1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình thí nghiệm công nghệ thực phẩm

17 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 217 KB

Nội dung

BÀI 1: KHẢO SÁT SỰ BIẾN TÍNH CỦA PROTEIN 1. Chuẩn bị lý thuyết Nắm vững các khái niệm về sự biến tính của protein, các tác nhân gây biến tính protein. Tính chất của protein sau khi biến tính có gì thay đổi? 2. Thực hành 2.1. Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ) Giá đỡ ống nghiệm: 1 Ống nghiệm: 6 Kẹp ống nghiệm: 1 Pipet 1 ml, 2 ml, 5 ml: 1 cái mỗi loại Bình định mức 100 ml: 1 Phễu nhỏ: 1 Erlen 100ml: 2 Giấy lọc thường: 4 Ống nhỏ giọt: 1 Đèn cồn: 1 Bình tia: 1 2.2. Hóa chất Lòng trắng trứng 5% (NH4)2SO4 bão hòa Ethanol 96% Acetone đậm đặc. CH3COOH 1% Acid tricloacetic 10% CuSO4 5% 2.3 Tiến hành thí nghiệm Nguyên liệu: lòng trắng trứng 5% Thí nghiệm 1: tủa bằng muối trung tính Ống nghiệm 1: 5 ml lòng trắng trứng + 5 ml dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa Ống nghiệm 2: 5 ml lòng trắng trứng + 5 ml dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa Quan sát lượng kết tủa tạo thành ở 2 ống nghiệm. Lọc lấy kết tủa ở 2 ống nghiệm, đem hòa tan vào nước. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 2: tủa bằng dung môi hữu cơ Ống nghiệm 1: 1 ml lòng trắng trứng đã làm lạnh trong nước đá + 2 ml dung dịch ethanol 96% Ống nghiệm 2: 1 ml lòng trắng trứng đã làm lạnh trong nước đá

Trang 1

BÀI 1: KHẢO SÁT SỰ BIẾN TÍNH CỦA PROTEIN

1 Chuẩn bị lý thuyết

Nắm vững các khái niệm về sự biến tính của protein, các tác nhân gây biến tính protein Tính chất của protein sau khi biến tính có gì thay đổi?

2 Thực hành

2.1 Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Giá đỡ ống nghiệm: 1

Ống nghiệm: 6

Kẹp ống nghiệm: 1

Pipet 1 ml, 2 ml, 5 ml: 1 cái mỗi loại

Bình định mức 100 ml: 1

Phễu nhỏ: 1

Erlen 100ml: 2

Giấy lọc thường: 4

Ống nhỏ giọt: 1

Đèn cồn: 1

Bình tia: 1

2.2 Hóa chất

Lòng trắng trứng 5%

(NH4)2SO4 bão hòa

Ethanol 96%

Acetone đậm đặc

CH3COOH 1%

Acid tricloacetic 10%

CuSO4 5%

2.3 Tiến hành thí nghiệm

Nguyên liệu: lòng trắng trứng 5%

Thí nghiệm 1: tủa bằng muối trung tính

Ống nghiệm 1: 5 ml lòng trắng trứng + 5 ml dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa

Ống nghiệm 2: 5 ml lòng trắng trứng + 5 ml dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa

Quan sát lượng kết tủa tạo thành ở 2 ống nghiệm

Lọc lấy kết tủa ở 2 ống nghiệm, đem hòa tan vào nước Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra

Thí nghiệm 2: tủa bằng dung môi hữu cơ

Ống nghiệm 1: 1 ml lòng trắng trứng đã làm lạnh trong nước đá + 2 ml dung dịch ethanol 96%

Ống nghiệm 2: 1 ml lòng trắng trứng đã làm lạnh trong nước đá + 2 ml dung dịch acetone đậm đặc

Trang 2

Quan sát lượng kết tủa tạo thành ở 2 ống nghiệm.

Lấy kết tủa ở 2 ống nghiệm, thêm nước vào Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra

Thí nghiệm 3: tủa bằng nhiệt độ cao

Lấy 2 ống nhiệm, cho vào mỗi ống 5 ml dung dịch lòng trắng trứng 5% Thêm vào ống thứ 2 một giọt acid acetic 1% Sau đó đem đun

Quan sát thời gian xuất hiện kết tủa, giải thích kết quả

Thí nghiệm 4: tủa bằng acid hữu cơ

Cho vào ống nghiệm 3 ml dung dịch lòng trắng trứng 5%, thêm 10 giọt dung dịch acid tricloacetic 10% Quan sát và giải thích kết quả

Thí nghiệm 5: tủa bằng muối kim loại nặng

Cho vào ống nghiệm 3 ml dung dịch lòng trắng trứng 5%, thêm 1 giọt dung dịch đồng sulfat 5% Quan sát kỹ Sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch đồng sulfat 5% Quan sát và giải thích kết quả trong 2 trường hợp

Trang 3

BÀI 2: KHẢO SÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM

TRAO ĐỔI CỦA GLUCID

1 Chuẩn bị lý thuyết

.Nắm được sự biến dưỡng của glucid trong cơ thể theo các con đường khác nhau, các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng tạo thành của mỗi con đường biến đổi này

2 Thực hành

2.1.Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Erlen 100 ml: 3

Erlen 250 ml: 2 (có nút nhám)

Bình định mức 50 ml: 1

Bộ chưng cất cồn: 1

Chén cân + muỗng cân: 1

Pipet 1ml, 10 ml: 1 cái mỗi loại Becher nhựa 50 ml: 1

Becher nhựa 100 ml: 1 Becher nhựa 250 ml: 1 Cối + chày sứ

Ống nhỏ giọt: 1

Bình tia: 1

Buret 25ml Bóp cao su: 1

2.2.Hóa chất

Men rượu

Dung dịch glucose 1%

Acid tartric 5%

Acid oxalic 0.1N

Kalibisufit 1%

Dung dịch hồ tinh bột 1%

Na2CO3 bão hòa

I2 0.01N

Na2S2O3 0.1N

KI 10%

Thuốc thử nitrocromic (kalibicromat 4.9 g và thêm acid nitric đậm đặc đến đủ 1000 ml)

2.3.Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị mẫu: Lấy 2 erlen 250 ml, cho vào mỗi erlen: 5g men rượu đã nghiền nhỏ + 50 ml dung dịch glucose 1% Lắc nhẹ, thêm vào mỗi erlen 5 giọt acid tartric 5% Đậy kín miệng erlen bằng polyetylen Cho 2 erlen vào tủ ấm ở 370C trong 2 giờ

Thí nghiệm 1: Định lượng acid pyruvic

Cho vào erlen 100 ml: 10 ml dung dịch đã chuẩn bị + 1 ml acid oxalic 0.1N + 10 giọt Kalibisufit 1% Lắc đều, để trong bóng tối trong 15 phút

Cho tiếp vào erlen vài giọt hồ tinh bột 1% và cho từ từ từng giọt I2 0.01N cho đến khi dung dịch xuất hiện màu xanh Loại bỏ iod dư bằng cách cho từng giọt dung dịch Na2S2O3 0.1N đến khi dung dịch mất màu xanh Sau đó, cho thêm từng giọt I2 0.01N để dung dịch lại xuất hiện màu xanh

Cho thêm vào erlen 10 giọt Na2CO3 bão hòa, màu xanh của dung dịch biến mất

Chuẩn độ dung dịch trong bình bằng I2 0.01N đến khi xuất hiện màu xanh bền trong 30 giây Lặp lại thí nghiệm 3 lần

Tính kết quả:

Trang 4

X =

1

01 , 0 2

V

V

A× ×

(mg/ml)

Trong đó:

A: đượng lượng gam của acid pyruvic

V1: Số ml mẫu đem phân tích

V2: Số ml I2 0.01N dùng chuẩn độ

0.01: Nồng độ đương lượng của I2

Thí nghiệm 2: Định lượng etanol

Lấy 50 ml dung dịch đã chuẩn bị đem chưng cất cồn đến khi gần cạn Dịch cất thu được định mức lên đến 50 ml

Cho vào erlen 250 ml: 5 ml dịch cất (đã định mức) + 10 ml thuốc thử nitrocromic Đậy nút lại,

để yên 30 phút Thêm 10 ml dung dịch KI 10% + 50 ml nước cất Lắc đều, để yên 2 phút

Chuẩn độ lượng iod được giải phóng bằng dung dịch Na2S2O3 0.1N Phản ứng được xem là kết thúc khi màu của dung dịch chuyển từ vàng sang xanh lục (màu của muối crom)

Làm song song một mẫu trắng đối chứng

3C 2 H 5 OH + 2 K 2 Cr 2 O 7 +16 HNO 3 = 4Cr(NO 3 ) 3 + 4KNO 3 + 3CH 3 COOH +11H 2 O

K 2 Cr 2 O 7 (DƯ) + 6KI +14 HNO 3 = 2Cr(NO 3 ) 3 + 8 KNO 3 + 3I 2 + 7H 2 O

Tính kết quả:

N=

5

1000 15 , 1 )

(mg/lít)

1 ml dung dịch Na2S2O3 0.1N tương đương với 1.15 mg etanol

Trong đó:

C: Số ml Na2S2O3 0.1N dùng định lượng mẫu đối chứng

c: Số ml Na2S2O3 0.1N dùng định lượng mẫu thí nghiệm

Trang 5

BÀI 3: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1 Chuẩn bị lý thuyết

Nắm được các tính chất của vitamin C Sự thay đổi của vitamin C trong quá trình bảo quản

và chế biến

2 Thực hành

2.1.Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Erlen 100 ml: 3

Cốc thủy tinh 50 ml: 2

Buret 25 ml: 1

Pipet 10ml: 1

Bóp cao su: 1

Bình tia: 1

2.2.Hóa chất

Dung dịch acid ascorbic: 0.5 g/lít (pha trong HCl 5%)

Chỉ thị hồ tinh bột 1%

Dung dịch I2 0.01N

2.3.Tiến hành thí nghiệm

Cho vào erlen 10 ml dung dịch acid ascorbic 0.5g/l, chuẩn độ bằng dung dịch I2 0.01N với chỉ thị hồ tinh bột

Làm tương tự với các mẫu acid ascorbic để ở 50, 60, 70, 80, 90, 1000C trong 15 phút

Tính hàm lượng vitamin C trong các mẫu trên

Vẽ đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng vitamin C trong mẫu

Trang 6

BÀI 4: KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ENZYME CATALASE

1 Chuẩn bị lý thuyết

Nắm được khái niệm về enzyme, hoạt tính enzyme Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme

Tìm hiểu chung về enzyme catalase

2 Thực hành

2.1 Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Cối chày sứ:1

Erlen 100 ml: 2

Bình tia: 1

Bóp cao su: 1

Pipet 5ml, 10 ml: 1 cái mỗi loại

Giấy lọc: 1

Bình định mức 50 ml: 1

Buret 25 ml: 1

Cốc nhựa 50 ml, 100 ml: 1 cái mỗi loại

2.2 Hoá chất

CaCO3 rắn

Dung dịch H2SO4 10%

Dung dịch KMnO4 0.1N

Dung dịch H2O2 1%

2.3 Tiến hành thí nghiệm

Cân 5g khoai tây tươi, nghiền nhỏ trong cối sứ với 0.3g CaCO3, sau đó cho thêm 20 ml nước cất, nghiền lại cẩn thận tạo thành dịch đồng thể

Định mức dịch trên thành 50 ml bằng nước cất Lắc đều, để yên 30 phút Đem lọc

Lấy 2 erlen 100 ml, cho vào mỗi erlen 20 ml dịch lọc (đã định mức):

+ Erlen thứ nhất (bình kiểm tra): đem đun sôi 3 phút, sau đó làm nguội

+ Erlen thứ hai (bình thí nghiệm): để nguyên

Cho vào mỗi erlen: 20 ml nước cất + 3 ml dung dịch H2O2 1% Lắc đều, để yên ở nhiệt độ phòng 30 phút

Thêm tiếp vào mỗi bình 4 ml dung dịch H2SO4 10%

Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0.1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 30 giây

Tính kết quả:

2KMnO4 + H202 = 2KOH + MnO2 +O2

X (a b)*1.7

w

=

Trong đó:

X: hoạt độ catalase tính theo miligam H2O2 của 1 gam nguyên liệu bị phân giải

Trang 7

a: số ml dung dịch KMnO4 0.1N chuẩn độ bình kiểm tra b: số ml dung dịch KMnO4 0.1N chuẩn độ bình thí nghiệm 1.7: số miligam H2O2 ứng với 1 ml dung dịch KMnO4 0.1N w: trọng lượng nguyên liệu mẫu, gam

Trang 8

BÀI 5: SỰ OXI HOÁ CHẤT BÉO

1 Chuẩn bị lý thuyết

Khái niệm về chất béo và các khái niệm liên quan

Nắm được khái quát sự biến đổi của chất béo trong quá trình bảo quản và chế biến

Nguyên nhân dẫn đến sự oxi hoá chất béo Các yếu tố ảnh hưởng Các biện pháp phòng ngừa

2 Thực hành

2.1 Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Cối chày sứ :1

Erlen 100 ml: 2

Bình tia: 1

Bóp cao su: 1

Pipet 5ml, 10 ml: 1 cái mỗi loại

Giấy lọc: 1

Bình định mức 50 ml: 1

Buret 25 ml: 1

Cốc nhựa 50 ml, 100 ml: 1 cái mỗi loại

2.2 Hoá chất

Dầu dừa

EDTA 5%

Hỗn hợp cloroform: acid acetic tỉ lệ 1:2

KI bão hoà

Na2S2O3 0.02N

Hồ tinh bột 1%

2.3 Tiến hành thí nghiệm

Cho vào erlen 100 ml: 5 ml dầu dừa + 2 ml EDTA 5% Sục khí đi qua

Sau 15 phút, lấy 3 ml dung dịch đầu dừa trên cho vào một erlen 100 ml khác Thêm vào 10

ml hỗn hợp cloroform: acid acetic tỉ lệ 1:2 Lắc đều

Thêm tiếp 1 ml dung dịch KI bão hoà

Lắc hỗn hợp cẩn thận trong 1 phút (thỉnh thoảng mở nắp) Để yên trong bóng tối 5 phút Thêm vào hỗn hợp 10 ml nước cất

Định phân iod bằng dung dịch Na2S2O3 0.02N tới khi thấy ánh vàng

Cho 5 giọt chỉ thị hồ tinh bột 1%

Trang 9

Tiếp tục chuẩn độ tới khi dung dịch mất màu hoàn toàn.

Làm mẫu trắng song song

Tính kết quả:

Chỉ số peroxyd biểu thị bằng số milimol peroxyd trong 1 kg chất thử

0

*500

V

V v P

p

=

Trong đó:

0.05: số milimol peroxyd tương ứng với 1ml dung dịch Na2S2O3 chuẩn (1N) V: số ml dung dịch Na2S2O3chuẩn mẫu thử

v: số ml dung dịch Na2S2O3chuẩn mẫu trắng

p: trọng lượng mẫu thử

500: chuyển từ dung dịch 0.02N sang 1N

Trang 10

BÀI 6: ĐỊNH LƯỢNG TANIN CHÈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP

1 Nguyên tắc

Tanin chè là một hỗn hợp phức tạp gồm các hợp chất phenol đơn giản phân tử thấp và hợp chất polyphenol phân tử lớn Tanin chè rất dễ bị oxi hóa bởi KMnO4 trong môi trường H2SO4 có mặt chất chỉ thị màu indigocamin Sau khi oxi hóa hoàn toàn, các hợp chất phenol tiếp xúc oxy hóa chất chỉ thị màu làm mất màu xanh của dung dịch

2 Thực hành

2.1 Dụng cụ (cho 1 nhóm nhỏ)

Cối xay: 1

Bình cầu 500 ml: 1

Bình định mức 500 ml: 1

Phễu lọc và giấy lọc: 3

Erlen 100 ml: 3

Nồi đun cách thủy: 1

Buret 25 ml: 1

Cốc thủy tinh 500 ml: 1

Cốc nhựa 50 ml: 1

Pipet 10 ml: 1

2.2 Hoá chất

Chè

Dung dịch KMnO4 0.1N

Dung dịch indigocacmin 0.1N trong H2SO4(cứ 1000 ml dung dịch chất chỉ thị 0.1N có 25 ml

H2SO4đậm đặc)

2.3 Tiến hành thí nghiệm

Mẫu chè phân tích được sấy khô, nghiền nhỏ

Cho 2g chè đã nghiền nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml, thêm 250 ml nước cất đun sôi, đun tiếp trên nồi cách thủy khoảng 45 phút Trong khi đun cứ 10 phút lắc 1 lần Đun cho đến khi toàn

bộ chè lắng chìm xuống đáy bình

Dung dịch chè đang còn nóng được lọc sang bình định mức 500, đùng nước cất đun sôi tráng rửa bã chè nhiều lần và lọc sang bình định mức Định mức lên 500 ml

Trang 11

Chuẩn độ tanin trong chè: cho vào erlen 100ml: 1 ml dung dịch chè trên + 2.5 ml dung dịch indigocamin + 20 ml nước cất Dùng dung dịch KMnO4 chuẩn độ đến khi mất màu xanh của dung dịch

Làm song song mẫu trắng để kiểm chứng

Hợp chất phenol giữ vai trò chủ yếu trong quá trình tạo màu sắc, hương vị của chè đặc biệt

là chè đen Tanin có đặc tính dễ bị oxi hóa dưới tác dụng của enzym và được cung cấp oxi đầy đủ Vì vậy, chè nguyên liệu chứa càng nhiều tanin, đặc biệt là tanin hòa tan thì sản phẩm chè đen có chất lượng càng cao Flavanoids là thành phần quan trọng của Tanin,

Trong sản xuất chè đen, Catechin có vị trí quan trọng trong việc tạo màu sắc, mùi, vị cho chè thành phẩm Có 6 loại Catechin (bảng 1) chiếm khoảng 20 – 30 % tổng lượng chất khô trong lá chè tươi Về mặt cấu trúc, Catechin là là hợp chất Flavanol, được đặc trưng bởi cấu trúc C6 – C3 – C6, tương ứng với sự thay thế 2- phenyl bằng benzopyran và pyron Catechin là hợp chất không màu, tan trong nước, có vị đắng, chát Catechin không chỉ có trong trong chè mà còn được tìm thấy trong rượu vang đỏ, táo, nho, và chocolate Nhưng chè là thức uống duy nhất có chứa GC, EGC, ECG, EGCG.

Bảng 1: Thành phần hóa học của lá chè tươi

Nước trong nguyên liệu chè là môi trường xảy ra tương tác giữa các chất có trong nguyên liệu chè khi

Trang 12

đem chế biến Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng thủy phân, oxi hóa khử Hàm lượng nước có quan hệ mật thiết đối với quá trình chế biến chè Nếu nguyên liệu chè bị mất nước quá nhanh thì biến đổi sinh hóa diễn ra nhanh và không triệt để, đôi khi enzyme bị ức chế nếu hàm lượng nước quá thấp (<10%) Nước trong nguyên liệu chè nhiều hoặc ít đều làm cho lá chè bị nát khi vò Trong quá trình chế biến chè cần khống chế sự bay hơi nước, đặc biệt trong sản xuất chè

Tính kết quả:

X = V * k* (b-a)*100/v*m

Trong đó:

V: tổng thể tích dung dịch chè đã pha chế (ml)

v: tổng thể tích dung dịch chè đem phân tích (ml)

(b-a): hiệu số lượng KMnO4 dùng để chuẩn độ dung dịch pha chế và mẫu trắng

k: hệ số tính tanin ương ứng với 1 ml KMnO4(k=0.00583 g/l)

m: trọng lượng mẫu pha chế

Trang 13

BÀI 8: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐẠM AMIN TRONG MẪU THỰC

PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ FORMOL

1 Lý thuyết:

Phương này dùng để định lượng đạm amin Cơ chế phản ứng như sau:

Khi thêm một lượng dư formol trung tính vào dung dịch, lúc này formol sẽ đẩy H+

ra khỏi – NH3+ và phản ứng với nhóm – NH2 tạo thành dẫn xuất methyl hóa Vậy acid amine sẽ mất đi tính baz và chỉ còn tính acid do chỉ còn lại nhóm – COOH tự do

Định lượng các nhóm cacboxyl của chúng bằng dung dịch kiềm tiêu chuẩn, từ đó tính được lượng nitơ amin của các acid amin có trong dung dịch

Khi dùng phương pháp này cần chú ý những điểm sau:

- Phải tuân thủ những điều kiện để cho phản ứng tạo thành metylen monoacid và phản ứng trung hòa tiến hành hoàn toàn, nghĩa là cần có dư một ít dung dịch formaldehyd

và phản ứng trung hòa hoàn toàn các nhóm cacboxyl được thực hiện khi pH môi trường đạt tới 9,2 – 9,5.

- Arginin và ure không phản ứng với formaldehyd cho nên không tính khi chuẩn bằng kiềm.

- Tirosin cho kết quả cao hơn vì ngoài nhóm cacboxyl, nhóm phenol cũng một phần được định phân bởi kiềm Một số acid amin cho kết quả ít hơn như prolin.

Trang 14

- Nếu trong dung dịch có chứa nhiều NH3, nhất là trong các dịch thủy phân protein thì phải loại trừ NH3 trước trong chân không ở nhiệt độ 400C.

- Các muối amon như NH4Cl, (NH4)2SO4 cũng tác dụng với formaldehyde tạo thành hexamethylen tetramin và acid Acid này sau đó được trung hòa bởi kiềm gây ra sai số :

2(NH4)2SO4 + 6CH2O → (CH2)6N4 + 2H2SO4 + 6H2O 4NH4Cl + 6CH2O → (CH2)6N4 + 4HCl + 6H2O

- Dung dịch nghiên cứu có màu đậm phải pha thật loãng vì nếu màu đậm thì khó nhận biết sự thay đổi màu khi chuẩn độ.

- Dùng phương pháp này kết quả chỉ thật đúng đối với trường hợp của acid monoamino monocacboxylic Để kết quả đúng với mọi trường hợp (khi trong dung dịch ngoài các acid monoamino monocacboxylic ra còn có chứa các acid monoamino dicacboxylic và diamino monocacboxylic) cần phải trung hòa dung dịch pH = 7 trước khi phân tích.

I DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ:

- Máy lắc

- Cá từ, máy khuấy.

- Máy đo pH

- 1 bình định mức 100ml

- 1 pipet 1ml

- 1 pipet 20ml

- 3 erlen 100ml

- 1 burette 25ml

- 2 becher 100ml

- ống nhỏ giọt

- 1 ống đong 10ml

II HÓA CHẤT:

- Dung dịch Na2HPO4 0,1N

- NaOH 0.05N

- Formol trung tính 20%

- Phenolphtalein 1%

- Ba(OH)2 bão hòa trong CH3OH

III THỰC HÀNH:

- Lấy 1ml nước mắm cho vào bình định mức 100ml, dùng nước cất tráng, rửa và chuyển vào bình định mức sao cho khoảng 50 ml, đậy nắp và lắc trong 10 phút.

- Thêm 5 giọt chỉ thị PP, cho từng giọt Ba(OH)2 bão hòa đến khi dung dịch có màu hồng.Cho dư 5ml Ba(OH)2 bão hòa, đun nóng cho sôi 1 phút rồi tiến hành lọc, rửa kết tủa bằng nước nóng Thể tích dung dịch sau khi lọc khoảng 70ml.

- Trung hòa dung dịch lọc bằng HCl 0,1N cho đến không màu Dùng NaOH 0,01N thêm từng giọt cho tới màu hồng nhạt, rồi dùng HCl 0,01N thêm từng giọt lắc đều cho đến không màu Định mức dung dịch bằng nước cất trung tính cho đến 100ml

Ngày đăng: 20/12/2014, 09:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thành phần hóa học của lá chè tươi - giáo trình thí nghiệm công nghệ thực phẩm
Bảng 1 Thành phần hóa học của lá chè tươi (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w