Đề tài tổng quan tài liệu về lycopene

65 1.4K 7
Đề tài tổng quan tài liệu về lycopene

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Lời nói đầu Lycopene có nhiều trong các quả có màu đỏ như cà chua, đu đủ, ổi ruột đỏ Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng Lycopene cao gấp 70 lần so với cà chua. Lycopene có tác dụng chống ung thư và xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học xác định, cơ chế tác động của lycopene bảo vệ được các phân tử sinh học của tế bào như: lipid, lipoprotein, protein và AND, làm nó không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do. Cho đến nay, lycopene được biết đến như là một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong các loại carotenoid. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất từ các loại quả có chứa hàm lượng lycopene cao như cà chua, gấc…với mục đích đưa lycopene đến với cuộc sống con người, giúp tăng cường sức khỏe, hổ trợ điều trị các bệnh ung thư và chữa những tổn thương trong cấu trúc AND do chất độc dioxin gây ra. SVTH: Võ Trung Nghĩa 1 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần 1: Giới thiệu một số loại thực vật cho quả chứa hàm lượng lycopene cao 4 I.Cây gấc 4 1.Nguồn gốc, xuất xứ, phân bố phân loại và đặc điểm sinh học 4 2.Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái 8 3.Gía trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng 16 II. Cà chua 17 1.Nguồn gốc và đặc diểm sinh học 17 2.Nuôi trồng và thu hoạch 20 3.Giá trị dinh dưỡng 30 Phần 2: Lycopene 32 I.Giới thiệu sơ lược về lycopene 32 II.Công thức hóa học 35 III.Tính chất vật lý và hoa học 36 IV.Lycopene trong việc bảo vệ sức khỏe con người 36 V.Liều lượng an toàn của lycopene 43 Phần 3: Ly trích lycopene và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích 45 I.Phương pháp ly trích lycopene 46 1.Ly trích bằng dung môi hữu cơ 46 2.Ly trích bằng dung môi siêu trạng thái CO 2 47 II.Các yếu tố ảnh hưỡng đến hiệu suất ly trích 48 SVTH: Võ Trung Nghĩa 2 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên 1.Ảnh hưởng của tiền xử lý trong ly trích bằng dung môi hữu cơ 48 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong ly trích bằng dung môi siêu trạng thái CO 2 49 3.Ảnh hưởng của dung môi hổ trợ 50 4.So sánh ly trích bằng dung môi hữu cơ và dung môi siêu trạng thái 51 5.Đánh giá khả năng chống oxy hóa 52 Phần 4: Giới thiệu một số thực phẩm chức năng chứa lycopene 55 I.VINAGA – Dầu gấc viên nang 55 II.G8- Dầu gấc việt nam 57 III.Thực phẩm chức năng lyfaten từ gấc và cà chua 58 IV.Thuốc LYCOPEGA từ gấc và sửa ong chúa 59 Phần 5: Kết luận 62 Tài liệu tham khảo 63 SVTH: Võ Trung Nghĩa 3 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Phần 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT CHỨA HÀM LƯỢNG LYCOPENE CAO I. CÂY GẤC 1. Nguồn gốc, xuất xứ, phân bố, đặc điểm sinh học Cây gấc 1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố Gấc là tên gọi thông dụng từ Bắc chí Nam còn các sách Đông y gọi là “ Mộc miết tử” tên khoa học ghi trong các sách là Momordica cochin chinensis (Spreng) thuộc họ bầu bí. Theo dân gian, nguồn gốc dây gấc xuất xứ từ miền Bắc, theo con đường dân cư được phân bổ vào miền Nam mọc hoang rải rác hoặc có nơi trồng một ít để sử dụng nấu xôi, làm thuốc, ngoài ra có bán một ít tại các chợ. Nhưng theo tài liệu khoa học và các sách nói trái gấc được phân bổ ở Philippin, miền Nam Trung Quốc , Lào gọi “ Mắc khấu “, Thái Lan gọi “ Ma khấu”. SVTH: Võ Trung Nghĩa 4 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Như vậy gấc không phải là một loại dây độc nhất ở Việt Nam mà đã được phân bổ ở nhiều quốc gia trên thế giới nhiều thế kỷ qua, nhưng bao nhiêu nước thì chưa rõ hết. 1.2. Đặc điểm sinh học Hoa gấc SVTH: Võ Trung Nghĩa 5 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Cây gấc sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ nách lá. Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá gấc mọc so le có màu xanh lục đậm đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt trên phiến lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô nổi như hai mắt cua. Hoa nở vào tháng 3 đến tháng 5. Hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc to bao lại như hình tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có lông, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành qủa từ tháng 6 . Quả to hình bầu dục dài từ 15 - 20cm, đuôi nhọn có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Quả non màu xanh, qủa chín màu đỏ tươi. Bổ đôi theo chiều ngang thấy có 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi. Mùa thu hoạch là từ tháng 8 đến trước và sau tết âm lịch. Ở Miền nam do thời tiết ấm nên gấc có quanh năm. Tuổi thọ của cây gấc có thể kéo dài từ 15 – 20 năm. Vì là cây biệt chu thụ phấn tự do nên trồng theo kiểu giâm cành sẽ có được những cây mang đặc tính tốt từ cây mẹ, nhanh cho quả và nhiều quả hơn so với trồng bằng hạt. Yêu cầu ngoại cảnh của cây gấc: Gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng giảm. Giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng chiếu trực tiếp quả rất dễ bị rám, thối hoặc sớm rụng (bị thui). Chính vì vậy trồng gấc tốt nhất lên làm giàn để nâng cao chất lượng cũng như phẩm chất quả. Nhiệt độ trung bình cho gấc phát triển là từ 25 – 27 O C hạt gấc có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13 – 15 O C nhưng tốt nhất ở 25 O C. SVTH: Võ Trung Nghĩa 6 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Gấc là cây có khả năng chịu được hạn khá hơn chịu được úng. Giai đoạn từ khi mới trồng đến trước ra hoa yêu cầu dộ ẩm đất đạt 65 –70 %. Giai đoạn ra hoa kết quả yêu cầu độ ẩm đạt 75%. Gấc là cây chịu úng rất kém vì vậy khi trồng tốt nhất nên làm vồng, ụ hay trồng ở nơi có khả năng tiêu thoát nước tốt. .1.3. Phân loại Người ta dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ), gai quả (mau hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), dầu (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để phân loại: gấc tẻ, gấc nếp, gấc đá, gấc chôm chôm hay gấc lai. Có hai loại được trồng chủ yếu là: - Gấc nếp: Gấc nếp Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cuồi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ. - Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều thịt bao quanh và chất lượng cũng tốt hơn . SVTH: Võ Trung Nghĩa 7 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Gấc tẻ Hạt gấc có màng đỏ bao quanh lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dày 25 đến 35mm, rộng 19 đến 31mm trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ do đó gấc còn có tên gọi là mộc miết tử (mộc là gỗ, miết là con ba ba) trong hạt có nhân chứa dầu. Quả bắt đầu thu hoạch vào tháng 9 rộ vào tháng 11 đến tháng 12 và tới cuối tháng 1 vẫn còn gấc xanh trên cây. Mỗi cây cho trung bình 30 đến 60 quả mỗi năm, kích thước và khối lượng mỗi quả cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giống, trọng lượng mỗi quả có thể từ 0,5 đến 3,0 kg. Quả gấc bổ đôi có các thành phần sau: - Lớp vỏ cứng có gai bọc phía ngoài có màu xanh, khi chín có màu vàng đỏ. - Lớp thịt màu vàng dày, mềm. - Lớp trong cùng là hạt và màng đỏ bao ngoài hạt gấc xếp thành 6 hàng, mỗi hàng có từ 6 - 10 hạt. 2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái a.Chọn giống, ươm cây giống Giống gấc lai: Chủ yếu giống gấc lai tự nhiên do dân trồng bằng hạt giữ lại các cây có đặc tính tốt nhân rộng ra và tự đặt tên.Trong các giống này có giống Gấc lai đen chất lượng tốt,quả tròn, to, trọng lượng quả trung bình đạt 2 – 3kg, cá biệt có quả đạt 4-5 kg. Quả ít gai , có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỉ lệ long cùi cao, ruột đỏ thẫm,cho năng suất cao. SVTH: Võ Trung Nghĩa 8 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên Giống gấc nếp, gấc diễn: trọng lượng quả trung bình từ 1,5 – 2 kg khi chín chuyển sang màu đỏ cam, bổ trái ra cùi vỏ trong vàng tươi, lớp long màu đỏ tươi. Giống gấc tẻ: Trái nhỏ trung bình khoảng 1kg, vỏ có nhiều gai nhọn, khi chín có màu đỏ gạch non. Trong các giống gấc trên hiện nay đang trồng phổ biến là các giống gấc lai và gấc nếp vì các giống này năng suất cao, chất lượng tốt, giá cao được các công ty chế biến thu mua nhiều. b. Cách ươm cây giống: Trồng bằng hạt: Chọn những quả gấc chín to đẹp ở những cây gấc sai quả. Trà sạch lớp nhớt bao quanh vỏ hạt. Sau đó xử lý hạt cho ra quả trước khi mang gieo. Có hai cách Cách 1: Ngâm hạt trong dung dịch axít Sunfuric nồng độ 10% trong khoảng thời gian 24h cho vỏ hạt mềm ra. Sau đó mang gieo. Cách 2: Ngâm hạt gấc trong nước ấm 55 – 60 O C trong thời gian 10 – 12 h. Xử lý xong để ráo nước mang ươm hạt trong bầu đất. Phủ một lớp đất bột lên trên hạt khoảng 5cm. Sau đó che phủ rơm rạ mục lên trên giúp hạt nhanh nảy mầm. Khi cây con cao được khoảng 20 cm thì có thể mang trồng. Trồng bằng hạt sẽ cho cả cây đực và cây cái nên hiệu quả nhất hiện nay là trồng bằng hom giống. Tuy nhiên trồng bằng hạt trong quá trình chọn lọc lâu dài sẽ cho ra được những giống gấc lai tự nhiên có năng suất và chất lượng tốt. Trồng bằng hom: Chọn những đoạn dây bánh tẻ sạch sâu bệnh cách gốc 2m từ những cây tốt ( Cây sinh trưởng mạnh, quả to, sai quả, chất lượng cùi tốt, năng suất cao) làm hom giống. Cắt thành các đoạn ngắn dài từ 25 – 35 cm có từ 2 –3 đốt trở lên. Bôi vôi hai đầu hoặc nhúng phần gốc vào trong dung dịch thuốc giâm cành, sau đó giâm vào trong cát, đất ẩm. Che mát và giữ ẩm cho hom ra rễ bật mầm, sau đó cho vào bầu và đặt nơi có bóng mát hoặc có mái che. Thường xuyên giữ đủ ẩm, tránh khô hạn. Khi cây trong bầu cao 15-20cm, rễ phát triển mạnh có thể mang trồng. SVTH: Võ Trung Nghĩa 9 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên c. Thời vụ Trồng vào tháng 2 – 3 sau tiết lập xuân ở Miền Bắc. d. Mật độ, làm đất, bón phân lót, làm giàn Đào hố và bón lót phân trước khi trồng khoảng 1 tháng. Khoảng cánh các hố trồng 5 x 3- 4 m, kích thước hố( 50 x 50 x 50cm) Trộn 15 – 20kg phân chuồng mục, 1-1,5 kg NPK (5-10-3) với đất bột mịn cho vào một hốc cùng chế phẩm Bioplant (2ml/10lít nước) hoặc PenacP (1 gói/10lít nước) để tưới. Đất thấp phải đắp ụ để trồng, không để cây bị ngập gốc trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Vôi bột cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ. Mỗi hố trồng 1 cây từ hom giống và 1 cây từ hạt gieo để sau này làm gốc ghép. Giàn có thể làm bằng cây tạp, tre nứa hoặc làm cột bê tông. Sử dụng các cây tre hoặc chăng dây thép cho gấc bò. Giàn cao khoảng từ 2,5 – 3m không nên làm quá cao vì dây gấc càng leo cao càng ít quả. Yêu cầu cần làm giàn sớm để cho gấc leo không để gấc bò xuống đất. Kinh nghiệm cho thấy là nếu để bò xuống đất năng suất sẽ không cao, quả ít và hay thối. e. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Chăm sóc cây gấc: Sau khi trồng phải luôn giữ ẩm để cây mau bén rễ.Đối với cây trồng từ hom, khi cây mọc dài khoảng 1m tiến hành ngắt ngọn để cây ra nhánh, chỉđể lại từ 3 – 4 nhánh chọn những nhánh sinh trưởng khoẻ, thường xuyên bắt các dây phân bố đều trên giàn.Khi đoạn thân phần gốc chuyển sang bánh tẻ tiến hành ghép áp thân phần gần gốc giữa hai cây trồng hom và hạt với nhau, khi vết ghép liền tiến hành cắt phần ngọn của cây trồng bằng hạt phía trên vết ghép. Cuối mùa hoa nếu có điều kiện thì cắt bớt các nhánh không cho hoa để giàn được nhẹ bớt đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa quả khác. SVTH: Võ Trung Nghĩa 10 [...]... Phần 2 LYCOPENE I Giới thiệu về Lycopene Lycopene có sắc tố có màu đỏ (hình 1 bên trái trên, tinh thể của lycopene) Thành phần hóa học của lycopene là C40H56, có kết cấu giống như hình 1 bên phải trên Những thực phẩm có chứa lycopene rất phổ biến như: cà chua, dưa hấu, cà tím, đu đủ, lựu, anh đào, lê, ớt ngọt… Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng lycopene cao gấp 70 lần so với cà chua Kết cấu trên lycopene. .. đến năm 1903, Schunck chiết xuất được lycopene và carotin từ cà chua và chiết xuất ra carotin hấp thụ quang phổ khác nhau, và đặt tên là lycopene từ đó cái tên lycopene đã được xác nhận *Năm 1910, Willstaller và Escher nghiên cứu chất lycopene lần đầu tiên xác định được dạng phân tử của nó là C40H56, phân tử lượng là 536.85 *Năm 1930, nhóm Karrer chứng minh lycopene là một loại kết cấu hóa học trong... rằng hàm lượng carotin trong huyết tương cao hay thấp có liên quan đến khả năng tự trị liệu của người cao tuổi, cho nên cho rằng lycopene có khả năng phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ chức năng của cơ thể của người cao tuổi Ngày càng có nhiều những minh chứng cho thấy lycopene là một chất phòng bệnh tim mạch cực tốt, ở đây hình như có liên quan đến lycopene là một loại chất chống oxy hóa mạnh SVTH: Võ Trung... thông qua sự hoàn hóa hình thành β-Carotene ám chỉ β-carotin là tiền thân của lycopene Ngày nay, nhận thức của nhân loại về kết cấu hóa học của lycopene đã hoàn thiện Nhưng đối với hiểu biết chức năng sinh học của nó còn cần phải nghiên cứu dài lâu Cho đến thập niên 80 của thế kỷ trước, con người mới dần bắt đầu nhận thức rằng lycopene có thể chữa trị khối u, phòng bệnh tim mạch *Ví dụ như, năm 1985 nghiên... bắt đầu nghiên cứu đối với loại lycopene carotin này từ khá sớm SVTH: Võ Trung Nghĩa 32 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên *Con người tình cờ khám khá ra lycopene bắt đầu từ năm 1873, do Hartsen lần đầu tiên chiết xuất được kết tinh lycopene từ trái dâu tây nó có sắc tố màu đỏ đậm, nhưng độ tinh khiết rất thấp *Hai năm sau, tức năm 1875, Millardet chiết xuất từ cà chua thu được lycopene thô, nhưng không thể... (http://www.ebmonline.org/cgi/reprint/227/10/914) Những tố chất lycopene tồn tại trong tự nhiên đều có kết cấu nghịch (hình 1 phải), nhưng qua quá trình đun nấu bằng nhiệt độ có thể làm cho nó chuyển thành kiểu kết cấu thuận, sấy khô cà chua hay bã cà chua cũng sẽ có biến đổi về kết cấu Có một điều khá thú vị, cho dù khi hấp thụ vào cơ thể là kết cấu nghịch, khi đến cơ thể con người đa số lycopene sẽ bị chuyển hóa thành các loại... Võ Trung Nghĩa 34 GVHD : TS.Lê Thị Thủy Tiên chức năng sinh học to lớn (hình 2) II Công thức hóa học Về công thức của lycopene là một chuổi dài cấu trúc phân tử (molecular structure), gồm có 13 nối đôi (double bonds), nhiều hơn tất cả các carotenoids nào khác Về hình dạng với nhiều nối đôi như thế, lycopene được kiễm nghiệm là rất hữu hiệu trong việc ngăn chận các free radicals và các oxygen đơn trong... người là kết cấu gì thì mới phát huy được tác dụng quan trọng thì vẫn chưa biết rõ (Boileau TW, et al) Tuy nhiên, đối với tác dụng kháng khối u, giảm bệnh tim mạch…của lycopene, đơn thuần chỉ giải thích bằng khả năng chống lão hóa thì không rõ ràng, do đó gần đây có không ít lý luận mới được đưa ra Ví dụ như có những người đưa ra rằng chất chuyển hóa của lycopene (lycopenoids) có thể sẽ giống như những... không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau Khi cây ra... các màng tế bào mỏng manh của các phân tử xung quanh trong cơ thể con người) Còn hiệu quả của lycopene trong nhiều việc ngăn ngừa, còn hơn cả beta-carotene và còn hơn cả những carotenoid nào khác Vì cấu trúc phân tử của nó và vì có nhiều nối đôi (13 nối đôi) nên được 3 nhóm khoa học gia: 1- nhóm thứ nhất gồm DiMascio và cộng sự nghiên cứu và cho rằng lycopene trong việc ngăn chận oxy đơn rất hiệu quả . 2: Lycopene 32 I.Giới thiệu sơ lược về lycopene 32 II.Công thức hóa học 35 III.Tính chất vật lý và hoa học 36 IV .Lycopene trong việc bảo vệ sức khỏe con người 36 V.Liều lượng an toàn của lycopene. Thủy Tiên Lời nói đầu Lycopene có nhiều trong các quả có màu đỏ như cà chua, đu đủ, ổi ruột đỏ Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng Lycopene cao gấp 70 lần so với cà chua. Lycopene có tác dụng. hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi. Mùa thu hoạch là từ tháng 8 đến trước và sau tết âm lịch. Ở Miền nam do thời tiết ấm nên gấc có quanh năm.

Ngày đăng: 05/01/2015, 12:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. Thực phẩm chức năng Lyfaten từ Gấc và Cà chua

  • Nhà sản xuất:     Công Ty TNHH Dược Phẩm TUỆ LINH

  • Thành phần:    - Dầu Gấc nguyên chất: …………200mg - Sữa Ong chúa…………………..20mg - Vitamin E………………..….….20IU

  • Tác dụng: * Tác dụng của Sữa ong chúa: Chất dịch sánh, rất giầu năng lượng và hoóc môn do tuyến họng của ong thợ tiết ra để nuôi Ong chúa được gọi là Sữa chúa. Thành phần của Sữa chúa bao gồm: 18% protein, trong đó có 20 acid amin cần thiết cho hoạt động của cơ thể, 10-15% gluxit, khoảng 5,5% lipid trong đó chủ yếu là DHA, chất quan trọng cho não bộ. Ngoài ra sữa Ong chúa còn có nhiều Vitamin như B1, B2, B3, B6, PP, H, các nguyên tố vi lượng như kẽm, cobal. Đặc biệt trong sữa chúa có chứa nhiều hoóc môn giúp kích thích tăng trưởng và cải thiện chức năng sinh lý rất rõ. Với những thành phần đặc biệt mà không một loại thực phẩm nào sánh được, sữa Ong chúa thực sự quý giá cho sức khỏe, theo các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe toàn diện, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, Sữa ong chúa có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mạnh, ngăn ngừa sự chuyển hóa u lành tính thành u ác tính. Sữa ong chúa có tác động mạnh đến hệ tim mạch như điều hòa huyết áp, duy trì tính đàn hồi của mạch máu, bảo vệ cơ tim và tăng khả năng làm việc của cơ tim. Có tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh, sửa chữa những tổn thương ở tế bào do các gốc tự do gây ra, kéo dài tuổi thọ tế bào. Làm tăng sinh tế bào lành và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. - Sữa ong chúa có tác dụng kích thích sự phát dục của cơ thể, làm tăng sinh lượng hoóc môn, cải thiện chức năng sinh lý rõ rệt ( Trẻ em đang phát triển bình thường không nên dùng vì sẽ kích thích sự phát dục sớm). Lưu ý: Sữa ong chúa nguyên chất phải bảo quản lạnh, khi tiếp súc với không khí rất dễ bị hỏng, bị thối. Viên nang mềm LYCOPEGA áp dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến nhất giúp bảo quản và ổn định tối đa hoạt chất trong viên. Đây là một thành công của các nhà bào chế Dược Việt Nam. * Tác dụng của dầu gấc: Dầu gấc có chứa bêta-caroten thiên nhiên cao gấp 2 lần dầu gan cá thu ngoài ra còn có lycopen, acid béo omega 3, 6, 9 và rất nhiều nguyên tố vi lượng. Dầu gấc đặc biệt tốt cho mắt, não và có khả năng chống ung thư mạnh. Lycopen trong dầu gấc có khả năng bảo vệ tinh trùng khỏi tác nhân oxy hóa, tăng khả năng thụ thai và cải thiện sinh lý. Dầu gấc cũng rất tốt cho làn da, có khả năng chống nám da mạnh và bảo vệ da khỏi tác nhân tấn công như tia cực tím, khói xe, làm tăng sinh mạnh mẽ tế bào da, giúp da trẻ lâu (Theo kinh nghiệm dân gian, dầu gấc bôi vào vết thương, vết bỏng hoặc da mặt sẽ kích thích lên da non mạnh, làm trắng da và cải thiện vi tuần hoàn dưới da, giúp da hồng và mịn) * Tác dụng của Vitamin E thiên nhiên: Vitamin E thiên nhiên có hoạt lực mạnh gấp đôi Vitamin E tổng hợp và an toàn hơn. Vitamin E có khả năng chống lão hóa mạnh, giúp hoàn thiện cơ quan sinh sản, làm gia tăng thể tích dịch tinh, tăng khả năng thụ thai. Vitamin E rất cần thiết cho mắt, võng mạc và tốt cho da. Làm trẻ hóa làn da, chống nhăn da hiệu quả. CÔNG DỤNG VIÊN LYCOPEGA - Bổ mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt như khô giác mạc mắt, mờ mắt, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá võng mạc, cận thị phát triển, các trường hợp sau phẫu thuật mắt. Đặc biệt tốt cho những người thường xuyên phải làm việc với computer, làm việc khuya, thức đêm nhiều dẫn đến lão hóa mắt, mắt mỏi và nhức, chảy nước mắt, có quầng thâm quanh mắt. - Cải thiện chức năng sinh lý, tăng khả năng thụ thai. Làm khỏe tinh trùng, tăng thể tích dịch tinh, tăng hưng phấn tình dục. - Các trường hợp lao động mệt nhọc, căng thẳng thần kinh, làm việc trong môi trường độc hại, người mới ốm dậy, sau khi phẫu thuật, người có nguy cơ ung thư gan, dạ dày. - Điều hòa huyết áp, cân bằng cholesterol trong máu, ngăn ngừa tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tràng. Làm trẻ hóa và chống lão hóa - Đặc biệt tốt cho làn da, làm đẹp da, chống nám da mặt, giúp phục hồi và tái tạo tế bào da, làm cho da trắng hồng, căng và mịn. Ngoài ra còn làm mượt tóc và giảm béo. Chú ý đề phòng: Lưu ý: Viên LYCOPEGA có chứa dầu gấc nguyên chất, sữa ong chúa và vitamin E thiên nhiên là những chất rất tốt cho làn da. Vì vậy sau khi rửa sạch mặt buổi tối, cắt đầu viên thuốc ra nhỏ vào hai má và mát sa toàn bộ da mặt khoảng 30 phút, bạn sẽ có một làn da lý tưởng. Những người da nhờn dùng thận trọng hơn LYCOPEGA có tác dụng kích thích sự phát dục mạnh nên trẻ em đang tăng trưởng bình thường thì không nên dùng. LYCOPEGA cung cấp rất nhiều năng lượng nên những người huyết áp cao dùng thận trọng (không dùng quá liều chỉ dẫn).

  • Phần IV KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan