1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ngân hàng tổng quan viễn thông

21 247 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

[Type text] NGÂN HÀNG TQVT – D08CNTT3 1.1: Nêu khái niệm cơ bản về thông tin, truyền thông và viễn thông. Thông tin: - Là các tính chất xác định của vật chất được tiếp nhận bởi nhà quan sát từ thế giới vật chất xung quanh. - Là sự hiểu biết hay tri thức, có khả năng được biểu diễn dưới những dạng thích hợp cho quá trình trao đổi, truyền đưa, lưu giữ hay xử lý. - Các dạng thức thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, đa phương tiện…. Những thông tin này đều có thuộc tính chung là đều chứa đựng ý tưởng trong hoạt động tư duy của con người. Truyền thông: - Là những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin giữa các đối tượng qua một khoảng cách. - Việc truyền thông tin có thể là trao đổi hoặc quảng bá thông tin. Viễn thông: - Là bao gồm bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc phát, nhận tin tức thông qua các phương tiện truyền thông. - Tin tức có thể là hình ảnh, âm thanh, chữ viết… - Phương tiện truyền thông có thể là vô tuyến hoặc hữu tuyến. 1.2: Nêu những khái niệm cơ bản về tín hiệu, mã hóa và điều chế trong viễn thông. Tín hiệu: - Là đại lượng vật lý trung gian, do thông tin biến đổi thành. - Trong viễn thông, tín hiệu là một dạng năng lượng, mang thông tin, tách ra được và truyền từ nơi phát đến nơi nhận. - Phân loại tín hiệu: + theo đặc tính tham số: tín hiệu tương tự và tín hiệu số + theo loại hình thông tin: tín hiệu âm thanh, tín hiệu hình ảnh và tín hiệu dữ liệu. + theo năng lượng mang: tín hiệu điện và tín hiệu quang. + theo vùng tần số: tín hiệu VLF, tín hiệu LF, tín hiệu HF, tín hiệu VHF, tín hiệu UHF. Mã hóa: chia làm 2 loại - Mã hóa nguồn: để nén thông tin( biến đổi tín hiệu thành các bit thông tin)để có thể truyền đi đồng thời cũng để làm tối đa dung lượng kênh truyền. - Mã hóa kênh: là phương pháp bổ sung thêm các bit vào bản tin truyền đi nhằm mục đích phát hiện hoặc sửa lỗi, bảo vệ bản tin khi truyền trên kênh. Điều chế: - Là quá trình trộn lẫn thông tin cần truyền với tần số sóng mang. - Cần có quá trình điều chế để có thể truyền thông tin đi được xa. - Một số phương thức điều chế được sử dụng rộng rãi: điều biên, điều tần, điều pha, điều chế biên độ cầu phương. - Có thể sử dụng kết hợp các kỹ thuật điều chế. Câu 1.3: Nêu ý nghĩa của vấn đề chuẩn hóa trong viễn thông. [Type text] Các tiêu chuẩn là cần thiết để giúp cho việc kết nối dễ dàng các hệ thống, thiết bị và các mạng của nhà sản xuất, các nhà cung cấp và khai thác khác nhau. Bên cạnh đó, còn có những ưu điểm và những khía cạnh khác như: - Các tiêu chuẩn thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. - Các tiêu chuẩn chung dẫn tới có một sự cân bằng về kinh tế giữa yếu tố kĩ thuật và sản xuất. - Các quyền lợi chính trị sẽ dẫn tới hình thành nhiều chuẩn khác nhau. - Các tiêu chuẩn quốc tế sẽ đe dọa các ngành công nghiệp của các nước lớn nhưng là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp của các nước nhỏ. - Các chuẩn chung sẽ làm cho các hệ thống thuộc các nhà cung cấp khác nhau có thể kết nối với nhau. - Các tiêu chuẩn giúp cho người sử dụng và các nhà điều hành các mạng, các hãng sản xuất thiết bị trở nên độc lập lẫn nhau và tăng tốc độ sẵn sàng của hệ thống. Các tiêu chuẩn làm cho các dịch vụ quốc tế có tính khả thi Câu 1.5: Nếu khái niệm chất lượng dịch vụ viễn thông (QoS). Chất lượng dịch vụ(QoS): Là tổng hợp những tham số, ý kiến của khách hàng hài lòng hay không hài lòng đối với một dịch vụ viễn thông nào đó. Câu 1.6: Nêu khái niệm hiệu năng mạng Theo quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ: Là một chuỗi các tham số mạng, có thể xác định được, đo được và điều chỉnh được để có thể đạt được mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Theo ITU-TE800: Là lực một mạng hoặc một phần của mạng cung cấp các chức năng có khả năng truyền thông giữa những người sử dụng. Câu 1.7: Trình bày khái niệm về truyền dẫn đơn công, bán song công và song công. Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi khái niệm. -Truyền dẫn đơn công là truyền dẫn thông tin theo một chiều. Ví dụ, với phát thanh truyền hình, tín hiệu chỉ được gửi đi từ máy phát đến thiết bị đầu cuối là thiết bị thu vô tuyến. -Truyền dẫn bán song công là truyền dẫn thông tin theo hai chiều nhưng việc truyền tin trên mỗi chiều chỉ được thực hiện tại một thời điểm. Ví dụ như hệ thống thông tin vô tuyến di động (điện đàm), người nói phải xác nhận bằng nút chuyển sang chế độ nghe thì bên kia mới được nói. -Truyền dẫn song công(song công hoàn toàn) là truyền dẫn thông tin theo hai chiều trong cùng một thời gian. Ví dụ như thông tin thoại thông thường, hai người có thể nói chuyện đồng thời. Câu 1.8: Nêu ý nghĩa của việc ghép kênh. Phân loại các phương pháp ghép kênh. [Type text] -Ý nghĩa của việc ghép kênh: Ghép kênh là quá trình kết hợp nhiều tín hiệu để truyền dẫn đồng thời trên cùng 1 đường truyền dẫn.Hầu hết các hệ thống truyền dẫn trong mạng viễn thông có dung lượng lớn hơn dung lượng yêu cầu bởi 1 người sử dụng đơn lẻ và nhỏ hơn tổng dung lượng yêu cầu tối đa của tất cả người sử dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả truyền dẫn và giảm chi phí, người ta thực hiện chia sẻ băng tần sẵn có của các hệ thống cáp đồng, cáp quang hay hệ thống vô tuyến(hệ thống đơn lẻ dung lượng cao) cho nhiều người sử dụng. -Phân loại các phương pháp ghép kênh +Ghép kênh theo tần số(FDM) biến tần số mỗi tín hiệu lên 1 tần số sóng mang khác nhau. Các tín hiệu đã điều chế được đi qua cũng 1 kênh truyền và bộ lọc đơn bằng sẽ phân chia các tín hiệu khi đến bên thu. Băng tần của hệ thống được chia thành nhiều các kênh hẹp khác nhau, mỗi kênh dành cho 1 người sử dụng trong toàn bộ thời gian truyền tin (thường s/d cho truyền tin thoại). Bằng việc thay đổi bộ lựa chọn tần số ở phía thu ta có thể thay đổi để nhận thông tin từ địa điểm phát khác. +Ghép kênh theo thời gian(TDM) là phương pháp cho phép phát đi nhiều tín hiệu trên cùng một kênh nhưng trong các thời điểm khác nhau. ví dụ các từ mã PCM của các người sử dụng khác nhau được đưa vào các khe thời gian không chồng lấn lên nhau. Mỗi kênh của người sử dụng dùng một băng tần lớn nhưng chỉ trong một khoảng nhỏ thời gian gọi là khe thời gian. Thông tin của mỗi người sử dụng sẽ chiếm một khe thời gian