1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU, THỰC TR&.docx

50 1,5K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 74,89 KB

Nội dung

TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU, THỰC TR

Trang 1

2.5 Quyền mua lại:

3 Phân loại trái phiếu

3.1 Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:

3.2 Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu:

3.3 Theo thời gian đáo hạn:

3.4 Căn cứ theo phương thức trả lãi

3.5 Căn cứ theo phạm vi lưu thông

Trang 2

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

I Các chủ thể phát hành.

II Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu VN hiện nay

1 Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước

2 Trái Phiếu chính quyền địa phương

3 Trái Phiếu Doanh Nghiệp

3.1 Ưu nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp

3.2 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

3.3 Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

4 Các Phương Pháp Phát Hành Trái Phiếu Việt Nam Hiện Nay

5 Phát Hành Trái Phiếu Quốc Tế

Chương 3: Một Số Giải Pháp Kiến Nghị

I Giải pháp cho thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam

II Giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

III Giải pháp cho việc phát hành trái phiếu quốc tế.

Trang 3

M ở đầu

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức rấtlớn, tác động tiêu cực đến nước ta Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc Lạmphát vẫn còn ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn.Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.Trong hoàn cảnh này việc huy động vốn dài hạn để thực hiện những chính sách nhằmổn định nền kinh tế của chính phủ, cũng như nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết Làm sao để đảm bảo được lượng vốn huyđộng? Đây quả thật là một câu hỏi khó cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhưchính phủ trong tình hình khó khăn hiện nay Vấn đề nan giải này chính là lý do khiếnchúng em chọn đề tài “Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thị trường tráiphiếu tại Việt Nam” bởi lẽ trái phiếu là một công cụ vay nợ số lượng lớn và dài hạnhữu hiệu đối với doanh nghiệp và chính phủ

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

I Tổng quan về trái phiếu

1 Khái niệm

Trái phiếu (TP) là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi íchhợp pháp của người sở hữu (Trái chủ) đốivới một phần vốn nợ của tổ chức phát hành,gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp

2.2.Tỷ suất sinh lời của trái phiếu:

Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư hưởng hàngnăm Thông thường có 2 phương thức trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/ lần

Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán chochủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ.Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào

Trang 5

bán trái phiếu

Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = lãi suất coupon x MG

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu:

+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộcvào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụtngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó

+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành Cấu trúc rủi rocủa lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao

+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau,nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao

2.3 Giá mua:

Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền

sở hữu trái phiếu Giá mua có thể bằng, cao, hoặc thấp hơn mệnh giá Tuy nhiên dù giá mua thế nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá Và đến ngày đáo hạn,

trái chủ sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu:

+ Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính biến động của trái phiếu càng lớntrước sự biến động của lãi suất thị trường

+ Lãi suất tín dụng dài hạn: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua TPlàm cho cầu TP tăng và giá TP tăng và ngược lại

+ Tình hình lạm phát: khi nhà đầu tư mua TP các công ty phát hành cam kết sẽtrả một lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của TP Do đó khi lạm phát xảy ra, giá TP sẽgiảm

+ Tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành

+ Rủi ro về tỷ giá

+ Rủi ro thanh lý: rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàngmột TP mới

Trang 6

+ Rủi ro do biến cố bất ngờ

+ Rủi ro TD: nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn, tức

là không có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn

2.5 Quyền mua lại:

Đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành tráiphiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanhtoán Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất caohơn đối với số tiền mà họ vay Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suấttrên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hànhtrước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn

3 Phân loại trái phiếu

3.1 Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:

- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉcũng như trên sổ sách của người phát hành Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứngchỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàngnhận lãi Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng đểnhận lại khoản cho vay

- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trênchứng chỉ và trên sổ của người phát hành Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện chophần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi Dạng ghi danh toàn bộ

mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không códạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở

Trang 7

hữu trên máy tính.

3.2 Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu:

- Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục

đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụđiều tiết tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán vàcũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếuchính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụnợ khác có cùng kỳ hạn

Trái phiếu chính phủ gồm những loại sau: TP công trình, TP kho bạc dài hạn,

TP đảm bảo bằng tài sản thế chấp, TP nghĩa vụ chung, TP thuế hạn chế, TP quốc tế

+ Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ: Theo khoản 1 điều 3 Nghị định số 1/2011/NĐ-CP , chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ là Bộ Tài chính

+ Mục đích phát hành trái phiếu chính phủ: Theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 1/2011/NĐ-CP

Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quyđịnh của Luật Ngân sách nhà nước

Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn

Cơ cấu lại khoản nợ , danh mục nợ Chính Phủ

Cho doanh nghiệp , tổ chức tài chính , tín dụng , chính quyền địa phương vay lại theoquy định của pháp luật

Các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

- Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho

những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng haycông trình phúc lợi công cộng Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặcchính quyền địa phương phát hành

- Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài

hạn.Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau:

Trang 8

Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dựvào các quyết định của công ty Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định

kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá Khicông ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay

Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau:

+ Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấpcụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị Người nắm giữ trái phiếu này được bảovệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối vớimột tài sản cụ thể

+ Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tàisản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty Nếu công ty bị phá sản, những tráichủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưngtrước cổ động Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyềnchuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành Tuỳ theo quy định,việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào nhữngthời điểm cụ thể xác định

Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắnkèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bênnào đó Cụ thể là:

+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trướckhi đáo hạn khi thấy cần thiết Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợicho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những tráiphiếu khác có cùng thời hạn

+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bánlại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn Quyền chủ động trongtrường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn

so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn

Trang 9

+ Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi tráiphiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành ngườichủ sở hữu của công ty Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán cóthể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây.

3.3 Theo thời gian đáo hạn:

+ Tp ngắn hạn: thời hạn 1 đến 5 năm:

+ TP trung hạn: thời hạn 5 đến 15 năm

+ TP dài hạn: trên 15 năm

+ TP vô hạn: không ghi ngày đáo hạn

3.4 Căn cứ theo phương thức trả lãi

Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau:

- Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thờiđiểm đăng ký phát hành là 10 tỷ đồng VN

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi,đồng thơi không có lỗ luỹ kết đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phảitrả quá hạn trên 1 năm

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt pháthành trái phiếu

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điềukiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các

Trang 10

Thị trường trái phiếu là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu

tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng vànền kinh tế nói chung

2 Phân loại thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

2.1 Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành Trên thịtrường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhàđầu mua các trái phiếu mới phát hành

Vài trò của thị trường sơ cấp

- Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy độngqua việc phát hành chứng khoán

- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhà rỗitạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền san dạng vốn dài hạn

Đặc điểm của thị trường sơ cấp

- Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người pháthành Là trhị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóacho thị trường giao dịch Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làmtăng vốn đầu tư

- Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Khobạc, Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành,

Trang 11

- Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhấtđịnh, trong thời gian hạn định.

2.2 Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thịtrường sơ cấp Là thị trường chuyển nhượng quyền nhượng quyền sở hữu trái phiếu.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành

Đặc điểm thị trường thứ cấp

- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc vềcác nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành.Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu màvận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường Thị trường thứ cấp làmột bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơcấp

- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá tráiphiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định

- Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thểmua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp

2.3 Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thịtrường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp.Không có thị trườngsơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp Thịtrường thứ cấp là một lọai thị trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưacó một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại trái phiếu đa dạng, phongphú, hấp dẫn nhiều nhà đầu và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư trái phiếu

Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự pháttriển của thị trường sơ cấp, vì một khi trái phiếu đã được phát hành ra trên thị trường,nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh

Trang 12

khoản cho trái phiếu thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua tráiphiếu.

Chính việc mua bán giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp làm cho lưu độnghóa vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể chuyển từ trái phiếu thành tiền mặt

Vốn khả dụng thanh khoản cao của trái phiếu mà tính chất năng động của thịtrường thứ cấp đã hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu Điều này chính làđiều kiện cơ bản để các nhà phát hành trái phiếu có thể bán được trái phiếu trên thịtrường sơ cấp và huy động được nguồn vốn lớn theo nhu cầu

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

I Các chủ thể phát hành.

- Chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm thu hút vốn cho đầu tư pháttriển, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phục vụ phát triểnkinh tế

- Chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụcho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủyếu phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN

- Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu nhằmhuy động vốn trung dài hạn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cho vay tín dụng của ngânhàng

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia thị trường vói tư cách là nhà pháthành trái phiếu trên thị trường sơ cấp, doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm huyđộng vốn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

II Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu VN hiện nay

1 Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước

Tháng 8/2000: TPCP lần đầu tiên được đưa vào giao dịch trên Trung tâm giao

dịch CK Tp HCM (HOSE)

Trang 13

Tháng 11/2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát

hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địaphương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước

TPCP do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tráiphiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xâydựng Tổ quốc

Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội.

Tuy nhiên đến thời điểm này rất nhiều phiên đấu thầu thất bại do nhiều nguyên nhânkhác nhau mà lãi suất là một trong những nguyên nhân lớn

Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại

Trung tâm GDCK Hà Nội và Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việcphát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn

Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, baogồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HàNội kể từ ngày 01/07/2006

Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày Quyết định này ra đời, Trung tâm GDCK Hà Nội đạtđược những thành công bước đầu khi tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu Trái phiếuChính phủ theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được 1.200

tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu; đã có 38 loại trái phiếuđăng ký giao dịch với tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2007 thông quagần 30 phiên đấu thầu TPCP tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngânsách nhà nước Hơn nữa, lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dần (lần đầu tiên lãi suấtTPCP đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất cơ bản vào ngày1/6/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007, trong khi đó lãisuất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm vào ngày 11/6/2007 là 7,15%), dẫn đến lãi suấtbảo lãnh phát hành cũng giảm Tuy nhiên sự thành công đó cũng bắt đầu giảm dần khi

tỷ lệ thành công các đợt đấu thầu giảm mạnh từ 99% quý 1 xuống còn 58,39% của quýIII năm 2007 và tiếp sau đó là sự thất bại của hàng loạt các đợt đấu thầu như lô 200 tỷ

Trang 14

đồng kỳ hạn 15 năm phát hành ngày 27/9/2007 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam …nguyên nhân chính là do yếu tố lãi suất thấp, mặc dù độ rủi ro là thấp Nhiều người đãlạc quan cho rằng “hoạt động đấu thầu loại chứng khoán này đang thực sự chuyển biếntích cực và ngày càng hiệu quả hơn”.

Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng Kỳ hạn củatrái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thứcsau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu Thời hạn phát hành củamột lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày

Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị

trường TPCP chuyên biệt

Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục tiêu, lộ trình vàxác định mô hình phát triển của Thị trường TPCP Đề án được xây dựng nhằm tạo ramột thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổphiếu

Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh Tất cả các loại trái phiếu giao dịchtrong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán

Trái phiếu Chính phủ giao dịch sẽ được gán mã giao dịch và mã định danhriêng biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý Phương thức giao dịchđược áp dụng là thỏa thuận Thành viên có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận từ xathông qua hệ thống mạng máy tính nội bộ mở rộng

Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu

chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội

Tháng 7/2008: Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý

Trang 15

giao dịch TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội.

Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thànhviên giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP), giao dịch và quản lý giao dịch TPCPniêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN)

Tính đến cuối năm 2008 thị trường TPCP đã huy động trên 300.000 tỷ đồng và hàngtrăm triệu USD Thị trường này chiếm 70% giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu

và trở thành một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khóa và chínhsách tiền tệ

Từ khoảng đầu năm 2008, liên tục diễn ra các cuộc đấu giá TPCP không thànhcông, số lượng tham gia rất èo uột, thậm chí không có ai tham dự Một thống kê chothấy: trong 10 cuộc đấu giá từ tháng 3/2008 đến 11/7/2008 thì chỉ có 11 đơn vị thamgia với tổng cộng 875 tỷ đồng được đăng ký đấu so với trên 8.000 tỷ đồng gọi thầu 6cuộc đấu giá chỉ có một đơn vị tham gia đấu giá và 9 cuộc đấu giá không có một tráiphiếu nào được đấu thành công Từ đầu năm 2009 đến tháng 7/2009, các cuộc đấuthầu TPCP cũng chịu chung số phận Thậm chí, từ đầu tháng 4 đến tháng 7, lãi suấttrần huy động TPCP tăng thêm đến 1,2 điểm phần trăm (từ 7,6% đến 8,8%), nhưng cáccuộc đấu giá TPCP vẫn chưa thể tạo được sức hút đối với các NĐT trong và ngoàinước, như sự thất bại của phiến đấu thầu lô 500 tỷ đồng ngày 29/5/2009 của Công ty

CP Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) …

Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính

thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối vớinền kinh tế

Trang 16

Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường TPCP là mở rộng thị trường, tăngcường tính thanh khoản trên thị trường TPCP, liên kết thị trường sơ cấp và thị trườngthứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị trường.

Sự ra đời của thị trường này được kỳ vọng không chỉ là một kênh dẫn vốn hữu hiệucủa nền kinh tế mà còn làm đa dạng hóa các công cụ đầu tư trên thị trường vốn Đồngthời, thị trường TPCP còn giúp tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiềntệ của các ngân hàng trung ương thông qua mua bán TPCP, tác động trực tiếp đếnlượng cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô

Sau một năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường trái phiếu chuyên biệt đãcó những bước tiến mới, đó là thực hiện lưu ký tập trung tại HNX chứ không thực hiệnmột cách rải rác trên nhiều thị trường Hơn nữa, nhờ yêu cầu khắt khe đối với cácthành viên tham gia thị trường về các yếu tố trang thiết bị, chất lượng nhân sự, các bêntham gia thị trường có thể yên tâm về tính an toàn khi giao dịch Các cơ chế dành chogiao dịch REPO rất hạn chế Trong giai đoạn 2010 – 2015 thị trường sẽ có thêm giaodịch option, future và giao dịch corporation để đưa các trái phiếu doanh nghiệp vàogiao dịch

Năm 2010 thị trường TPCP tiếp tục ảm đạm, như đợt đấu thầu cho lô 3.000 tỷđồng, kỳ hạn 2 năm tổ chức lần 1 vào ngày 25/1/2010 đã thất bại và phiên đấu thầu thứ

2 vào ngày 24/3/2010 cũng chỉ bán được 3,33% tổng khối lượng chào bán Sau phiênthành công ngày 28/10/2010, đến nay tất cả 15 phiên đấu thầu TPCP liên tiếp ở tất cả

các kỳ hạn 3, 5 và 10 năm đều trắng bảng dự thầu (tính đến phiên gần nhất ngày 30/11) Nhiều phiên không có thành viên nào đăng ký tham gia, hoặc có tham gia

nhưng không thể huy động được vốn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các thất bại trên đó chính là lãi suấtTPCP không bù đắp được ảnh hưởng của lạm phát, cũng như quá thấp so với mặt bằng

Trang 17

lãi suất chung, hay sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ khiến các ngân hàng (lựclượng tham gia đấu thầu chính) khó huy động được vốn.

TPCP được chuyển nhượng, tặng, thừa kế ( 2010 )

Bộ Tài chính được Chính phủ uỷ quyền phát hành TPCP Trái phiếu được pháthành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi; dưới dạngchứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử

Về phương thức phát hành, tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thứcđấu thầu qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoạitệ được phát hành theo 4 phương thức (đấu thầu qua Sở giao dịch chứng khoán; bảolãnh phát hành; đại lý phát hành và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước Công tráixây dựng tổ quốc được phát hành theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhànước và các phương thức phát hành khác (nếu có)

Lãi suất trái phiếu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hìnhthực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành Trường hợp đấu thầu, bảo lãnhphát hành thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu, bảo lãnh phát hành

Chủ sở hữu trái phiếu được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lạithừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng theo quy định của pháp luật

Để phát hành TPCP ra thị trường quốc tế, phải có đề án phát hành trái phiếuđược các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; trị giá phát hành TPCP quốc tếphải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng nămđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Bảo lãnh thanh toán tối đa 100% giá trị trái phiếu phát hành ( 2010 )

Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngânhàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tíndụng có mục tiêu của Nhà nước

Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu được Chính phủbảo lãnh Mức bảo lãnh thanh toán tối đa bằng 100% giá trị (gốc, lãi) trái phiếu phát

Trang 18

hành nhưng không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án; đối vớingân hàng chính sách của Nhà nước là 100% giá trị (gốc, lãi) trái phiếu.

Việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế phảiđáp ứng các điều kiện: Có đề án phát hành được các cấp có thẩm quyền thẩm định vàphê duyệt; có báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lậpcủa ba năm gần nhất; trong đó không bị lỗ và không có các khoản nợ quá hạn

Vốn TPCP dự kiến qua các năm:

Năm 2010, vốn TPCP dự kiến 56.000 tỷ đồng

Mặc dù được đánh giá là tiến độ triển khai giải ngân các dự án trong năm 2009tích cực hơn so với năm 2008, tuy nhiên tình hình giải ngân vốn TPCP năm qua vẫnchưa hoàn thành như kế hoạch

Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586

tỷ đồng, bằng 47,5% kế hoạch được giao Ước giải ngân vốn TPCP theo kế hoạch cảnăm 2009 đạt khoảng 46.000 tỷ đồng, bằng 82,1% kế hoạch cả năm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm tiến độ giải ngân vẫn là do công tác giảiphóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc giao vốn của một số Bộ, ngành, địa phươngcòn chậm, một số dự án trong danh mục đầu tư đến nay còn chưa hoàn thành các thủtục đầu tư; các Bộ, ngành và địa phương còn lúng túng trong triển khai các văn bảnpháp luật về đầu tư xây dựng về đền bù, định mức, đơn giá xây dựng giá không theokịp biến động thị trường…

Về kế hoạch phân bổ vốn TPCP năm 2010, nhiều ý kiến đề nghị cần tiếp tục ưutiên cho những dự án giáo dục, y tế, nông nghiệp, nông thôn có liên quan mật thiết đếnđời sống dân sinh Bố trí vốn theo tiến độ giải ngân, điều chuyển vốn linh hoạt khôngđể tình trạng tồn ngân Kiên quyết loại bỏ những dự án, công trình kéo dài 2 – 3 nămchưa hoàn thành thủ tục đầu tư

Kế hoạch vốn TPCP năm 2011

Trang 19

Với 89% đại biểu tán thành, sáng 9/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kếhoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015.

Theo đó, tổng mức đầu tư vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) giai đoạn

2011-2015 không quá 225.000 tỷ đồng

Quốc hội giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để rà soát danhmục các dự án, công trình trong Nghị quyết số 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy banThường vụ Quốc hội (UBTVQH), 40 dự án đã được UBTVQH cho phép bổ sung năm

2011 và chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên trìnhUBTVQH xem xét, quyết định

Quốc hội cũng yêu cầu không bổ sung mới danh mục, dự án, công trình sử dụngvốn TPCP giai đoạn 2011-2015 Khẩn trương quyết định các giải pháp đối với cáccông trình, dự án thuộc diện chuyển đổi hình thức đầu tư, giãn, hoãn, không được tiếptục sử dụng từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2011-2015

Không chuyển chỉ tiêu kế hoạch vốn TPCP được Quốc hội quyết định hàngnăm sang năm sau, căn cứ tiến độ giải ngân để huy động vốn TPCP đáp ứng nhu cầucủa công trình, dự án, không để tồn đọng vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huyđộng

