,7% so với đầu năm học. Chăm sóc chu đáo trẻ khuyết tật ở thể nhẹ. - 100% lớp đạt tiêu chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp. - 100% CBGV, NV được khám sức khỏe định kỳ. - 100% nhóm lớp thực hiện đầy đủ, đúng chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non thoe quy định. - 04 lớp thực hiện thí điểm chương trình khung của Bộ GD & ĐT, có nhiều cố gắng trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả. Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề “Quản lí GDMN” + Kết quả về công tác thi đua: - 38/ 56 GV, NV xếp loại giỏi. tỷ lệ: 68%. - 4 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp quận. Kết quả: đạt 2 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích. - 1 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và đạt giải nhì. [...]... cán bộ quản lí Giáo dục Mầm non, ngoài các yêu cầu đó, còn cần phải am hiểu công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em- những mầm non tương lai của đất nước Có hiểu sâu sắc đặc điểm trẻ Mầm non, hiểu được chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ không giống các bậc học khác thì CBQL Mầm non mới có thể đề ra được các biện pháp quản lí phù hợp Qua đợt học tập, nghiên cứu chuyên đề Quản lí giáo dục Mầm non ... công tác và quản lí của bản thân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1 3 I.Phân tích tình huống quản lí của hiệu trưởng và giáo viên mầm non 3 1 Một tình huống quản lí của hiệu trưởng trường mầm non 20-10, tại thành phố Điện Biên Phủ 3 2.Một tình huống quản lí của cô giáo Mầm non tại trường MN NamThanh – Thành phố Điện Biên Phủ 5 II Một số đánh giá về công tác quản lí của hiệu trưởng trường mầm non Hoa hồng... lợi, khó khăn trong công tác quản lí tại trường Mầm non Hoa Hồng 7 2.Đánh giá về công tác quản lí của hiệu trưởng trường mầm non Hoa hồng – Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội 8 2.1.Về quản lí chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch 9 2.2 Về quản lí và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ -giáo viên, xây dựng tổ chức 10 2 3.Về quản lí chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 12 2.4 Về quản lí tài chính và cơ sở vật chất... quản lí đến từng nhóm lớp - Huy động nguồn lực từ các tổ chức và cá nhõn… KẾT LUẬN Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề Quản lí GDMN” Quản lí là một hoạt động xã hội đặc biệt của con người và xã hội loài người Hoạt động quản lí diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Nhờ vậy mà xã hội có sự phát triển và ngày càng tiến bộ Trong Giáo dục – Đào tạo nói chung và Giáo dục Mầm. .. chuyên đề Quản lí GDMN” Sản phẩm của cô và trẻ trường MN hoa Hồng Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề Quản lí GDMN” III Đề cương kế hoạch năm học 2009 - 2010 trường mầm non I Đặc điểm tình hình của trường 1 Những thuận lợi: - Xu thế xã hội húa giáo dục - Năm học kết thúc tập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 nên được quan tâm - Công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp, ngành có liên quan: phòng giáo. .. hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng- Nghĩa Tân- Cầu Giấy- Hà Nội Với đầy đủ các tư chất và năng lực của mình Cô đã quản lí và chỉ đạo một tập thể vươn lên trong thời kì mới, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội đối với một cơ sở giáo dục mầm non Hiệu trưởng trường mầm non hoa hồng trong quá trình quản lí đã nắm bắt rõ các đặc điểm cá nhân cũng như những tâm tư, nguyện vọng của từng giáo viên, CBBCNV... tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên - Mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - Mục tiêu xã hội húa giáo dục mầm non - Mục tiêu cải tiến công tác quản lí - Mục tiêu thi đua: Các danh hiệu thi đua cần đạt Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên đề Quản lí GDMN” III Biện pháp thực hiện mục tiêu 1 Biện pháp phát triển số lượng trẻ: - Nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ - Tuyên truyền các bậc... hội Nhờ vậy mà xã hội có sự phát triển và ngày càng tiến bộ Trong Giáo dục – Đào tạo nói chung và Giáo dục Mầm non nói riêng, quản lí đóng vai trò hết sức to lớn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra Nhưng để có thể quản lí tốt, trở thành nhà quản lí tài giỏi có năng lực và nghệ thuật quản lí thì những cán bộ ấy càng phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức của mình Họ phải thật sự xứng đáng... bộ, giáo viên gặp khó khăn Trước các tình huống quản lí, hiệu trưởng trường mầm non đã xử lí kịp thời, nhạy bén, hợp lí Chính vì thế tập thể GV, CBNV trong toàn trường đã đồng lòng và tuân theo các quyết định quản lí của hiệu trưởng Cô Lê Thị Đức là một cán bộ quản lí có năng lực và rất nghệ thuật 2.8 Một số hình ảnh trong buổi thực tể tại trường MN Hoa Hồng Phan Vũ Quỳnh Nga – Cao học K18 GDMN BTĐK chuyên. .. trong nhà trường 13 2 5.Về công tác quản lí hành chính trong nhà trường 14 2.6 Về quản lí chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong nhà trường 14 2.7 Kết quả đạt được của nhà trường dưới sự quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng 15 2.8 Một số hình ảnh trong buổi thực tể tại trường MN Hoa Hồng 16 III Đề cương kế hoạch năm học 2009 - 2010 trường mầm non 19 KẾT LUẬN 20 Phan Vũ Quỳnh Nga . huống quản lí của hiệu trưởng và giáo viên mầm non. 3 1. Một tình huống quản lí của hiệu trưởng trường mầm non 20-10, tại thành phố Điện Biên Phủ. 3 2.Một tình huống quản lí của cô giáo Mầm non. được chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ không giống các bậc học khác thì CBQL Mầm non mới có thể đề ra được các biện pháp quản lí phù hợp Qua đợt học tập, nghiên cứu chuyên đề Quản lí giáo. cán bộ quản lí Giáo dục Mầm non, ngoài các yêu cầu đó, còn cần phải am hiểu công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em- những mầm non tương lai của đất nước. Có hiểu sâu sắc đặc điểm trẻ Mầm non, hiểu