1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh hà nội

37 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 489 KB

Nội dung

Doanh nghiệp giao hàng hoácho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng,khoản tiền này được gọi là doanh thu tiêu thụ dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có nhiều sựbiến đổi sâu sắc, sự đổi mới này có rất nhiều tác động đến kinh tế xã hội của đấtnước Trong quá trình đổi mới, các doanh nghiệp đều phải hết sức quan tâm đếnhoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận và đồng thời đảmbảo sự phát triển của mình, góp phần ổn định nền kinh tế chính trị của đất nước

Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao vô cùngquan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một số doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Hiệu quả kinh tế đượcphản ánh thông qua các bộ phận trong các hoật động kinh doanh phải bao gồmhiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tiêu thụ hàng hoá

Việc tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là chiếc cầu nối và làkhâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó sẽ ra các quyết sáchđịnh hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong công tác quản lý không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh cácdoanh nghiệp thương mại phải hạch toán, phải tính toán chính xác, kịp thời tìnhhình biến động về vật tư tiền vốn và quá trình tiêu thụ hàng hoá Nhiệm vụ đó đòihỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán, trên cơ sở đó giúp cho công tácquản lý nói chung và công tác tiêu thụ hàng hoá nói riêng được phản ánh một cáchđầy đủ, kịp thời Có như vậy mới gắn lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân và laođộng

Xuất phát từ đặc điểm nói trên và quá trình học tập cùng thời gian thực tậptại Chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty Đông Bắc, tìm hiểu thực tế hoạt động kinhdoanh em thấy nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là mộtkhâu quan trọng trong công tác kế toán

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên nên em chọn đề

tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Hà Nội ”

cho luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 2

Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

tại Chi nhánh Hà Nội

Phần III: Đánh giá thực trạng và phương pháp hoàn thiện kế toán bán hàng

tại Chi nhánh Hà Nội

Hoàn thành bài luận văn này, trước hết em xin bầy tỏ lòng biết ơn chânthành tới các anh chị trong phòng kế toán của Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiệngiúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Chi nhánh Đặc biệt em xin bầy tỏ lòngbiết ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS Lê Thế Tường, người đã tận tình hướngdẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài này

Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ và thời gian không nhiều nên bài viếtchắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy em rất mong được sựgóp ý của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn

Trang 3

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

2 Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hoá.

Đó là sự trao đổi mua bán có thoả thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và kháchhàng đồng ý mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán có sự chuyển đổi quyền

sở hữu hàng hoá từ doanh nghiệp sang khách hàng Doanh nghiệp giao hàng hoácho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng,khoản tiền này được gọi là doanh thu tiêu thụ dùng để bù đắp các khoản chi phí đã

bỏ ra trong quá trình kinh doanh Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng

đã chấp nhận thanh toán để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp

3 Vai trò của quá trình bán hàng

Tiêu thụ là khâu quan trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp, nóthực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng đó là đưa sản phẩm từ nơi sản xuấtđến nơi tiêu dùng Tiêu thụ hàng hóa là khâu trung gian là cầu nối giữa sản xuất vàtiêu dùng

Qua tiêu thụ mới khẳng định được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.Sau tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí bỏ ra mà cònthực hiện được một phần giá trị thặng dư Phần thặng dư này chính là phần quantrọng đóng góp vào ngân sách nhà nước, mở rộng quy mô kinh doanh

Cũng như các quá trình khác, quá trình tiêu thụ hàng hoá cũng chịu sự thayđổi và quản lý của nhà nước, của người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp Đó làchủ doanh nghiệp, các cổ đông, bạn hàng, nhà tài trợ, các cơ quan quản lý nhà

Trang 4

nước Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại đã sửdụng nhiều biện pháp để quản lý công tác tiêu thụ hàng hoá Với chức năng thuthập số liệu, xử lý và cung cấp thông tin, kế toán được coi là một trong nhữngcông cụ góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp Cụ thể kếtoán đã theo dõi số lượng, chất lượng, giá trị của tổng lô hàng từ khâu mua đếnkhâu tiêu thụ hàng hoá Từ đó doanh nghiệp mới điều chỉnh đưa ra những phương