của một khung và nguyên lí phân chia theo thời gian cho phép nhiều người sử dụng truy nhập mạng tại cùng một thời điểm và sử dụng cùng một tần số sóng mang. +Ghép kênh theo bước sóng(WDM) được dùng cho truyền dẫn cáp quang. Ghép kênh theo bước sóng cho phép kênh được truyền tại những bước sóng khác nhau cho cùng 1 hướng hay cả 2 hướng trên cùng 1 sợi quang.Là 1 biến dạng của ghép kênh tần số. 1.9 Nêu ý nghĩa và chức năng của chuyển mạch Ý nghĩa: - để lựa chọn 1 tuyến nối phù hợp từ thuê bao này đến thuê bao khác - Truyền dẫn với độ tin cậy cao, độ trễ nhỏ Chức năng: - thiết lập 1 kết nối cụ thể từ 1 lối vào đến 1 lối ra cho đến khi đạt được yêu cầu truyền tin. - có khả năng điểu khiển các dịch vụ âm thanh chất lượng cao, video, thông tin Lan- Lan, tải tệp tin lớn và dịch vụ tương tác truyền hình cáp. Câu 1.10: Trình bày ý nghĩa và chức năng của báo hiệu trong viễn thông Ý nghĩa: báo hiệu được coi là 1 phương tiện để chuyển các thông tin và các lệnh liên quan đến thiết lập, giám sát, giải phóng cuộc gọi từ điểm này đến điểm khác. [Type text] Chức năng: - giám sát : đường thuê bao, đường trung kế - tìm chọn : điểu khiển và chuyển thông tin địa chỉ. - khai thác và vận hành mạng tốt nhất. Câu 1.11: Nếu ý nghĩa của đồng bộ trong mạng viễn thông. Đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng thông tin. Việc mất đồng bộ hay kém đồng bộ gây ra rung pha, trôi pha, trượt… làm suy giảm chất lượng dịch vụ. Câu 2.1: Phân tích và so sánh ưu nhược điểm của việc truyền thông sử dụng tín hiệu số so với tín hiệu tương tự. Truyền thông sử dụng tín hiệu số: - Thường dùng tín hiệu số truyền dữ liệu số - Có thể dùng tín hiệu số để mang dữ liệu tương tự - Quan tâm đến nội dung dữ liệu được truyền - Nhiễu và sự suy giảm tín hiệu sẽ ảnh hưởng đến sự tích hợp - Dùng bộ lặp để truyền dữ liệu đi xa: ko khuếch đại nhiễu Truyền thông sử dụng tín hiệu tương tự: - Thường dùng tín hiệu tương tự truyền dữ liệu tương tự - Có thể dùng tín hiệu tương tự mang dữ liệu số - Không quan tâm đến nội dung dữ liệu được truyền - Suy giảm khi truyền xa - Dùng bộ khuếch đại để truyền dữ liệu đi xa: khuếch đại cả tín hiệu lẫn nhiễu So sánh Truyền thông sử dụng tín hiệu số Truyền thông sử dụng tín hiệu tương tự Ưu điểm -Truyền được khoảng cách xa hơn trên các đường truyền kém chất lượng. -có thể truyền nhiều kênh hơn trên cùng một đường truyền -các kỹ thuật mã hóa để bảo mật dữ liệu dễ áp dụng -tín hiệu số và tín hiệu tương tự được xử lý tương tự nhau - Giữ được độ trung thực của bản tin. Nhược điểm -Dung lượng bộ nhớ lớn -Làm giảm độ trung thực của nguyên bản Bị suy giảm khi truyền xa Ứng dụng Truyền tín hiệu trong điện tử, máy tính Truyền âm thanh, hình ảnh, sóng điện từ Câu 2.2: Giới thiệu tên, lĩnh vực chuẩn hóa của các tổ chức chuẩn hóa ITU, IEEE, IETF, ISO. [Type text]  Liên minh viễn thông quốc tế(ITU): là tổ chức chuẩn hóa quốc tế, cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc chịu trách nhiệm về viễn thông. Đưa ra các khuyến nghị là các tiêu chuẩn chính về các mạng viễn thông.  Viện nghiên cứu kĩ thuật điện và điện tử(IEEE): là tổ chức chuẩn hóa khu vực, một trong những cơ quan chuyên môn lớn nhất trên thế giới và đã tạo ra nhiều tiêu chuẩn quan trọng về viễn thông.  