VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN CÓ LÀM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 KHÔNG?I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIHọc sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho sự phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, các em lớp 1 vừa chuyển từ môi trường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nên các em khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trong một thời gian dài.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XUÂN LỘC Trường Tiểu học Xuân Hòa Mã số: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN CÓ LÀM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 KHÔNG? Người thực hiện: Đỗ Thị Bích Lập Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: .Toán - Lĩnh vực khác: (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đỗ Thị Bích Lập 2. Ngày tháng năm sinh: 04 - 06 - 1976 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3 - Xuân Hòa - Xuân Lộc - Đồng Nai 5. Điện thoại: 061.3750083(CQ)/ 0613750854(NR); ĐTDĐ: 0938266253 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên - Kiệm nhiệm khối trưởng khối I 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Hòa. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tiểu học Số năm có kinh nghiệm: 13 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu lớp 1. + Một vài biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. + Phương pháp dạy học tập làm văn miêu tả lớp 4 + Rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1. 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN CÓ LÀM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 KHÔNG? I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho sự phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, các em lớp 1 vừa chuyển từ môi trường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nên các em khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trong một thời gian dài. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học hướng tới “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung Toán học lý thú và bổ ích phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Thông qua trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Chính vì những lí do trên, cùng với kinh nghiệm trong những năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, qua nghiên cứu, tìm tòi, thu thập tài liệu đúc kết kinh nghiệm và tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp Một không?”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: * Thực trạng việc dạy học Toán và tổ chức trò chơi học tập Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng: Mặc dù đề tài này không phải là mới, đã có rất nhiều người nghiên cứu, tuy nhiên để vận dụng được các trò chơi đem lại hiệu quả cao nhất không phải là điều dễ dàng. Đặc điểm của HS lớp 1 là “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Bởi vậy, chất lượng học tập toán nhìn chung chưa cao. Mặt khác, đặc điểm về tư duy HS lớp 1chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng. HS lớp 1 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc 3 mạnh. HS thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan. Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học Toán sao cho mang lại hiệu quả như GV mong muốn quả là một điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng,… Mặt khác, tổ chức trò chơi học tập sao cho HS tiếp xúc cảm thấy hấp dẫn nhất và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của GV mà kĩ năng tổ chức trò chơi của GV cơ bản còn rất nhiều hạn chế. Muốn chất lượng môn Toán lớp 1 được nâng cao, yếu tố đầu tiên và cũng là quan trong nhất là HS phải yêu thích học Toán, phải có hứng thú học Toán thực sự. Bởi vậy đòi hỏi người GV phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập Toán vào các tiết học là ưu tiên số 1 và là việc cần được làm ngay. Với phương châm, các trò chơi phải góp phần giúp học sinh củng cố kiến thức mới trong tiết học. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng kiến thức mà ta có thể lựa chọn các trò chơi khác nhau trong từng tiết học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. a. Điều tra khảo sát tình hình HS trước khi áp dụng trò chơi học tập Toán vào tiết dạy: Năm học 2012 – 2013, tôi được phân công giảng dạy lớp 1A2 với tổng số HS là 25, trong đó nam có 14 em, nữ 11 em, dân tộc thiểu số là 1 em. Sau gần 2 tháng giúp học sinh quen dần với môn Toán, để tiện cho vấn đề nghiên cứu và thực nghiệm. Tôi tổ chức khảo sát HS về ý thức học tập môn Toán, kết quả cho thấy đa số HS thờ ơ, không mấy hứng thú khi học Toán, chưa thật ham thích học môn Toán. Cụ thể: Nhóm khảo sát TSHS Thích học môn Toán Đồng ý Bình thường Không đồng ý TS % TS % TS % HS lớp 1A2 25 5 20 8 32 12 48 Chúng tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Toán (do chuyên môn trường ra đề và tổ chức chấm chéo nhau) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy chất lượng môn Toán chưa thật cao; số HS đạt điểm 10 ít, số HS yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể bảng số liệu khảo sát chất lượng và kiểm chứng độ tương đương như sau: Tổng số học sinh Điểm giỏi ( 9 - 10 ) Điểm khá ( 7 - 8 ) Điểm Trung bình ( 5 - 6 ) Điểm yếu ( Dưới 5 ) 25 TS % TS % TS % TS % 4 16 8 32 8 32 5 20 Để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến 4 nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. b. Áp dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 1. Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 1, GV cần nắm vững một số vấn đề sau: - Thế nào là trò chơi học tập Toán: Trò chơi học tập Toán là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập Toán của HS. - Các nguyên tắc chủ yếu để thiết kế và sưu tầm trò chơi toán học: Mỗi trò chơi phải tạo hứng thú cuốn hút HS tham gia, sao cho thi đua mà không căng thẳng, vui mà học toán thực thụ. Nguyên tắc này quán triệt ý tưởng “Học mà chơi, chơi mà học”. c. Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1. * Mục đích thiết kế các trò chơi: - Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. - Rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn + Sau khi nắm vững kiến thức về trò chơi học tập Toán 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mạch kiến thức Toán 1 từ đó tôi lựa chọn và lồng ghép một số trò chơi theo mạch kiến thức số học và yếu tố hình học phù hợp với chương trình và đối tượng HS lớp 1 của trường như sau: C.1. Các trò chơi củng cố nội dung số học (củng cố các số đến 10): Mục tiêu: Củng cố nhận biết số lượng, luyện đọc, viết, đếm theo thứ tự các số từ 0 đến 10. *Trò chơi thứ nhất: Nhặt thóc giúp cô Tấm a- Chuẩn bị: − Các tấm bìa hình hạt thóc trên đó có ghi các nhóm đồ vật với số lượng khác nhau. Gắn các tấm bìa đó lên bảng. − Chuẩn bị 4 chiếc giỏ. − Làm 4 chiếc mũ hình chim để đội lên đầu. b- Cách chơi: − Giới thiệu: • Mụ dì ghẻ bắt cô tấm phải nhặt hết chỗ gạo này mới được đi dự hội. Chúng ta hãy hoá thành các chú chim giúp cô Tâm nhé. Sẽ có: Hai đội sẽ lên tham gia trò chơi. Mỗi đội gồm hai em. Giáo viên phát cho những người chơi chiếc mũ chim. • Sau hiệu lệnh, các em trong mỗi đội sẽ nhặt những hạt thóc trên đó ghi các đồ vật với số lượng là 3. Bỏ vào giỏ của mình. • Thời gian thi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào nhặt được nhiều hạt thóc với số lượng đồ vật tương ứng là nhiều nhất thì đội đấy sẽ thắng. * Chú ý: Ta có thể áp dụng trò chơi này để củng cố khái niệm các số tự nhiên từ 0-10 * Trò chơi thứ 2: Xây nhà. a- Chuẩn bị: 5 − Vẽ trên bìa một số ngôi nhà rồi cắt làm 5 phần, có ghi số thứ tự từ 1 đến 5 . b- Cách tiến hành: − Chia lớp thành 5 đội mỗi đội 5 em, các em ghép các tấm bìa theo thứ tự để xây được ngôi nhà. − Trong một khoảng thời gian hạn định, nhóm nào "tìm đúng" và "lắp" đúng, đẹp ngôi nhà và hoàn thành nhanh nhất thì thắng cuộc. * Chú ý: Ta có thể áp dụng trò chơi này để củng cố khái niệm các số tự nhiên từ 2-10, có thể sử dụng các hình con vật hoặc bức tranh để học sinh lắp ghép. * Trò chơi thứ 3: “Xếp hàng” a - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 bông hoa trên mỗi bông hoa có điền số từ 1 đến 10 sau lưng bông hoa có kim băng để cài vào áo. b - Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm cử 2 bạn tham gia chơi số các bạn còn lại làm khán giả cổ vũ cho nhóm mình. Giáo viên làm trọng tài cho các nhóm, khi giáo viên hô lệnh “chuẩn bị” thì học sinh các nhóm gắn bông hoa lên ngực của mình và quan sát các số trên ngực của bạn khác. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì lập tức người số 1 phải đi liền đến vị trí trước mắt của giáo viên theo quy định và tiếp đến người thứ 2 cũng phải đi sắp vào chỗ vị trí của mình cứ như vậy cho đến số 10. Thời gian chơi trò chơi này là 5 phút, - Luật chơi: Nhóm nào đi đứng đúng vị trí của mình thì nhóm đó thắng cuộc. Chú ý: Khi các em phạm quy thì không ghi được điểm cho nhóm của mình. Ngoài những trò chơi ở trên, để củng cố về nội dung các số trong phạm vi 10 tôi còn sử dụng các trò chơi khác để học sinh không nhàm chán như: xếp hàng xem phim, hành khách lên thuyền, … C.2. Các trò chơi củng cố nội dung số học (cộng trừ trong phạm vi 10): Mục đích: Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10. *Trò chơi thứ tư: Thả cá vào hồ. a - Chuẩn bị: Một số cá có mang phép tính theo yêu cầu bài tập,và các hồ cá để các nhóm xếp cá vào (các hồ có mang số là kết quả của các phép tính trên mỗi con cá) b - Cách chơi: Giáo viên ra câu lệnh cho học sinh thả cá vào hồ theo yêu cầu bài tập.Các nhóm xếp và giải thích, các nhóm nhận xét, bình chọn nhóm chiến thắng. Trò chơi này sử dụng cho các bài: cộng trừ nhẩm các số trong phạm vi 10. * Trò chơi thứ 5: Buộc dây cho bóng. a. Chuẩn bị: GV vẽ lên 3 bảng nhóm, mỗi nhóm gồm: + Phần trên: Vẽ 4 quả bóng, trên mỗi quả bóng có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5. 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên. (Như hình dưới) b. Cách chơi: - Số người chơi: 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em. - Luật chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ cử 4 bạn đại diện nối bóng với ô ghi kết quả tương ứng. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho em khác nối tiếp. - Cách đánh giá: (10 điểm) + “Buộc” đúng mỗi dây cho bóng được 2 điểm. + Có đáp án nhanh được 2 điểm Lưu ý: Đối tượng chơi: HS đại trà. - Phát triển trò chơi: Trò chơi này có thể áp dụng được cho một số tiết học về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 dạng bài tập Nối (theo mẫu) bằng cách GV chuyển bài tập thành trò chơi để giúp cho tiết học thêm hứng thú, sinh động. * Trò chơi thứ sáu: Ai nhanh ai khéo. a. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị 3 tấm bìa khổ A3, mỗi tờ bìa có vẽ 1 vòng tròn có ghi số 7 nằm ở giữa và 8 vòng tròn không số nằm xung quanh (như hình vẽ dưới). 8 mảnh bìa tròn có ghi các số từ 0 đến 7. Mỗi tấm bìa có hình vẽ như sau: - Mỗi nhóm có 6 tấm bìa hình tròn nhỏ như sau b. Cách chơi: 7 1 + 4 5 - 3 2 + 1 5 - 1 3 5 4 2 5 . . . 2 . . . 7 4 3 6 1 0 7 - Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 6 em. - Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Các em trong nhóm sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa. Mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn hai tấm bìa dán vào hai hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện nhau qua hình tròn giữa tạo thành phép cộng có kết quả là 7 (như mẫu) - Cách đánh giá: (10 điểm) + Ghép đúng mỗi phép tính cho 3 điểm (3 phép tính 9 điểm) + Ghép nhanh nhất được 1 điểm Lưu ý: Đối tượng chơi: HS đại trà. - GV có thể áp dụng trò chơi này cho các tiết học cộng các số trong phạm vi từ 5 đến 10, các số tròn chục (Phải thay đổi số liệu cho phù hợp với nội dung bài). * Trò chơi thứ bảy: Ngôi sao may mắn. a. Chuẩn bị: GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau: b. Cách chơi: Số người chơi: 3 đội, mỗi đội 4 bạn - Giới thiệu: có 1 nàng công chúa xinh đẹp, bị mụ phù thủy vì ghen ghét với sắc đẹp của cô đã bắt cô nhốt vào hang sâu, biến cô thành một con quái vật xấu xí, nếu ai tìm được ngôi sao may mắn, sẽ xóa bỏ được lời nguyền và cứu được công chúa. Các em sẽ cùng là dũng sĩ đi giải cứu cho nàng công chúa xinh đẹp nhé. - Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ tư lên viết kết quả cuối cùng vào ngôi sao. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Lưu ý: Có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức dạng trò chơi này cho các bài sau: + Bài tập 2, tiết học Phép cộng trong phạm vi 10 (Trang 81 - SGK). + Bài tập 2, tiết Luyện tập (Trang 132 - SGK). Và một số bài củng cố về thứ tự các số đến 10. Ngoài ra để trò chơi thêm sinh động, tránh nhàm chán, nên tôi thường xuyên thay đổi hình thức chơi, tên trò chơi hoặc cách dẫn chuyện, … Một số trò chơi khác mà tôi đã áp dụng như: tìm nhà cho những con vật nhò, đưa ngựa qua sông, bồ câu đưa thư, giúp gà mẹ ấp trứng, hái quả trên cây… c.3: Với những trò chơi thường sử dụng như trên, tôi còn sử dụng một số trò chơi trên power point mà tôi thiết kế hoặc sưu tầm tên mạng internet như: chọn hình đoán số, ai đúng - ai sai, mọi người cùng thắng … Vì điều kiện có hạn, nên tôi chỉ nêu rõ một số trò chơi. Còn một số trò chơi khác mà tôi đã áp dụng, xin phép được liệt kê. c. Những kết quả đạt được: Tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm một số trò chơi đã trình bày ở trên vào một số tiết học Toán ở lớp tôi phụ trách, tôi nhận thấy HS hứng thú hẳn lên, các em không còn rụt rè nhút nhát, luôn sôi nổi với tiết học Toán. HS hăng say xây dựng 8 10 - 7 + 2 - 3 + 8 bài hơn, làm bài tập nhanh hơn,… Nếu chỉ nêu kết quả chung chung e rằng hơn chủ quan, tôi đã tiến hành khảo sát thái độ của HS đối với môn Toán . Cụ thể kết quả khảo sát như sau: Bảng 5: Thái độ của HS đối với môn Toán sau khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học: Nhóm khảo sát TSHS Thích học môn Toán Đồng ý Bình thường Không đồng ý TS % TS % TS % HS lớp 1A2 25 15 60 10 40 0 0 Tiếp theo, tôi cho HS làm bài khảo sát ở cuối kì 1 (đối chiếu Chuẩn KTKN, bài kiểm tra này tập trung vào đánh giá các kiến thức nằm trong phạm vi các tiết dạy thực nghiệm của tôi). Chuyên môn trường đã tiến hành đổi chéo GV chấm bài. Bởi vậy, kết quả bài kiểm tra hoàn toàn khách quan. Tiến hành so sánh điểm TB bài kiểm tra của HS sau khi áp dụng trò chơi học tập vào tiết học. Cụ thể: Tổng số học sinh Điểm giỏi ( 9 - 10 ) Điểm khá ( 7 - 8 ) Điểm Trung bình ( 5 - 6 ) Điểm yếu ( Dưới 5 ) 25 TS % TS % TS % TS % 18 72 7 28 0 0 Như vậy việc áp dụng trò chơi học tập vào tiết dạy Toán 1 đã góp phần rất lớn trong việc tạo hứng thú học Toán cho HS lớp 1. Đồng thời trò chơi học tập cũng góp phần không nhỏ nhằm làm cho chất lượng môn Toán của HS nâng cao. IV. Kết luận và khuyến nghị: Phải nói rằng việc dạy học Toán dưới dạng trò chơi toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 1 nói riêng, HS tiểu học nói chung. Thực tế đã cho thấy hình thức tổ chức trò chơi dễ được HS hưởng ứng và tích cực tham gia. Để trò chơi học tập Toán đem lại hiệu quả cao trong dạy học, GV cần phải: - GV phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bài dạy. Biết chuyển tải một số bài tập phù hợp thành trò chơi học tập để đảm bảo không đưa thêm bài ngoài vào làm nặng thêm kiến thức. - GV phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thiết bị để phục vụ cho mỗi trò chơi. - Phổ biến luật chơi và cách tiến hành ngắn gọn, rõ ràng để tất cả HS nắm vững trước khi tổ chức trò chơi. - Quản lý theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm. - Là GV dạy lớp 1 nên cần chịu khó và gần gũi, thân mật với các em để biết được tâm lý, tính tình của từng em, tuyệt đối không được chê bai nhiều, làm cho các em mặc cảm mà phải động viên, khuyến khích là chính. - Tổ chức trò chơi học tập tạo được không khí vui tươi “Học mà vui, vui để học” để các em hứng thú tham gia. 9 Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế của tôi trong việc dạy học Toán cho HS lớp 1. Tuy chưa phải là mĩ mãn nhưng dù sao cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy chưa hẳn là giải pháp hay nhất nhưng tôi cũng xin được mạnh dạn viết ra để để đồng nghiệp góp ý bổ sung nhằm hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng học Toán cho HS lớp 1. Kính mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp! Xin trân trọng cảm ơn! III. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT TÊN SÁCH TÁC GIẢ NĂM XB NXB 1 Sách giáo viên toán 1 Đỗ Đình Hoan 2003 Giáo dục 2 Toán 1 (sách HS) Đỗ Đình Hoan 2003 Giáo dục 3 Vui học toán Khánh Bình 2005 NXB Trẻ 4 Ma trận toán học Tiểu Phúc Quý 2010 NXB Thời Đại NGƯỜI THỰC HIỆN Đỗ Thị Bích Lập 10 [...]... (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN) Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01- Bia SKKN) , các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01- Bia SKKN) 12 ... CHUYÊN MÔN 11 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) • Lưu ý: Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1, 5 cm, phải 3,0 cm, trái 1, 5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14 pt Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM 01- Bia SKKK), Lý lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết... Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) Có giải pháp hoàn toàn mới Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao Có tính cải tiến hoặc đổi...BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ––––––––––––––––– Tên... toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực . dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 1. Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 1, GV cần nắm vững một số vấn đề sau: - Thế nào là trò chơi học tập Toán: Trò chơi học tập Toán. mà học toán thực thụ. Nguyên tắc này quán triệt ý tưởng “Học mà chơi, chơi mà học”. c. Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi trong dạy học Toán lớp 1. * Mục đích thiết kế các trò chơi: - Tạo không. nhỏ như sau b. Cách chơi: 7 1 + 4 5 - 3 2 + 1 5 - 1 3 5 4 2 5 . . . 2 . . . 7 4 3 6 1 0 7 - Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 6 em. - Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Các