tập đoàn và các công ty đa quốc gia

12 2.1K 3
tập đoàn và các công ty đa quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.CHIẾN LƯỢC ĐA QUÔC GIA 1, Định nghĩa Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà các công ty đa quốc gia áp dụng để mở rộng công ty trên phạm vi toàn cầu bằng cách thành lập công ty con ở nhiều nước, sản xuất những sản phẩm khác biệt vì vậy mỗi công ty con đều có các chiến lược sản xuất, marketing, R&D … riêng biệt của mình. Ưu điểm: Ưu điểm của chiến lược đa quốc gia nằm chính ở chỗ có khả năng cá biệt hóa việc cung cấp sản phẩm và marketing phù hợp với yêu cầu nội địa hóa. Vì vậy sản phẩm của các công ty đa quốc gia có tính cạnh tranh cao, phù hợp với thị hiếu, văn hóa, sở thích… của khách hàng nội địa. Nhược điểm: Khi áp dụng chiến lược đa quốc gia, công ty sẽ không tận dụng lợi ích từ quy mô kinh tế và lợi thế từ hiệu ứng đường cong kinh nghiệm. Vì thế chi phí của các công ty đa quốc gia thường khá cao. Ngoài ra một nhược điểm khác của chiến lược này là có nhiều công ty đã phát triển đến mức thành lập những tập đoàn phi tập trung hóa, trong đó mỗi công ty ở những quốc gia khác nhau hoạt động với mức tự chủ khác nhau. Do đó, sau một thời gian nó mất dần khả năng chuyển giao các kỹ năng và sản phẩm vốn có khả năng gây khác biệt đến từng công ty con của họ khắp thế giới. Chiến lược đa quốc gia được áp dụng khi công ty gặp phải áp lực nội địa hóa cao và áp lực giảm chi phí thấp. Sản phẩm của công ty là các sản phẩm trung hoặc cao cấp, do đó áp lực giảm chi phí là không lớn, tuy nhiên do nhu cầu, sở thích , thói quen, văn hóa và hệ thông phân phối khác nhau của các khách hàng ở các quốc gia là khác nhau, cho nên để đưa những sản phẩm của mình vào thị trường nội địa các công ty đa quốc gia phải chịu một sức ép nội địa hóa cao. 2. Sơ lược về các công ty đa quốc gia Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có thể có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Đặc điểm của các công ty đa quốc gia: các công ty đa quốc gia cá biệt hóa một cách rộng rãi tất cả sản phẩm cung cấp và chiến lược marketing để đáp ứng các điều kiện khác nhau của các quốc gia khác nhau nhằm tối đa hóa mức độ thích nghi với địa phương. Các đơn vị kinh doanh chiến lược ( SBU) thường hoạt động độc lập với nhau. Các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp được phân cấp đến từng đơn vị kinh doanh. Công ty nào là MNC đầu tiên đang còn được tranh cãi. Một số cho rằng Knights Templar, thành lập vào năm 1118, trở thành công ty đa quốc gia khi nó bắt đầu chuyển sang kinh doanh ngành ngân hàng vào năm 1135. Tuy nhiên một số khác cho rằng British East India Company hay Dutch East India Company mới thực sự là các công ty đa quốc gia đầu tiên. Cấu trúc công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: ●Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds). ●Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas). ●Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft). Các công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chính trị đại diện và chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng (public relations) và vận động hành lang (lobbying) chính trị. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. Thứ hai : đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. Thứ ba : tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC. Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau: Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ… II.CÔNG TY TOYOTA 1, Tổng quan về công ty .Khai quát về toyota Là một công ty đa quốc gia có trụ sở tai Nhật Bản lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn GM, Mỹ. Là công ty đứng đầu thị trương ô tô Việt Nam. Sự thành công có nhờ vào sự kết hợp giưã tài năng kinh doanh thiên bẩm và màu sắc văn hóa truyền thống của người nhật. Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Logo đầu tiên của Toyot a 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới. Logo toàn cầu hiện nay của Toyota Toyota có nhà máy ở hầu hết các nơi trên thế giới, sản xuất, lắp ráp xe cho thị trường địa phương . Toyota có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Sri Lanka, Canada, Indones ia, Ba Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Brazil, Bồ Đào Nha, và nhiều hơn nữa thời gian gần đây, Argentina, Cộng hòa Séc Cộng hòa, Mexico, Malaysia, Thái La n, Pakistan, Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela, Việt Nam, và Nga. TOYOTA VN: Ngày thành lập: Ngày 5 tháng 9 năm 1995 (chính thức đi vào hoạt động 10/1996) Tổng vốn đầu tư: 89,6 triệu USD Tầm nhìn Xác định con đường của Toyota phát hành vào tháng 2 năm 2009 Khi Toyota Motor Corporation (TMC) Chủ tịch Katsuaki Watanabe đã công bố Tầm nhìn 2020 "Toyota toàn cầu" trên toàn thế giới Toyota liên kết trong tháng 11 năm 2007, nó là sự tiếp nối của một loạt các sứ mạng bắt đầu cách đây 12 năm. Tầm nhìn 2020 "Toyota toàn cầu" là một phần của những nỗ lực hiện tại của Toyota để giải quyết vấn đề ngày càng phức tạp và mâu thuẫn phải đối mặt với các ngành công nghiệp ô tô, chẳng hạn như môi trường và năng lượng. Cụ thể, Tầm nhìn mục tiêu của Toyota là " tìm hiểu hơn, nâng cao hơn và tận tâm hơn" theo khẩu hiệu "Mở biên giới trong tương lai thông qua năng lượng của con người và công nghệ." Với tầm nhìn toàn cầu 2010 ", Toyota đã thông báo nó sẽ tiến về phía trước với niềm đam mê mới thậm chí còn cao hơn và cam kết làm tất cả các cải cách cần thiết để tạo ra một xã hội thịnh vượng hơn. Thuận lợi khi Toyota áp dụng chiến lược toàn cầu: -khai thác được nguồn nguyên nhiên liệu rẻ, nhân công rẻ khi thác tiềm năng tại chỗ(đặc biệt tại các nước nhủ VN , TQ…) -tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro, tránh được những bất ổn do chu kì kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia nhất định -mở rộng thị trường cũng như thị phần ra trên toàn thế giới Tránh được các hạn chế thương mại như thuế nhập khẩu hay quota, vì nếu sản xuất ở 1 quốc gia và xuất khẩu thì sẽphải chịu thuế còn nếu sản xuất tại nơi tiêu thụ luôn thì không phải chịu thuế. Rủi ro mà Toyota có thể gặp: -rủi ro tài chính: sự thay đổi chính sách của chính quyền địa phương,tỷ giá hối đoái thay đổi, lạm phát,… -rủi ro hàng hóa:vận chuyển, cung cầu hàng hóa, thị hiếu của dân địa phương… Ví dụ: Toyota với chiến lược đa quốc gia 1, về sản phẩm: A, Sự khác nhau giữa xe TOYOTA ở Việt Nam và Châu Âu. Nhà sản xuất Toyota thành công ở mỗi thị trường là nhờ họ biết đánh vào nhu cầu tiêu dùng ở thị trường đó. ●L:Ở Châu Âu các vấn đề về an toàn, cảm giác lái và môi trường luôn là hang đầu. Cảm giác lái khá quan trọng khi ở đây người ta hay đi du lịch, đi làm xa, hay chạy đường trường. Vấn đề tiết kiệm xăng lại không phải quá ghê gớm hay quan trọng, vì họ vẫn đi các dòng xe của Châu Âu, ví dụ như các dòng xe của Đức,… Nếu muốn tiết kiệm, thì người ít tiền chỉ cần mua xe hạng nhỏ, chấm thấp 1.0 - 1.6 là phù hợp. Chính vì thế Toyota đã đẩy mạnh và xoáy sâu vào xu hướng tiêu dùng trên bằng cách đưa ra các sản phẩm Prius + , Avensis đời 2012, Yaris thế hệ mới… ● T:Các sản phẩm của Toyota tại hị trường châu âu Hãng xe hàng đầu của Nhật- Toyota cũng được đánh giá cao. Hãng Toyota đã mang tới thị trường Châu Âu những ứng cử viên nặng ký như Prius + , Avensis đời 2012, Yaris thế hệ mới… L:Toyota Prius + -không gian nội thất trên xe sẽ rộng rãi và thoáng mát cho cả những người sử dụng và chứa hành lý. -Nồng độ khí thải CO2 dừng lại dưới 100g/km. Toyota Prius + cũng có 3 chế độ động cơ giúp tiết kiệm hơn T:2012 Toyota Avensis. -2012 Avensis còn được cải tiến tính năng vận hành và trang bị an toàn, cùng với “những thay đổi chiến lược” về động cơ và hệ dẫn động. -L:2012 Toyota Yaris. -2012 Yaris dành cho thị trường châu Âu T. -Toyota Yaris 2012 được trang bị cụm đồng hồ nằm trước mặt người lái thay vì chiếm vị trí chính giữa bảng táp-lô. Thêm vào đó, cụm đồng hồ cũng chuyển từ loại kỹ thuật số sang thông thường. Nhờ đó, người lái dễ dàng đọc thông số hơn. -Bên trong xe được trang bị hệ thống kết nối đa phương tiện với màn hình cảm ứng 6,1 inch. Thiết bị này được rất nhiều khách hàng yêu thích nên có tới 95% số xe đã yêu cầu lắp đặt ●T:Ở Việt Nam, nhu cầu theo đúng phần đông của người Việt thích dùng xe Nhật, có nhiều ưu điểm, tiết kiệm xăng, sửa chữa thay thế phụ tùng rẻ. Đặc biệt ở đây theo xu hướng thị hiếu tiêu từ trước đến nay của người Việt thì máy móc và xe Nhật có chất lượng cao, bền bỉ theo thời gian, và giá cả phù hợp. Vì vậy ra cho các dòng sản phẩm như Camry Hybrid, Innova G Luxury, Corolla Altis, Fortuner và Yaris,… Một số sản phẩm của Toyota tại viet nam: VIOS? Động cơ : Xăng 1.5G DOHC, 24 Van với hệ thống VVT-I phun xăng điện tử với hệ thống van biến thiên thông minh giúp tích kiệm nhiên liệu tối đa, tăng công suất và thân thiện với môi trường. ●L:Fortuner TRD – Kiểu dáng thể thao Fortuner được chính thức giới thiệu vào tháng 2/2009, với những thiết kế mới, kết hợp hài hòa để tạo nên dáng vẻ dũng mãnh. Fortuner mang lại một hình ảnh đẹp, khỏe khoắn và mạnh mẽ của một chiếc xe thể thao đa dụng. Kể từ khi xuất hiện, Fortuner luôn trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng với doanh số bán trung bình trên 500 xe mỗi tháng. Chỉ sau một năm rưỡi ra mắt thị trường ôtô Việt Nam, doanh số bán cộng dồn của dòng sản phẩm này đã đạt trên 10.200 xe, chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong phân khúc thị trường xe thể thao đa dụng, với thị phần trung bình là 54% ●T:Yaris TRD – Trẻ trung, năng động ●Mục tiêu mà Yaris hướng đối tượng khách hàng là tầng lớp trẻ tuổi, những người không chỉ luôn quan tâm, chú trọng tới chất lượng và nội thất mà còn cả ở vẻ đẹp bên ngoài của chiếc xe. ● ●L:Camry Hybrid – Sang trọng và thân thiện với môi trường ●Tại Việt Nam, kể từ lần ra mắt đầu tiên vào tháng 1 năm 1998, Camry đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong phân khúc xe hạng trung cao cấp với tổng doanh số bán cộng dồn lên đến hơn 20.400 chiếc (tính đến hết tháng 9 năm 2010), chiếm 76% thị phần trong phân khúc xe hạng trung cao cấp. ● ●T:Corolla Altis 2.0 mới – Quyến rũ mọi ánh nhìn. ●Tiếp bước thành công tại các quốc gia khác, mẫu xe Corolla lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1996 đã hoàn toàn chinh phục các khách hàng khó tính nhất và chiếm vị trí dẫn đầu trong phân khúc thị trường xe du lịch hạng nhỏ cao cấp, với thị phần trung bình là 54% và tổng doanh số bán cộng dồn đạt trên 26.400 chiếc (tính đến tháng 9 năm 2010). ● ●L:Innova G Luxury – Giữ vững vị thế. ●Bên cạnh những dòng xe Innova quen thuộc vốn đang được ưa chuộng trên thị trường như dòng Innova J, Innova G, Innova GSR và Innova V, Toyota Việt Nam tiếp tục ra mắt thêm phiên bản mới - Innova G Luxury với nhiều cải tiến. ●Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2006, Innova đã luôn giữ vị trí dẫn đầu tại thị trường ôtô Việt Nam, giữ vững danh hiệu “chiếc xe bán chạy nhất” và là “chiếc xe cho mọi gia đình” với tổng doanh số bán cộng dồn đạt xấp xỉ 51.000 chiếc, chiếm 68 % thị phần trong phân khúc xe đa dụng. ●. B, SỰ KHÁC NHAU GIỮA CAMRY VIỆTNAM VÀ CAMRY MĨ ●L:Camry 2007 có hai phiên bản, dành cho thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và phiên bản thứ hai dành cho thị trường Châu Á trong đó có Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, Camry được giới thiệu là một mẫu xe sedan hạng trung với thiết kế theo xu hướng mạnh mẽ, thể thao, trong khi đó tại Việt Nam, Camry là mẫu xe sang trọng hàng đầu với những tính năng vượt trội, tinh tế. Từ những khác biệt trong quan điểm thiết kế này, chiếc Camry nhập khẩu từ Mỹ và Camry sản xuất ở Việt Nam có những tính năng hoàn toàn khác biệt. Về kích cỡ, Camry Việt Nam nhỉnh hơn một chút về chiều dài và chiều cao, phù hợp hơn với yêu cầu tạo dáng vẻ bề thế của nó. , cụm đèn phía trước và phía sau của Camry Việt Nam nhìn rộng hơn, Cũng có sự khác biệt về cỡ bánh, nếu như Camry 2.4 bánh 16 với 8 chấu và Camry 3.5 bánh 17, vành 9 chấu thì Camry XLE nhập khẩu, phiên bản sang trọng nhất chỉ là bánh 16, 8 chấu. Đây có lẽ là một điểm yếu của Camry nhập khẩu vì người Việt Nam có xu hướng thích bánh xe to, nhiều chấu tạo nên vẻ sang trọng, nổi bật. T:Một đặc điểm khác mà Camry nhập khẩu có lẽ sẽ mất điểm so với Camry Việt Nam, gương chiếu hậu của Camry sản xuất trong nước có tích hợp đèn báo rẽ và có thể tự động gập điện rất hữu dụng trong điều kiện đường xá chật chội ở Việt Nam lại không hề có ở Camry nhập khẩu. Camry 3.5Q sở hữu công nghệ chìa khoá thông minh cho phép đóng mở cửa xe mà không phải cho chìa vào ổ, hơn nữa, nó cũng hỗ trợ giúp việc khởi động động cơ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn bao giờ hết. Đây là tính năng nổi trội nhất của Camry 3.5Q, chỉ có ở phiên bản Camry Hibrid của Mỹ. L:Hệ thống ổn định điện tử với chức năng tự động điều chỉnh công suất động cơ và lực phanh trên mỗi bánh xe khi xe có xu hướng mất lái khi rẽ được trang bị trên cả 2 phiên bản xe Camry Việt Nam, tuy nhiên tính năng này lại không được trang bị tiêu chuẩn trên xe nhập khẩu mà chỉ là lựa chọn thêm. Thêm nữa, Camry Việt Nam còn được trang bị thêm hệ thống cảm biến lùi và cảm biến cạnh, hỗ trợ đắc lực cho người lái trong điều kiện giao thông khó khăn hay khi lùi, tìm chỗ đỗ xe. Hệ thống đèn pha HID của Camry 3.5 còn được tích hợp thêm hệ thống AFS điều chỉnh đèn pha theo hướng rẽ giúp tăng khả năng quan sát cho lái xe, đặc biệt là vào ban đêm. Nôi thấtsử dụng nội thất da, mầu be và mầu đen mang cảm giác ấn tượng của nội thất xe LexusCamry mỹ sử dụng chất liệu nỉ cao cấp .T: Ngoài ra, một điều rõ ràng là Camry Việt Nam được sản xuất dành cho thị trường Việt Nam nên được chăm chút kỹ hơn, phù hợp với địa hình, khí hậu và hoàn cảnh Việt Nam hơn, hơn nữa hệ thống dịch vụ và phụ tùng chính hiệu luôn luôn sẵn sàng phục vụ là một điều đáng quan tâm để lựa chọn. ● 3, Toyota thu hồi sản phẩm do lỗi thảm trải L:24/2/2011, Toyota đã tuyên bố sẽ thu hồi khoảng 20.000 chiếc xe GS 300 và GS 350 truyền động bốn bánh đời 2006 và đầu 2007 do thảm trải sàn của những chiếc xe này có thể dính vào chân phanh trên nhiều thị trường lớn. Toyota giải thích: “Trong trường hợp này, thảm trải sàn quanh chân ga không được đặt đúng chỗ nên có khả năng miếng lót bằng nhựa bên dưới thảm trải sàn có thể gây cản trở quá trình vận hành của chân ga.” T:Ngoài ra, Toyota sẽ còn tự nguyện thu hồi xấp xỉ 372.000 chiếc RX 330, RX 350, và RX 400h đời 2006, đầu 2007 và xấp xỉ 397.000 chiếc Highlander và Highlander HV đời 2004-2006 để thay lớp bọc tấm thảm trải sàn ở bên người lái và phần kẹp giữ thảm. Tuy nhiên, chi nhánh Toyota ở Anh tuyên bố các lệnh thu hồi trên không ảnh hưởng tới các xe mang thương hiệu Toyota hay Lexus có tay lái bên phải bán ở thị trường Anh do thảm trải sàn của những chiếc xe này được lắp đặt khác. 2,Về chiến lược marketing: sự khác nhau giữa chiến lược marketing của toyota việt nam và Toyota mỹ T:Vd 1 chiến lược marketing của toyota mỹ: hướng đến chị em phụ nữ Chị em phụ nữ đã mua tới 55% tổng số xe của Toyota và 60% số xe hơi tại thị trường Mỹ. “Phụ nữ có vai trò rất lớn đối với hãng chúng tôi, từ việc tiêu thụ sản phẩm tới việc tạo dựng vị thế trên thị trườn g”. Trong khi các hãng xe khác không thiết kế ra những mẫu xe đặc biệt dành riêng cho các nữ tài xế , thì Toyota và một vài nhà sản xuất ô tô khác đã tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của các “nữ thượng đế” và tạo ra những mẫu xe phù hợp với chị em. Và tất nhiên, cũng giống như kết quả nghiên cứu của hãng GM, Toyota nhận định rằng đối với c hị em phụ nữ thì độ an toàn và an ninh đóng vai trò tối quan trọng. Ngoài độ an toàn, chị em phụ nữ còn quan tâm tới phong cách và sự hợp lý của nội thất bên tron g xe. Đáng chú ý là chị em phụ nữ cũng rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, do đó, các xe hybri d có vẻ thu hút được nhiều sự chú ý của chị em. ”Hấp dẫn” phụ nữ bằng quảng cáo Để thu hút sự quan tâm của các nữ khách hàng, Toyota vẫn trung thành với các phương tiện mar keting truyền thống như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, các tạp chí phụ nữ, đồng thời mời