Lực lượng đặc nhiệm về kỹ thuật Internet(IETF): quan tâm tới việc chuẩn hóa các giao thức TCP/IP cho Internet.  Tổ chức chuẩn hóa quốc tế(ISO): là một tổ chức chung chịu trách nhiệm về chuẩn hóa công nghệ thông tin. ISO chịu trách nhiệm trong việc truyền số liệu và giao thức. Câu 2.3: Giới thiệu các đặc điểm cơ bản của mạng điện thoại hoạt động trên phương thức chuyển mạch kênh.  Sử dụng hệ thống PCM(Pulse Code Modulation) có chức năng biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số thông qua việc mã hóa các xung biên độ tín hiệu và truyền dẫn theo khe thời gian có độ dài cố định.  Trên các liên kết ta chia thành các kênh thông tin tách biệt nhau ,vấn đề cơ bản của kiểu chuyển giao này là tạo ra 1 kết nối.Các nút mạng thực hiện chức năng chuyển mạch.Thiết bị chuyển mạch tại 1 nút sẽ chuyển tín hiệu từ kênh vào đến kênh ra.Trên các liên kết ,hệ thống được chia thành các kênh thông tin như các mạch trung kế trong mạng điện thoại.Các chung kế là tài nguyên của hệ thống phụ vụ chung.  Duy trì kết nối sử dụng báo hiệu(báo hiệu thuê bao và trung kế)  Không linh hoạt về băng thông  Không có phát hiện lỗi.  Thích hợp với Thoại,video và dữ liệu tốc độ thấp Câu 2.4: Nêu sự khác biệt của IPv4 và IPv6 theo các tiêu chí: không gian địa chỉ, định dạng tiêu đề, khả năng mở rộng, khả năng bảo mật. IPv4 IPv6 Không gian địa chỉ Địa chỉ dài 32 bit. Địa chỉ dài 128 bit. [Type text] Định dạng tiêu đề Sử dụng định dạng tiêu đề mới, trong đó các tùy chọn được tách khỏi phần tiêu đề cơ sở và nếu cần được thêm vào giữa phần tiêu đề cơ sở và dữ liệu. Do vậy, làm đơn giản và tăng tốc độ xử lý định tuyến vì hầu hết các tùy chọn đều không cần được router kiểm tra. Khả năng mở rộng Được thiết kế để cho phép mở rộng khi có yêu cầu Khả năng bảo mật Không hỗ trợ mật mã và chứng thực Tùy chọn mật mã và chứng thực trong IPv6 cung cấp tính toàn vẹn và tính bảo mật của gói. Câu 2.5 Nêu khái niệm dịch vụ viễn thông . Nêu ví dụ về một dịch vụ viễn thông ở VN( tên, mô hình kết nối, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ) Khái niệm: dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Nói cách khác, đó là dịch vụ cung cấp cho khác hàng khả năng trao đổi thông tin hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông. Ví dụ dịch vụ điện thoại VOIP là dịch vụ sử dụng công nghệ truyền thoại trên môi trường IP ( mạng gói dựa trên giao thức Internet). Mô hình kết nối : tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp thông qua môi trường mạng Internet sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận. Các yếu tố ảnh hưởng tới QoS : - Độ trễ gói trong VoIP : do quá trình đóng gói hoặc do quá trình đợi và xử lý gói trên mạng - Độ rung pha : làm thay đổi thời gian đến của gói tin, ảnh hưởng đến chất lượng thoại - Tỷ lệ mất gói : do sự cố ở thiết bị truyền dẫn,độ trễ gói vượt mức ngưỡng hoặc do nghẽn mạch. - Băng thông : mạng VoIP yêu cầu băng thông lớn hơn PSTN và tùy thuộc vào số cuộc gọi ở giờ cao điểm Câu 2.6 : Nêu và phân tích xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông hiện nay. Hiện nay, xu hướng phát triển công nghệ đang hướng sang mạng IP(internet protocol) do sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp khi triển khai dịch vụ trên mạng này so với những mạng viễn thông truyền thống trước kia như PSTN và ISDN… nên những dịch vụ mới ra đời cũng thường dựa một phần hoặc toàn bộ trên nền mạng IP như :  Dịch vụ VoIP [Type text]  Dịch vụ Video thời gian thực  Dịch vụ VPN  Tích hợp dịch vụ viễn thông trên mạng truyền hình cáp (CATV)  Dịch vụ trực tuyến (Online services)  Các dịch vụ giá trị gia tăng(VAS)  Thông tin cá nhân toàn cầu a. Dịch vụ VoIP  Khái niệm: Dịch vụ VoIP (Voice over IP) là dịch vụ sử dụng công nghệ/ giải pháp truyền thoại qua môi trường IP (mạng gói dựa trên giao thức internet).  Ưu điểm so với thoại truyền thống: o Giảm cước phí dịch vụ đường dài. o Nhiều cuộc gọi hơn, giảm độ rộng băng thông cho mỗi kết nối. o Hỗ trượ thêm nhiều dịch vụ bổ sung khác và giúp triển khai các dịch vụ mới nhanh chóng, tự động dịch vụ, phát hiện trạng thái, quản lý thông tin, mã hoá bảo mật … o Sử dụng có hiệu quả giao thức IP: Tận dụng đầu tư, thiết bị sẵn có … của nhà điều hành mạng và cung cấp dịch vụ. b. Dịch vụ Video thời gian thực  Khái niệm: Truyền video theo thời gian thực tới các thuê bao khác nhau, ở các địa điểm khác nhau và ở thời điểm khác nhau.  Đặc điểm: o Sử dụng công nghệ ISDN hoặc IP. o Cho phép truyền thông hiệu quả qua các mạng máy tính -> chia sẻ các ứng dụng của công nghệ máy tính như cùng làm việc với các trang tài liệu, cùng sử dụng các chương trình phần mềm. o Yêu cầu băng thông lớn, độ trễ nhỏ. o Các ứng dụng của dịch vụ: o Giáo dục/ đào tạo từ xa. o Truyền hình theo yêu cầu. o Chơi game tương tác qua mạng. o Chữa bênh từ xa. o Làm việc tại nhà c. Dịch vụ mạng riêng ảo VPN : Virtual Private Netword : Mạng riêng ảo  Khái niệm: Cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp một mạng thông tin nội bộ ảo với đầy đủ các tính năng như một mạng riêng thực sự nhưng vẫn sử dụng chung cơ sở hạ tầng của mạng thông tin công cộng.  Ưu điểm: o Giảm chi phí đầu tư cho việc xây dựng một mạng thông tin thật sự riêng biệt về mặt vật lý (trang thiết bị, kênh truyền dẫn…). o Có thể sử dụng nhiều kiểu kết nối khác nhau để kết nối các văn phòng nhỏ hay các đối tượng di động -> tính linh hoạt. o Có thể mở rộng một cách dễ dàng và dễ dàng gỡ bỏ khi không có nhu cầu. o Giảm thiểu các hỗ trợ kỹ thuật (vì do nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm). [Type text] d. Tích hợp các dịch vụ viễn thông trên mạng truyền hình cáp CATV – Cable TeleVision: Truyền hình cáp  Dịch vụ truyền hình cáp là dịch vụ truyền hình (tin tức phim ảnh, âm thanh …) được cung cấp trên mạng hữu tuyến cáp đồng trục lai cáp quang.  Xu hướng tích hợp dịch vụ và mạng hiện nay đang là vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình/ truyền thanh rất quan tâm.  Khi kết hợp dịch vụ truyền hình cáp với dịch vụ viễn thông (dịch vụ thoại, truy cập internet …) trên một sợi cáp vật lý đến tận nhà thuê bao khiến cho thiết bị đầu cuối sẽ là các thiết bị đa phương tiện, vừa có khả năng thu nhận các thông tin quảng bá như ca nhạc, tin tức, phim ảnh, vừa cho phép sử dụng các dịch vụ viễn thông trên cùng một thiết bị tích hợp. e. Dịch vụ trực tuyến  Khái niệm: Là dịch vụ tư vấn, mua bán, tìm kiếm … trực tiếp thông qua mạng internet và có thể truy cập 24/24. Người sử dụng là những người truy cập vào internet và có khả năng chi trả qua mạng hoặc qua tài khoản.  Một số ví dụ về dịch vụ ở Việt Nam: o Tin tức thời sự: Cung cấp thông tin thời sự trực tiếp qua mạng o Tin thư: Cơ hội giao thương, thể thao, giải trí, CNTT và VT. o Tạp chí điện tử: Cung cấp thông tin báo ảnh. o Sách điện tử: Thư viện điện tử. o Thương mại điện tử: Dịch vụ trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh: Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, ngân hàng và hoá đơn trực tuyến … f. Các dịch vụ giá trị gia tăng  Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền dịch vụ thoại cố định: o Chuyển cuộc gọi tạm thời. o Quay số tắt. o Nhận dạng cuộc gọi có mục đích xấu. o Thoại hội nghị, báo trước cuộc gọi, thông báo vắng nhà …  Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền dịch vụ thoại di động: o Dịch vụ nhạc chuông. o Hộp thư thoại (voicemail). o Dịch vụ fax và truyền số liệu ….  Các dịch vụ gia tăng trên nền internet: o Hộp thư thoại (voicemail). o Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng … g. Thông tin cá nhân toàn cầu - Dịch vụ cho tương lai  Khái niệm: Mỗi khách hàng sẽ có một số nhận dạng cá nhân (IDIdentification number) tương ứng với các dịch vụ mà họ đăng ký và có thể sử dụng bất kỳ một thiết bị đầu cuối nào để thông tin liên lạc.  Việc sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ không còn gắn với một thiết bị thuê bao cụ thể mà sẽ trực tiếp gắn với người sử dụng (cá nhân) thông qua một ID duy nhất. [Type text] Dịch vụ thông tin cá nhân toàn cầu sẽ trở thành hiện thực nếu số nhận dạng ID của mỗi cá nhân được chấp nhận và thống nhất trên phạm vi thế giới. Câu 2.7: Trình bày khái niệm định tuyến trong mạng gói, so sánh ưu nhược điểm của định tuyến tĩnh và động.  Định tuyến là một công việc quan trọng trong quá trình truyền tin qua mạng. Nó được thực hiện ở tầng mạng(tầng 3 của mô hình OSI). Mục đích là chuyển thông tin của người sử dụng từ điểm nguồn đến điểm đích Định tuyến gồm 2 hoạt động chính : + Xác định đường truyền. + Chuyển tiếp thông tin.  So sánh định tuyến tĩnh và động Định tuyến tĩnh Định tuyến động Ưu điểm -Không sử dụng giao thức định tuyến. Việc định tuyến chỉ phải thực hiện một lần khi xây dựng mạng -Người sử dụng có toàn quyền điều khiển thông tin lưu trong bảng định tuyến -Không tốn băng thông để xây dựng nên bảng định tuyến -Sử dụng các giao thức định tuyến. Đơn giản trong việc cấu hình và tự động tìm ra những tuyến đường thay thế nếu như mạng thay đổi Nhược điểm -Khi thay đổi hoặc thêm bớt các mạng cần phải thay đổi lại cấu hình trên mỗi bộ định tuyến. Vì vậy độ phức tạp của việc cấu hình tăng lên khi kích thước mạng tăng lên. -Không có khả năng thích ứng với mạng có cấu trúc thay đổi, vì nó không cập nhật bảng định tuyến. -Yêu cầu CPU xử lý nhiều hơn -Tiêu tốn băng thông trên mạng để xây dựng bảng định tuyến Câu 3.1: Vẽ mô hình hệ thống truyền thông và nêu chức năng các khối cơ bản. Lấy ví dụ thực tế và phân tích. Hệ thống truyền thông: là hệ thống thực hiện các chức năng xử lý cần thiết, biến đổi bản tin cần trao đổi đển thực hiện cho việc lưu trữ, sửa chữa và truyền qua hệ thống. [Type text] Chức năng của các khối cơ bản: - Nguồn tin: Là nơi sản sinh hay chứa các bản tin cần truyền - Thiết bị đầu cuối phát: Chuyển các bản tin thành tín hiệu để phát đi. - Thiết bị đầu cuối thu: Chuyển tín hiệu thành các bản tin - Môi trường truyền dẫn: Có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến, là môi trường để truyền các tín hiệu từ TBĐC phát đến TBĐC thu - Nhận tin: có chức năng nhận tin Truyền thông 2 chiều tương tự. Ví dụ: Phân tích quá trình truyền thông tin khi kết nối cuộc gọi -Nguồn tin: là người gọi -TBĐC phát: các thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong điện thoại người gọi -Môi trường truyền dẫn: đường dây điện thoại -TBĐC thu: điện thoại của người nhận -Nhận tin: người nhận điện thoại Câu 3.2: So sánh giao thức chuyển giao kiểu gói và chuyển giao kiểu kênh trong quá trình truyền thông tin qua mạng. Vẽ hình minh họa.  Giống nhau: là sự thiết lập kết nối theo yêu cầu từ một tập ngõ vào yêu cầu đến một tập ngõ ra yêu cầu.  Khác nhau: Chuyển giao kiểu kênh Chuyển giao kiểu gói Khái niệm Thông tin được truyền từ nguồn tới đích trên một kênh truyền được xác lập trước và kênh này được duy trì đến khi ngắt kết nối. Thông tin được truyền đi dưới dạng các gói có kích thước khác nhau. Các gói tin được truyền độc lập trên mạng. Tốc độ chuyển giao Cố định và thấp Có thể thay đổi Băng thông Không linh hoạt Hiệu quả Cơ chế phát Không có Có phát hiện và sửa [...]... (NP) ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ viễn thông (QoS) -Độ khả dụng: độ sẵn sàng phục vụ của mạng, được xác định theo tỷ lệ thời gian mạng hoạt động 1 mạng lý tưởng luôn sẵn sàng 100% thời gian -Thông lượng: tốc độ truyền tải dữ liệu thực tế Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo một tốc độ thông lượng tối thiểu cho khách hàng -Băng thông: là tốc độ truyền thông tin Băng thông cung cấp càng lớn thì chất lượng... trong phát thanh và truyền hình thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính Câu hỏi 3.7: So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp đồng với cáp quang trong viễn thông  Giống nhau: Đều là môi trường truyền dẫn hữu tuyến  Khác nhau: Truyền dẫn cáp đồng Ưu điểm Truyền dẫn cáp quang -Môi trường truyền tín hiệu điện -Thông tin quang đã được triển khai trong... bộ việc truyền dẫn sẽ bị xuống cấp -Độ bảo mật: liên quan đến tính riêng tư, sự tin cậy và xác nhận khách và chủ Câu 3.6 : So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp quang với vô tuyến trong viễn thông So sánh Ưu điểm MT truyền dẫn sử dụng cáp MT truyền dẫn sử dụng sóng vô tuyến quang -Dung lượng tải cao hơn, cho -Truyền thông tin bằng sóng điện từ Không cần [Type text] phép... đa dịch vụ tích hợp băng thông rộng -kết nối với các thiết bị khoảng cách gần cần đường truyền tốc độ cao -Đường trung kế khoảng cách xa -Mạng cục bộ -Trung kế đô thị -Kết nối các hệ thống máy tính khoảng -Trung kế tổng đài nông thôn cách gần -Mạng cục bộ Câu 4.2: Nêu và phân loại các môi trường truyền dẫn trong viễn thông Lấy ví dụ về các môi trường này trong một số mạng viễn thông (như PSTN, GSM, Internet... hình ống để chống nhiễu  Cáp quang: đóng vai trò quan trọng trong mạng thông tin quang Cấu tạo: gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh bọc plastic được tinh chế cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng Có ưu điểm là chống nhiễu điện từ, dung lượng truyền dẫn lớn  Truyền dẫn vô tuyến: dùng trong hệ thống truyền dẫn viba số, hệ thống thông tin di động và hệ thống thông tin vệ tinh Không sử dụng... truyền dẫn cơ bản cho việc truyền thông tin giữa các điểm như cáp đồng, cáp quang hay thậm chí là môi trường vô tuyến(với điện thoại kéo dài) - Mạng thông tin di động(GSM): truyền dẫn giữa MS(máy điện thoại di động) và BTS(trạm thu phát) là truyền dẫn vô tuyến số, truyền dẫn giữa BTS(trạm thu phát), BSC(bộ điều khiển trạm gốc) và MSC (tổng đài thông tin di động) là truyền dẫn quang  - Câu hỏi 4.3: Trình... minh họa  Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao hướng kết nối: • Với phương thức này tất cả thông tin tín hiệu của một phiên truyền thông được • định tuyến trên cùng một đường trong mạng (mũi tên đen trong Hình ) Quá trình chuyển giao được chia làm ba giai đoạn : [Type text] Thiết lập kết nối: đầu tiên là thông tin xác lập kết nối được gửi cùng với các bộ địa chỉ Thông tin địa chỉ ở dạng số... được gửi để yêu cầu xoá thông tin địa chỉ (LCN) ở các nút giải phóng kết nối  Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao phi kết nối • Khi chuyển giao phi kết nối được sử dụng thì các gói luôn luôn sử dụng đường đi phù hợp nhất thông qua mạng (mũi tên trắng trong Hình ) Chuyển giao trong trường hợp này chỉ có một giai đoạn là truyền dẫn dữ liệu Do đó mỗi gói dữ liệu đều có bộ thông tin địa chỉ (địa... hiệu ít không cần đào xới, chi phí đầu tư ít -Là tín hiệu ánh sáng nên không bị nhiễu, không dẫn điện chất lượng tín hiệu tốt hơn -Băng thông rộng, cự li dài không cần bộ lặp Nhược điểm ứng dụng -Truyền sóng trên môi trường cáp quang Phải lắp đặt tuyến thông tin cáp quang, thiết bị công nghệ cao, linh phụ kiện cồng kềnh chi phí lớn -Sóng vô tuyến tại những tần số này truyền thẳng gọi là truyền dẫn tầm... kênh riêng (CAS), báo hiệu kênh chung (CSS) Báo hiệu liên đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau So sánh : - Giống nhau : thu phát các tín hiệu báo hiệu giữa các tổng đài với nhau Khác nhau : CAS - Tín hiệu báo hiệu đc truyền trên kênh tiếng hoặc trên đường riêng có liên quan với kênh tiếng - tốc độ thấp, dung lượng thông tin bị hạn chế CSS - Tín hiệu báo hiệu đc truyền trên đường riêng của báo hiệu . khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Nói cách khác, đó là dịch vụ cung cấp cho khác hàng khả năng trao đổi thông tin hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông. Ví. [Type text] NGÂN HÀNG TQVT – D08CNTT3 1.1: Nêu khái niệm cơ bản về thông tin, truyền thông và viễn thông. Thông tin: - Là các tính chất xác định của vật chất được tiếp nhận bởi nhà quan sát từ. Việc truyền thông tin có thể là trao đổi hoặc quảng bá thông tin. Viễn thông: - Là bao gồm bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc phát, nhận tin tức thông qua các phương tiện truyền thông. - Tin

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w