Trước đó, giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện vốntrái phiếu Chính phủ năm 2011, dự kiến kế hoạch năm 2012 và kế hoạch giai đoạn2011-2015, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiểncho biết, một số đại biểu đề nghị Chính phủ bố trí vốn TPCP cho cả giai đoạn 2011-

2015 đáp ứng khoảng 70% tổng mức đầu tư (khoảng 350.000 tỷ đồng, tương ứng với70.000 tỷ đồng mỗi năm) để hoàn thành cơ bản các công trình đã được phê duyệt,giảm tối đa các tổn thất do các công trình dở dang

Tuy nhiên theo UBTVQH, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn bất ổn, nền kinh tếcòn khó khăn, nếu tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu vốn TPCP cho những công trình, dự án

đã được phê duyệt thì ước tính cần phát hành khoảng 405.000 tỷ đồng, tính cả trượtgiá khoảng 500.000 tỷ đồng, như vậy sẽ vượt quá khả năng huy động của nền kinh tế,

Trang 20

gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô.

Kết quả đạt được và một số hạn chế của thị trường trái phiếu chính phủ 2011

Kết quả đạt được

Trên thị trường sơ cấp, từ đầu năm đến 30/06/2011, tổng khối lượng TPCP huyđộng trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 48.392,7 tỷ đồng so với 103.200 tỷ khối lượnggọi thầu; tỷ lệ trúng thầu của toàn thị trường là 46.89%, có xu hướng tăng hơn so vớicùng kỳ năm 2010 Cùng với đó, tổng khối lượng đăng kí của nhà đầu tư đạt hơn140.365,2 tỷ đồng, tương đương với 136,01% so với khối lượng gọi thầu chứng tỏ sựquan tâm lớn của nhà đầu tư với kênh phát hành TPCP Lãi suất trúng thầu đạt đỉnhtrong tháng 4, tháng 5 (khoảng 13.00 – 13.20% với các kì hạn 3 và 5 năm) và có xuhướng giảm dần vào tháng 6 (12.1 – 12.3% tại các kì hạn trên) do sự cải thiện thanhkhoản của hệ thống NHTM Trên thị trường thứ cấp, tính đến thời điểm 30/06/2011,giá trị giao dịch trên hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt đạt hơn 31.083 tỷ đồng; giátrị giao dịch bình quân khoảng 263,42 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ so với giá trị cùng kìnăm 2010 (khoảng 293,7 tỷ đồng/phiên)

Trên thị trường thứ cấp TPCP, lợi suất giao dịch tiếp tục bám sát lãi suất trúng thầucủa cùng một kì hạn trên thị trường sơ cấp Ngoại trừ những kì hạn dài có lợi suất giaodịch tương đối ổn định (trong khoảng 11.15 – 12.8%) thì lợi suất giao dịch tại nhữngkì hạn ngắn từ 0 – 5 năm lại giao động khá lớn (tăng khoảng 2 – 2.5% từ 10 – 12% lên

12 – 14% trong những tháng 4, 5, 6)

Phiên đấu thầu ngày 21/4, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 651 tỷ đồng/2.000

tỷ đồng chào bán Lãi suất đăng ký cao nhất là 17%/năm cho kỳ hạn 5 năm

Kết quả đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước pháthành, đấu thầu ngày 21/4/2011 cho thấy tình hình huy động trái phiếu vẫn chưa khởi

Trang 21

Cụ thể, mặc dù lãi suất trần đã được đồng loạt nâng lên trên 12%/năm (tăng 0,8% so với tháng trước), song chỉ có 651 tỷ đồng trái phiếu được huy động, tươngđương tỷ lệ đấu thầu thành công là 32,55%

0,5-Đợt này Kho bạc Nhà Nước đem đấu thầu 2 loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm,mỗi loại 1000 tỷ đồng, ngày phát hành là ngày 25/4/2011

Có 5 thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 3 năm, với lãi suất đăng ký caonhất lên tới 16%/năm, tuy nhiên lãi suất trần là 12,3% do đó lãi suất trúng thầu ở mức12,3% và có 350 tỷ trái phiếu kỳ hạn 3 năm được đấu thầu thành công

Đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, có 5 thành viên tham gia, lãi suất đăng ký caonhất lên tới 17%, lãi suất trần là 12,1%, lãi suất trúng thầu là 11,9%, có 301 tỷ đồngđấu thầu thành công

Các thành viên tham gia đấu thầu đòi hỏi mức lãi suất trái phiếu Chính phủ ít nhấtphải cao hơn so với lãi suất tái chiết khấu, hiện ở mức 12%/năm

Ngày 2/6, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức đấu thầu 2.000 tỷ đồng trái phiếuChính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành Toàn bộ 2.000 tỷ đồng trái phiếu đã đượcchào bán hết, với lãi suất thấp hơn tuần trước 0,2 – 0,3%/năm

Cụ thể, phiên này Kho bạc Nhà nước đấu thầu 2 loại trái phiếu Chính phủ kỳ hạn

3 năm và 5 năm, mỗi loại 1.000 tỷ đồng, ngày phát hành là ngày 06/06/2011 Mệnh giámỗi trái phiếu là 100.000 đồng/TP

Đối với trái phiếu kỳ hạn 3 năm, có 12 thành viên tham gia, lãi suất đăng kýtrong khoảng 12,9% - 13,7%/năm, lãi suất trúng thầu là 13%/năm, thấp hơn lãi suấttrúng thầu tuần trước 0,3%/năm, 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn này được bán hết

Đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, có 14 thành viên tham gia,lãi suất đăng ký

Trang 22

trong khoảng 12,9% - 15,2%/năm, lãi suất trúng thầu là13%/năm, thấp hơn lãi suấttrúng thầu cùng kỳ hạn tuần trước 0,2%/năm, 1000 tỷđồng TP kỳ hạn này cũng đượcbán hết.

Việc các nhà đầu tư có động thái đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy, các nhàđầu tư đang dự báo về xu hướng mặt bằng lãi suất giảm dần Dựa trên những con số đãđược công bố, việc chỉ số CPI tháng 5 công bố đã hạ nhiệt hơn so với tháng 4 đã phầnnào làm dịu bớt sức nóng của mặt bằng lãi suất thời gian qua Ngoài ra, nếu CPI tháng

6 tiếp tục thấp hơn tháng 5, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể hy vọng lãi suất sẽ tiếptục bớt căng thẳng hơn nữa

Động thái sôi động hơn của thị trường trái phiếu cũng được giới chuyên mônđánh giá khá tích cực, bởi đây là một thị trường thường vẫn hoạt động khá yếu so vớikênh dẫn vốn từ ngân hàng Do đó, việc phát triển thị trường trái phiếu sẽ tạo nên cấutrúc thị trường tài chính cân bằng hợp lý, giảm chi phí huy động vốn cho nền kinh tế,đồng thời tăng khả năng chống chọi với khủng hoảng

Một số hạn chế

Thứ nhất, chưa hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ trênthị trường Các loại trái phiếu Chính phủ nếu được phát hành một cách đều đặn và căncứ vào kế hoạch tổng thể sẽ tạo lên đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ vàthị trường chứng khoán Trong khi đó, sự thiếu đa dạng các kỳ hạn của trái phiếuChính phủ và các công cụ nợ khác đã gây khó khăn trong việc hình thành lãi suất

Thứ hai, các phương thức phát hành như đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước, đấuthầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán, bảo lãnh phát hành còn rất nhiều vấn đề phải tiếptục nghiên cứu, cải tiến Số thành viên tham gia thị trường đông nhưng chưa ổn định;khối lượng và lãi suất đặt thầu không ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả

Trang 23

Thứ ba, trái phiếu Chính phủ niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn ít về

số lượng Tổng số trái phiếu Chính phủ niêm yết chiếm tỷ trọng trên 80% so với tổng

Thứ tư, thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lậpthị trường: Việc chưa hình thành được hệ thống đại lý cấp I (PDs) với vai trò là nhà tạolập thị trường cũng có những ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường sơ cấp và thịtrường thứ cấp trái phiếu Chính phủ Bên cạnh đó, hiện nay các nhà đầu tư có tổ chứcchủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm tham gia đấu thầu tráiphiếu hoặc bảo lãnh phát hành thường nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn

Thứ năm, trái phiếu Chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng vẫncòn nhiều đợt với các loại kỳ hạn, lãi suất, ngày đáo hạn khác nhau dẫn đến tình trạngtrên thị trường có nhiều loại trái phiếu Chính phủ nên rất khó cho các nhà đầu tư nắmbắt được diễn biến của từng loại trái phiếu để ra quyết định đầu tư

Thứ sáu, hiện nay duy nhất chỉ có Kho bạc Nhà nước đã và đang phối hợp với SởGiao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các đơn vị liên quan tổ chức được kênh đấuthầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn qua HNX, chưa triển khai được kênh bảo lãnhphát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn, khiến khối lượng trái phiếu Chính phủchuẩn trên thị trường còn khá khiêm tốn so với tổng dư nợ trái phiếu Chính phủ

2 Trái Phiếu chính quyền địa phương

- Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng cáccông trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thôngqua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN

- Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành

Trang 24

trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốnđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương

3 Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Các doanh nghiệp phát hành bao gồm các doanh nghiệp nhà nước đang thựchiện cổ phần hoá, hay các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn Số trái phiếu này đượcphát hành thông qua kênh đấu giá, bảo lãnh và môi giới Tuy nhiên, tính thanh khoảncủa loại trái phiếu này cũng không cao

Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổphiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nhahình thành Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới cónhững bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)huy động được 5 triệu USD

Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ.Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được

200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giaiđoạn này hầu như chưa phát triển Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tíndụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệpViệt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành Theo đó, chủ thểphát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn cócác công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vớimột nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và

Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy độngđược 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng Đến tháng 7/2007, Vinashin pháthành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷđồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng

Trang 25

3.1 Uư nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Khả năng tiếp cận nguồn vốn nhanh và hiệu quả Phát hành trái phiếu

giúp doanh nghiệp chủ động linh hoạt hơn trong viêc tiếp cận được những nguồn vốnlớn Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có quyền chủ động đưa ra những điều kiệnlinh hoạt để phù hợp với điều kiện thị trường: như loại trái phiếu phát hành là tráiphiếu trơn, trái phiếu chứng quyền, linh hoạt trong việc định lãi trái phiếu (cố định, thảnổi, thả nổi theo kỳ), nên trái phiếu có tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư Hiện nay Nhànước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần DN có thểhoàn tất hồ sơ phát hành Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ mấtnhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ Phát hành TP cho phép DNhuy động được lượng vốn lớn Nếu DN có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếpcận nguồn vốn từ phát hành TP dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành CP

So với CP, khả năng làm pha loãng sở hữu khi có thêm nguồn vốn của TP là ít hơn rất nhiều Trái phiếu là vốn nợ nên phát hành trái phiếu không làm pha loãng

quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, trừ trường hợp trái phiếu chuyển đổi thành cổphiếu Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cóthêm nguồn vốn lớn mà không làm thay đổi cơ cấu sở hữu.Ngoài ra, phát hành TP cònđòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay hoặc phát hành CP

Chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cổ phiếu Chi phí lãi từ trái phiếu phải trả

cho trái chủ là chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế Ngược lại, cổ tức của cổphiếu là phần trích từ lợi nhuận sau thuế

Giải quyết tình trạng phá sản doanh nghiệp có lợi thế cho trái chủ.Nếu doanh

nghiệp không trả được lãi hay gốc thì các trái chủ có thể tuyên bố phá sản doanhnghiệp, buộc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tài sản để trả nợ cho các tráichủ Các cổ đông thì không có những quyền như vậy Nếu doanh nghiệp hoạt độngthua lỗ thì các cổ đông - những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chấp nhận mất tiền vàcác chủ sở hữu doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi cuối cùng trong trường hợpdoanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w