1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại trung tâm kĩ thuật công nghệ địa chính cục đăng kí thống kê tổng cục quản lý đất đai

48 196 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 75,73 KB

Nội dung

Trang 1

Lời Nói Đầu

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình cần có một lượng vốn tiền tệ nhất định Đây có thể coi là mộttiền đề cần thiết cho hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tếmới, với xu thế quốc tế hóa ngày càng cao, sự kinh doanh trên thị trường ngàycàng mạnh mẽ Do vậy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, cho đầu tưphát triển ngày càng lớn Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động cao độkhông những nguồn vốn bên trong mà phải tìm cách huy động nguồn vốn bênngoài, đồng thời phải bảo đảm sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đáp ứngvới nhu cầu đầu tư và phát triển, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính,tín dụng.

Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế của đất nước, với chủ trương pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý vĩ mô của nhà nuớc theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Các doanh nghiệp lúc này độc quyền tự chủtrong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ bảo đảm vốn, đồng thời có tráchnhiệm bảo toàn vốn của mình Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thích nghi kịpthời với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh tăng rõ rệt Nhưng bên cạnh đócó không ít các doanh nghiệp lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,làm ăn thua lỗ, kéo dài, doanh thu không đủ bù chi phí bỏ ra, không bảo toànđược vốn dẫn tới phá sản Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trongcác nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức và sử dụng vốn doanh ngiệpcòn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn quá thấp.

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiệnnay là phải xác định và đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết tốithiểu, phải xác định được doanh nghiệp mình hiện nay đang thừa hay thiếu

Trang 2

vốn, hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Các giải pháp nào cần thực hiện để nângcao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình Đây là vấn đề nóng bỏngcó tính thời sự không những được các nhà quản lí doanh nghiệp quan tâm màcòn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính vàodoanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm kĩ thuật công nghệ địa chính đượcsự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo công ty, cùng vớinhững kiến thức, lý luận đã được trang bị trong nhà trường em đã từng bướcvận dụng vào tìm hiểu thực tế của Trung tâm đồng thời từ những thực tế đóbổ xung và rút kinh nghiệm quý báu cho bản thân Qua đó càng thấy rõ đượctầm quan trọng và bức thiết của vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của các doanh nghiệp nói chung và của Trung tâm kĩ thuật công nghệ địachính nói riêng Em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề: “Giảipháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Trung tâm kĩthuật công nghệ địa chính cục đăng kí thống kê tổng cục quản lý đất đai ” Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương :

ChươngI: Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp

ChươngII: Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Trung tâm kĩthuật công nghệ địa chính

Chương III : Giải pháp nâng cao quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tạiTrung tâm kĩ thuật công nghệ địa chính

Với kiến thức còn nhiều hạn chế của mình, em sẽ không tránh khỏi nhiềuthiếu xót Em rất mong được sự chỉ bảo nhiều thêm từ phía các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ và tuỳ thuộc vàohình thức sở hữu doanh nghiệp mà quyền tự chủ trong kinh doanh được mởrộng trong mức độ cho phép Trong bình diện tài chính, mỗi doanh nghiệp tựtìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng vốn Nhucầu về vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở khâu thành lập doanh nghiệp,trong chu kì kinh doanh và khi phải đầu tư thêm Giai đoạn nào doanh nghiệpcũng có nhu cầu về vốn.

Vậy vốn là gì? Dưới các giác độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khácnhau (theo luật Tài chính Việt Nam năm 2000 )

*Về phương diện kỹ thuật

-Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau (như lao động, tàinguyên thiên nhiên )

-Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất ra hàng hóakhác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.

*Về phương diện tài chính

-Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thườngbiểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhằm mục đích lợi nhuận.

Trang 4

-Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thôngnhằm mục đích sinh lời.

Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sửdụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Vốnkinh doanh của doanh nghiệp phải nhằm mục đích kinh doanh và phải đạt tớimục tiêu sinh lời Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, vừa tồn tại dưới hìnhthái tiền tệ, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kếtthúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền.

Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn vận độngkhông ngừng, có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng là giátrị tiền nên ta thấy vốn là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp ứng ra banđầu và trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh nhằmmục đích tăng giá trị tối đa cho chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp Về phía nhànước, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùnghồ sơ xin đăng ký kinh doanh Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong nhữngcơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanhnghiệp có tồn tại trong tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp haykhông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Về phía doanh nghiệp, vốnđiều lệ sẽ là nền móng cho doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho sựhình thành của doanh nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai.

Nếu nền móng vững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càngcó cơ hội phát triển Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranhvới sự tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản Nói tóm lại, vốn làlượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Có yếu tố đầu vàocủa doanh nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn sản xuất,doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên, chi phí bảo trì máy móc ,

Trang 5

thành phẩm khi chưa bán được cũng đều cần đến vốn của doanh nghiệp.Khách hàng khi mua chưa thanh toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanhnghiệp.

1.1.2.1 Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.

Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra khi có yếu tố: yếu tốvốn, yếu tố lao động, và yếu tố công nghệ Trong ba yếu tố đó thì yếu tố vốnlà điều kiện tiền đề có vai trò rất quan trọng Nó quyết định đầu tiên việc sảnxuất kinh doanh có thành công hay không

Khi sản xuất, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn để mua nguyênliệu đầu vào, thuê công nhân, mua thông tin trên thị trường, mua bằng phátminh sáng chế Bởi vậy, có thể nói vốn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầuvề lao động và công nghệ được đáp ứng đầy đủ.

1.1.2.2 Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinhdoanh

Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo, để quá trình sảnxuất được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liêntục Ta thấy có rất nhiều loại hình doanh nghiệp nên có nhu cầu về vốn cũngkhác nhau Hơn nữa, các quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau nênviệc dùng vốn lưu động cũng khác nhau Nhu cầu vốn lưu động phát sinhthường xuyên như mua thêm nguyên vật liệu, mua thêm hàng để bán, đểthanh toán, để trả lương, để giao dịch Hơn nữa trong quá trình sản xuất kinhdoanh của mình thì các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có đầy đủ vốn.Có khi thiếu, có khi thừa vốn, điều này là do bán hàng hóa chưa được thanhtoán kịp thời, hoặc hàng tồn kho quá nhiều chưa tiêu thụ được, hoặc do máymóc hỏng hóc chưa sản xuất được Những lúc thiếu hụt như vậy thì việc bổsung vốn kịp thời là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh được liên hoàn.

Trang 6

1.1.2.3 Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Ngày nay việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiệnnhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Kinh doanh trên các lĩnh vực khácnhau Vì vậy, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát triển, cạnh tranh đượcvới các doanh nghiệp khác Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng gaygắt và khốc liệt Hơn nữa đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao Vì vậy cầnphải đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành nhưngvẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn Những yêu cầu tất yếuấy đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh để phát triển thì cần phải có vốn

Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn Vốn tồntại trong mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất.

1.1.3 Phân loại vốn của doanh nghiệp

Có nhiều cách để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả Để phân loạinguồnvốn khác nhau, người ta thường phân loại vốn theo các tiêu thức sau:

1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành các loại sau:

-Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm.

-Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một năm đến nămnăm.

-Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ năm năm trở lên.

1.1.3.2 Căn cứ vào nội dung vật chất của vốn được chia thành

-Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh như:máy móc thiết bị, nhà xưởng, đường xá phần vốn này phản ánh hình thái vậtthể của vốn.

-Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán, các giấy tờcó giá khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc thiết bị Phần vốn này thamgia gián tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3.3 Xuất phát từ nguồn hình thành ban đầu

Trang 7

-Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: là nguồn vốn do chủ sở hữu đầu tư,doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng mà không phải cam kết thanhtoán.Vốn chủ sở hữu (theo luật Tài chính Việt Nam năm 2000 ) bao gồm:

+Nguồn vốn kinh doanh: thể hiện số tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định,tài sản lưu động sử dụng vào kinh doanh.

+Các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tàichính, quỹ khen thưởng phúc lợi

+Nguồn vốn xây dựng cơ bản: là nguồn chuyên dùng cho việc đầu tưmua sắm tài sản cố định và đổi mới công nghệ.

+Nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối.

Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tùytheo loại hình doanh nghiệp:

+Đối với DNNN bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn có nguồngốc từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp tự tích lũy.

+Đối với các công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp dưới hìnhthức mua cổ phiếu.

+Đối với các công ty liên doanh, vốn chủ sở hữu do các bên tham gialiên doanh đóng góp.

+Vốn của các công ty TNHH do các thành viên của công ty đóng góp +Trong các công ty tư nhân, vốn chủ sở hữu do tư nhân đầu tư, vốn phụthuộc vào một chủ duy nhất.

-Vốn đi vay

Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thểsử dụng các khoản vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, tín dụngthương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu, vay từ các tổ chức xã hội,từ các cá nhân.

Ta thấy phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp không thể đáp ứng hết nhucầu về vốn nên doanh nghiệp thường vay vốn dưới nhiều hình thức khácnhau Việc vay vốn một mặt giải quyết nhu cầu về vốn đảm bảo sự ổn định và

Trang 8

sản xuất kinh doanh được liên tục Mặt khác, đó là phương pháp sử dụng hiệuquả các nguồn tài chính trong nền kinh tế

1.1.3.4 Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành hailoại sau:

- Theo luật Tài chính Việt Nam vốn cố định là giá trị của tài sản cố địnhdùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm của vốn này làluân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong nhiều chu kì sản xuấtvà hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.Một tư liệu lao động được gọi là tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời haiđiều kiện là có thời hạn sử dụng tối thiểu từ một năm trở lên và phải đạt giá trịtối thiểu ở mức quy định.Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu sản xuất là tàisản cố định Đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặcdưới hình thức thuê mua và phải có giá trị lớn hơn 5 tỷ, thời gian sử dụng dàilớn hơn 5 năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Trong quátrình đó, giá trị của tài sản cố định sẽ được chuyển dần dần từng phần vào giáthành sản phẩm và được bù đắp lại mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành hai loạisau:

+Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thểnhư nhà xưởng, máy móc thiết bị trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụthể như chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh sáng chế, chi phí pháttriển doanh nghiệp, quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả

Qua cách phân chia như vậy giúp ta có cái nhìn một cách tổng thể về cơcấu vốn đầu tư của doanh nghiệp để ra quyết định có đầu tư hay không hoặcđầu tư vào đâu Hơn nữa, nó còn giúp các nhà quản lý tốt được tài sản củamình.

Trang 9

- Theo luật Tài chính Việt Nam năm 2000 vốn lưu động là tài sản lưuđộng dùng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm của loạivốn này là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn, liên tục vàhoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn lưu động vận động vàluôn thay đổi hình thái, bắt đầu từ hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho quátrình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi Tuỳ theo từng loại hìnhdoanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động cũng khác nhau Thông thường,đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động chia thành 2loại:

+Tài sản lưu động sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩmdở dang )

+Tài sản lưu thông ( sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, hàng hóa tồn kho),vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước

Đặc điểm của tài sản lưu động: tại một thời điểm bất kỳ, tài sản lưu độngtồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Đây là tiền đề cho quá trình sản xuấtđược liên tục Tài sản lưu động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanhkhông giữ nguyên hình thái ban đầu của nó, chuyển toàn bộ giá trị một lầnvào giá trị sản phẩm mới, được tính vào giá thành sản phẩm và được bù đắpmỗi khi tiêu thụ sản phẩm.

Việc phân chia vốn cố định và vốn lưu động giúp các nhà quản lý có thểquản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Vốn cố định phản ánh trình độ năng lựcsản xuất thì vốn lưu động là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuất đượcdiễn ra liên tục và ổn định.

1.1.3.5 Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành 2 loại:

+Vốn hữu hình: bao gồm tiền và các loại giấy tờ có giá và những loại tàisản biểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai

+Vốn vô hình: là giá trị những tài sản vô hình như: vị trí địa lý củadoanh nghiệp, bí quyết và công nghệ chế tạo sản phẩm, mức độ uy tín của

Trang 10

nhãn hiệu, sản phẩm trên thị trường Vốn vô hình có vai trò quan trọng trongviệc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp Vì khi góp vốn liên doanh,pháp luật cho phép các hội viên có thể góp vốn liên doanh, góp vốn bằng tiềnmặt, vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng khi góp vốn các tài sản phải đượclượng hóa để quy về giá trị.

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.2.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả tài chính là mối quan hệ kinh tế mà chủ thể nhận được và chiphí kinh tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó Nóichung hiệu quả tài chính là điều đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm tới.Thông qua đó mà doanh nghiệp có thể lập được hiệu quả trước mắt và lâu dàitrong khoảng thời gian nhất định Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xéttrong khoảng thời gian dài Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xéttrong khoảng thời gian ngắn (mang tính tạm thời).

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lờitối đa nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng được đánh giá thông qua tốc độ quay vòng vốn Mộtdoanh nghiệp có vốn quay vòng càng nhanh thì doanh nghiệp được xem là sửdụng vốn có hiệu quả Tuy nhiên, vòng quay vốn phụ thuộc vào các tiêu thứctiêu thụ hàng hóa, thanh toán, và nhiều yếu tố khách quan khác như chínhsách kinh tế nhà nước.

Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua lợi ích kinh tế, xã hội.Hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặthang công cộng thì ngoài mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệpcòn phải quan tâm tới môi trường, những hậu quả mà quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mình ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Có nhưvậy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa công cộng mới được coi làđạt hiệu quả về lợi ích kinh tế xã hội.

Trang 11

Một doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả thì phải đạt lợi nhuận cao Vì lợinhuận liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Có thể nói mộtdoanh nghiệp có lợi nhuận cao tức là sử dụng vốn hiệu quả Để đạt được hiệuquả thi phải làm tốt tất cả các khâu từ chuẩn bị đi vào sản xuất đến khâu tiêuthụ sản phẩm.

Hiệu quả sử dụng vốn có thể đánh giá thông qua sản lượng và doanh thu.Sản lượng và doanh thu có mối liên hệ với nhau Khi sản lượng sản xuất ranhiều thì doanh thu càng cao, lợi nhuận đem lại cao, chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn tốt Tuy vậy không chỉ dựa vào hiệu quả này mà đánh giá việc sửdụng vốn hiệu quả hay không, ví như khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sảnxuất trong khi chất lượng sản phẩm chưa cao nên hàng hóa tuy bán đượcnhiều nhưng với giá thấp thì cũng chưa được coi là hiệu quả.

Qua các phân tích trên, ta thấy kết quả thu được càng cao so với chi phívốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Vì vậy muốn nâng cao hiệu quảsử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện khai thác vốn triệtđể, tức là vốn phải vận động sinh lời không để nhàn rỗi Bên cạnh đó việc sửdụng vốn phải tiết kiệm và phù hợp với việc dùng vốn vào mục đích sao chohiệu quả Quản lý vốn chặt chẽ chống thất thoát, lạm dụng chức quyền vàoviệc sai mục đích.

1.2.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp

 Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chínhcho doanh nghiệp Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp cóuy tín huy động vốn tài trợ dễ dàng Khả năng thanh toán cao thì doanhnghiệp mới hạn chế những rủi ro và mới phát triển được.

 Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng caouy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ côngnhân viên Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực khôngchỉ đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước mà cải thiện việc làm cho

Trang 12

người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng địnhmình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

 Thứ ba: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp các doanhnghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Từ khi đấtnước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnhtranh ngày càng khốc liệt Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường,cạnh tranh để tồn tại Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệpmở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượngsản phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao  Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh

nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp vàngười lao động mà nó còn tác động tới cả nền kinh tế xã hội.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinhtế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn , tài sản của doanhnghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi íchvà tối thiểu hóa chi phí Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn một cách chungnhất người ta dùng các chỉ tiêu chung, chỉ tiêu đán giá hiệu quả sử dụng vốncố địn và vốn lưu động.

1.2.3.1 Chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thunhập sau thuế ( lợi nhuận sau thuế ) cho doanh thu

Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu.

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu: phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

Doanh lợi vốn chủ sỡ hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu

Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

- Doanh lợi tài sản (ROA): chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lờicủa một đồng vốn đầu tư cho biết một đồng giá trị tài sản bỏ ra kinh doanhđem lại bao nhiêu lợi ích sau thuế.

Trang 13

Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản.

Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

- Để xem xét hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp người ta thường xemxét chỉ tiêu doanh lợi vốn ( hệ số sinh lời của tài sản)

Hệ số sinh lời của tài sản = (Lợi nhuận + tiền lãi ) / Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầutư (hoặc chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư ).

- Qua bốn chỉ tiêu trên cho ta thấy một cái nhìn tổng thể về hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Tuy nhiên nó chưa đánh giá được đày đủ nhất vìdoanh nghiệp còn đầu tư vào các tài sản khác như tài sản cố định, tài sản lưuđộng.

1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản cốđịnh trong kì tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong 1 kỳ = Doanh thu(hoặc DT thuần) trongkỳ/TSCĐ Sử dụng bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao.-Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanhthu

Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong 1 kỳ = Doanh thu (hoặc DT Thuần)trong kỳ)/ VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

- Vốn cố định sử dụng bình quân trong một kì là bình quân số học của vốn cốđịnh có ở đầu kì và cuối kì.

Vốn cố định đầu kỳ( hoặc cuối kì ) là hiệu số của nguyên giá tài sản cốđịnh có ở đầu ( hoặc cuối kì ) Khấu hao luỹ kế đầu kì là khấu hao luỹ kế ởcuối kì trước chuyển sang

Khấu hao = Khấu hao + Khấu hao - Khấu hao

Trang 14

luỹ kế cuối kì luỹ kế đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ.

1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản lưu động

- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động cho biết cứ sau mỗi vòng quay thì vốn lưuđộng lại tiếp tục tham gia vào một chu kì sản xuất tiếp theo, lại tạo ra đượcmột lợi nhuận mới.

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng cang cao.

-Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu độngsử dụng trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần ( có thuế ).

Trang 15

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu/ Vốn lưu động sử dụng bìnhquân trong kỳ.

-Doanh lợi vốn lưu động (tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động) Phản ánh một đòng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

Doanh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) / Vốn lưuđộng sử dụng bình quân trong kỳ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

+Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì tốt cho doanh nghiệp

+ Khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các khoản quay vòng nhanh và nợngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóngchuyển đổi thành tiền như: chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tàisản dự trữ là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu độngvà dễ bị lỗ nhất.

Khả năng thanh toán nhanh = ( TSLĐ - Dự trữ ) / Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì tốt cho doanh nghiệp.

+ Khả năng thanh toán lãi vay ( số lần có thể trả lãi vay ) cho biết mức độ lợinhuận đảm bảo khẳ năng trả lãi vay hàng năm như thế nào Việc không trảđược các khoản nợ này có thể làm cho doanh ngiệp bị phá sản.

Số lần có thể trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay.

- Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lờicủa tài sản lưu động Chỉ tỉêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản lưu động cótrong kì đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ = Lợi nhuận sau thuế /TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ.

Trang 16

- Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý hoạt động của doanhnghiệp càng phức tạp Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả Khi quản lý sản xuấtđược quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và thu lợi nhuận cao Màcông cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệplà hệ thống kế toán tài chính Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các sốliệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình tình tài chính của doanhnghiệp, trên cơ sở đó dưa ra các quyết định đúng đắn

- Trình độ kỹ thuật sản xuất: đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao,công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, từ đó hạ giáthành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Nhưng ngược lại trình độkỹ thuật thấp, máy móc lạc hậu sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến tàichính của doanh nghiệp.

- Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất:

+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạotrong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Sự điều hành quản lýphải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết,đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanhnghiệp.

Trang 17

+ Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trìnhđộ tay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất thì việc sử dụngmáy móc sẽ tốt hơn, khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năngsuất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao Điều này chắc chắn sẽ làm tìnhhình tài chính của doanh nghiệp ổn định.

- Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp: bất cứ một doanh nghiệpnào khi kinh doanh đều đặt ra cho mình kế hoạch để phát triển thông qua cácchiến lược Để tình hình tài chính của doanh nghiệp được phát triển ổn địnhthì các chiến lược kinh doanh phải đúng hướng, phải cân nhắc thiệt hơn vì cácchiến lược này có thể làm biến động lớn lượng vốn của doanh nghiệp.

1.3.1.1 Cơ chế quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyểntrong quá trình kinh doanh Dựa vào việc nghiên cứu chu kì vận động của tiềnmặt, có thể chia tài sản lưu động thành tiền mặt, các chứng khoán thanhkhoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho Việc quản lý tài sản lưu động có ảnhhưởng rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

-Quản lý dự trữ tồn kho

Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinhdoanh thì việc tồn tại vất tư hàng hóa dự trữ tồn kho là những bước đệm cầnthiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp Thông thườngtrong quản lý, vấn đề chủ yếu được đề cập là bộ phận dự trữ nguyên vật liệuphục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất; còn đối vớidoanh nghiệp thương mại thì dự trữ nguyên vật liệu cũng là dự trữ hàng hóađể bán.

+Có thể quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hànghiệu quả nhất (EOQ) Theo mô hình này có nhiều loại chi phí liên quan đếndự trữ hàng hóa nhưng tựu chung lại có 2 loại sau: chi phí lưu kho và chi phíđặt hàng Nếu gọi TC là tổng chi phí tồn kho dự trữ hàng hóa, ta có:

TC = C1 * Q/2 +C2* D/Q

Trang 18

C1 : Là chi phí lưu kho.

C2 : Là chi phí mỗi lần đặt hàng.

Q : Là số lượng mỗi lần cung ứng hàng hóa.

D : Là lượng hàng hoá cần sử dụng trong 1 đơn vị thời gianTa có: Số lượng hàng hóa cung ứng tối ưu là.

Tiền mặt là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệpở ngân hàng Tiền mặt là tài sản không sinh lãi Vì vậy, cần phải quản lý saocho tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trongkinh doanh cũng là vấn đề cần thiết để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàngngày, để bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp những dịch vụcho doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động.Tuy nhiên nếu số tiền mặt lớn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Vì vậy đểquản lý thì cần dự trữ các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao đểhưởng lãi suất Khi cần thiết có thể chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàngvà ít tốn kém chi phí Như vậy cần phải quản lý tiền mặt có hiệu quả trên cơsở kết hợp những lợi ích có được và những chi phí mình bỏ ra khi giữ tiềnmặt.

-Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại có thể làm cho doanhnghiệp đứng vững trên thị trường nhưng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt

Trang 19

động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể: tín dụng thương mại làm chodoanh thu của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm chi phí tồn kho của hàng hóa,làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, làm giảmthuế Nếu khách hàng không trả tiền làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu thời hạncấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn.

1.3.1.2 Cơ chế quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao tài sản cố định

Để quản lý tốt tài sản cố định, thông thường chúng được phân thành cácloại sau: tài sản cố định phục vụ cho mục đích kinh doanh, gồm có tài sản cốđịnh vô hình và tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định dùng cho mục đíchphúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.

-Quản lý quỹ khấu hao

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảmđàn về giá trị của tài sản Do tài sản cố định bị hao mòn nên trong mỗi chu kìsản xuất người ta tính chuyển một lượng tương đương với phần hao mòn vàogiá thành sản phẩm Khi sản phẩm được tiêu thụ, bộ phận tiền này được tríchlại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định Công việc này gọi làkhấu hao tài sản cố định Như vậy đối với nhà quản lý cần xem xét tính toánmức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.Để quản lý hiệu quả khấu hao tài sản cố định cần phải lựa chọn các cách tínhkhấu hao phù hợp và phải có phương pháp quản lý số khấu hao lũy kế của tàisản cố định.

- Quản lý cho thuê, thế chấp, nhượng bán thanh lý tài sản

+ Cho thuê thế chấp tài sản: doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức,cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụngcủa mình Đối với tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp phải tính khấuhao theo chế độ quy định Doanh nghiệp được đem tài sản thuộc quyền quảnlý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổchức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

+ Nhượng bán thanh lý tài sản

Trang 20

Nhượng bán: doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không dùng nữado lạc hậu về kĩ thuật, để thu hồi vốn cho mục đích kinh doanh có hiệu quảhơn

Thanh lý: doanh nghiệp được quyền thanh lý những tài sản kém phẩmchất hư hỏng, không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kí thuật, không cónhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không có hiệu quả, không thể nhượng bánnguyên dạng được.

-Xử lý tổn thất tài sản

Tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể cá nhân thì ngườigây tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật; mức độ bồi thườngdo doanh nghiệp quy định Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì các tổchức bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm

1.3.2 Các nhân tố khách quan

- Thị trường:

Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong đó thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốncủa doanh nghiệp còn thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn.Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Nếu các thị trường này phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cựcthúc đẩy doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và tăng thị phần Do đó có thể nóiyếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính

của doanh nghiệp.- Yếu tố khách hàng:

Ngày nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao đòihỏi nhà cung cấp phải tạo ra được những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn ngườimua Vì vậy doanh nghiệp cần phải làm sao tạo ra được những sản phẩm đóvới giá thành hợp lý để có lợi nhuận cao Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phíhợp lý để nghiên cứu thị trường tìm hiểu các mặt hàng đang được ưa chuộng,tìm hiểu mẫu mã, bao bì đóng gói để từ đó có quyết định sản xuất cho hiệu

Trang 21

quả Nhu cầu đòi hỏi của khách hàng càng cao thì doanh nghiệp càng phảitích cực hơn trong công tác tổ chức thực hiện làm cho hiệu quả hoạt động tốthơn cũng có nghĩa tình hình tài chính được cải thiện.

- Trạng thái nền kinh tế:

Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp Khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo chodoanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh như: huy động vốn, đầu tưvào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạn hàng

Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thìhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăngtheo Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanhnghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt Nếu như doanh nghiệp khôngthích ứng được môi trường này chắc chắn sẽ không tồn tại được Vì vậy, cácdoanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào công nghệ Với những máy móchiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạora được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thấp thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận củadoanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn Ngựơc lại,nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thoái thì việc doanh nghiệp muốncải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.

- Về cơ chế chính sách kinh tế:

Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều khôngthể thiếu Điều này được quy định trong các Nghị quyết TW Đảng Các cơchế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanhnghiệp

Ví dụ như từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chínhsách thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu ),chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ đều ảnh

Trang 22

hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởngtới tình hình tài chính.

- Nhà cung cấp:

Muốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các yếu tố đầu vàonhư: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ thì doanh nghiệp phảimua ở các doanh nghiệp khác Việc thanh toán các khoản này sẽ tác động trựctiếp đến tài chính của doanh nghiệp Ví dụ như nhà cung cấp đòi hỏi doanhnghiệp phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng thì sẽ dẫn đến lương tiền mặthoặc tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp sẽ khókhăn trong việc huy động vốn Hoặc doanh nghiệp phải vận chuyển nguyênvật liệu về kho sẽ làm tăng chi phí sản xuất làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp

Trang 23

Thực tế của vấn đề sử dụng vốn kinh doanh tại Trungtâm kĩ thuật công nghệ địa chính Cục đăng kí thống kê

Tổng cục quản lí đất đai2.1 Đặc điểm chung của đơn vị

Trải theo thời gian, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu khác nhau củatừng giai đoạn cácg mạng , nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai cũng từngbước đc bổ sung, hoàn thiện , cụ thể hoá theo trọng tâm , trọng điểm ứng vớiyêu cầu của mỗi thời kỳ, các tổ chức chuyên trách cũng được hình thànhtương ứng : Nha trước bạ công sản và điền thổ thuộc Bộ Tài Chính(1946),Nha Địa Chính thuộc bộ Canh Nông(1948),Nha Công sản – Trực thu – Địachính được huy động phục vụ thu thuế nông nghiệptheo quy định sắc lệnh số40/LS ngày 15/7/1951 Ngành Địa chính bắt đầu ngừng hoạt động công táccủa mình từ ngày đó.

Trang 24

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cải cách ruộng đất thànhcông; cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành cơ bản ở cá tỉnh phíabắc, nhưng một trong những vấn đề tồn tại ở nông thôn sau sửa sai cải cáchruộng đất là tình hình diện tích ruộng đất không ổn định Chính phủ đã chủtrương tiến hành công tác địa chính nhằm nắm tương đối chính xác diện tíchruộng đất và vẽ bản đồ ruộng đất để cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kếhoạch hoá và hợp tác hoá nông nghiệp, tính thuế nông nghiệp , xây dựng đôthị Do đó ngày 3/7/1958 Chính phủ đã có chỉ thị 334-TTg cho tái lập lạingành Địa chính từ Trung ương đến xã:

-Ở Trung ương: thành lập sở địa chính đặt trong Bộ Tài Chính.

-Ở Tỉnh: thành lập một bộ phận đặt trong văn phòng Uỷ ban hành chínhtỉnh để phụ trách công tác địa chính , dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ banhành chính tỉnh; phụ trách là một cán bộ trình độ trưởng hoặc phó trưởng ty.

-Ở huyện : có một cán bộ chuyên trách giúp Uỷ ban hành chính huyệnchỉ đạo công tác địa chính.

-Ở xã: đào tạo một số người để làm công tác tu chỉnh bản đồ cà đo đạcruộng đất , dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính xã Sau khi đã tuchỉnh bản đồ và đo đạc xong , việc quản lý ruộng đất do Uỷ ban hành chínhxã phụ trách

Năm 1960, hợp tác hoá nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc đã hoàn thành90% diện tích đất canh tác đã được tập thể hoá Sở hữu tập thể đối với ruộngđất được ra đời và phát triển nhanh chóng Vấn đề nổi lên lúc này là phải củngcố quan hệ sản suất xã hội chủ nghĩa và giúp đỡ sản xuất nông nghiệp tập thểphát triển Một trong những giải pháp quan trọng trong thời kỳ này là cầnthiết phải gắn liền quản lý ruộng đất với quản lý sản xuất nông nghiệp, giúpcho các hợp tác xă, các nông trường nắm chắc được ruộng đất để tổ chức sửdụng ruộng đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao, Để phù hợp với tình hình vàyêu cầu mới, ngày 9/12/1960 Hội đồng Chính Phủ đã quyết định: chuyểnngành địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ Nông Nghiệp phụ trách và đổi tên

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w