MỘT VÀI SUY NGHĨ DẠNG ĐỀ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN A/ Phần đọc hiểu: ( 2 điểm) I/Về văn bản: + Văn bản trong chương trình: trọng tâm là văn bản SGK khối 12, chú ý các bài đọc thêm của VHVN. + Ngoài ra, chú ý văn bản VH Khối 10, 11, tập trung các chủ đề về đất nước, quê hương ( thiên nhiên, lòng yêu nước) + Văn bản ngoài chương trình: cho HS làm quen tất cả các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ đã học ( Phong cách ngôn ngữ khoa học; nghệ thuật; báo chí; chính luận…) II/Về nội dung: + Nêu ý chính của văn bản + Xác định phong cách ngôn ngữ? Vì sao? + Xác định phương thức văn bản? Vì sao? + Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật ? + Giải nghĩa từ trong văn bản + Đặt tiêu đề văn bản + Sửa câu sai + Viết 1 đoạn văn về vấn đề xã hội gợi ra từ văn bản B/ Phần Nghị luận xã hội: ( 3 điểm) Chú ý kiểu bài bản tin, mẩu chuyện C/ Phần nghị luận văn học ( 5 điểm) I/ Dạng đề bình thường: Phân tích đoạn thơ; hình tượng thơ; phân tích nhân vật; phân tích giá trị tác phẩm truyện kết hợp rút ra vấn đề xã hội từ tác phẩm ( vận dụng cao) II/ Dạng đề so sánh ( 2 đoạn thơ hoặc 2 đoạn văn xuôi ở hai tác phẩm khác nhau) 1 + Phương pháp làm bài MỞ BÀI: - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) - Giới thiệu khái quát về 02 tác giả, 2 tác phẩm, 2 đoạn trích và các đối tượng so sánh. THÂN BÀI: 1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) a/ Nếu là thơ: nghị luận về đoạn thơ thứ nhất ( tập trung nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung) b/ Nếu là văn xuôi: nghị luận về đoạn trích văn xuôi thứ nhất ( tập trung nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung); 2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) a/ Nếu là thơ: nghị luận về đoạn thơ thứ hai ( tập trung nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung) b/ Nếu là văn xuôi: nghị luận về đoạn trích văn xuôi thứ hai ( tập trung nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung); 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh) 4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) KẾT BÀI: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. II/ Dạng đề ý kiến bàn về văn học( Ý kiến bàn về một tác phẩm ) 1/ Dạng đề có trích dẫn thơ 2/ Dạng đề không trích dẫn thơ ( Học sinh phải thuộc văn bản thơ) 2 Ví dụ: Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát-xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất. Từ cảm nhận của mình về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. ( trích đề thi ĐH khối D năm 2014) 3/ Ý kiến bàn về tác phẩm văn xuôi: Ví dụ: Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử. Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. ( trích đề thi ĐH khối C năm 2014) + Phương pháp làm bài MỞ BÀI: - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, và các ý kiến THÂN BÀI: 1. Làm rõ ý kiến thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 2. Làm rõ ý kiến thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) 3. Bình luận ý kiến 4. Đánh giá ý nghĩa của ý kiến KẾT BÀI: - Khái quát những ý chính của ý kiến - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. Trên đây là một trong những nội dung được : GIỚI THIỆU trong WEBSITE DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 1. Tiện ích của phần mềm : - Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với trang Website này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. Thầy cô sẽ trích xuất từ trang web này 3 những hình ảnh, nhạc để liên kết vào bài soạn giáo án điện tử của mình, làm cho bài soạn thêm phần phong phú. -Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi tốt nghiệp THPT theo sự hướng dẫn cụ thể. 2. Các phần chính của phần mềm: 2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: - Trắc nghiệm Phần Văn - Trắc nghiệm Tiếng Việt -Trắc nghiệm Làm văn: Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm. Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. Trang web cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn. 2.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm nhiều thư mục . Cụ thể : 2.2.1/ Đọc văn bản: gồm tất cả văn bản trong chương trình Ngữ văn 12, giúp học sinh tự học thông qua đọc lại Ngữ liệu văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Ngoài ra, những văn bản trích đoạn, trang web sẽ cung cấp toàn bộ các chương còn lại để học sinh có cái nhìn bao quát về tác phẩm. 2.2.2/Hỏi đáp Ngữ văn 12: Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. 2.2.3/ Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình. 2.2.4/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI- có phần bài tập và đáp án Đọc hiểu) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII) 2.2.5/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao. 3- Cấu hình để ứng dụng chương trình: - Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html - Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ phân giải 800x600 với 256 màu; hệ điều hành MS Windows 98, Internet Explorer 6. - Cấu hình yêu cầu để sử dụng hiệu quả các chức năng trình duyệt, âm thanh và đồ hoạ: Card âm thanh, loa, Ram 256 Mb, DirectX 8, Internet Explorer 6, màn hình 32 bit. - Chương trình không yêu cầu phải cài đặt. - Tập tin thực thi (EXE): van12.exe ( Biểu tượng hình tròn màu vàng) 4 - Hướng dẫn sử dụng: 4 -Toàn bộ chương trình đều tự thực thi trên CD. Vì thế, chương trình sẽ tự động chạy khi được đưa vào ổ đĩa CD-Rom. Tuy nhiên, nếu chương trình không tự chạy do đã chép vào một Folder, ta mở Folder ra, chọn biểu tượng tập tin thực thi van12.exe, nhấp chuột, trang web sẽ hiện ra trang chủ. -Lưu ý: Nếu máy tính đang chạy chương trình quét vi rút Bkav, bạn hãy tắt chương trình này trước. Nếu không, hệ thống sẽ báo lỗi. -Trước khi chạy chương trình không phải cài thêm bất kì chương trình phụ nào. - Giao diện Tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode, đẹp mắt, trực quan, rõ ràng, dễ hiểu. 5/ Cách mở ổ đĩa: a. Cách 1: nếu đã tắt chương trình diệt virus Bkav:Bạn thử như sau. Giả sử bạn đưa đĩa Văn HKII vào ổ đọc. Chờ khoảng 3.4 giây xem ổ đĩa có bật sáng ko? Sau đó bạn click vào Mycomputer, xem máy có nhận ra trong ổ đọc có hình trái tim màu đỏ và có dòng chữ VĂN 12 HKII không? ( xem huong dan 1). Nếu có , bạn click chuột phải mở đĩa ra sẽ thấy các file như hình hướng dẫn 2. Bạn bấm vào biểu tượng hình tròn màu vàng có chữ Văn 12.exe, tiếp tục mở và nhấn ok, b. Cách 2: không cần tắt BKaV - Chép toàn ổ đĩa CD vào ổ cứng. - Theo đường dẫn :AutoPlay\Docs\Trang Chu_HomePage. Bấm vào Trang Chu_HomePage ( chạy bằng Internet Explorer) 6/ Liên hệ : Thầy ( cô ) nào có nhu cầu tìm hiểu phần mềm, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com để tác giả ( Số 01223745614 (DĐ) giải đáp ( Một bộ gồm 2 dia CD Tap I va Tap II). Thầy(cô) vui lòng khi gửi mail ghi rõ Họ và tên:………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. 5 . : 2.2.1/ Đọc văn bản: gồm tất cả văn bản trong chương trình Ngữ văn 12, giúp học sinh tự học thông qua đọc lại Ngữ liệu văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Ngoài ra, những văn bản. MỘT VÀI SUY NGHĨ DẠNG ĐỀ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN A/ Phần đọc hiểu: ( 2 điểm) I/Về văn bản: + Văn bản trong chương trình: trọng tâm là văn bản SGK khối 12, chú ý các bài đọc thêm. trên. ( trích đề thi ĐH khối D năm 2014) 3/ Ý kiến bàn về tác phẩm văn xuôi: Ví dụ: Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12) , có