1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

làm thế nào để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao

3 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP NHÓM Câu hỏi : Làm thế nào để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao ? Bài làm Ngày nay điều tra xã hội học cũng như các điều tra xã hội ngày càng được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực nhằm phục vụ công tác quản lý. Mục đích của các cuộc điều tra là thu thập thông tin nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận , lý giải những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra để ứng dụng vào cuộc sống, công tác. Do đó yêu cầu trong một cuộc điều tra xã hội học là thông tin phải chân thực và khách quan Để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao, ta cần phải : 1. Làm tốt giai đoạn chuẩn bị : Giai đoạn này có vai trò quyết định một phần lớn tới sự thành công của cuộc điều tra. a) Xây dựng khung lý thuyết : + Xác định vấn đề và đề tài nghiên cứu + Xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra + Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu + Xây dựng mô hình lý luận Cụ thể : + Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu : ta giải quyết 3 vấn đề : nghiên cứu nội dung gì ? nghiên cứu đối tượng nào ? (ai?), nghiên cứu địa bàn nào ? + Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cuộc điều tra : sau khi đã xác định các vấn đề và tên đề tài nghiên cứu ta phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc điều tra. Đó là tìm kiếm các thông tin để làm sáng tỏ tương quan giữa các mục đích lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên không phải cuộc điều tra nào cũng phải đều đạt được 2 mục đích đó. Có những công trình nghiên cứu mang tính chất lý luận là chủ yếu, có công trình nghiên cứu lại mang tính thực tiễn là chủ yếu. Do vậy. càng phải làm sáng tỏ mục đích của cuộc nghiên cứu, vì mục đích sẽ quy định các phương pháp tiến hành thu thập thông tin và xử lý thông tin.Nhiệm vụ của cuộc điều tra là cụ thể hóa mục đích, ta không đồng nhất mục đích và nhiệm vụ, không đề ra nhiệm vụ quá nhiều vì nhiều quá, đề tài sẽ phân tán, không tập trung (3-4 nhiệm vụ là vừa) b) Chọn phương pháp điều tra : Trong điều tra Xã hội học để thu thập thông tin được phong phú, đáng tin cậy người ta thường sử dụng một số phương pháp thông dụng : + Phương pháp phân tích tài liệu + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp ăn kết Mỗi phương pháp trên có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ta phải lựa chọn cho phù hợp với đề tài điều tra. Do đó trong mỗi cuộc điều tra xã hội học cần phải hình thành sớm các phương pháp trong sự tương trợ với việc hình thành bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin có hiệu quả c. Xây dựng bảng câu hỏi : Bảng câu hỏi là phương tiện thu thập thông tin cá biệt theo đề tài nghiên cứu. Một bảng câu hỏi được xây dựng tốt sẽ thu thập lượng thông tin phong phú đáng tin cậy. Ngược lại, sẽ làm cho thông tin thu được bị sai lệch hoặc méo mó (tốn thời gian nhiều, kỷ, công phu) Vấn đề nghiên cứu và những người trả lời câu hỏi là ai ? cần bao nhiêu câu hỏi là đủ ? thời gian trả lời từ 30-40’ là đủ Khi soạn câu hỏi cần cân nhắc ngôn từ tránh chung chung > làm sao cho hợp lý tạo cho người trả lời thoải mái, sẳn sàng cung cấp thông tin cho người nghiên cứu (tối kỵ là câu hỏi mớm ý như trong hình sự là mướm cung ) d) Lập phương án xử lý thông tin, điều tra thử hoàn thiện các bước chuẩn bị : - Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng, độ tin cậy của bảng câu hỏi, cần điều tra thử để qua đó một lần nữa hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng câu hỏi, cũng như các chỉ báo. - Thông qua quá trình này tìm ra những thiếu sót câu hỏi, thời gian hỏi để loại bỏ những cái không hợp lý nhằm hoàn thiện một bảng câu hỏi một cách tối ưu. 2. Làm tốt giai đoạn thu thập thông tin : Giai đoạn này là vấn đề để tổ chức được đặt lên hàng đầu. Tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đồng thời phải linh hoạt, thông minh trong ứng xử sẽ đạt kết quả cao. a) Lựa chọn thời điểm tiến hành : chọn lựa thời gian thích hợp nhất đến hiệu quả cao, thông tin chính xác, tránh các thời điểm hội hè, lễ hội, vụ mùa, bão lụt b) Chuẩn bị tốt kinh phí : c) Công tác tiền trạm : Muốn làm tốt công tác tiền trạm sẽ tranh thủ được sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của lãnh đạo và quản lý cơ sở. Từ đó, quần chúng nhân dân vui lòng cung cấp những thông tin cần thiết và hết sức phong phú, chính xác. Ngược lại, cuộc điều tra sẽ có hiệu quả thấp. d) Lập biểu đồ điều tra : Khi cơ bản hoàn thành các bước trên, căn cứ thực lực cuộc điều tra, cán bộ điều tra phải xây dựng biểu đồ điều tra cho cuộc điều tra, nêu rõ từng giai đoạn cụ thể, từng ngày e) Lựa chọn và tập huấn điều tra viên g) Thu thập thông tin : thu thập thông tin chỉ là một khoảng thời gian, không gian dài so với toàn bộ cuộc điều tra Xã hội học Cho dù công tác chuẩn bị có tốn đến đâu nhưng nếu chỉ sơ xuất nhỏ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc điều tra, tăng mức độ phức tạp Do vậy, việc thu thập thông tin phong phú, chính xác mới đảm bảo cuộc điều tra nhanh gọn, có hiệu quả với mục tiêu : kết quả thu được tối đa, chi phí tiết kiệm, lợi ích hài hòa . NHÓM Câu hỏi : Làm thế nào để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao ? Bài làm Ngày nay điều tra xã hội học cũng như các điều tra xã hội ngày càng được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh. tra xã hội học là thông tin phải chân thực và khách quan Để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao, ta cần phải : 1. Làm tốt giai đoạn chuẩn bị : Giai đoạn này có vai trò quyết định một. vừa) b) Chọn phương pháp điều tra : Trong điều tra Xã hội học để thu thập thông tin được phong phú, đáng tin cậy người ta thường sử dụng một số phương pháp thông dụng : + Phương pháp phân tích

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w