án, các kế hoạch tiêu thụ hàng hoá nhằm thu được hiệu quả cao nhất

Doanh nghiệp thương mại thực hiện tốt nghiệp vụ này thì sẽ đáp ứng tốt, đầy

đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng, góp phần khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩysản xuất, tăng doanh thu bán ra, mở rộng thị phần, khẳng định được uy tín doanhnghiệp trong các mối quan hệ với chủ thể khác Đồng thời động viên người laođộng, nâng cao mức sống cho họ và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ thu hồi đượckhoản lợi nhuận mong muốn, góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân

4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác địnhkết quả tiêu thụ sản phẩm Kế toán có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế về tiêu thụ và xác định kếtquả tiêu thụ như mức bán ra, doanh thu tiêu thụ, mà quan trọng nhất là lãi thuầncủa hoạt động tiêu thụ

Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời , chi tiết sự biến dộng của hàng hoá ở tất

cả các trạng thái: hàng đi đường, hàng trong kho, hàng gia công chế biến, hàng gửiđại lý nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hoá

Tính toán chính xác giá vốn, chi phí khối lượng tiêu thụ hàng hoá, thanh toánchấp nhận thanh toán, hàng trả lại

Phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu tiêu thụ để xác định kết quả đảm bảothu đủ và kịp thời tiền bán hàng tránh sự chiếm dụng vốn

Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu,lập báo cáo tài chính và lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quảtiêu thụ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

Trang 5

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần chú ý một số điểm sau:

Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá bán ra, đôn đốc thanh toán, nộp tiền bán hàng vào quỹ

Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp hợp lệ Tổ chức hệ thống

chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, tránh sự trùng lắp, bỏ sót, chậm chễ

Xác định đúng và tập hợp đúng, đầy đủ giá vốn chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Phân bổ chính xác các chi phí đó chohàng tiêu thụ

II CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG

1 Các phương thức bán hàng.

Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ hàng hoá được thực hiện theo nhiềuphương thức khác nhau, theo đó hàng hoá vận động đến tận tay người tiêu dùng.Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần khôngnhỏ vào thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp Hiện nay các doanh nghiệpthường sử dụng một số phương thức tiêu thụ sau:

1.1 Phương thức bán buôn.

Bán buôn hàng hoá được hiểu là hình thức bán hàng cho người mua trunggian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các nhà sản xuất Trong phương thứcbán buôn thì có hai phương thức:

Bán buôn qua kho: là bán buôn hàng hoá mà hàng hoá đó được xuất ra từkho bảo quản của doanh nghiệp

Bán buôn vận chuyển thẳng: là hình thức bán mà các doanh nghiệp thươngmại sau khi tiến hành mua hàng hoá không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng đếncho bên mua

1.2 Phương thức bán lẻ

Trang 6

Là phương thức bán hàng hoá trực tiếp cho nguời tiêu dùng để sử dụng vàomục đích tiêu dùng nào đó.

1.3 Phương thức hàng đổi hàng

Là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem vật tư sản phẩm, hànghoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá, sản phẩm của người mua Giá trao đổi làgiá bán của hàng hoá, vật tư, sản phẩm đó trên thị trường

1.4 Phương thức bán hàng đại lý.

Phương thức bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đạilý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý( bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ đượchưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá

Theo luật thuế GTGT nếu bên đại lý bán đúng giá theo bên giao đại lý quiđịnh thì toàn bộ số thuế sẽ do chủ hàng chịu Bên đại lý không phải nộp thuế trên

số hoa hồng được hưởng Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thìbên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT trên phần GTGT này bên chủ hàng chịu thuếGTGT tính trên GTGT trong phạm vi của mình

1.5 Phương thức bán hàng trả góp:

Khi giao cho người mua thì hàng hoá được coi là hàng tiêu thụ Người muađược trả tiền mua hàng nhiều lần Ngoài số tiền bán hàng doanh nghiệp còn đượchưởng thêm ở người mua một khoản lãi vì trả chậm

2 Kế toán bán hàng

Kế toán tiêu thụ hàng hoá được thực hiện như sau:

2.1 Giá vốn hàng bán.

Nội dung : Trị giá vốn hàng xuất bán là giá trị vốn thành phẩm, hàng hóa,

lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ Đối với doanh nghiệp sản xuất đó là giá trị thực

tế thành phẩm xuất kho Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán baogồm giá trị mua của hàng và chi phí mua hàng Hàng hoá của doanh nghiệp đượcnhập từ các nguồn, các đợt khác nhau Do đó khi xuất bán phải đánh giá theo mộttrong các phương pháp quy định để xác định trị giá vốn hàng xuất bán

Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Về nguyên tắc thành phẩm,

hàng hoá xuất bán phải được phản ánh theo trị giá thực tế Tuy nhiên trong thực tế

Trang 7

doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai cách để đánh giá: Đánh giá theo giá thực tế và theo giá hạch toán.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định giá vốn hàng xuất kho:

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước- xuất trước

- Phương pháp nhập sau- xuất trước

- Phương pháp giá thực tế đích danh

Chứng từ: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu nhập kho, hợp đồng

mua bán, hoá đơn bán hàng để tiến hành xác định giá vốn

Tài khoản sử dụng:

Kế toán phản ánh giá vốn trên TK 632- giá vốn hàng bán

Kết cấu TK 632:

Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Bên có: Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã

cung cấp trong kỳ sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: TK156, TK611

Cách hạch toán:

Đối với doanh nghiệp hạch toán thành phẩm, hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên:

- Hình thức bán buôn trực tiếp qua kho:

Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT kế toán phản ánh doanh thu đồng thời phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán:

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK 156: Hàng hoá

- Hình thức bán buôn vận chuyển thẳng( không qua kho)

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng ghi sổ:

Nợ TK 157: Hàng gửi bán

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Phải trả người bán

Trang 8

Khi giao hàng bên mua thông báo đã nhận hàng và trả tiền hoặc cháp nhậnthanh toán, kế toán ghi doanh thu đồng thời phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất kho

Có TK 157: Hàng gửi bánTrường hợp bán nguyên cả lô hàng kế toán có thể hạch toán thẳng vào TK632- giá vốn hàng bán

Khi mua hàng về không qua kho giao thẳng cho khách hàng tức là đã tiêuthụ, kế toán lên doanh thu đồng thời phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đàu vào được kháu trừ

Có TK 331: Số tiền phải trả người bán

- Bán lẻ: căn cứ vào phiếu bán hàng, giấy nộp tiền hàng, giấy nộp tiền hànglập vào cuối ngày hay cuối ca bán hàng,kế toán ghi doanh thu bán hàng đồng thờighi định khoản phản ánh giá vốn hàng bán:

Trị giá hàng xuất bán= trị giá hàng tồn đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ- trị giá hàng tồn cuối kỳ

Trang 9

Sau đó kết chuyển trị giá vốn hàng bán và hàng tồn cuối kỳ vào TK liên

Kết chuyển số hàng hoá còn tồn đầu kỳ:

Nợ TK 156: Hàng hoá

Nợ TK 157: Hàng gửi bán

Có TK 611: Mua hàngĐồng thời phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 611: Mua hàng (Xem sơ đồ 1và sơ đồ 2)

2.2 Chi phí bán hàng:

Nội dung: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan

đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viênbán hàng, chi phí thuê kho bãi, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng, chi phívận chuyển

Chứng từ: Bảng thanh toán lương nhân viên bán hàng, bảng trích khấu hao

TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, phiếu chi tiền mặt, hoá đơn mua hàng

Tài khoản: kế toán sử dụng TK 641 – chi phí bán hàng để phản ánh.

Kết cấu TK 641 như sau:

Bên nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh

TK 641 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành 7 tiểu khoản: TK

6411-chi phí nhân viên bán hàng; TK 6412- 6411-chi phí vật liệu, bao bì; TK 6413- 6411-chi phí công cụ dụng cụ; TK 6414- chi phí khấu hao TSCĐ; TK 6415- chi phí bảo hành;

TK 6417- chi phí dịch vụ mua ngoài; TK 6418- chi phí bằng tiền khác

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 111, TK112,

TK 214, TK 334, TK 152 ( Xem sơ đồ 3)

2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Trang 10

Nội dung: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên

quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được chobất kỳ một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như:chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, quản lý hành chính và chi phíchung khác

Chứng từ: Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng trích khấu hao

TSCĐ, phiếu chi tiền mặt, hoá đơn mua hàng, hợp đồng, uỷ nhiệm chi để hạchtoán chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản: Kế toán sử dụng TK 642 để phản ánh chi phí quản lý doanh

nghiệp

Kết cấu TK 642:

Bên nợ: các chi phi thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào

TK 911- Xác định kết quả kinh doanh hoặc TK 142- chi phí trả trước.

TK 642 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành 8 tiểu khoản; TK chi phí nhân viên quản lý; TK6422- chi phí vật liệu quản lý; TK6423- chi phí đồ dùng văn phòng; TK 6424- chi phí khấu hao TSCĐ; TK 6425- thuế, phí , lệ phí;

6421-TK 6246- chi phí dự phòng; 6421-TK 6427- chi phí dịch vụ mua ngoài; 6421-TK 6428- chi phí bằng tiền khác.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK111, TK 112,

TK 334, TK 338 ( Xem sơ đồ 4)

2.4 Doanh thu bán hàng

Nội dung: Doanh thu bán hàng là số tiền hàng doanh nghiệp thu được từ sản

phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng.Giá trị hàng hoá được thoả thuận như trên hợp đồng kinh tế, về mua bán và cungcấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc là

sự thoả thuận giữa người mua và người bán

Theo thông tư số 100( 1998/ TT-BTC) quy định:

Trang 11

Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ thìdoanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền hàng cung ứng dịch vụ( chưa có thuế GTGT)bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có) mà cơ sở kinh doanhthu được.

Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thìdoanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ tính theo giáthanh toán( giá có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có ) mà cơ sở kinh doanh thu được

Chứng từ: Các chứng từ kế toán để phản ánh doanh thu gồm: hoá đơn thuế

GTGT, hoá đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, hoá đơn đặc thù, phiếu thu, giấy báo

có, các chứng từ khác có liên quan

Tài khoản sử dụng:

Để phản ánh doanh thu kế toán sử dụng TK 511- doanh thu bán hàng và TK

512 - doanh thu bán hàng nội bộ Kết cấu:

Bên nợ: - Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu( thuế tiêu thụ đặc biệt; thuếxuát khẩu; hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán)

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911- xác định kết quả kinhdoanh

Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của cơ sở kinhdoanh thực hiện trong kỳ

Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanhthu bán hàng là toàn bộ tiền hàng, cung ứng dịch vụ( chưa có thuế GTGT) bao gồmphụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà đơn vị được hưởng

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanhthu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ (cả phụ thu và phí thuthêm nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng (tổng giá thanh toán gồm cả thuếGTGT)

TK 511,TK 512 không có số dư cuối kỳ

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112,

TK 131, TK531, TK 532 ( Xem sơ đồ 5 )

Trang 12

Cách hạch toán:

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Bán buôn qua kho: căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng xuất bán kế toánphản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp

Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 511: doanh thu bán hàng

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộpBán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: cách hạch toán doanhthu tương tự như bán buôn qua kho

Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán( bán hộ hay xuấtkhẩu uỷ thác) Sau khi giao hàng, doanh thu là số hoa hồng hoặc phí uỷ thác đượchưởng:

Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 511: hoa hồng hoặc phí uỷ thác được hưởng

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộpBán lẻ: Căn cứ vào phiếu bán hàng, giấy nộp tiền hàng lập vào cuối ngàyhoặc cuối ca bán hàng kế toán ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp:

Nợ TK 111, 112: tiền bán hàng

Có TK 511: doanh thu bán hàng

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộpBán hàng giao đại lý: khi bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toántiền hàng kế toán phản ánh doanh thu như sau:

