Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
9,3 MB
Nội dung
! ! BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM """""""""""!"""""""""""! ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM BẰNG CHỈ SỐ ALTMAN Z SCORE ! MÃ SỐ: T2014-10-22 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS NGUYỄN ĐĂNG TÙNG HÀ NỘI – 2014 ! ! ! ! ! ! ! Danh sách thành viên tham gia đề tài Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ được giao 1. Nguyễn Đăng Tùng BM Tài chính Chủ nhiệm 2. Bùi Thị Hồng Nhung BM Tài chính Thư kí 3. Bùi Thị Lâm BM Tài chính Thành viên 4. Đào Hoàng Anh BM Tài Chính Thành viên 5. Trần Trọng Nam BM Tài chính Thành viên Đơn vị phối hợp chính: Bộ môn Kế toán quản trị và kiểm toán, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam 1! ! MỤC LỤC MỤC LỤC 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 1. MỞ ĐẦU 7 1.1Tính cấp thiết của đề tài 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 7 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 1.4 Cách tiếp cận 8 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1 Mô hình được áp dụng trong dự báo phá sản 9 2.2 Thu thập và xử lý số liệu 10 2.3 Phân tích số liệu 10 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11 3.1 Tổng quan mô hình Altman Z – Score trong dự báo nguy cơ phá sản 11 3.2 Tình hình tài chính các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 17 3.3 Dự báo nguy cơ phá sản các Ngân hàng Việt Nam 25 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 2! ! Mẫu Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Học viện TÓM$TẮT$KẾT$QUẢ$NGHIÊN$CỨU$ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HỌC VIỆN $ Tên đề tài: Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - HOSE bằng chỉ số Altman Z score Mã số: T2014-10-22 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tùng Tel.: 0912996062 E-mail: nguyendangtung@vnua.edu.vn Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: TS Đỗ Quang Giám, BM Kế toán quản trị và kiểm toán, Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Thời gian thực hiện: 1/2014 – 12/2014 1. Mục tiêu: i) Tổng quan sự ứng dụng mô hình Z-Score trong đánh giá nguy cơ phá sản ii) Khái quát tình hình tài chính hiện tại của các ngân hàng iii) Đ ánh giá nguy cơ phá sản các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3! ! 2. Nội dung chính: Đề tài sử dụng mô hình Altman Z score nhằm đánh giá nguy cơ phá sản củ a các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 39 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứ ng khoán Việt Nam 3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội,…) - Đề tài tổng quan nội dung và ứng dụng mô hình Altman Z score (bao gồm Z, Z’ và Z’’) trong đánh giá nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp (công ty cổ phần, doanh nghiêp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ) - Khái quát tình hình tài chính tổng quát của các ngân hàng niêm yế t trên thị trưởng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 -2012 trên các chỉ tiêu tă ng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và lợi nhuận sau thuế… nhứng chỉ tiêu quan trọng quyết định tình hình hoạt động của ngân hàng trong tương lai (hoạt động tốt hoặc phá sản) - Ứng dụng mô hình Altman Z score (z’’) trong đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Z’’ có xu hướng giảm dần trong điều kiện suy thoái kinh tế, tuy nhiên không có ngân hàng nào nằm trong vùng có khả năng phá sản, chỉ 11% ngân hàng nằm trong vùng nguy cơ cao. - Về mặt khoa học, đề tài mang tính khoa học cao khi áp dụng mô hình Altman Z score – một mô hình đơn giản và tương đối chính xác trong dự báo nguy cơ phá sản doanh nghiệp được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó đề tài sử dụng bộ số liệu công phu thu thập từ báo cáo tài chính của 39 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam trong giai đoạn 6 năm từ 2008-2013. - Về mặt ứng dụng thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước (Ngân hàng nước) có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động của các ngân hàng, tư đó xây dựng những chính sách phù hợp để kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của ngành ngân hàng; các ngân hàng thông qua đây có thể đánh gía lại các hoạt động: tín dụng, đầu tư… hạ n chế rủi ro và nâng cao khả năng hoạ t động của mình; Các nhà đâu tư nhận thấy triển vọng đầu tư tromg tương lai. - Về đào tạo, kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình Altman Zscore và ứng dụng mô hình trong dự báo nguy cơ phá 4! ! sản của doanh nghiệp, đặc biệt la ngành ngân hàng Việt Nam. Đ ề tài đã đào tạo được 1 sinh viên tốt nghiệp với đề tài khoá luận là một phần của đề tài nghiên cứu này 5! ! Mẫu Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Học viện ! !!!!!!!!!!!BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG$TIN$KẾT$QUẢ$NGHIÊN$CỨU$ (Đề tài, dự án) Tên đề tài: Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - HOSE bằng chỉ số Altman Z score Mã số: T2014-10-22 Chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Tùng Thời gian thực hiện: 1/2014 – 12/2014 Kinh phí thực hiện: 20 triệu đồng Cơ quan chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Các sản phẩm của đề tài - Báo cáo chính của đề tài đã tổng quan được mô hình và áp dụng mô hình Altman Z score trong dự báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp (cả sản xuất và phi sản xuất). Bên cạnh đó, đề tài sử dụng chi số Z’’ – áp dụng cho các doanh nghiệp dịch vụ dựa trên số liệu thứ cấp thu thập từ 39 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng 6! ! khoán Việt Nam trong giai đoạn 6 năm từ 2008 đến 2013 nhằm dự báo nguy cơ phá sản của các ngân hàng này. Từ đó, đề tài đã khái quát tình hình tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu trên các chỉ tiêu; tăng trưởng quy mô tài sản, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và lợi nhuận sau thuế. Kết quả, chỉ số Z’’ củ a các ngân hàng chỉ ra, không có ngân hàng nào nằm trong vùng phá sản, chỉ có 11% các ngân hàng nằm trong vùng cảnh báo. Từ đó, đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng và các nhà đâu tư. - Tính mới của đề tài đã được thể hiện vì đây là lần đầu tiên mô hình Altman Z score (z’’) đ ư ợc áp dụ ng để đánh giá nguy cơ phá sản của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cao vì đây là mô hình tương đối đơn giản, cho kết quả tương đối chính xác và được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. - 01 bài báo khoa học tiêu đề; ‘Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z score’ được xuất bản trong tạp chí Khoa học – Phát triển 2. Đào tạo: Đề tài đào tạo 01 sinh viên: Bùi Thị Len, KED K55 với tên đề tài: ‘Ứng dụng mô hình Altman Z score trong dự báo nguy cơ phá sản của các ngân hàng Việt Nam niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh’, được hội đ ồng đánh giá khoá luận tốt nghiệp đánh gía cao, đạt 9,5 điểm 3. Tình hình sử dụng kinh phí: đã hoàn tấ t thủ tục thanh/quyết toán với tổng kinh phí được hỗ trợ từ nguồn NSNN là 10 triệu đồng năm 2014 Xác nhận của cơ quan chủ trì (ký, đóng dấu) Ngày 24 tháng 12 năm 2014 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) ! !!!!!!!!! 7! ! 1.$MỞ$ĐẦU$ 1.1Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế bởi về nó là hệ tuần hoàn vốn thông qua các hoạt động như tín dụng, tiền tệ và thanh toán trong đó tín dụng là hoạt động chủ yếu. Bởi vậy, thực tế cuộ c khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2009 được bắt nguồn từ sự phá sản của các ngân hàng được gây ra bởi sự cho vay thế chấp ‘dưới chuẩn’ của các ngân hàng dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Do vậ y, chẩn đoán sức khoẻ tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại là một khâu quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro dự báo tình hình kinh tế. Trong bối cảnh chung của nề n kinh tế thới giới, ngành ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ tăng trưởng tín dụng giảm từ trên 40% năm 2009 xuống 10% cuối quí 1 năm 2013. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu tăng gấp đôi trong giai đoạn này từ 2.2% lên 4.67% (theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước- KPMG, 2013). Điều đó, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng năm 2012 giảm 23% so với năm 2011 mà nguyên nhân chủ yếu được cho là sự tăng mạnh của chi phí hoạt động và chi phí rủi ro tín dụng. Một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: i) Tình hình tài chính hiện tại của ngành ngân hàng Việt Nam như thế nào? ii) Tình hình đó ảnh hưởng thế nào tới nguy cơ phá sản của các ngân hàng và iii) Các ngân hàng có quy mô khác nhau bị ảnh hưởng giống nhau hay khác nhau? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu i) Tổng quan sự ứng dụng mô hình Z-Score trong đánh giá nguy cơ phá sản ii) Khái quát tình hình tài chính hiện tại của các ngân hàng iii) Đánh giá nguy cơ phá sản các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 8! ! 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ hạn chế về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu tập trung vào các ngân hang Việt Nam được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh thông qua các báo cáo tài chính của chúng thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2013. 1.4 Cách tiếp cận Các chỉ số tài chính có khả năng phản ánh hoạt động và những khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Những chỉ số tài chính bao gồm khả năng sinh lời, khả năng hoạt động, khả năng thanh khoản và khả năng trả nợ được dùng rất phổ biến trong phân tích tài chính và cho thấy, phân này các nhóm chỉ số này phần nào dự báo được tình hình tài chính hiện tại cũng như trong tư ơ ng lai gần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có một thước đo cụ thể nào mang tính định lượng được đưa ra. Năm 1968, Altman đã dùng phương pháp phân tích đa nhân tố để đưa ra thước đo cụ thể đánh giá nguy cơ phá sản của doanh nghiệp – Z score bao gồm 5 biến liên quan đến các chỉ số tài chính. Z score phản ánh khá chính xác nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, tuy nhiên khi áp dụng vào doanh nghiệp phi sản xuất thì mức độ chính xác lại giảm sút. Năm 1993, để tăng tính chính xác của mô hình này cho doanh nghiệp phi sản xuất, Altman đã điểu chỉnh mô hình Z score thành mô hình Z’’ – score với 4 biến liên quan đến các chỉ số tài chính. Kết quả cho thấy, Z’’ phản ánh chính xác hơn nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp phi sản xuất so với mô hình Altman ban đầu. Do vậy, trong nghiên cứu này, mô hình Altman Z’’ score sẽ được ứng dụng để đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng [...]... đánh giá sự khác biệt về Z giữa các nhóm ngân hàng 3.3.1 Tính toán chỉ số Z Dựa vào các số liệu trên BCTC các ngân hàng và áp dụng mô hình Z – score tính toán Z được kết quả sau: hầu hết các ngân hàng đều nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Tỷ lệ các ngân hàng an toàn chiếm đến 89% trong tổng số ngân hàng khảo sát và 11% các ngân hàng còn lại nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. .. Giống chỉ số Z , biến X4 trong Z vẫn sử dụng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhưng trong mô hình này không sử dụng biến X5 nên hệ số các biến của Z đều khác so với Z +Nếu Z > 2,6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản +Nếu 1,1 < Z < 2,6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản +Nếu Z 2,6: NH nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản +Nếu 1,2 < Z < 2,6: NH nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản +Nếu Z 2,9: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản +Nếu 1,23 < Z < 2,9: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản +Nếu Z . mô hình Z- Score trong đánh giá nguy cơ phá sản ii) Khái quát tình hình tài chính hiện tại của các ngân hàng iii) Đánh giá nguy cơ phá sản các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt. mô hình Z- Score trong đánh giá nguy cơ phá sản ii) Khái quát tình hình tài chính hiện tại của các ngân hàng iii) Đ ánh giá nguy cơ phá sản các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt. """""""""""!"""""""""""! ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM BẰNG CHỈ SỐ ALTMAN Z SCORE ! MÃ SỐ: T2014-10-22 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS NGUY N ĐĂNG TÙNG