1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung viêm mũi vận mạch

6 610 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 61,23 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Viêm mũi vận mạch Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm mũi do sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi do các tác nhân như: - Môi trường: sự thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, bụi bẩn, khói và môi trương ô nhiểm - Nội tiết tố và chuểy hóa: có thai, uống một số thuốc ngừa thai ( estrogen sẽ ức chế anti-cholinesterases ), nhược giáp. - Thuốc: thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị tâm thần, cocain - Trạng thái cơ thể: lo lắng quá mức, stress, vận động thể lực quá mức. Khi bị viêm mũi vận mạch bệnh nhân thường có triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng và đặc biệt nổi bật là chảy mũi vào buổi sáng, nghẹt mũi đổi bên và khi nhìn vào hố mũi sẽ thấy niêm mạc tái nhợt. Cách điều trị bệnh: Điều trị nội khoa gồm có các bước sau ( không nhất thiết theo thứ tự ) - Loại trừ những yếu tố tác nhân. - Sử dụng thuốc kháng cholinergic xịt mũi: ipratropium bromide ( hiện không có bán tại Việt nam ) - Sử dụng corticoide xịt mũi. - Rữa mũi bắng nước muối ưu trương. - Sử dụng một đợt ngắn thuốc co mạch tại chổ hoặc thuốc kháng histamine. Điều trị phẫu thuật: Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra cách diều trị thích hợp như: - Đốt cuống mũi - Mổ chỉnh hình vách ngăn nếu có vẹo, gai tạo thành nhưng điểm tiếp xúc hoặc xoáy không khí trong hố mũi - Cắt bán phần cuống mũi dưới hoặc cuống giữa - Cắt dây thần kinh Vidian. Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, cay mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi. Cơn hắt hơi xuất hiện mỗi ngày một vài lần, kéo dài nhiều năm, không lệ thuộc vào thời tiết, nước mũi bao giờ cũng trong. Sau đây chuyên gia sẽ chỉ ra cho các bạn cách phân biệt 2 bệnh này. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác buồn buồn (nhột) và cay trong mũi, lạnh ở trán và nhảy mũi (hắt hơi) từng tràng vài chục cái. Đồng thời bệnh nhân bị cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau cơn hắt hơi thì nước mùi chảy ra đầm đìa, làm ướt một lúc vài ba cái khăn tay. Nước mũi trong như nước lã và không làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân thấy nặng đầu, tay chân uể oải không làm việc được, tránh ánh sáng, tìm chỗ tối mà nằm. Những cơn hắt hơi như vậy thường xảy ra vào buổi sáng, khi mới thức dậy tung chăn bước ra khỏi giường. Nhưng về trưa hay chiều cũng có thể có những cơn như vậy. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày đến một tuần lễ rồi đột nhiên biến mất. Dù có điều trị hay không điều trị. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó thì bệnh lại tái diễn. Có một số người bệnh không bị đau đầu nhưng đêm đến thì có những cơn khó thở giống như hen, hoặc những cơn ho co thắt. Trong giai đoạn này niêm mạc chưa hoàn toàn thoái hóa, nếu điều trị tốt nó có khả năng phục hồi được. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ Trong viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, các triệu chứng cũng giống như thể trên nhưng có hai đặc điểm bệnh xuất hiện không theo thời tiết, mùa nóng cũng như mùa lạnh bất kỳ lúc nào bệnh cũng có thể xảy ra. Những cơn hắt hơi mất dần tính chất kịch phát. Trong mỗi cơn, bệnh nhân chỉ hắt hơi độ vài ba cái, nhưng triệu chứng nước mũi tăng nhiều và kéo dài. Giữa hai cơn hắt hơi, lỗ mũi không được hoàn toàn thông như trong thể có chu kỳ. Niêm mạc mũi luôn luôn phù nề vì vậy nó dễ bị thoái hóa hơn thể trên. Viêm mũi vận mạch Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, cay mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi. Cơn hắt hơi xuất hiện mỗi ngày một vài lần, kéo dài nhiều năm, không lệ thuộc vào thời tiết, nước mũi bao giờ cũng trong. Bệnh nhân ngạt mũi nhiều hơn hắt hơi, nước mũi chảy không nhiều, nước mắt không chảy. Sau cơn hắt hơi, bệnh nhân trở lại bình thường ngay lập tức, không bị nặng đầu, không uể oải. Bệnh nhân thường hay bị rối loạn vận mạch ở những nơi khác như hiện tượng căng ngứa các ngón tay khi trời rét. Điều trị viêm mũi dị ứng Người bệnh có cơ địa dị ứng, tức là bị một bệnh toàn thân, vì vậy những hiện tượng cục bộ ở mũi như gai vách ngăn, vẹo vách ngăn chỉ là những nguyên nhân phụ thôi. Các phẫu thuật ở mũi, ở vòm, ở họng trong dị ứng sẽ có ảnh hưởng tốt trong việc điều trị nhưng không hoàn toàn giải quyết vấn đề. Trước khi điều trị viêm mũi dị ứng cần phải xem người bệnh có bị nhiễm trùng toàn thể không nếu có, phải thanh toán vấn đề này bằng penixilin, streptomyxin hoặc cloramphenicol. Nếu trong người bệnh nhân có những ổ vi trùng như sâu răng, viêm amydan, thì cũng nên giải quyết ngay. Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh kháng nguyên, nguyên nhân xảy ra bệnh. Đôi khi người bệnh có thể tự tìm ra được kháng nguyên. Thí dụ có một bệnh nhân để ý thấy rằng mỗi khi ông ta xóa bảng đen và hít phải bụi phấn viết thì lên cơn hắt hơi sặc sụa. ông ta nên dùng giẻ ướt để chùi bảng thì không thấy cơn hắt hơi xuất hiện nữa. Đối với những người hay lên cơn dị ứng về mùa lạnh thì nên tránh mùa rét và đến sống ở vùng ấm áp. Hoặc ngược lại, đối với những người không chịu được khí hậu nóng và ẩm thì nên đến sống ở xứ ôn đới. Có 2 loại viêm mũi: viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, bạn có thể lầm lẫn 2 loại chứng viêm này vì triệu chứng của chúng giống hệt nhau và trùng nhau cả nguyên nhân gây bệnh. 1.Viêm mũi dị ứng: có hai loại - Viêm mũi dị ứng theo mùa: Rất hay xảy ra vào mùa có phấn hoa. - Viêm mũi dị ứng quanh năm: Quá trình viêm mũi xảy ra lien tục trong năm. Nguyên nhân - Phấn hoa - Bụi - Nấm mốc - Lông động vật Các phản ứng: - Hắt hơi - Tắc mũi - Chảy mũi - Ngứa mũi, ngứa họng, ngứa mắt và tai Các biện pháp phòng tránh - Tránh các yếu tố kích thích từ môi trường như: máy điều hoà không khí, phấn hoa. - Tránh những nơi có nhiều bụi, nấm mốc. - Tránh các loại vật nuôi. Điều trị Khi được bác sĩ chuyên khoa xác định bệnh và dựa vào tình trạng của từng người bệnh, điều trị bao gồm: - Thuốc dùng đường uống - Thuốc xịt mũi - Điều trị miễn dịch - Tiêm giải mẫn cảm. 2. Viêm mũi không dị ứng: Gồm các loại: - Viêm mũi vận mạch (viêm mũi kích thích) -Viêm mũi tăng bạch cầu ái toan - Viêm mũi tăng bạch cầu đa nhân - Viêm mũi do cấu trúc mũi - Polyp mũi - Viêm mũi vận mạch không hằng định Nguyên nhân: - Khói bụi - Chất thơm - Nhiệt độ môi trường - Thay đổi khí hậu - Hút thuốc lá - Các chất kích thích khác Phản ứng: - Hắt hơi - Tắc mũi - Chảy mũi - Ngứa mũi, họng, mắt và tai Điều trị: Để phòng tránh viêm mũi không dị ứng thì phải tránh các nguyên nhân gây bệnh. Điều trị viêm mũi không dị ứng khi phải được chẩn đoán xác định của bác sĩ và dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân và cũng áp dụng 5 cách như viêm mũi dị ứng. Trong thư của cháu chỉ nói chung chung là viêm mũi, không nói rõ cháu bị viêm mũi loại gì nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể. Cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị theo kê đơn của Bác sĩ nhé! Chúc cháu mau khỏi! Bs.Thuocbietduoc (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ) . Vidian. Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng ngứa mũi, hắt hơi. mũi vận mạch Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, cay mắt, chảy nước mũi, . Thuốc xịt mũi - Điều trị miễn dịch - Tiêm giải mẫn cảm. 2. Viêm mũi không dị ứng: Gồm các loại: - Viêm mũi vận mạch (viêm mũi kích thích) -Viêm mũi tăng bạch cầu ái toan - Viêm mũi tăng

Ngày đăng: 21/12/2014, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w