Nợ TK: 111,112,131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 511: doanh thu bán hàng

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộpHàng nhận bán hộ( nhận làm đại lý): hàng hoá bán hộ không thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp nên kế toán phản ánh vào TK 003- hàng nhận bán hộ, nhận

ký gửi Doanh thu ở đây chỉ là phần hoa hồng hoặc chi phí uỷ thác được hưởng.Khi nhận hàng gửi bán kế toán ghi: Nợ TK 003, khi bán được hàng kế toán ghi: có

TK 003 Đồng thời phản ánh doanh thu:

Trang 13

Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 331: số tiền phải trả cho bên giao bán hộ

Có TK 511: hoa hồng được hưởng

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộpBán hàng trả góp: doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT

Khi xuất bán hàng hoá kế toán phản ánh doanh thu như sau:

Nợ TK 111: số tiền thu một lần

Nợ TK 131: số tiền còn phải thu

Có TK 511: doanh thu bán hàng

Có TK 711: thu thập hoạt động tài chính

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp( tính trên giá bán thu tiền ngay)

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Được phản ánh tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ nhưng TK 511 phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toánbao gồm cả thuế GTGT phải nộp

Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 511: doanh thu bán hàng (gồm cả thuế GTGT phải nộp)Trường hợp cung cấp hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp thì cách hạch toándoanh thu tương tự như trên nhưng phải sử dụng TK 512 để phản ánh doanh thubán hàng nội bộ

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạchtoán:

Nợ TK 111, 112, 136: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ( gồm cả thuế GTGT phải nộp)

Chú ý: nếu hàng bán thu bằng ngoại tệ thì khi lên doanh thu phải quy ra

đồng Việt Nam theo tỷ giá mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm ghi nhận doanh thu Trường hợp doanh nghiệp ghi theo giá hạch toán thìchênh lệch giữa tỷ giá thực tế và được hạch toán vào TK 413- chênh lệch tỷ giá

( Xem sơ đồ 6 và 7)

2.5 Các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 14

Hàng bán bị trả lại: là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đãtiêu thụ bị khách hàng trả lại do những nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợpđồng kinh tế: hàng hoá bị kếm phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Kết cấu Tk 531: hàng bán bị trả lại

Bên nợ: trị giá vốn hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tínhtrừ vào nợ phải thu của khách hàng vè số hàng hoá đã bán ra

Bên có: kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào TK 511- doanh thu bán

hàng hoặc TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần trong

kỳ

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cáchđặc biệt do hàng bán ra kém phẩm chất, không đúng quy cách quy định trên hợpđồng

TK 532- giảm giá hàng bán.

Bên nợ: các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng

Bên có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511

Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 3332

Bên nợ: thuế TTĐB được giảm trừ, được hoàn vào kỳ sau hoặc được miễnđối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không còn khả năng nộp (do gặp tai nạn bất ngờ,mất khả năng kinh doanh)

Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ngân sách nhà nước

Bên có: số thuế tiêu thụ dặc biệt phải nộp

Số dư bên có: số thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp

Thuế xuất khẩu: TK 3333

Bên nợ: Số thuế xuất khẩu được hoàn vào số thuế xuất khẩu phải nộp kỳ sau

Số thuế xuất khẩu đã nộpBên có: Số thuế xuất khẩu phải nộp

Số dư bên có: Số thuế xuất khẩu còn phải nộp

Riêng khoản chiết khấu bán hàng( áp dụng cho khách hàng thanh toán trướchoặc trong thời hạn) không được coi là khoản giảm trừ doanh thu mà tính vào chi

Trang 15

phí hoạt động tài chính( TK 811- số tiền chiết khấu cho khách hàng), kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 811: Số tiền chiết khấu cho khách hàng

Có TK 131: Nợ phải thu hoặc thanh toán bằng tiền cho khách hàng

(Xem sơ đồ 8 )

2.6 Cách xác định kết quả bán hàng

Khái niệm kết quả bán hàng:

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải tính được kết quả kinh doanhtrên cơ sở so sánh giữa doanh thu và các khoản chi phí của hoạt động

Kết quả bán hàng là kết quả bán hàng cuối cùng của hoạt động sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác của doanh nghiêp sau một thời kỳ nhất định, biểuhiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ

Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá( lãi thuần) được tính bằng cách so sánhgiữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng bán, cho phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biểu hiện qua chỉ tiêu lỗ (lãi) về tiêu thụ

Nội dung: kết quả bán hàng (hay còn gọi là lãi thuần của hoạt động tiêu thụ)

là việc so sánh giữa một bên là doanh thu thuần của hoạt động tiêu thụ với một bên

là giá bán hàng tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổcho hàng bán ra

Lãi thuần của

=

hoạt động

Doanh thu thuần

Giá vốn

- hàng bán

-Chi phí bán hàng, -Chi phíquản lý doanh nghiệp

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu

Việc xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, cuốinăm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị

Chứng từ: các chứng từ gốc của nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ hàng

hoá và các chứng từ kế toán được lập vào cuối tháng trên cơ sở cộng dồn các sốliệu tính toán và phân bổ để kết chuyển vào TK 911

Tài khoản sử dụng: TK 911- xác định kết quả kinh doanh.

Trang 16

Bên nợ:- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trongkỳ

- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường

- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ

- Thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ

Bên có: - kết chuyển doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụtrong kỳ, thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK 911 không có số dư cuối kỳ

( Xem sơ đồ 9)

Trang 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRỰC TIẾP TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI THUỘC CÔNG TY ĐÔNG BẮC

A ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TY

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Chi nhánh Hà nội được thành lập theo Quyết định số 2306/QĐ-QP ngày 19tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là đơn vị trực thuộc Công tyĐông bắc, hạch toán phụ thuộc

Trụ sổ đóng tại: 34A Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội

Từ khi thành lập, Chi nhánh Hà nội trực thuộc Công ty Đông bắc, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng & Kinh tế – Bộ Quốc phòng Đến tháng 7 năm 2002Công ty Đông Bắc chuyển sang Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc Phòng quản lý về tổchức, nhân sự, về hoạt động, cơ chế tổ chức SXKD

Hoạt động của Chi nhánh Hà nội được xác định trong đăng ký kinh doanh số

06471 ngày 03 tháng 02 năm 1997 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà nội cấp Trong đóngành nghề kinh doanh bao gồm:

- Khai thác và Kinh doanh Than

- Chế biến và kinh doanh chất đốt từ Than

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

- Khai thác khoáng sản, xây lắp mỏ, xây dựng Giao thông và cơ sở hạ tầng

- Xuất nhập khẩu sản phẩm Vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, các mặt hàng Công ty được phép sản xuất

- Vận tải (Than) đường Thuỷ, đường bộ

Theo quyết định số 1482/QĐ - TTT ngày 16/08/2004 của Tổng giám đốcTổng công ty Than Việt nam, Chi nhánh Hà nội là đơn vị chế biến kinh doanhthan

Địa bàn hoạt động của chi nhánh trải dài khắp các tỉnh trong cả nước

Trang 18

II TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh

Mô hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội được sắp xếp như sau:

Giám đốc

Phó giám đốc Kinh doanh

Phó giám đốc chính trị

Đội chế biến và

tiêu số 73 Đội chế biến và tiêu số 74 Đội chế biến và tiêu số 75

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Chi nhánh

*Giám Đốc Chi nhánh: Là người trực tiếp điều hành Chi nhánh có toàn quyền

quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và là người chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước toàn thể công nhân viên trong công ty Trực tiếp kýkết các hợp đồng kinh tế, điều hành quản lý Chi nhánh

*Phó Giám Đốc: Giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc phụ trách kinh doanh

và Phó giám đốc phụ trách về chính trị Phó Giám Đốc Chi nhánh được phân côngphụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vựcmình đảm nhiệm

*Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh chung cho

toàn chi nhánh và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng đội, theo dõi thực hiện kếhoạch, giao dịch đối ngoại và phụ trách các thiết bị công nghệ thông tin Ngoài ra

Ngày đăng: 19/12/2014, 15:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w