Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không ít lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giảipháp để giáo dục học sinh cá biệt giúp các em trở thànhcon ngoan,
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT ”
Tác giả: Lê Thị Loan
mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng Đối với nước
ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vôcùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một conngười, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đấtnước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồngngười” Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thờiđại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thìgiáo dục lại vô cùng cần thiết Làm thế nào để những ngườichủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nàođể sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính làtrách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những ngườilàm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ
Trang 2nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúcvới các em học sinh Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất vớicác em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khókhăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng vàyêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹkhông ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khókhăn, phức tạp, thành công cũng có, thất bại chua cay cũngnhiều Bỡi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng của nó,nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là họcsinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, Trong số đó, đốitượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất
là lười học, mất đạo đức, tình trạng học sinh kết thành băngnhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không
ít lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giảipháp để giáo dục học sinh cá biệt giúp các em trở thànhcon ngoan, trò giỏi, người chủ tương lai của đất nước Quanhiều lần áp dụng các biện pháp giáo dục, tôi đã rút ra một
số biện pháp thật sự hiệu quả để giáo dục đạo đức họcsinh Trong đó giáo dục đạo đức học sinh cá biệt là việc làmcần thiết góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trong nhà trường
Trang 32 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
2.1 Ý nghĩa:
-Đối với giáo viên: Giúp giáo viên chủ nhiệm có một tàiliệu cơ cở phục vụ cho công tác của mình Vận dụng các biệnpháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt, không phải làm qualoa lấy lệ mà đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có tâm với họcsinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục hợp lí, có hiệu quả
-Đối với học sinh: Giúp các em có thói quen tốt trongcuộc sống hằng ngày, sáng tạo hơn trong học tập, tự tin trongcuộc sống, phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cáchcon người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân
2.2Tác dụng của giải pháp:
Nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triểnđúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mựctrong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhânvới lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình Hạn chế được đối tượng học sinhlười học, xuống cấp đạo đức,…trong nhà trường và các tệnạn ngoài xã hội
Trang 43.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tại trườngTHCS Hoài Hương, đối tượng là học sinh có đạo đức cá biệtvới các biện pháp giáo dục
II Phương pháp tiến hành:
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đờisống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai cũng từchỗ “no cơm ấm áo” dần sẽ tới “ăn ngon mặc đẹp” chăm locho tương lai con cái nhiều hơn Điều đó đã tác động ít nhiềuđến nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta Cho nênchúng ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thôngminh, nhanh nhẹn hơn, sáng tạo và có hiểu biết hơn Tuynhiên không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thịtrường Những cái xấu đang len lỏi vào thế hệ trẻ, nó làm chochúng bị lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách, khiến chúng ta khôngkhỏi băn khoăn, lo lắng Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lýcủa các em đang phát triển mạnh, các em càng có nhu cầutìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích tự khẳng địnhmình… trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết vềpháp luật còn hạn chế Mặt khác, nhiều gia đình do quá bậnrộn với công việc nên dành thời gian cho việc giáo dục concái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường, xã hội.Các em không có được sự giáo dục thường xuyên của cha
Trang 5mẹ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, sa ngã Ngược lại, một số em lạiđược quá chiều chuộng sinh ra ích kỷ, ương bướng.
luôn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho từng đối tượng họcsinh cá biệt để giúp các em dần dần hoàn thiện mình, đểgiảm đi gánh nặng cho lớp, cho trường và các tệ nạn xãhội Vì thế tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục đạo đức họcsinh cá biệt” với mong muốn giúp các em thực hiện tốt nhiệm
vụ của người học sinh tránh xa các tệ nạn ngoài xã hội
2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
- Lựa chọn các phương pháp giáo dục
- Điều tra, khảo sát, thực nghiệm
b) Thời gian tạo ra giải pháp: bắt đầu từ năm học 2010
- 2011 đến nay
Trang 6Địa điểm: tại trườngTHCS Hoài Hương.
B NỘI DUNG
I Mục tiêu:
Trang 7Mục tiêu của đề tài là giúp cho học sinh phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúpgiáo viên chủ nhiệm có một tài liệu cơ cở phục vụ cho côngtác của mình.
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1.Thuyết minh tính mới.
Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng donhững yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lýcủa học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau Ởlứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn haynói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cầnđến chúng ta, không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dụccủa mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâmhuyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất địnhchúng ta sẽ thành công Vì vậy việc giáo dục đạo đức họcsinh cá biệt, giúp cho các nhà làm công tác giáo dục cóphương pháp phù hợp để uốn nắn, giáo dục cho các em nhìnthấy được những khuyết điểm, những hành vi sai lầm đểkhắc phục sửa chữa Qua đó giúp cho các em trở thành mộtngười phát triển toàn diện sống có ích cho xã hội Bằng sự cốgắng của bản thân, nhằm giúp các em trở thành một người
Trang 8con ngoan, một học trò giỏi tôi đã thường xuyên vận dụngcác biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt sau:
- Biện pháp giáo dục bằng con đường tình cảm
- Biện pháp giáo dục thông qua tập thể
- Kết hợp với phụ huynh học sinh
- Kết hợp giáo dục thông qua giáo viên bộ môn
- Kết hợp qua các ban ngành, các bộ phận trong vàngoài nhà trường
Có thể nói yêu thương học sinh là phẩm chất đầu tiêncủa nghề sư phạm Có yêu thương mới thông cảm đượcniềm vui, nỗi buồn của các em, biết giúp đỡ khi các em gặpkhó khăn Thường xuyên gần gũi, thân mật với các em, tạocho các em tự cảm thấy thầy cô như những người thân tronggia đình Tuy nhiên, trong sự gần gũi, thân mật cũng cần cókhoảng cách nhất định để học sinh không lờn mặt, coi thườngthầy cô Nếu chúng ta thường tiếp xúc với hoc sinh bằng sựcởi mở, tình yêu thương thì các em cảm thấy tự tin, thoải mái,sẵn sàng giải bày tâm sự với thầy cô…nhờ đó mà chúng tanắm bắt mọi thông tin một cách chính xác nhất Chính ánhmắt đôn hậu, cử chỉ thân thiện yêu thương, nụ cười tươi tắn,
Trang 9lời nói chân tình thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông củangười giáo viên là động lực thúc đẩy học sinh cố gắng phấnđấu học tập, rèn luyện tốt hơn để trở thành con ngoan, trògiỏi Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả làmột vần đề không đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị một chútthì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng hạnthường xuyên phê bình, dùng nhiều lời xúc phạm đến các em đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này Hơn nữa
vì các em thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránhtiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp
Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạođựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựađáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em Chú ý khi giao tiếpvới các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóađược các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộnhững tâm tư tình cảm với GVCN mà không một chút ngầnngại Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tácdụng lớn đối với các em
Ví dụ: Em Trần Hoàng Hải ở thôn Ca Công học sinh lớp
7A1 năm học 2010-2011 do tôi chủ nhiệm là một học sinh họcrất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rấtkém ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ họcnhưng vì gia đình ép buộc nên em đành phải đi học Em tỏ ra
Trang 10lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa lánh mọingười, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn.
Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em bằng cách: Trong tuầnhọc thứ 5 em không thuộc bài 2 lần đều bị điểm kém và giáoviên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài Lẽ ra như các tuần trước,những em không thuộc bài thì bị phê bình trước lớp, buộc viếtbản cam kết, nhưng để có thể gần gũi em tôi không phê bìnhviệc không thuộc bài cũ mà trong tiết sinh hoạt này tôi chỉ chú
ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết học, tôitìm cách tuyên dương em: “bạn Hải là một học sinh học rấtyếu, tuy vậy bạn rất có tinh thần tập thể, trong các tiết họcbạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gâyảnh hưởng đến các bạn khác ” Sau lần tuyên dương ấy emHải có một thái độ khác, tôi nhận thấy em có mong muốn gầngũi với mọi người hơn Thế là, trong buổi lao động tôi tìmcách tâm sự cùng em, dần dần mối quan hệ giữa tôi và emngày thêm gần gũi, lúc đó em mới thật sự thổ lộ hết mong
muốn của mình Em tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là
điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở cách xa các bạn, điều kiện gia đình lại khó khăn, em muốn nghỉ học đi vá lưới, em nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này cũng chẳng làm được việc gì Hơn nữa việc đi vá lưới thì sẽ có cuộc sống tự do hơn ”
Trang 11Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên emhọc, trong các giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiềuhơn, trao đổi với GVBM tạo điều kiện tốt hơn để em tự tintrong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở gần nhà đếngiúp đỡ, ở lớp tôi phân một em học sinh giỏi, nhiệt tình ngồicạnh để quan tâm đến em nhiều hơn Dần dần em tự tin hơn,
em được nhiều người quan tâm, em nỗ lực cố gắng và đã cónhững tiến bộ rõ nét, học kỳ I em đạt loại trung bình, học kỳ IItiếp tục rèn luyện nên em được lên lớp
Trường hợp Em Nguyễn Văn Khoa ở thôn Thiện Đức làhọc sinh lớp 7A1 năm học 2010-2011 nằm trong một hoàncảnh đặc biệt, cha mẹ li hôn, một mình mẹ nuôi em ăn học,vất vả vì công việc nên thường xuyên đau ốm, thu nhập ít,đời sống vô cùng chật vật, không có thời giờ để quan tâmnhiều đến em Khoa theo bạn, bỏ học, đánh lộn, chơi điện tử,
có hôm lấy trộm tiền của các bạn trong lớp
Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh củaKhoa, tôi gặp riêng em sau giờ học cuối cùng của ngày thứsáu, cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để khuyên nhủ em, trướcmặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì Tôi bắtđầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? cô nghenói vừa qua mẹ em bị ốm nặng bây giờ thế nào rồi trước sựquan tâm chân tình của cô giáo chủ nhiệm với bản tínhlương thiện của trẻ em, Khoa nói chuyện với tôi chân tình Khi
Trang 12thấy em không ngần ngại gì trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầugợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em, chú ý trong các vi phạmcủa em tôi đều đưa em vào thế bị lôi kéo theo bạn mà hư Tôidùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: Em là niềm
an ủi duy nhất đối với mẹ, mẹ là chỗ dựa duy nhất của em,
mẹ tần tảo nuôi em ăn học là muốn em trở thành người tốt,bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em được có điềukiện tốt mà học tập bằng bạn bằng bè, thế mà vừa rồi cônghe mẹ ngã bệnh là do biết em theo các bạn bỏ học, trộmcắp em không thương mẹ sao? Nói đến đây, tôi thấy đôimắt em chớp chớp, rưng rưng Tôi đã cảm hoá được em, từ
đó tôi thường xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng, tôiđều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em
Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, cha mẹbuôn bán, lo việc kinh doanh không quan tâm đến việc họctập của con em, như gia đình em Nguyễn Viết Quân ở thônThạnh Xuân Bắc là học sinh lớp 8A7 năm học 2011-2012.Quân là một học sinh học khá từ những năm tiểu học, lênTHCS Quân được cha mẹ thường xuyên cho tiền đi ăn sángnhưng Quân không ăn nên dành số tiến đó tha hồ chơi điện
tử, thường xuyên bỏ học Với Quân tôi dùng biện phápkhác tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôibiết ngay và mỗi lần trao đổi với em tôi đều đưa ra những chitiết rất chính xác, ví dụ chiều nay em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi
Trang 13điện tử ở quán, sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do đaunhưng cô biết em chơi điện tử Tất cả việc làm của em côđều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không?
em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bậnbịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để
em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả
mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Trinh, bạn Thơm còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập Nếu bây giờkhông lo học thì sau này em có thể làm được gì? rồi cha mẹ
em sẽ ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa connhư em không? Dần dần Quân thấy được cái sai của mình vàQuân cũng đã sửa đổi
Đối với những học sinh lập thành băng nhóm để uốngrượu, hút thuốc, đánh lộn như em Trần Đức Thật ở thônThạnh Xuân thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bấthoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết nêndần đã hình thành nhân cách của em Đối với đối tượng nàytôi thường xuyên gần gũi với em hơn, tỏ ra quan tâm emnhiều hơn và phân tích những hành động việc làm của em làsai trái, để em cảm nhận được tình yêu thương và ý nghĩacủa cuộc sống
Trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, bản thântôi là một giáo viên dạy môn toán, do đặc thù của bộ môn làmột môn học khó nên các em học yếu thường tỏ ra chán nản,
Trang 14ngồi nói chuyện, gây rối các bạn trong lớp Ví dụ như emNguyễn Văn Vũ là học sinh lớp 8A4 năm học 2011-2012, Vũ
là một học sinh học yếu do bị hỏng kiến thức ngay từ nhữngnăm lớp dưới nên khi lên lớp 8 em tỏ ra chán nản, ngồi nóichuyện, gây rối các bạn trong lớp Đối với em, tôi tỏ ranghiêm khắc yêu cầu em nghiêm túc không được gây rối cácbạn khác đồng thời tôi thường xuyên tiếp cận với em bằngcách chỉ cho em những kĩ năng làm bài từ những dạng bàiđơn giản nhất, sau mỗi lần chỉ xong tôi thường gọi em lênbảng làm và cũng không quên khen em trước lớp nếu em làmđúng hoặc làm sai nhưng biết cách làm Và sau nhiều lầnnhư vậy thì em tự tin vào khả năng của mình và chăm chỉhơn, nghiêm túc hơn, có tiến bộ nhiều hơn
1.2 Biện pháp giáo dục thông qua tập thể :
Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mốiquan hệ xã hội của các em, thường ở lứa tuổi này các emchưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đaphần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểuhiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đốitượng học sinh cá biệt, mặc dù biết việc làm của bạn là sai,tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu
chung nhất “ không biết”, cũng có thể các em ngại không dám
nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn Nhưng phải nóirằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá
Trang 15biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõnhất.
Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra,
có thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểucho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng HS đáng tin cậy nhấtnào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thôngtin Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng tanguồn tin chính xác nhất
Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôihướng dẫn các em gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo đượcquan hệ tốt và nhất là tạo cho những em cá biệt có niềm tinvới mình Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộclộ rõ cá tính không e ngại Tôi thường xuyên giữ mối quan hệvới các em này tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục
HS cá biệt để tháo gỡ khó khăn cho các em, thường xuyêncung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến động của cácđối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tinthuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ
Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách “lấy độc trị
độc” Qua các hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ, qua
từng hoạt động các em có những biểu hiện như thế nào: say
mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa chiếu lệ, đùn
Trang 16đẩy, Hoạt động này em thích nên nhiệt tình, hoạt động kiakhông thích thì né tránh
Từ việc theo dõi trên GVCN có biện pháp phát huy sởtrường của từng em lấy đó làm đòn bẩy để tiến hành ngănchặn những biểu hiện tiêu cực khác nảy sinh ở các em
Ví dụ: Em Đỗ Thành Sự ở thôn Nhuận An là học sinh lớp
8A3 năm học 2012-2013 thường xuyên nói chuyện riêng tronglớp, khi ban cán sự lớp phê bình là em hăm doạ đánh bạn.Để vừa ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thờixây dựng nề nếp tiết học tốt tôi phân em làm lớp phó kỷ luật,giao nhiệm vụ theo dõi các bạn đồng thời trước lớp tôi quyđịnh những em cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trongmọi hoạt động nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn.Khi nhận chức danh lớp phó Sự rất thích, tuần đầu tiên Sự cótiến bộ nhưng vẫn còn một vài lần bị phê bình là nói chuyệnriêng, cuối tuần nhận xét tình hình chung của lớp tôi cho các
em phát biểu phê bình vai trò trách nhiệm của Sự Sau đó tôinhận xét chung."Tuy rằng trong tuần qua bạn Sự vẫn còn saisót, có vi phạm kỷ luật nhưng so với các tuần trước nề nếpcủa lớp ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân Sự cũng có tiếnbộ Vì sự tiến bộ của lớp, chúng ta có thể bỏ qua cho bạn vàcho bạn cơ hội để khẳng định vai trò của mình ở tuần học tiếptheo" Về sau Sự đã ý thức được trách nhiệm của mình vàkhông còn vô kỷ luật như trước nữa
Trang 17Đối với em Đặng Nguyễn Hưng và Đặng Văn Huy cùngở thôn Thiện Đức học sinh lớp 8A3 năm học 2012-2013 đều
có đặc điểm chung là học yếu, thường xuyên gây mất trật tựtrong lớp, vi phạm nội qui để chứng tỏ mình, và chơi vớinhững học sinh lớp khác có biểu hiện giống mình Đối vớinhững đối tượng này tôi cho các em tham gia hoạt động tậpthể nhiều hơn Như đầu năm thường bên Liên Đội có kếhoạch tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường nên tôi chọnhai em này vào đội tuyển của lớp để tham gia tập luyện và thiđấu Qua gần hai tháng tập luyện và thi đấu phần nào hai emcũng được các bạn trong đội tuyển cảm hóa và có tiến bộ, ít
vi phạm ví như câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thìsáng’’
Đối với những đối tượng thích gây rối tập thể, nghịch
ngợm “lớp bị phê bình là niềm vui của các em” Đối với đối
tượng này tôi dùng cách đẩy mạnh các hoạt động của lớp đểcác em thấy được những việc làm của mình không có tácdụng gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lựcvươn lên, làm cho các em bị tách ra khỏi tập thể, không thểgây rối tập thể được và vô hiệu hoá những hành động nghịchngợm của các em Không làm hại được tập thể lại bị tách rakhỏi tập thể, các em tự khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu
hổ Từ đó chính các em có mong muốn được sống chungtrong một tập thể đoàn kết Khi các đối tượng này thấy được
Trang 18những lỗi lầm của mình, GVCN lớp cần động viên HS tronglớp gần gũi khích lệ để các em hoà nhập với tập thể.
Đối với những lớp có nhiều học sinh cá biệt thì mộttrong những biện pháp mà tôi thường xuyên vận dụng ở cácnăm làm công tác chủ nhiệm đó là tổ chức đôi bạn cùngtiến.Tùy vào lượng học sinh cá biệt trong lớp mà tôi tổ chức
số đôi bạn cùng tiến khác nhau Hàng tuần, hàng tháng, tôicho cán sự lớp theo dõi những đôi bạn đó, những đôi bạnnào không vi phạm và có biểu hiện tích cực trong tuần,những đôi bạn nào hai tuần không vi phạm, những đôi bạnnào ba tuần không vi phạm …thì sẽ được khen thưởng đểđộng viên khích lệ các em Qua cách làm trên tôi thấy các em
có sự thi đua lẫn nhau, cố gắng không để vi phạm dù là việcnhỏ
1.3 Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủnhiệm cần linh hoạt trong sử dụng các biện pháp và hìnhthức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài” hoàn cảnhgia đình không ai giống ai Có gia đình có điều kiện kinh tế,
có thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tậpcủa con em thậm chí là luôn đưa rước con cái đi học, theodõi tập vở của các em thường ngày Nhưng cũng có gia đìnhcha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có
Trang 19thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn conmình học giỏi, ngoan ngoãn Vậy làm thế nào để phụ huynhnào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình?
Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ Từ đó tôi đi đến quyếtđịnh: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đìnhhọc sinh
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinhchung của lớp, GVCN báo cáo kết quả rèn luyện của từng em
và có thể mời phụ huynh các đối tượng này ở lại để trao đổiriêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh.Thường học sinh cá biệt thì lại có phụ huynh cá biệt, một làkhông quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dámđối diện với sự thật về những sai phạm của conmình thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộchọp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cũng khôngđến Đối với đối tượng này GVCN cần nhiệt tình hơn, có thểđến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của giađình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thườngnhững đối tượng này họ ngại nói những điều sai của con emhọ vì thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà các em có được dù
đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các em, sau
đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em, tránh nêu hoàntoàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc