1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh phân tích tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh trà vinh

69 277 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 10,88 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TE LUAT VA NGOAI NGU

BO MON KINH TE

BAO CAO THUC TAP TOT NGHIEP

DE TAI: PHAN TICH TINH HINH THU THUE THU NHAP DOANH NGHIEP

TAI CUC THUE TINH TRA VINH

calle

Giảng viên hướng dẫn: NGUYÊN THỊ THANH THỦY Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Lớp: CAO7KTA Khoá: 2007 - 2010

Trang 2

LOI MO DAU

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước thì ngành kinh tế tài chính cũng phát triển theo, để đuổi kịp sự phát triển đó trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì ngành kế toán thuế cũng từng bước phát triển vì đó là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước Để thực hiện đầy đủ ccác nghiệp vụ thuế đó là trách nhiệm đồng thời là

nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Do có khá nhiều sắc thuế tác động đến hoạt động kinh doanh nên việc thực hiện đầy đủ

và đúng Luật thuế là một vấn đề không phải dễ đối với các doanh nghiệp

Qua tổ chức công tác kế toán nó còn giúp chúng ta hiểu về những quy định về đối tượng chịu thuế; đối tượng nộp thuế; thuế suất cũng như các phương pháp

tính; cách lập biểu mẫu kê khai các loại thuế; thủ tục hồn thuế; quyết tốn

thuế: Cơng tác kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản thu thường xuyên cho ngân sách Nhà nước

Những kiến thức có được khi ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những

hiểu biết qua thời gian thực tập tại đơn vị Tôi hy vọng với bài viết này sẽ phản

ánh một cách tổng quát tình hình kế toán tại đơn vị Từ đó nắm bắt được tình hình thực tế, giúp cho tôi có những kiến thức cơ bản trong công việc sau này

Do thời gian thực tập có hạn cộng với những kiến thức và trình độ còn

nhiều hạn chế nên trong quá trình viết chuyên đề báo cáo không thẻ tránh khỏi

những thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung và giúp đỡ của quý Thầy

(Cô) quý Cơ quan để báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn

Kết cấu chương của đề tài gồm có 2 phần: phần mở đầu và phần nội dung

Phần nội dung gồm:

Chương 1: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Phân tích tình hình thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Trà Vinh Chương 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 3

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Trà Vinh và quá trình đi

thực tập tốt nghiệp tại Cục thuế tỉnh Trà Vinh, cộng với những kiến thức có được đã giúp tôi từng bước hiểu được vốn kiến thức chuyên ngành của mình hơn Đó là

hành trang giúp cho tôi hồ nhập vào mơi trường xã hội bên ngoài trong thời kỳ hội nhập ngày nay Khi đó, tôi cảm thấy mình vững vàng va ty tin hơn khi bước vào môi trường làm việc mới Trong suốt quá trình học tập tại trường tôi nhớ mãi những hình ảnh của các Thầy (Cô) họ sẵn sàng truyền đạt những kiến thức cơ bản cho chúng tôi trong suốt quá trình giảng dạy trên lớp, kiến thức mà tôi có được ngày hôm nay cũng như việc hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp là nhờ vào sự

tận tình truyền đạt và giảng dạy của các q Thầy (Cơ)

Để hồn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban lãnh đạo cùng với các cán bộ nhân viên của Cục thuế tỉnh Trà Vinh đã

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua Những người đã giúp cho tôi có được kiến thức thực tế trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày và có

cái nhìn tổng quát về hoạt động kế toán của đơn vị

Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy giảng viên trường Đại học Trà Vinh người đã trực tiếp hướng dẫn tôi cách trình bày một bài báo cáo cũng là người tận tình hướng dẫn cách ứng xử khi bước ra ngoài xã hội làm việc

Cùng với các giảng viên trường Đại học Trà Vinh, những người cung cấp cho tôi kiến thức chuyên ngành và kiến thức ngoài xã hội Đồng thời còn giúp cho

tôi có được vốn kiến thức cơ bản và niềm say mê đối với môn học

Cuối cùng tôi kính chúc Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý Thầy

(Cô); Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của Cục thuế tỉnh Trà Vinh được dồi

dào sức khoẻ hạnh phúc, thành công trong cơng tác và hồn thành tốt nhiệm vụ

được giao góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu manh, van minh và tiến bộ hơn

Trang 4

~== =-ŒđÊÍÌ) -~~ ~~-

Trang 5

PHAN MO DAU:

PHAN NOI DUNG “

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1.1.Khái niệm thuế TNDN 1.1.2 Tác dụng

1.1.3 Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế ¿-2¿z522scczzccx+ 1

1.1.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 2

1.1.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế 2-2222zz+2E22ee+2z++eztrvszee 3 1.1.6 Đăng ký, kê khai, miễn giảm thuế TNDN -.c¿:¿2222222ccccccecrcz 3

1.1.7 Chứng từ và tài khoản sử dụng - «cty 8

121:7:1:CBffð từ Sử H”ŨHồ s.oggotboccgtsnGAG 00 2ADDAG RE UElEnGErssseaseenl 8 L172 Tai khoat SỬ Qui cscs ccsensnmnnnnancmnnm nena 8 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUU - « v++£+vvv2vvveeeeeerrre 9 1/2:1: PhữưđE PHA thư thiệp Số liGG uasonugsGei Gi00Sng8Robtlaitgittiaideussea 9 1.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ¿¿¿222¿22E+++2E2EE+EE2EEECEEEESerrrrrkerrrrrrkee 9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU THUÊ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP TẠI CỤC THUÉ TỈNH TRÀ VINH . -« -s<ccce 11

2.1 TONG QUAN VÈ CỤC THUÉ TỈNH TRÀ VINH - 11 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh - :-¿ 2vsc+zescvvvvvvveccee 11 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Tra Vinh 13

2.1.3 Cơ cầu bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 15

2.1.3.1 Cơ cầu bộ máy tỏ chức của Cục thuế tỉnh Trà Vinh . 15 9.1.3.2 Cơ cầu tổ chức bộ máy của Cục thUẾ i.eoiccoiiiniinHd nh ng ng ng gấp 17

Trang 6

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU TH TNDN TẠI CỤC THUÉ TỈNH

TU NAM 5008 ĐỀN QUÝ I NĂM 20D sen ganseseassessdeuausogngggessosssal 34 2.2.1, Thực hiện công tác quản lý thu thuế nộp vào NSNN

2.2.2 Đánh giá kết quả thu thuế nộp NSNN từ năm 2008 đến quý I năm 2010 35 2.2.3 Tổng kết hoạt động thu thuế TNDN toàn Tỉnh từ năm 2008 đến quý I năm

2010 43

2.2.4 Giới thiệu các biểu mẫu và cách lập biểu mẫu thuế TNDN tại Cục thuế 45 2.2.4.1 Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu 01A

2.2.4.2 Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu 01B -cc¿c¿222ccvvcvcccrc+ee 47

2.2.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu .-:-+ 49 2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA ĐƠN VỊ 23.1; THUẬN ÍỢliizsssnsuongbitadtisaid030LG0GG0EBIA4GNENRIGGSRGIE8E448X088x:X8ttãSyiqyqlasasgaial 52 2:30: KHƠIKHĂÍtruntntttiflogg0i5G D8 G SGGiăĂG@0okfiiiialllsessaadsssssasusS2) 2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUÝ II NĂM 2010 53 2.5 GIẢI PHÁP s« -+++«€ECEEEY++EEEEEELAAEEEEEE.LAeEESEEVAkeeorsrtvrkrerrsee 54 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, sc-ss<cccvvvsecrrr 55 k nên ma ẽẽ 55 3.1.1 Kết luận chung về vấn đề đã nghiên cứu ¿ ¿z222+cz+ccvvecccrr 55

3:1:2: Bài Học kinh HE hiỆHR:s:csisnictg0ikágg08404st6:3365x5138438638xc4GSp:S3434xtz446aaváscso 2Ô

3/2.KIDN NGHỈ:6i5162262616581502A8660556Q8GAQk0803iS0f844iniqeB34,sgosxgssnssad 57

3.2.1 Kiến nghị đối với Cục thuế ¿-¿-22s++etcvvvvvrrerrrrrsrrrrrrrrrrrreeooree S7

Trang 7

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cục Thuế

Sơ đồ 2.2: Trinh tự ghi số theo hình thức kế toán Nhật ký — Số cái

Sơ đồ 2.3: Kết cấu sơ dé chi phí thuế TNDN Bảng 2.1:Tỷ trọng các ngành trong tổng GDP tỉnh Bảng 2.2: Về độ tuổi và tuổi nghề

Bảng 2.3: Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị

Bảng 2.4: Về trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.5: Số liệu thu nộp NSNN năm 2008 Bảng 2.6: Số liệu thu nộp NSNN năm 2009 Bảng 2.7: Số liệu thu nộp NSNN quý I năm 2010

Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu thu nộp NSNN trén địa bàn Tỉnh từ năm 2008 đến

quý I năm 2010

Trang 8

TX: Thị xã XD: Xây dựng

DN: Doanh nghiệp

CCT: Chỉ cục thuế

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp DNTN: Doanh nghiệp tư nhân NSNN: Ngân sách Nhà nước NNT: Người nộp thuế

Trang 9

1 SU CAN THIET CUA DE TAI:

Trong những năm đầu gia nhập WTO, nền kinh tế đất nước ta đã có bước phát triển nhanh, các chỉ tiêu kinh tế của đất nước đã đạt khá cao Đi đôi với sự

phát triển về nền kinh tế, các mục tiêu phát triển xã hội, chăm lo đời sống nhân

dân, người lao động cũng từng bước được nâng lên Gắn liền với những thành tựu chung của đất nước có một phần đóng góp của Cục thuế nói chung, thuế TNDN tỉnh Trà Vinh nói riêng trong việc đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững của đất nước Khi đó:

Thuế TNDN là một công cụ hữu ích để điều tiết xã hội đem lại nguồn thu dang ké cho ngân sách Nhà nước

Luật thuế TNDN có hiệu lực đã góp phần tích cực hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, bn bán hàng hố và điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp để đóng góp cho ngân sách Nhà nước

Thu thuế TNDN nhằm tái phân phối thu nhập, hay điều tiết các hoạt động

kinh tế, xã hội

Để hướng dẫn sản xuất và điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý thì phải tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh

đối với các doanh nghiệp

Là nhân viên của Cục thuế tỉnh Trà Vinh cũng không ngừng để đạt được mục tiêu phát triển chung của ngành Để hiểu rõ hơn về thuế TNDN, thông qua

việc thu thuế TNDN của các doanh nghiệp nên tôi chọn đề tài “Phân tích tình

hình thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Trà Vinh” để viết chuyên đề cho mình

Trang 10

Chuyên đề nghiên cứu về “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” tại Cục thuế Tỉnh Trà Vinh Tập trung tìm hiểu nghiên cứu các nghiệp vụ về kế toán thuế TNDN, theo quyết định số 15/2006/QD-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20

tháng 3 năm 2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, về các Hệ thống

chứng từ kế toán, Hệ thống tài khoản kế toán, Hệ thống sổ sách kế toán, Hệ thống báo cáo tài chính và từ đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị giúp Cục thuế tỉnh

Trà Vinh hoạt động hiệu quả hơn

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu về tình hình thu thuế của Cục thuế tỉnh Trà Vinh có rất nhiều

lĩnh vực khác nhau như: tình hình thu thuế TNDN; chỉ quản lý bộ máy; hướng dẫn

các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp lập các tờ khai thuế TNDN và các báo cáo quyết toán thuế TNDN

Thời gian nghiên cứu từ ngày 26 tháng 05 đến hết ngày 15 tháng 06 năm 2010

Do kiến thức và thời gian cũng như những thông tin thu thập về Cục thuế tỉnh Trà Vinh còn hạn chế nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp”

Trang 11

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 PHUONG PHAP LUAN: 1.1.1 Khai niém: /

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phan thu nhập

sau khi trừ đi các khoản chỉ phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế

1.1.2 Tác dụng:

— Thuế TNDN được ban hành thay thế cho thuế doanh thu, cùng với việc ban

hành Luật thuế GTGT đã trở thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ đã khắc phục những hạn chế của thuế doanh thu trước đây

— Thuế TNDN bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã và sẽ

phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng của Nhà nước

— Thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức,

cá nhân trong nước tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tư phát triển SXKD

— Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa DNNN với DNTN, đảm bảo trong sản SXKD phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

1.1.3 Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế

Các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN

> Đối với các tổ chức, cá nhân:

Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ bao gồm:

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 12

— Doanh nghiép Nha nuéec bao gém ca doanh nghiép Nha nuéc hoat déng

kinh doanh và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích —_ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phan

— Doanh nghiép có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp

đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

— Cơng ty nước ngồi và các tổ chức nước ngoài HĐKD tại Việt Nam

— Cơng ty nước ngồi và tổ chức nước ngoài hoạt HĐKD ở Việt Nam không,

theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

—_ Các tô chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức SXKD hàng hoá,

dịch vụ

—_ Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và các tỏ chức khác có SXKD hàng hoá

»> Đối với cá nhân trong nước

—_ Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh, hộ cá thể

—_ Cá nhân hành nghề độc lập như : Bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và những người hành nghề độc lập khác

— Hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có đầy đủ hai điều kiện: Giá trị sản phẩm hàng hoá trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập trên 60 triệu đồng trên/năm thì phần thu nhập nhập vượt trên 60 triệu đồng đó phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

— Cá nhân cho thuê tài sản như thuê nhà, thuê đất, thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác

1.1.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

— Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản

— Hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng

hàng hoá đến 90 triệu đồng/ năm và thu nhập đến 60 triệu đồng/ năm

GVHD: NGUYEN TH] THANH THUY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 13

1.1.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN:

Thuế thu nhập Thu nhập chịu thuế Thuế suất

doanh nghiệp phảinộp = trong kỳ * thuế thu nhập

trong kỳ tính thuế tính thuế doanh nghiệp

Trong đó:

Thu nhập Doanh thuđể — Chỉ phí Thu nhập chịuthuế = tínhthunhập - hợplý + chịuthuế

trong kỳ chịu thuế trong kỳ khác trong kỳ 1.1.6 Đăng ký, kê khai, miễn giảm thuế TNDN:

> Đăng ký thuế TNDN:

—_ Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký nộp thuế TNDN với việc đăng ký

nộp thuế GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấy giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh

— Các Tổng công ty, công ty, khi đăng ký thuế phải khai rõ các đơn vị trực

thuộc hạch toán kinh doanh độc lập và các đơn vị hạch toán báo sổ Các đơn vị

hạch toán độc lập hay hạch toán báo sổ đều phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi địa phương đơn vị đóng

— Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty, công ty kê khai, nộp

thuế, quyết toán thuế riêng Các đơn vị hạch toán báo số phụ thuộc công ty, Tổng công ty chỉ đăng ký thuế tại địa phương, không có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế tại

địa phương đó Tổng công ty, công ty có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán

thuế phần kinh doanh của mình và các đơn vị hạch tốn phụ thuộc báo sơ >_ Kê khai thuế TNDN:

—_ Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả

năm theo mẫu quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng

kinh doanh của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chỉ phí, TNCT, số thuế phải

nộp cả năm, có thể chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế

Trang 14

— Déi véi cơ sở SXKD chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thì việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu và thuế

suất như sau

+ Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán nhưng đã thực

hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, phải kê khai doanh thu

và tính thuế hàng tháng theo công thức sau:

ThuéTNDN = Doanhthu * Tỷ lệ(%) * Thuế suất phải nộp bán ra TNCT thuế TNDN

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá,dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức

ThuếTNDN = Doanhthu * Tỷlệ(%) * Thuế suất

phải nộp Ấn định TNCT thuế TNDN

> Quyết toán thuế:

— Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp

nộp thuế hàng tháng theo tỷ lệ thu TNCT trên doanh thu và thuế suất) Quyết toán

thuế phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu: doanh thu, chỉ phí hợp lý, TNCT, số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm, số thuế TNDN đã nộp ở

nước ngoài cho các khoản TNDN đã nhận được từ nước ngoài, số thuế TNDN nộp

thiếu hoặc nộp thừa theo mẫu quy định

—_ Năm quyết toán thuế TNDN được tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm Nếu CSKD được phép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính nêu trên đây thì được quyết toán theo năm tài chính đó

—_ Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 15

—_ Đối với trường hợp sát nhập, chia tách, giải thẻ, Thời hạn nộp báo cáo quyết toán là 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể của cơ quan có thẩm quyền

—_ Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quy định phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế

còn thiếu còn phải nộp tiền phạt chậm nộp

> Nộp thuế TNDN:

— Co sé sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào NSNN Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý

—_ Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện day đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn,

chứng từ thì tính thuế theo phương pháp tỷ lệ TNCT trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như sau:

+ Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng,

từ kê khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế Thời hạn nộp thuế hàng tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua,

bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn thông

báo cùng với thời hạn nộp thuế

— Co sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng di cùng với việc kê khai nộp thuế GTGT

> Miễm giảm thuế:

Đối với doanh nghiệp trong nước mới thành lập:

—_ Cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 50% số thuế TNDN trong thời gian 2 năm tiếp

Trang 16

theo Trường hợp thành lập ở huyện thuộc vùng miền núi, hải đảo và vùng khó khăn khác thì thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm

—_ Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi được đầu

tư được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo

— Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế TNDN trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế

TNDN phải nộp trong thời hạn 9 năm tiếp theo

—_ Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi được đầu

tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và hải đảo được miễn

thuế TNDN trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo

— Co sé san xuat mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu

tư ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong thời hạn 3 năm kể từ khi có thu TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo

— Miễn thuế, giảm thuế đối với CSSX trong nước đầu tư XD mở rộng quy mô sản xuất

—_ Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở

rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực

sản xuất, được miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và

giảm 50% số thuế TNDN phải nộp tăng thêm do đầu tư mới mang lại của 2 năm tiếp theo

— Số thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được xác định bằng chênh lệch giữa TNCT của năm công trình đầu tư hoàn thành so với TNCT của năm

trước khi đầu tư

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 17

Ví dụ: Tại DNTN Thanh Long có tình hình như sau

— Năm 2007 thu nhập chịu thuế của DN là 700 triệu đồng

— Đầu năm 2008 DN Thanh Long hoàn thành công trình mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái và đưa vào sử dụng

— Nam 2007, 2008, 2009 mỗi năm có tổng TNCT là 1000 triệu đồng Như vậy công ty A được miễn thuế, giảm thuế như sau:

Năm 2007 DN Thanh Long được miễn phần thu nhập chịu thuế là: 1000tr - 700tr = 300tr

Năm 2008, 2009 mỗi năm DN Thanh Long được giảm số thuế TNDN là: (1000 - 700) x 50% x 28% = 42tr

— Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và các vùng

khó khăn khác được miễn thuế TNDN trong 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu

thuế

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

— Các dự án được áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từ

khi hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, được miễn thuế 1 nam đầu kẻ từ khi có

TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo

—_ Các dự án được áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từ khi HĐSXKD có lãi, được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kẻ từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 3 năm tiếp theo

— Cac dự án được áp dụng mức thuế suất 10% trong thoi han 15 nam ké tir

khi hoạt động SXKD có lãi, được miễn thuế TNDN 4 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo

—_ Các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng kết cầu hạ tầng tại miền núi,

hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi

GVHD: NGUYÊN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 18

Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sau khi quết tốn với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển số lỗ sang những năm

sau để trừ vào thunhập chịu thuế Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm 1.1.7 Chứng từ và tài khoản sử dụng:

1.1.7.1 Chứng từ sử dụng:

Để theo dõi, hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp kế toán phải sử dụng các hoá đơn chứng từ sau:

—_ Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hoá đơn đặc thù

— Bảng kê 02/GTGT; 03/GTGT; 04/GTGT; 05/GTGT; 06/GTGT

—_ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số: 03A/ TNDN —_ Số theo dõi chỉ tiết thuế thu nhập doanh nghiệp

— Bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

— Báo cáo kết quả kinh doanh B02 — DN 1.1.7.2 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp” Số thuế TNDN nộp thừa đầu kỳ Số thuế TNDN đã nộp

Số thuế TNDN phải nộp của các năm

trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của các năm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghỉ giảm chỉ phí thuế TNDN hiện

hành trong năm hiện tại

Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm

lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xác định khi kết thúc năm tài chính

Số thuế TNDN còn phải nộp đầu kỳ Số thuế TNDN phải nộp

Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chỉ phí thuế TNDN hiện hành của

Trang 19

Tài khoản 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp” có thẻ có số dư bên Có hoặc

số dư bên Nợ

Số dư bên Có, ngoài số thuế TNDN còn phải nộp, còn có thêm khoản điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung đo áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước

Số dư bên Nợ, ngoài số thuế TNDN nộp thừa, còn có thêm nội dung điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm

trước

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu trực tiếp tại phòng Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế,

cụ thể là các chứng từ phát sinh, sổ chỉ tiết các tài khoản, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, tờ khai quyết toán thuế

Tìm hiểu tình hình thực tế tại các phòng nghiệp vụ để có cái nhìn tổng thể về quy trình hoạt động của Cục thuế tỉnh Trà Vinh nói chung và phòng Tuyên truyền

& Hỗ trợ người nộp thuế nói riêng

1.2.2 Phương pháp xử lý số liệu:

Sau khi nắm bắt được thông tin và số liệu cụ thể vấn đề đặt ra là, cần phải

phân tích, xử lý số liệu từ phòng Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế nhằm để

tạo sự so sánh đề thấy được tiến độ thu thuế TNDN của các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh có phù hợp chưa, nếu chưa thì đề xuất phương pháp khắc phục Từ đó đưa ra những phương hướng cho phù hợp, hợp lý đúng theo quy định nhằm để việc thu thuế có hiệu quả hơn

Xem các tài liệu cần thiết liên quan đến Cục thuế như: Báo cáo tài chính; Các hoá đơn bán hàng; Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý, năm; Quyết toán thuế TNDN

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 20

Ngoài ra, đề tài còn dựa trên những nghiên cứu tổng hợp từ kiến thức đã học

ở nhà trường, trên sách báo, tạp chí và mạng internet Đồng thời cùng với sự tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các Cô (Chú) và Anh (Chị) trong các phòng ban để có

những hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về vấn đề nghiên cứu

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 21

CHUONG 2: PHAN TiCH TINH HiNH THU THUE THU NHAP DOANH

NGHIỆP TẠI CỤC THUÉ TỈNH TRÀ VINH

2.1 TONG QUAN VE CUC THUE TINH TRA VINH: 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh:

>_ Vị trí địa lý - diện tích — dân số:

Trà Vinh được tái lập tỉnh năm 1992 trên cơ sở phân chia địa giới từ tỉnh Cửu Long cũ, có quốc lộ 53 nối dài từ quốc lộ 1A đi về hướng đông, có vị trí tương đối thuận lợi là nằm giữa hai con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu đi ra biển Đông, có 65km bờ biển cùng mạng lưới đường thủy khá thuận lợi cho việc

giao lưu, vận chuyển hàng hoá và mở rộng thị trường Tuy nhiên, do nằm ở vị trí

không phải trên đường giao lưu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên đây cũng là điểm bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh, Trà Vinh có tổng số 8 huyện, thị xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 236.936 ha

Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre Phía Đông giáp biển Đông Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long

Về dân số toàn tỉnh theo kết quả thống kê của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thì

hiện nay toàn tỉnh có khoảng 1.036.780 người, mật độ dân số khoảng 447 ngudi/km’, là một tỉnh có mật độ dân số tương đồ thấp so với khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long Trong đó có khoảng 300:000 người dân tộc Khơmer chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, người Hoa và một số dân tộc thiểu số khác chiếm 5 — 6% dân số toàn tỉnh Dân số tỉnh Trà Vinh phân bố không đồng đều giữa các khu vực hành chánh và các vùng trong tinh Do cơ cấu dân số trẻ và tốc độ tăng dân số cao của những năm trước đây nên lực lượng lao động đã gia tăng nhanh chóng, bình quân từ năm 1992 đến nay có khoảng 86% dân số trong độ tuổi lao động tham gia

vào các hoạt động sản xuất kinh tế

GVHD: NGUYEN THI THANH THỦY SVTH: HUYNH TH] MY PHUONG

Trang 22

> Cơ cấu kinh tế: z“ Bang 2.1:Ty trong các ngành trong tông GDP tỉnh (Đơn vị tính: %)

Ngành Năm 2005 | Năm 2006 Năm 2007

Nông, lâm, ngư nghiệp 59,20 56,67 56,00

Công nghiệp, xây dựng 16,17 17,57 18,25

Dịch vụ 24,63 25,76 26,25

(Nguồn số liệu: Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cầu kinh tế của Tỉnh có bước chuyền biến tích cực, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, song do cơ cấu kinh tế chuyên biến còn

chậm, đến năm 2006 cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn

nhỏ Từ đó, làm ảnh hưởng đến nguồn thu trong hoạt động công thương nghiệp

của tỉnh

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong các năm qua: ` Tỉnh Trà Vinh với ưu thế bờ biển dài, có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp và 300.000 ha đất ven biển Vì vậy, thế mạnh kinh tế chủ yếu của tỉnh vẫn là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, kinh tế vườn, tiểu thủ

công nghiệp Trong những năm gần đây với những định hướng kinh tế của tỉnh các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển Cơ cầu

kinh tế đạt mức tăng trưởng khá hơn, cụ thẻ là:

Nông - lâm - ngư nghiệp: bước đầu có sự chuyển biến tích cực Trong nông nghiệp đã có bước công nghiệp hóa, cơ giới hóa vào sản xuất, thủy lợi hóa, xây dựng các công trình ngăn mặn, dẫn nước ngọt vào để phục vụ cho sản xuất, thay đổi giống cây trồng

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 23

Về thủy sản: phát triển cả nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản Diện tích nuôi trồng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp được mở rộng (cụ thể năm 2007 diện tích nuôi tôm sú là 47.000 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản

đạt 157.000 tấn, trong đó có 23.700 tấn tôm, năng lực chế biến thủy sản xuất khâu

tăng gấp 4 lần so với năm 2000 )

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển: các ngành chế biến

lương thực, thực phẩm có các cơ sở sản xuất, chế biến (chế biến thủy sản, hạt

điều) tạo điều kiện cho ngành ngày càng phát triển, ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp phát triển khá ở một số lĩnh vực như: dệt chiếu, thảm lót xuất khẩu, sản xuất gach, to xo dira

Về lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, văn hóa, y tế: lĩnh vực thông tin liên lạc trên

địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay đã có 100% khóm, ấp có máy

điện thoại Hạ tầng giao thông và mạng lưới điện trung thế, hạ thế đang được đầu

tư phát triển mạnh qua các năm

Công tác giáo dục, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả cao góp phần nâng cao dân trí Công tác phòng và trị bệnh cho nhân dân được chú trọng, phát triển tuyến y tế cơ sở Các hoạt động văn hóa thông tin nghệ thuật đa dạng và phong phú nhất là duy trì các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, đặc biệt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được chú

trọng quan tâm

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Trà Vinh:

Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 51/QÐ - BTC

ngày 28/01/1992 của Bộ Tài Chính Trụ sở Văn phòng Cục Thuế đặt tại số 2,

đường 19/5, phường I - thị xã Trà Vinh

Cục Thuế tỉnh Trà Vinh chịu sự lãnh đạo về mặt nghiệp vụ của Tổng cục Thuế,

về mặt Nhà Nước của UBND tỉnh Trà Vinh Cục Thuế có vai trò và nhiệm vụ rất

Trang 24

các Chỉ cục thuế ở các huyện, thị xã đóng trên địa bàn Tỉnh thực hiện nhiệm vụ

thu NSNN đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao > Tình hình nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Trà Vinh:

Tính đến nay tình hình nhân sự tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Trà Vinh có 90 cán bộ trong biên chế Trong tổng số cán bộ công chức trong biên chế có 24 cán bộ nữ chiếm 25,88 % Số Đảng viên 60 cán bộ chiếm 70,59 %, về trình độ chuyên

môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị .; độ tuổi của cán bộ công chức

Cục Thuế Trà Vinh được thống kê như sau: Bảng 2.2: Về độ tuổi và tuổi nghề (Đơn vị tính: Người) Về độ tuổi Về tuổi nghề Bn ke ij Số năm làm| „Ò So tuoi Sô cán bộ So cán bộ việc

Dưới 30 tuổi 09 Dưới 10năm |20 Tir 30 — 40 tudi 46 Từ 10-20 năm | 46

40 — trên 50 tuổi 35 Trên 30 năm 24

Cộng 90 Cộng 90

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế Trà Vinh) Bảng 2.3: Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị (Đơn vị tính: Người) Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Trình độ Số cán bộ Trình độ Số cán bộ

Đại học 53 Dai hoc 01

Cao dang 05 Cao dang 10 Trung câp 20 Trung câp 03 Không qua đào tạo | 12 So cap 00

Cong 90 Cong 14

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế Trà Vinh)

GVHD: NGUYEN THI THANH THỦY SVTH: HUYNH TH] MY PHUONG

Trang 25

Bảng 2.4: Về trình độ ngoại ngữ, tin học (Đơn vị tính: Người) Ngoại ngữ Tin học Trình độ Số cán bộ Trình độ Số cán bộ Chứng chỉ A, B 49 Chứng chỉ A, B 64 Chứng chỉ C 1 Dai hoc 3 Trung cap, Dai hoc 0 Trung cap, Cao dang | 2 Cong 50 Cong 69

(Nguôn: Phòng Tô chức cán bộ Cục TÌ hué Tra Vinh)

Lãnh đạo Cục thuế Trà Vinh rất qua tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của cán bộ nên thường xuyên đưa cán bộ tham gia học các lớp đào tạo ngắn hạn, dai hạn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học

2.1.3 Cơ cầu bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Trà Vinh:

Cục Thuế Trà Vinh gồm có Văn phòng Cục Thuế và 8 Chỉ cục Thuế huyện,

thị xã, trong đó chia ra 104 xã, phường, thị trấn

Bộ máy tổ chức Cục thuế hiện đang hoạt động theo hình thức kết hợp trực tuyến, phân công lãnh đạo Cục thuế phụ trách như sau:

>xX Cục trưởng Lâm Ngọc Hữu, chỉ đạo chung toàn ngành Trực tiếp phụ trách

4 phòng chức năng và 3 Chỉ cục thuế:

Phòng Kiểm tra Nội bộ (Phòng KTNB) Phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng TCCB);

Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán (Phòng THNVDT);

Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - An chi (Phong HCQTTVAC); Phụ trách các Chỉ cục thuế huyện Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú

>_ Phó Cục trưởng Hoàng Thanh Tâm, giúp Cục trưởng phụ trách trực tiếp 4 phòng chức năng và 3 Chỉ cục thuế:

Phòng tuyên truyền & hỗ trợ người nộp thuế

Phòng Kê khai & Kế toán thuế

GVHD: NGUYEN TH] THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 26

Phong Tin hoc

Phòng Kiểm tra thuế

Phụ trách Chỉ cục thuế các huyện, thị xã: Trà Vinh, Tiểu Cần, Càng Long

> Phó Cục trưởng Nguyễn Quốc Thuấn, giúp Cục trưởng phụ trách trực tiếp

3 phòng chức năng và 2 Chỉ cục thuế:

Phòng Thanh tra thuế (Phòng Thanh tra);

Phòng Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế (Phong QLN CCNT);

Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Phòng QLTTNCN); Phụ trách Chỉ cục Thuế các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải

Trang 27

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế: CỤC TRƯỞNG P.CỤC TRƯỞNG _¥ v +—

Phòng || Phòng Phong || Phong || Phong Phong Phong || Phong || Phong Phong tuyén kế tinhọc || kiểm kiểm tổ chức tổng hành thanh quản lý

truyền khai, tra tra nội cán bộ hợp - chính tra thuế thuế thu

và hỗ và kế thuế bộ nghiệp || quản nhập cá trợ toán vụ- trị - nhân NNT thuế dự tài vụ tốn -ấn chỉ ¥ CCT eer GGT: GGT CCT CCT ocr CCT

TX HUYEN HUYEN HUYEN HUYEN HUYEN HUYEN HUYEN

TRA TIỂU CÀNG CÂU CHÂU TRÀ CÀU DUYÊN VINH CÀN LONG KÈ THÀNH CÚ NGANG HẢI

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tô chức bộ máy quản lý Cục Thuế

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY

SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 28

2.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Cục trưởng:

— Là người đứng đầu trong Cục thuế, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục

trưởng được giao toàn quyền quyết định đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của Cục thuế;

— Là người có chức năng soan thảo, hoạch định hướng phát triển của Cục

thuế, chỉ đạo các bộ phận chức năng, đề ra các nội quy, quy chế tại Cục thuế;

—_ Có quyền tuyển dụng, bố trí lao động cũng như việc đề bạc khen thưởng,

kỹ luật Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình; — Đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch sao cho đảm bảo

hoạt động của đơn vị có hiệu quả hơn về Hai Phó Cục trưởng:

—_ Tô chức các hoạt động của chi bộ, cơ quan Đông thời chỉ đạo các phòng

ban trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của mình;

— Thay mặt cho Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục thuế khi Cục

trưởng đi vắng;

— Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và là người trợ giúp cho Cục trưởng

trong công việc;

— Được uỷ quyền trong phạm vi nào thì có toàn quyền quyết định trong phạm

vi đó;

—_ Quá trình giải quyết công việc cần có sự phối hợp, trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau của Cục trưởng;

— Dam bao moi hoạt động được thực hiện thống nhất, nhịp nhàng đúng kế

hoạch mà Cục trưởng đề ra

Liêu Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về

chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 29

— Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ, phỏ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người

dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, thành phố;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật

về thuế;

— Trực tiếp hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế quản lý trong việc thực

hiện chính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế; tư vấn, hỗ trợ, trả

lời các vướng mắc về thuế của các Chi cục Thuế để trả lời, hỗ trợ người nộp thuế

thuộc Chỉ cục Thuế quản lý;

— Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục về thuế; phối hợp với các phòng chức năng liên quan đề xuất, trình Cục trưởng giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;

— Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách pháp luật thuế và giải quyết một số thủ tục hành chính thuế theo quy định;

— Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống thông tin do ngành thuế quản lý;

—_ Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Cục Thuế, các tổ chức khác có liên

quan trên địa bàn tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế;

— Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền

về chính sách, pháp luật thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh đối với các tỏ chức, cá nhân ngoài ngành thuế và công tác cải cách hành chính thuế trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp

thuế và công tác tuyển truyền về thuế;

Trang 30

— Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành thuế tại Cục

Thuế; phối hợp với Tổng cục Thuế trong việc xây dựng nội dung trang Wcb trên Internet của ngành thuế;

— Tổng hợp đề nghị khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước;

—_ Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

— Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản

pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; — Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

>_ Phòng Kê khai và Kế toán thuế: x

Giúp Cục trưởng Cục Thuê tô chức thực hiện công tác đăng ký thuê, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý

—_ Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế

toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và thống kê thuế đối với các Chỉ cục Thuế;

— Thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế (kể cả thuế thu nhập cá nhân) trên địa bàn tỉnh, thành phố;

—_ Trực tiếp tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định, nhập dữ liệu, hạch toán ghi chép tồn bộ các thơng tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

— Kiểm tra các hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện kê khai không đúng thủ tục hành chính thuế theo quy định, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời;

Trang 31

= Xitr ly hodc kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng

ký thuế, nộp hỗ sơ kê khai thuế;

— Tiếp nhận và đề xuất giải quyết các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế;

— Tinh tién thuế và thông báo số thuế phải nộp (ấn định thuế) đối với các trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế;

— Phối hợp với cơ quan chức năng đối chiếu, xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước của người nộp thuế;

— Thực hiện cơng tác kế tốn thuế đối với người nộp thuế thuộc Cục thuế quản lý ;

— Lập số thuế và tổ chức quản lý số thuế tại cơ quan thuế;

— Lập danh mục, cập nhật, lưu trữ, quản lý các hồ sơ khai thuế của người nộp

thuế thuộc phạm vi cơ quan Cục Thuế quản lý;

— Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế, thống kê thuế trên địa bàn;

— Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao XY Phòng Tin học:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng

ứng dụng tin học trong công tác quản lý

— Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế của Cục Thuế;

~ Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ các Chỉ cục Thuế trong việc quản lý, vận hành,

triển khai, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tin học và các phần mềm ứng

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 32

dung nganh thuế, thực hiện công tác an tồn bảo mật thơng tin trên hệ thống máy tính;

— Xử lý các sự có liên quan đến hệ thống máy tính, mạng, phần mềm hệ

thống và ứng dụng, cơ sở dữ liệu và báo cáo kịp thời với Tổng cục Thuế;

—_ Xác định nhu cầu, phân bỏ, lắp đặt, quản lý, triển khai, vận hành, bảo hành,

bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tin học và các thiết bị kỹ thuật khác tại Cục Thuế, Chỉ cục Thuế;

— Xây dựng, duy trì, quản lý kho dữ liệu thông tin người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế phục vụ cho việc khai thác, sử dụng trong quản lý thuế: sao lưu dữ liệu, kiểm tra độ an toàn của dữ liệu, bảo mật dữ liệu và phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài vào virus máy tính;

— Chủ trì, phối hợp với phòng Hành chính- Quản tri- Tai vy- An chi tiếp

nhận, mua sắm, sửa chữa các thiết bị tin học tại cơ quan Cục Thuế;

—_ Quản trị ứng dụng, quản lý người sử dụng và vận hành hoạt động của ứng,

dụng trên hệ thống máy chủ tại cơ quan Cục thuế;

- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác tin học trong phạm vi toàn Cục Thuế theo quy định;

—_ Biên soạn tài liệu và tham gia dao tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

—_ Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ mạng và kỹ thuật, tài liệu và các

văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

—_ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 33

> Phong Kiém tra thué:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm

thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế

—_ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối

với các Chỉ cục Thuế;

— Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

— Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân

tích, đánh giá, so sánh với các đữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính

trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghỉ vắn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

—_ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;

— Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra dé tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều

kiện tổ chức thanh tra thuế;

— Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng

kê khai, bỏ trốn, mắt tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp .;

— Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi

phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

Trang 34

— Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho

bộ phận chức năng có liên quan;

— Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

— Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước;

— Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao > Phòng Kiểm tra nội bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại ,tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế

— Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm trên địa bàn tỉnh, thành phó;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng và các Chi cục Thuế trong việc

tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

—_ Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc

thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyết

của Cục trưởng Cục Thuế;

— Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với cơ quan thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

~ Phối hợp với các eơ quan chức năng có thâm quyền bảo vệ cán bộ, công

chức, viên chức thuế bị đe doạ, uy hiếp, vu khống trong khi thi hành công vụ;

GVHD: NGUYÊN THỊ THANH THUY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 35

— Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Cục Thuế;

— Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ,

công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế, công chức

thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế;

— Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao > Phòng Tổ chức cán bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác

tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện

công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế

—_ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hàng năm về quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ thuế theo phân cấp quản lý của Cục Thuế;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chỉ cục Thuế thực hiện các quy định về

tổ chức bộ máy, quản lý biên chế, công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Cục Thuế ;

— Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế sắp xếp tổ chức bộ máy Cục Thuế và

Chỉ cục Thuế theo đúng chiến lược cải cách hệ thống thuế; tỉnh giảm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả quản lý thuế;

— Thực hiện quản lý, cập nhật, bảo quản, lưu trữ hồ sơ lý lịch cán bộ của các

đơn vị trong toàn Cục Thuế; và các hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của Bộ Tài

chính và các cơ quan có liên quan;

—_ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ,

công chức thuộc Cục Thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; xây dựng đội ngũ

giảng viên theo từng nội dung đào tạo;

Trang 36

— Thực hiện và hướng dẫn Chi cục Thuế thực hiện công tác thi đua, khen

thưởng trong nội bộ ngành thuế theo quy định;

— Thâm định, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

—_ Tổng hợp, báo cáo và đánh giá kết quả công tác tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng nội bộ ngành thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế theo quy định;

— Thực hiện các công tác khác do Cục trưởng Cục Thuế giao > Phòng Tổng hợp — Nghiệp vụ - Dự toán:

Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà

nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý

— Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác nghiệp vụ - Dự toán

và tổng hợp;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra Chi cục Thuế thực hiện phân tích, đánh giá,

triển khai thực hiện dự toán thu thuế, tổng hợp xây dựng dự toán thu thuế trình cấp

có thẩm quyền phê duyệt;

— Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu Ngân sách Nhà nước đã phê duyệt cho các

đơn vị;

—_ Đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn;

— Cung cấp thông tin, số liệu tổng hợp về kết quả thu thuế cho các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh (thành phó);

GVHD: NGUYÊN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 37

— Xay dựng tiêu thức phân cấp quản lý đối với người nộp thuế tại địa phương;

—_ Đề xuất với Cục trưởng biện pháp xử lý về những vướng mắc trong quá

trình thực hiện dự toán của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế; — Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

> Phong Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Án chỉ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế

— Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí

hoạt động và ấn chỉ thuế của Cục Thuế hàng năm;

—_ Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chỉ cục Thuế trong việc thực

hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí,

đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục,

ấn chỉ thuế;

—_ Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Cục

Thuế;

—_ Rà soát nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị

thuộc Cục Thuế soạn thảo trước khi trình cấp có thâm quyền ban hành;

—_ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thuế chuẩn bị chương trình, nội

dung, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị của lãnh đạo Cục Thuế;

— Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây

dựng cơ bản nội bộ trình cấp có thảm quyền phê duyệt;

— Trực tiếp tổ chức in, cấp phát, quyết toán ấn chỉ thuế thuộc quản lý của Cục Thuế;

Trang 38

— Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp

nâng cao hiệu quá công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,

quản trị, quản lý ấn chỉ thuế, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ trong phạm vi

toàn Cục Thuế theo quy định;

—_ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

> Phòng Thanh tra thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu

thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý

— Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế

và các Chi cục Thuế chuyển đến;

—_ Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của

người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;

—_ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh

tra của Cục Thuế;

— Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu,

gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trồn lậu thuế;

—_ Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

— Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có

liên quan đề phối hợp quản lý thuế;

—_ Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản

pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

— Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

GVHD: NGUYÊN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 39

> Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản

—_ Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa

bàn tỉnh, thành phố;

— Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

đối với các Chỉ cục Thuế;

— Truc tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tượng nợ thuế và thực

hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người

nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

— _ Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiền phạt;

— Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định cưỡng chế;

— Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng

hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước; thực hiện xác nhận tình trạng nợ Ngân sách Nhà nước;

— Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thu;

— Theo doi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với người nộp thuế;

—_ Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Trang 40

—_ Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hd sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản

pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; — Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao

> Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tô chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế

—_ Xây dựng nội dung chương trình kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

thuế thu nhập cá nhân; hướng dẫn người nộp thuế thực hiện chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn;

—_ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra,

giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; — Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chính sách thuế và công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân đối với các phòng chức năng của Cục

Thuế và các Chỉ cục Thuế;

—_ Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu

nhập cá nhân của người nộp thuế;

— Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân trình Lãnh đạo

Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân;

— An định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;

— Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc đối tượng Cục thuế quản lý ngừng kê khai, bỏ trốn, mắt tích ;

GVHD: NGUYEN THỊ THANH THỦY SVTH: HUỲNH THỊ MỸ PHƯƠNG

Ngày đăng: 25/12/2014, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w