các nữ vận động viên nổi tiếng làm người phát ngôn cho các sản phẩm của hãng. Toyota đã tài trợ cho giải thưởng “Người phụ nữ của năm” do tạp chí Glamour bầu chọn và giải t hưởng “Cân bằng cuộc sống” của tạp chí O, The Oprah Magazine"s . Ngoài ra, Toyota còn trao tặng giả i thưởng của hãng cho những người phụ nữ có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của thế giới. bên cạnh đó, Tại mỗi showroom đều có khu vui chơi cho trẻ em, một quầy bar tại khu bảo hành b ảo dưỡng phục vụ các khách hàng khi chờ đợi. Để làm hài lòng các “nữ thượng đế”, toàn bộ khu vự c đại lý phải thật gọn gàng và sạch sẽ. Các hoạt động vì phụ nữ Ngoài những nố lực quảng cáo và thay đổi hình ảnh đại lý phân phối, Toyota còn tài trợ cho rất n hiều [...]... năm qua, Toyota đã tài trợ và tham gia tổ chức các c uộc thi đi bộ của phụ nữ, các công trình nghiên cứu về bệnh ung thư ở phụ nữ Bên cạnh đó là các hoạt đ ộng xã hội nhiều ý nghĩa như các hội thảo thường niên về Phụ nữ và Gia đình, các phương thức làm g iàu và cân bằng cuộc sống dành cho chị em phụ nữ, các chiến dịch vận động đảm bảo an toàn cho trẻ e m, đặc biệt là an toàn giao thông Tất cả những nỗ... trình tổng thể Go Green – Hành trình xanh nhằm giáo dục và nâng cao ý thứ c bảo vệ môi trường cho cộng đồng doanh nghiệp 3 trong 1 Không chỉ các cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy, hệ thống đại lý cũng như nhà phân p hối trên toàn quốc của TMV mà cả xã hội đã biết và quen thuộc với biểu tượng "Phát triển bền vững" bao gồm 3 yếu tố : sản xuất và kinh doanh - đóng góp xã hội - bảo vệ môi trường của... đó ngoài ý nghĩa xã hội thiết thực còn là một cách thu hút ngày càng nhiều phụ nữ trở thành khách hàng của Toyota L:Chiến lược marketing của Toyota việt nam: hướng đến marketing xanh với “go green” Trong số các doanh nghiệp nước ngoài có mặt ở Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV ) được đánh giá là một trong những đơn vị có những đóng góp tích cực và hiệu quả cho xã hội Dự án “Mô hình rừng nhiệt... không chỉ để thực hiệ n mục tiêu kinh doanh, mà còn thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội đối với cộng đồng sở tạ i Tính đến nay, TMV đã nộp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.7 tỷ Đô la Mỹ, đồng thời đóng góp cho cá c hoạt động xã hội với tổng giá trị gần 14 triệu Đô-la Mỹ Ngòai ra, TMV luôn không ngừng theo đuổi các công nghệ thân thiện với môi trường, quan tâm đến yếu tố môi trường trong toàn... sản phẩm, đặc biệt là việc xử lý nước thải, chất th ải rắn theo hướng xử lý tiêu hủy hoặc tái sinh với chính sách "không chôn lấp" của Tập đoàn Toyota " Chu trình xanh" khép kín từ khâu sản xuất linh kiện (từ nhà cung cấp) tới khâu sản xuất (tại nhà máy), bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng (tại hệ thống đại lý) cũng đã được hoàn thiện . thực sự là các công ty đa quốc gia đầu tiên. Cấu trúc công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: Công ty đa quốc gia “theo chiều. của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Đặc điểm của các công ty đa quốc gia: các công ty đa quốc gia cá biệt hóa một cách rộng rãi tất. Các công ty đa quốc gia lớn có thể có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan