nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng

31 1.1K 2
nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 Nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) Sinh viên thực hiện Lê Chí Nguyễn Lớp: NTTS K5 MSSV: 1053040014 Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 Nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) Cán bộ hướng dẫn ThS. Tăng Minh Khoa Sinh viên thực hiện Lê Chí Nguyễn Lớp: NTTS K5 MSSV: 1053040014 Cần Thơ, 2014 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong đó, nghề nuôi tôm là đối tượng nuôi chủ yếu đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon ) đã phát triển rất lâu, nhưng trong thời gian gần đây nuôi tôm sú có dấu hiệu chậm lại do nhiều nguyên nhân như chi phí cao, tốn nhiều công chăm sóc, con giống không ổn định, xuất hiện nhiều dịch bệnh Trước tình hình đó, rất nhiều nông hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70-80 ngày. Do vậy, có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi trong năm, chi phí thức ăn thấp, năng suất cao, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi. Điều này cho thấy đây là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần vào tăng sản lượng, giá trị tôm xuất khẩu. Chính vì thế, trong thời gian gần đây diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng không ngừng tăng lên. Từ việc mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng dẫn đến nhu cầu con giống ngày càng lớn đã thúc đẩy các trại sản xuất giống ngày một phát triển. Hiện nay, sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đang phát triển rộng rãi do nhu cầu tôm giống ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thịt đang phát triển mạnh ở ĐBSCL. Trước tình hình đó các trại sản xuất giống có khuynh hướng phát triển ở khu vực xa biển. Hầu hết các trại sản xuất giống sử dụng chủ yếu nước biển hoặc nước ót để pha chế, do đó giá thành cao và đôi khi thiếu hụt nhất là trong mùa mưa. Đề tài “Nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được thực hiện nhằm khắc phục những khó khăn trên. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm khắc phục vấn đề thiếu nước mặn đặc biệt trong mùa mưa, giúp ổn định quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 1.3Nội dung nghiên cứu -Tìm ra công thức nước biển nhân tạo thích hợp cho sản xuất giống tôm thẻ chân trắng -Tìm ra tỷ lệ pha trộn nước biển nhân tạo và nước biển tự nhiên phù hợp cho sản xuất giống tôm thẻ chân trắng nhằm khắc phục vấn đề thiếu nước mặn hay nước không đủ nồng độ muối cần thiết nhất là trong mùa mưa. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 2.1.1 Phân loại Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca Tổng bộ: Eucarida Bộ: Decapoda Bộ phụ: Dendrobranchiata Tổng họ: Penaeoidea Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) Tên gọi Tên khoa học: Litopenaeus vannamei Tên tiếng Anh: White Leg shrimp Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng Tên của FAO: Camaron patiblanco 2.1.2. Đặc điểm hình thái Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006), hình thái của tôm thẻ chân trắng được chia làm hai phần: phần đầu ngực (Cephalothorax) ở phía trước và phần bụng (Abdomen) ở phía sau. Phần đầu ngực có 14 đôi phụ bộ bao gồm: Chủy tôm có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng, một đôi mắt kép có cuống mắt. Hai đôi râu: Anten 1 và Anten 2 giữ chức năng khứu giác và thăng bằng. Ba đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2 có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm. Năm đôi chân bò hay chân ngực giúp cho tôm bò trên mặt đáy. Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài, nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang). Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là chân bụng. Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong. Đốt ngoài chia làm hai nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm. Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngư nên được gọi là tôm chân trắng (Bùi Quang Tề, 2009). Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng (Nguồn Boone, 1931) 2.1.3. Phân bố và tập tính sống Tôm Litopenaeus vannamei là loài tôm nhiệt đới, trong tự nhiên tôm phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, nhiều nhất ở biển gần Equado. Ngoài ra, Tôm chân trắng còn được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malayxia và Việt Nam (Bùi Quang Tề, 2009). Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Khả năng thích nghi về nhiệt độ trong khoảng (15 – 33 0 C), nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30 0 C và nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30 0 C, cho tôm lớn (12 – 18g) là 27 0 C. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45 ‰ , thích hợp ở độ mặn 7 – 34 ‰ và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp (10 – 15 ‰). Vì thế, tôm chân trắng được xem là ứng cử viên sáng giá cho nuôi thủy sản nội địa. Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng sống thích nghi với nơi có đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn 5 – 50 ‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34 ‰, pH 7.7 – 8.3, nhiệt độ thích hợp 25 – 32 0 C, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12- 28 0 C (Bùi Quang Tề, 2009). 2.2 Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng qua các thời kỳ Sự tăng trưởng về kích thước của tôm thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước của tôm sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn. Tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, tôm có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe và sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh. Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009). Trong điều kiện tự nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Tôm chân trắng cũng như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cũng cần các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng… Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Tôm thẻ chân trắng cần 30% hàm lượng đạm trong thức ăn là thích hợp. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao. Trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% trọng lượng cơ thể của tôm. Trong thời kỳ tôm sinh sản, đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hằng ngày tăng lên gấp 3 – 5 lần (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). 2.2.1 Thời kỳ phôi Theo Lục Minh Diệp và ctv (2006), thời kỳ phôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tùy thuộc vào nhiệt độ nước. Trứng sau khi thụ tinh khoảng 14 – 16 giờ sẽ nở thành Nauplius (N) (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). 2.2.2 Thời kỳ ấu trùng Ấu trùng Tôm Thẻ Chân Trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn. Ấu trùng trải qua giai đoạn sau Nauplius kéo dài khoảng 1,5 ngày, Zoae (Z) 5 ngày, Mysis (M) 3 ngày và sau cùng là giai đoạn Postlarvae (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Giai đoạn Nauplius: Sau khi nở ra, ấu trùng Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút. Sau đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ cả thảy 4 lần từ (N 1 – N 5 ) mỗi lần kéo dài 7 giờ (Theo các nhà sinh học Đài Loan thì có đến 6 giai đoạn). Giai đoạn N 1 , chiều dài khoảng 0,4 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Giai đoạn N 2 , chiều dài khoảng 0,45 mm, độ dày khoảng 0,2 mm, hai đầu gần và đuôi hướng xa nhau. Giai đoạn N 3 , chiều dài khoảng 0,49 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Lúc này, thân ấu trùng xuất hiện vài đoạn nhưng còn rất mờ, mỗi chạc có 3 gai. Giai đoạn N 4 , chiều dài khoảng 0,55mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Lúc này, các cặp chân đã bắt đầu phân đoạn, hàm trên và mảnh chân hàm cũng xuất hiện nhưng khó thấy. Giai đoạn N 5 , chiều dài khoảng 0,61 mm, độ dày khoảng 0,2 mm. Ở giai đoạn này, cửa miệng đã xuất hiện, bên ngoài của phần lưng đã nhìn thấy được. Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi một đoạn rất ngắn rồi lại nghỉ và lại tiếp tục bơi. Không cần cho Nauplius ăn, chúng tự dinh dưỡng bằng noãn hoàng có sẵn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2011), sau giai đoạn N 5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoae hay còn gọi là Protozoae. Ấu trùng Zoae bơi liên tục và ăn thực vật phù du (vi tảo), đặc biệt là các loài tảo khuê. Zoae lột xác 2 lần từ Z 1 đến Z 3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ với các đặc điểm sau: Giai đoạn Z 1 chiều dài khoảng 1 mm, chiều dày khoảng 0,45 mm. Cơ thể thay đổi căn bản xuất hiện từ giai đoạn N 5 . Cơ thể chia làm 2 phần đầu và bụng rõ rệt. Lúc này ấu trùng đã xuất hiện mắt, ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Giai đoạn Z 2 có chiều dài khoảng 1,9 mm, đã xuất hiện chủy và một đôi gai trên mắt. Giai đoạn Z 3 chiều dài khoảng 2,7 mm, các gai đã xuất hiện trên mỗi đoạn bụng, các đốt bụng phát triển dài (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Ấu trùng Zoae bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước. Ấu trùng Zoae bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi thuộc nhóm tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolena Ở giai đoạn này ấu trùng lọc mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quãng, đuôi phân dài. Đây là đặc điểm để nhận biết giai đoạn này. Vì vậy khi nuôi ấu trùng Zoae, thức ăn cung cấp trong môi trường nước phải đạt mật độ đủ cho Zoae có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng dần từ Z 1 đến Z 3 . Ngoài hình thức ăn lọc, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt mồi chủ động và ăn được các động vật nổi có kích thước nhỏ (Nauplius của Artemia, luân trùng ) đặc biệt vào cuối giai đoạn Z 3 (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Sau khi hoàn tất giai đoạn Z 3 , Ấu trùng trở thành Mysis. Thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M 1 , M 2 , M 3 ), mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ, tất cả là 3 ngày rồi trở thành Postlarve (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Giai đoạn M 1 ấu trùng có chiều dài khoảng 3,4 mm, cơ thể đã có hình dáng tôm trưởng thành, các cặp chân bụng bắt đầu nhú ra ở 5 khúc, xuất hiện đuôi và quạt đuôi, các gai thu nhỏ lại và 5 đôi chân bơi xuất hiện. Giai đoạn M 2 chiều dài khoảng 4 mm, chân bụng đã chồi ra nhưng chưa xuất hiện các đoạn nhỏ, vết lõm vào ở cuối quạt đuôi nông hơn so với giai đoạn M 1 . Giai đoạn M 3 chiều dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn và đã phân chia thành khúc nhỏ, xuất hiện răng trên chũy đầu tiên. Ấu trùng Mysis sống trôi nổi có đặc tính treo ngược mình trong nước, khi bơi đuôi đi trước đầu đi sau theo kiểu búng ngược, vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò. Khi bơi ngược đầu Mysis dùng năm cặp chân bơi ở dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy khuê tảo vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặp chân đi để tóm lấy dễ dàng hơn. Mysis ít bị lôi cuốn bởi ánh sáng như Nauplius và Zoae (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011). Giai đoạn Mysis tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng Nauplius, Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu trùng Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). 2.2.3 Thời kỳ hậu ấu trùng Postlarvae (PL) Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2011), PL1 có chiều dài khoảng 5,4 mm, lông bụng xuất hiện và có thể bơi tới phía trước được. Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của PL được tính theo tập tính chuyển sang sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL 9 – PL 10 (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). Giai đoạn Postlarvae tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm, Cần chú ý ở giai đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu Nauplius Artemia tôm sẽ ăn thịt lẫn nhau. (Lục Minh Diệp và ctv, 2006). 2.2.4 Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành Từ thời ấu niên, tôm thẻ chân trắng thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp thiên về động vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, gium nhìu tơ. Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm thẻ còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các lạo thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp. 2.3 Vòng đời Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên tôm thẻ sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước. Đối với những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây. Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng (Lục Minh Diệp ctv, 2006). [...]... thẻ chân trắng là 26.000 tấn (Hội nghị tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía nam 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 Bộ NN & PTNN) Tình hình sản xuất và cung ứng giống, năm 2013 cả nước có 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Sản lượng giống sản xuất ước khoảng 68,4 tỷ con giống (trong đó: Tôm chân trắng: 47,2 tỷ, tôm sú: 21,3 tỷ con) (Hội nghị tổng kết nuôi tôm. .. thủy sản 1 Đoàn Thanh Đỉnh, 2012 Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên nghành nuôi trồng thủy sản Đại học Tây Đô Đình Thắng, 2011 Về nuôi tôm thẻ chân trắng cho phát triển nếu kiểm soát tốt môi trường Tạp chí thủy sản Việt Nam Lê Trí Tín (2004) Nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm. .. khi sử dụng nước biển nhân tạo chandra với các tỷ lệ pha trộn với nước biển tự nhiên trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng, tỷ lệ sống ở giai đoạn PL10 của NT2 và NT3 là cao nhất (37,18 và 37,68) So sánh kết quả của Lê Trí Tín (2004) nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú Tỷ lệ sống trong cùng giai đoạn PL10 đạt trong khoảng (32,0 – 34,0%) thì kết quả trong thí nghiệm có tỷ... thức nước biển tối ưu có tỉ lệ sống và tăng trưởng chiều dài tốt nhất trong 3 công thức nước biển nhân tạo dẫn đến bố trí thí nghiệm 2 b) Thí nghiệm 2: ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong 5 nghiệm thức với tỉ lệ pha trộn khác nhau dựa trên thí nghiệm 1  100% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 1)  25% nước biển nhân tạo 75% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 2)  50% nước biển nhân tạo. .. Á Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm tới tôm chân trắng sớm nhất (Bộ thủy sản trung tâm khuyến Ngư Quốc gia, 2004) Theo thống kê của FAO năm 2002 thì sản lượng tôm sú, thẻ chân trắng và tôm thẻ Trung Quốc chiếm cao nhất Trong số các loài tôm biển nuôi trong giai đoạn này thì tôm sú chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới, thẻ chân trắng chỉ được nuôi chủ yếu ở các nước Nam Mỹ (Trần... N-NO3-, N-NO2 tính bằng đơn vị (mg/l) NT1; 0% nước biển nhân tạo, NT2; 25% nước biển nhân tạo, NT3; 50% nước biển nhân tạo, NT4;75% nước biển nhân tạo và NT5; 100% nước biển nhân tạo Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu môi trường ở phần 4.1.1 và kết quả bảng 4.4, nhìn chung các yếu tố môi trường của các nghiệm thức biến động không đáng kể Trong đó nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 30 0C, pH 7,7 – 8,1, nồng... giá sự ảnh hưởng của nước biển nhân tạo được pha từ 4 công thức khác nhau lên sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng  Nước ót có độ mặn khoảng 120‰ pha ra nước mặn 30‰, gọi là công thức đối chứng (Nghiệm thức 1)  Nước biển nhân tạo pha theo công thức của Chandra (Nghiệm thức 2)  Nước biển nhân tạo pha theo công thức của D&K (Nghiệm thức 3)  Nước biển nhân tạo pha theo công thức... biển nhân tạo 50% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 3)  75% nước biển nhân tạo 25% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 4)  100% nước biển nhân tạo (nghiệm thức 5) Nước biển nhân tạo là công thức nước biển nhân tạo tốt nhất từ thí nghiệm 1 Thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che tránh gió và ánh sáng trực tiếp Mổi nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên trên bể 60 lít chứa 50 lít nước, với mật độ... Ngô Trọng Lư, 2011 Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng Nhà xuất bản Nông Nghiệp Trần Viết Mỹ, 2009 Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) Sở Nông Ngiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh Trung tâm khuyến nông Thạch Thanh (2003) Nghiên cứu sử dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú (penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn (Trích trong tạp trí khoa học của Đại Học... đời tôm he chân trắng ngoài tự nhiên (Nguồn: Chase and Abbott, 1980 trích dẫn bởi Irene Tetreault Miranda, Ph.D.Independent Contractor, 2010) 2.4 Tình hình nuôi và sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 2.4.1 Trên thế giới Sinh sản đầu tiên của tôm thẻ chân trắng được thực hiện ở Florida vào năm 1973 tôm bố mẹ được đánh bắt ngoài tự nhiên và được giao vĩ sẵn (FAO, 2004) Trên thế giới tôm chân trắng nuôi nhân . thiếu nước mặn đặc biệt trong mùa mưa, giúp ổn định quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 1.3Nội dung nghiên cứu -Tìm ra công thức nước biển nhân tạo thích hợp cho sản xuất giống tôm thẻ chân. có 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Sản lượng giống sản xuất ước khoảng 68,4 tỷ con giống (trong đó: Tôm chân trắng: 47,2 tỷ, tôm sú: 21,3 tỷ. 50% nước biển nhân tạo 50% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 3).  75% nước biển nhân tạo 25% nước biển tự nhiên (nghiệm thức 4).  100% nước biển nhân tạo (nghiệm thức 5). Nước biển nhân tạo là

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan