1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài khoản vãng lai.doc

22 6,8K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

Tài khoản vãng lai

Trang 1

1.Tài khoản vãng lai: 1.1) Khái niệm:

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.

Thành phần chính của tài khoảng vãng lai:

– Cán cân mậu dịch: là tổng hợp các thanh toán phát sinh trong giao dịch thương mại Quốc tế, để chi trả tiền hàng hóa và dịch vụ xuất và nhập khẩu.

Cán cân mậu dịch ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.

Cán cân mậu dịch = Xuất khẩu – nhập khẩu.

Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân mậu dịch có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân mậu dịch có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân mậu dịch ở trạng thái cân bằng.

– Cán cân dịch vụ: là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như số tiền thu và chi từ du lịch Quốc tế và các giao dịch khác Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển, thuê tàu, bến bãi,…), du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, bản quyền, bằng

Lạm phát tăng → mua hàng nước ngoài tăng → giảm cán cân tài khoản vãng lai.

Việc phá giá đồng tiền trong nước sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại

Trang 2

xuất khẩu sang nước khác giảm

Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì tài khoản vãng lai của các quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:

Hình 1: Thâm hụt cán cân thương mại nhìn từ góc độ tỷ giá hối đoái

Thâm hụt thương mại được xem xét trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái cho nên việc nâng giá hoặc giảm giá đồng tiền sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại.Từ cách tiếp cận trên có thể thấy thâm hụt thương mại có nguyên nhân trực tiếp ở việcđịnh giá cao đồng tiền trong nước Việc thâm hụt sẽ càng tăng khi đồng tiền trong nước lên giá mạnh

Đồng thời, ở khía cạnh ngược lại, tình trạng thâm hụt càng lớn khả năng giảm giá đồng tiền càng cao mà ở mức độ lớn hơn là đồng tiền trong nước có thể bị phá giá để bảo đảm cán cân thương mại được cải thiện hay để lấy lại điểm cân bằng mới Đây là biện pháp mà nhiều nước đã từng áp dụng như Hoa Kỳ áp dụng năm 1971 và 1973 để phá giá đồng đô la Năm 1986, đồng Yên buộc phải nâng giá so với các ngoại tệ khác đã làm cho hàng hoá Nhật Bản trở nên kém tính cạnh tranh hơn so với các hàng hoá nước khác Năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á năm 1997 đã gây tình trạng phá giá hàng loạt các đồng tiền, sau

Việc phá giá đồng tiền trong nước sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại

D$

Trang 3

đó 1-1.5 năm, cán cân thương mại các nước đã được cải thiện đáng kể Từ góc nhìn tỷ giá và thâm hụt thương mại, biện pháp phá giá đồng tiền được coi là giải pháp thường được lựa chọn hơn cả Song trong điều kiện hiện tại, việc phá giá đồng tiền chịu tác động của nhiều loại ràng buộc khác nhau như khả năng trả đũa của các đối tác thương mại, năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu chua hẳn đã được cải thiện đáng kể nhờ phá giá, các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về thương mại và đầu tư và những mặt trái của hoạt động phá giá đối với nền kinh tế trong nước như việc tăng giá của các hàng hoá nhập khẩu gây ra lạm phát nhập khẩu

Đối với Việt Nam, việc phá giá đồng tiền chưa phải là sự lựa chọn tối ưu trong điều kiện hiện tại đặc biệt về khả năng kiểm soát tình hình giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế sau khi phá giá của Việt Nam còn rất hạn chế, các công cụ điều chỉnh tỷ giá chưa được thực tế khẳng định độ tin cậy và các giao dịch ngầm trong nền kinh tế còn rất lớn, tình trạng đô- la hoá còn nặng và khả năng kiểm soát khu vực tư nhân còn chưa cao

Cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận cán cân thương mại từ góc độ các yếu tố cấu thành tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Công thức xác định GDP được thể hiện như sau:

Y = C + I + G + X – M (1)

Trong đó Y là GDP, C là tiêu dùng của dân cư, I là đầu tư, G là chỉ tiêu của chính phủ, X- M là cán cân thương mại.

Vì Y = C+S + T (2) và S là tiết kiệm, T là khoản thu thuế của chính phủ Kết hợp công thức (1) và (2) thu được:

(S – I) + (T - G) = X - M

Cán cân thương mại được đo lường bằng tổng mức tiết kiệm ròng của tư nhân và mức tiết kiệm ròng của chính phủ Công thức trên còn cho thấy mối quan hệ giữa các cân đối trong nước và cân đối đối ngoại Những mất cân đối đối ngoại đặc biệt là cân đối cán cân thương mại có thể được sửa chữa bằng các tác động của các cân đối đối nội Biện pháp để cải thiện cán cân thương mại từ cách tiếp cận này cho thấy cần tăng mức tiết kiệm trong dân cư và tiết kiệm trong chi tiêu của chính phủ hoặc cố gắng để cải thiện tình hình thu

Trang 4

thuế Trong các biện pháp được đề xuất từ góc độ tiếp cận này có thể thấy việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ và cắt giảm chi tiêu của tư nhân là biện pháp có tác động tới việc cải thiện cán cân thương mại Các khoản chi tiêu lớn chưa thật cần thiết có thể điều chỉnh lại tiến độ giải ngân, hạn chế việc nhập khẩu càng hàng hoá tiêu dùng tư nhân xa xỉ bằng các biện pháp tăng thuế hoặc hạn chế định lượng song phải cố gắng tuân thủ các cam kết trong WTO Biện pháp điều chỉnh thâm hụt thương mại từ việc điều chỉnh các yếu tố cầu thành GDP tạo ra được sự ổn định dài hạn hơn so với các giải pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Nếu kết hợp cả hai cách tiếp cận trên sẽ tạo ra được một hệ thống các giải pháp đồng bộ và đa dạng nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Điều đó cho thấy vấn đề thâm hụt cán cân thương mại không đơn thuần chỉ giải quyết bằng một biện pháp mà cần thực hiện trong một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Cán cân vãng lai từ năm 2007-2010:

Tài khoản vãng lai (7) (10.787) (7.440) (6.050) 1.cán cân thương mai (10.483) (12.782) (8.306) (8.200)

4.thu nhập từ đầu tư ròng (2.190) (4.401) (4.532) (4.200)

Năm có thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như cán cân thương mại lớn nhất trong mười năm gần đây nhất là năm 2008, mức thâm hụt tài khoản vãng lai là 10.787 tỷ USD,thâm hụt cán cân thương mại lên tới gần 12.782 tỷ USD.

uyên nhân :

Trang 5

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là cụm từ được giới báo chí sử dụng để chỉ tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008 Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến năm 2009 Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, khởi đầu từ thị trường tín dụng dưới chuẩ n (cho vay thế chấp rủi ro cao) tại Mỹ, sau đó tiếp tục từ lĩnh vực tài chính- tiền tệ lan sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác.

Khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ lan rộng thành khủng hoảng toàn cầu:

Nhìn lại sự kiện ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá sản, cùng ngày hôm đó ngân hàng lớn thứ ba Merrill Lynch cũng bị ngân hàng Mỹ mua lại Ngày 16/9, công ty Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIG đã bị chính phủ Mỹ tiếp quản.

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sẽ bị sụp đổ, sẽ bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa Tín dụng toàn cầu sẽ bị co rút lại Có rất nhiều ngân hàng từ châu Á sang châu Âu đều đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ phá sản vay những số tiền rất lớn Ngoài ra, có nhiều ngân hàng quốc tế đã bị “nhiễm độc” với trái phiếu MBS và các hợp đồng CDS.

Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng đô-mi- nô

Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng lan rộng: bắt đầu từ địa ốc, ảnh hưởng đến tín dụng, lan dần sang nhiều ngành nghề

Trang 6

công nghiệ p: hàng không, sản xuất xe hơi, điện tử, … Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những nước nào hoặc nhữ ng khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị tác động trực tiếp.

Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam

- Tỷ lệ lạm phát tăng 2 con số Việt Nam đã nâng cao lãi suất để chống lạm phát.

- Đầu tư nước ngoài: dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ các nước chạy vào Việt Nam Dòng vốn chảy vào nhiều và thực hiện

không hiệu quả, thiếu thị trường đầu ra, không đủ năng lực điều hành giám sát.

- Nhập siêu cao (năm 2007 là 20 tỷ USD) gây mất cân đối BOP và biến động tỷ giá ngoại tệ, thâm hụt 20% GDP.

- Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lượng và giá cả do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn

- Du lịch Quốc tế vào Việt Nam giảm, kéo theo dịch vụ giảm nên giảm nguồng thu ngoại tệ cho cán cân vãng lai.

- Đầu tư nước ngoài FDI, FII, ODA giảm, giải ngân chậm, giảm nguồn thu ngoại tệ, thị trường bất động sản gặp khó khăn, nợ quá hạn của ngân hàng sẽ tăng.

- Kiều hối giảm mạnh, đặc biệt là kiều hối đầu tư.

- Ảnh hưởng nhất định đến cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn và cán cân tổng thể.

Trang 7

- Hệ thống ngân hàng Thương mại gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế và chi phí chuyể n tiền tăng

+ Nợ xấu của hệ thống ngân hàng 35.000 tỷ $ (2008) bằng 2,9% tổng dư nợ cho vay.

+ Cho vay trên thị trường bất động sản 100.000 tỷ $, bằng 9.5% tổng dư nợ.

+ Cho phép các tập đoàn (19 tập đoàn tổng công ty) thành lập ngân hàng làm biến động nghiêm trọng phân bổ tín dụng.

- Thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, do vốn nước ngoài rút.

- Vấn đề việc làm, an sinh xã hội trở nên nan giai Nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam

Báo cáo cập nhật tình hình của WB cho biết: năm 2008, kinh tế Việt Nam đã gặp phải hai cú sốc, đầu tiên là luồng vốn ồ ạt đổ vào Việt Nam cuối năm 2007 dẫn đến tình trạng bong bóng giá cả trên thị trường bất động sản và nhập siêu, thứ hai là kinh tế thế giới suy thoái vào cuối năm 2008 kèm theo khủng hoảng tài chính, giá cả hàng hóa biến động mạnh và thương mại thế giới sụt giảm Nhưng bất chấp những trở ngại này, Việt Nam vẫn vượt qua năm 2008 Do các ngân hàng của Việt Nam không tiếp cận với các sản phẩm “độc hại” cũng như không nằm trong quyền kiểm soát của các ngân hàng nước ngoài trong diện rủi ro cao

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.

2.1) Ảnh hưởng của khủng hỏang tài chính toàn cầu tới cán cân mậu dịch: 2.1.1) Tình hình xuất khẩu:

Để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam, trước tiên ta hãy xem một số ngành xuất khẩu chủ lực như dệt

Trang 8

may,dầu thô ,nông sản, thủy sản…đã bị tác động như thế nào ,và từ đó,nó lại tác động trở lại đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra sao?

2.1.1.1) Dệt may:

Theo đánh giá của các chuyên gia, tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam đã trở nên rõ ràng hơn kể từ tháng 10 năm 2008 Và chỉ một tháng kể từ khi chịu tác động này, tình hình xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có dấu hiệu xấu hơn Số lượng đơn hàng, giá gia công đã giảm bình quân 20%-30% Chỉ trong quý 4/2008, mức đơn hàng đã giảm khoảng 20% so với quý 4/2007 Điều này dẫn tới kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 9,1 tỷ USD.

Bước sang tháng 1/2009, Trước những tác động của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tình hình vẫn gặp nhiều khó khăn, khi kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp trong đó có dệt may giảm mạnh do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đều giảm từ 30-40% Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt mức 550 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008, giảm 24% so với tháng

12/2008.Đây là lần đầu tiên trong vòng bảy năm gần đây, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gặp khó khăn ngay từ quý đầu tiên của năm.

 Rõ ràng, cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước ta, nhóm hàng dệt may vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước thì trong tháng 3, kim ngạch đã giảm 4,2% Thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là có đơn hàng cũng không dám ký vì tình trạng thiếu hụt vốn, giá nguyên liệu đầu vào lại biến động thất thường Một số doanh nghiệp ký được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị sụt giảm nghiêm cảnh giảm giá nghiêm trọng.

Trang 9

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 & ĐẦU 2009 (triệu usd)

2.1.1.2) Dầu thô:

 Trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dầu thô luôn được coi là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách quốc gia Việt Nam cũng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản Chính vì thế, mỗi sự biến động của sản lượng hay giá xuất khẩu của mặt hàng này, đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Và năm 2008 chính là một điển hình cho sự biến động của giá dầu.

 Theo số liệu thống kê cho biết, trong quý 1-2008, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là là 3,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.757 triệu USD; bằng 149% so cùng kỳ 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao nhất từ trước đến nay Đạt được mức tăng trưởng trên cũng nhờ sự đóng góp quan trọng của việc giá xuất khẩu dầu tăng

 Nhu cầu tăng vọt, trong khi nguồn cung không theo kịp là lý do đầu tiên đẩy giá dầu tăng phi mã Theo các chuyên gia kinh tế, các nước công nghiệp phát triển (như Mỹ, Nhật, Tây Âu) mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng nhu cầu dầu mỏ vẫn tăng, cộng thêm với 2 "đầu tàu" tăng trưởng nóng ở Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đã khiến nguồn dầu mỏ thế giới bị "ngốn" với tốc độ chóng mặt Trong khi đó, hàng loạt các nguyên nhân được cho là sẽ làm tình hình cung ứng dầu khan hiếm

Trang 10

trầm trọng là những vụ bạo lực triền miên ở Pakistan, bất ổn chính trị tại Nigeria hay nguồn dự trữ dầu mỏ của Mỹ đang giảm sút Một nguyên nhân nữa phải kể đến là đồng USD đang suy yếu, trong khi dầu mỏ được giao dịch bằng USD, nên các nước XK đều có tâm lý đẩy giá lên để bù vào khoản lỗ của đồng USD.

Tuy nhiên đang từ ngưỡng đỉnh cao 147USD/thùng hồi tháng 7.2008, giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp và hiện đã xuyên thủng qua đáy 50USD/thùng Đối với DN xuất khẩu dầu thô thì việc dầu giảm giá lại là một tín hiệu không vui Giá dầu sụt giảm vì những lo ngại là cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và giảm bớt mức cầu nhiên liệu, đặc biệt những nước có nguồn cầu số 1 thế giới phải cắt giảm dự trữ và tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc khiến dầu tuột dốc không phanh Giá dầu giảm đương nhiên sẽ tác động đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của VN Ngày 18/12/2008 giá dầu thô đứng ở mức 39,9USD/thùng Sự sụt giảm giá dầu thô là nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu Việt Nam sụt mạnh trong những tháng cuối năm.

Trong năm 2009, Các nhà phân tích kinh tế dự đoán rằng giá dầu còn giảm xuống mức 30 - 40USD/thùng trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng xấu đi như hiện nay Theo các nhà phân tích, nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu sẽ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm trở lại đây

Biểu đồ thể hiện sự biến động của giá dầu thô trên thế giới năm 2008 & đầu 2009.

Thông tin mới nhất từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,45 tỷ Tuy nhiên, con số này đã giảm tới 47% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 29% so với quý IV/2008 Nguyên nhân

Trang 11

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 & ĐẦU 2009

giảm là do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh Giá dầu trung bình quý I/2009 là 45 USD/thùng, giảm 55 USD/thùng so với trung bình quý I/2008 và giảm 21

USD/thùng so với trung bình quý IV/2008 Mặc dù xét về khối lượng, cả khai thác và xuất khẩu đều tăng, nhưng do giá cả sụt giảm đã khiến cho rất nhiều chỉ tiêu tài chính đạt thấp hơn so với cùng kỳ Sự sụt giảm của dầu khí cũng gây lo ngại cho nguồn thu ngân sách quốc gia, vì thu ngân sách từ nguồn này hiện chiếm khoảng

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Thâm hụt cán cân thương mại nhìn từ góc độ tỷ giá hối đoái - Tài khoản vãng lai.doc
Hình 1 Thâm hụt cán cân thương mại nhìn từ góc độ tỷ giá hối đoái (Trang 2)
TÌNHHÌNHXUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 & ĐẦU 2009 - Tài khoản vãng lai.doc
2008 & ĐẦU 2009 (Trang 11)
TÌNHHÌNHXUẤT KHẨUGẠOCỦAVIỆTNAM NĂM 2008 & ĐẦU 2009 - Tài khoản vãng lai.doc
2008 & ĐẦU 2009 (Trang 15)
Nhìn chung tình hình trong năm 2008, có thể nhận thấy năm 2008 là một năm thiên nhiên khá ưu đãi cho toàn ngành thủy sản Việt Nam .Tuy nhiên do tác  động của suy giảm kinh tế ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu cùng với  việc phá vỡ quy hoạch tr - Tài khoản vãng lai.doc
h ìn chung tình hình trong năm 2008, có thể nhận thấy năm 2008 là một năm thiên nhiên khá ưu đãi cho toàn ngành thủy sản Việt Nam .Tuy nhiên do tác động của suy giảm kinh tế ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu cùng với việc phá vỡ quy hoạch tr (Trang 16)
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dự báo rằng, tình hình khó khăn còn kéo dài trong năm 2009. - Tài khoản vãng lai.doc
i ệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dự báo rằng, tình hình khó khăn còn kéo dài trong năm 2009 (Trang 17)
2.1.2) Tình hình nhập khẩu - Tài khoản vãng lai.doc
2.1.2 Tình hình nhập khẩu (Trang 19)
Năm 2007 tình hình trở nên rất xấu trên phương diện cán cân thương mại: nhập siêu tăng 159% so với năm 2006 và chiếm 1/3 tổng nhập siêu trong 7 năm  (2002-2007) với tỷ trọng nhập siêu chiếm 25,72 % so với XK năm 2007, vượt qua ngưỡng  an toàn (tức là nhập - Tài khoản vãng lai.doc
m 2007 tình hình trở nên rất xấu trên phương diện cán cân thương mại: nhập siêu tăng 159% so với năm 2006 và chiếm 1/3 tổng nhập siêu trong 7 năm (2002-2007) với tỷ trọng nhập siêu chiếm 25,72 % so với XK năm 2007, vượt qua ngưỡng an toàn (tức là nhập (Trang 20)
2.1.2.2) Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008 và đầu năm 2009: - Tài khoản vãng lai.doc
2.1.2.2 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008 và đầu năm 2009: (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w